"Hà Nội rối loạn ngôn ngữ" / "Quyền chửi là tự do ngôn luận"

21 Tháng Sáu 201511:25 CH(Xem: 16080)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BẨY 20 JUNE 2015

"Hà Nội đang bị rối loạn hành vi ngôn ngữ trầm trọng"

TT - Hà Nội “tuyên chiến” với nạn nói tục. Hà Nội cũng đang lấy ý kiến xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử... Tuổi Trẻ xin giới thiệu ý kiến của Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng.

 Nghe đọc bài: Người Hà Nội đi tìm Hà Nội thanh lịch

 

image013

Cảnh xếp hàng vào nhà viếng đại tướng Võ Nguyên Giáp tạo cảm hứng rất lớn cho sự hồi phục sự thanh lịch của Hà Nội - Ảnh: Ng.Khánh

Tôi sinh ra ở Hà Đông, nhưng từ năm lên một tuổi đã được đưa ra sống tại Hà Nội. Tôi gắn bó với Hà Nội từ những ngày đó, đến tận bây giờ đã gần một thế kỷ.

Tôi đã đi khắp các phố phường, ngõ ngách, có khi ngồi hàng giờ để thực hiện một bộ ảnh về văn hóa ứng xử của những người sống ở Hà Nội hiện nay.

Tôi thấy Hà Nội đang bị rối loạn hành vi ngôn ngữ trầm trọng, nhất là từ năm 1975 đến nay. Tôi hay la cà ở các trường học, thấy học sinh bây giờ văng tục bất cứ đâu. Có vài từ ngữ luôn thường trực trong các câu nói của các bạn trẻ bây giờ là Đ., Đ.M....

Không chỉ nói bậy, chửi tục, cung cách ứng xử của nhiều người đang sống ở Hà Nội hiện nay cũng khác người Hà Nội xưa nhiều lắm. Ngày xưa mẹ tôi rất cặn kẽ lời ăn tiếng nói.

Bà dạy chúng tôi từ việc đi nhẹ, nói khẽ đến việc nói phải tròn vành, rõ nghĩa, dễ hiểu. Hoặc gặp người quen phải chào hỏi lễ phép, gặp người khuyết tật, người già, phụ nữ dắt trẻ nhỏ phải biết nhường đường.

Mẹ tôi cũng là người làm gương, chúng tôi học được những điều ấy từ nhỏ, rồi theo tôi suốt cuộc đời, đến tận bây giờ. Hầu hết gia đình ở Hà Nội xưa đều rất nền nếp và dạy dỗ con cái chỉn chu như vậy. Những chuyện dạy dỗ, răn đe con cái cũng rất kín đáo, nhẹ nhàng.

Vì thế, tính cách tiêu biểu của người Hà Nội thời đó là sự nhường nhịn, khiêm tốn, không bao giờ đao to búa lớn, cũng không ra vẻ ta đây.

Nếu mình có chịu thua thiệt một chút thì cũng bằng lòng. Nếu có lỡ lời một câu với ai đó thì dù xin lỗi họ rồi mình cũng hối hận mãi. Những năm đất nước còn chiến tranh hay khó khăn thời bao cấp, tôi không thấy người ở Hà Nội nói tục, chửi bậy.

Chỉ từ những năm kinh tế khá lên... thì nói tục, chửi bậy cũng nhiều hơn. Nền văn minh lúa nước ở đồng bằng sông Hồng đã tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm cũng bị phá vỡ.

Một nguyên nhân khác cũng vì người Hà Nội gốc còn rất ít trong số 7 triệu dân ở Hà Nội hiện nay. Vì năm 1954, dòng người từ Hà Nội di cư vào Nam.

Sau năm 1975, những người Sài Gòn ra nước ngoài (trong đó có những người từ Hà Nội vào trước đó) nên chúng ta sẽ gặp ở Paris, London, New York, Tokyo... những người Hà Nội gốc, với cách cư xử và tài năng làm dân bản xứ phải kính nể.

Ở Hà Nội đang có hàng triệu người nhập cư, họ phần nhiều là những người bị mất ruộng đất, phải đến Hà Nội tìm kế mưu sinh.

Họ phải ăn ngủ thiếu thốn, làm việc cực nhọc. Khi họ đã quá mải miết cho công cuộc mưu sinh thì sao còn thời gian và tâm trí nghĩ đến những cách ứng xử cho mẫu mực được nữa?

Hiện các trường ĐH của nước ta chưa có khoa khoa học ứng xử, trong khi ở nước ngoài rất nhiều nước có khoa này để mọi người biết cách cư xử phù hợp khi giao tiếp. Nói tục, chửi bậy ở Hà Nội là biểu hiện của sự khủng hoảng văn hóa, rối loạn giá trị đạo đức...

Khi người ta bị áp lực quá mức, luôn bực bội trong người, không biết chia sẻ cùng ai thì việc văng tục, chửi bậy sẽ không có nghĩa lý gì.

Ngôn ngữ không thay đổi, nhưng chúng ta thay đổi quá nhiều về cách sử dụng ngôn ngữ. Ngày xưa, chúng tôi được dạy rằng đi học để biết, học để làm, để chung sống, để tồn tại.

Nhưng bây giờ, cả xã hội đang làm ngược lại là học để hơn người, học để làm giàu, học để có địa vị. Mà học để hơn người là điều rất nguy hiểm./

VŨ VIẾT TUÂN ghi 21/06/2015

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Ý kiến: 'Quyền chửi là tự do ngôn luận'

Vũ Quí Hạo Nhiên Viết cho BBC từ Little Saigon, California

 image014

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng trong phiên xử năm 2007.

Toàn bài này có thể tóm tắt trong một câu: Chửi tục là một quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ vì có khi những sự việc xảy ra mà cách duy nhất bộc lộ hết cảm xúc tức giận hay bực bội, là chửi tục.

Cấm chửi tục, như Thành phố Hà Nội đã ra quyết định “ kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý,” là cấm người ta bộc lộ hết cảm xúc của mình, và là vi phạm tự do ngôn luận.

Nguyên tắc này được công nhận trong luật Mỹ vào thế kỷ trước, năm 1970. Paul Cohen, một thanh niên 19 tuổi có việc vào tòa án Los Angeles để làm chứng trong một vụ án. Lúc này là lúc chiến tranh tại Việt Nam đang lên cao và thanh niên Mỹ đang bị động viên vào lính. (Thời đó Mỹ vẫn còn bắt lính.) Cohen mặc áo khoác trên đó có dòng chữ “FUCK THE DRAFT” (“đ.m. quân dịch”) và nhiều người trong tòa, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, phải nhìn thấy dòng chữ tục này. Thế là anh bị bắt về tội gây rối trật tự công cộng.

Khi kháng án lên tới Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, luật sư đại diện cho Cohen là Melville Nimmer, một giáo sư luật đại học UCLA. Sau này, các đồng nghiệp cũ của ông kể lại với sinh viên rằng, khi ra tòa, nhiều người dặn ông là đừng dùng từ “F” vì vị chánh thẩm Tối cao Pháp viện, ông Warren Burger, là người rất nghiêm túc.

Mở đầu phiên tòa, Chánh thẩm Burger còn bảo, “Tòa đã rất quen thuộc với những dữ kiện trong vụ án này và ông không cần thiết phải nói nhiều về dữ kiện.” Tuy nhiên, ngay trong phần mở đầu, ông Nimmer kể ngay về người thanh niên với áo khoác mang dòng chữ “Fuck The Draft.”

Sau này, các học giả đánh giá hành động này của Nimmer là một hành động xuất sắc. Giáo sư Geoffrey Stone đại học Chicago cho rằng ngay lúc ông Nimmer nói lên từ “fuck” trong tòa là ông đã thắng. Giáo sư Christopher Fairman đại học Ohio State cho rằng nếu “Nimmer đồng tình với luật cấm kỵ của Burger” thì ông đã thua rồi.

Đúng vậy. Nếu cho rằng Cohen có quyền dùng từ “fuck” mà chính luật sư của Cohen còn ngại không dám dùng, thì có tin được không?

Quả nhiên Nimmer thắng. Trong phán quyết Cohen v. California, với đa số 5-4, Tối cao Pháp viện công nhận rằng ngôn ngữ có hai chức năng song song, không chỉ chuyển tải những “suy nghĩ có thể giải thích tương đối chính xác, tách biệt” mà còn chuyển tải những “cảm xúc không diễn đạt được.”

Những cảm xúc này nhiều khi không thể miêu tả một cách ôn hòa bình tĩnh được.

'Phải chửi'

Cùng một chuyện, người này có thể trí thức được, nhưng người khác thì phải chửi thôi. Ngôn luận của cả hai, cần được công nhận.

Vụ sử dụng hastag “ #ĐMCS” hay “ #DMCS” trên Facebook là một trường hợp như vậy. Như Paul Cohen phản đối chế độ quân dịch, thì cũng nhiều người phản đối chính quyền cộng sản.

Có nhiều điều chính quyền cộng sản làm đáng bị chỉ trích, và những điều này có thể được đưa ra mổ xẻ, phân tích, phản hồi, theo kiểu trí thức. Cũng như có nhiều người ở Mỹ từng đưa vấn đề quân dịch ra mổ xẻ, phân tích, để rồi cuối cùng Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ quân dịch và biến quân đội thành hoàn toàn tình nguyện.

Nhưng có những người như Cohen không thể ôn hòa mà họ cho rằng là phải chửi. Và #ĐMCS cũng vậy, có những người cho rằng họ không có thể ôn tồn bình tĩnh với cộng sản nữa, mà phải chửi thôi. Cùng một chuyện, người này có thể trí thức được, nhưng người khác thì phải chửi thôi. Ngôn luận của cả hai, cần được công nhận.

Tất nhiên, người Hà Nội có nhiều lý do để chửi, không phải lý do nào cũng liên quan đến chính trị hoặc nhà cầm quyền.

Hàng tôm hàng cá chửi là vì họ có lý do của họ. Nhân danh văn hóa, hay giáo dục, hay gì đấy để cấm chửi, là ngăn chặn không cho người ta diễn đạt hết cảm xúc.

Không có người nào giống người nào. Một câu chửi có thể có vẻ chói tai, mất dạy, với người này, nhưng lại là những lời chí lý đối với người khác. Chính Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cũng thấy điều này khi phán quyết Cohen viết, “one man's vulgarity is another's lyric” - một câu chửi tục đối với người này là lời hát êm tai đối với người khác./

BBC 19/6/15 9 giờ trước
Bài viết thể hiện cách hành văn và quan điểm của tác giả.

26 Tháng Giêng 2016(Xem: 14092)
"Những nhận thức bảo thủ có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng một con người hủ bại do tham nhũng, do chuyên quyền... thì không thể thay đổi được. Nếu lãnh đạo sắp tới có quyết tâm diệt tham nhũng, Việt Nam đã hội đủ điều kiện ban đầu để phát triển. Nếu các đảng viên hiện đang tham dự Đại hội 12 đặt quyền lợi và tương lai đất nước lên trên thì sẽ phải biết mình bầu cho ai".
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 14058)
- "Nhiều người đang trông chờ “Luật về hội”, một đạo luật mà “Quốc hội của Đảng” (chứ không phải của Dân) hứa sẽ ban hành và chưa biết ngày nào sẽ ban hành. Tuy nhiên, nếu cứ trông chờ vào một đạo luật để có thể hội họp và lập hội thì đó có thể chỉ là một giấc mơ hay một ảo tưởng ...". - Xem lại bài 1: Mai Thái Lĩnh, Nhóm lợi ích là gì? http://www.nhatbaovanhoa.com Mục TIN NÓNG.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 15484)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 14505)
"Có thể thấy rằng khi bà Tống Mỹ Linh khuyên Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan là bà có ý định trở lại lục địa không phải với vị thế của kẻ trốn chạy. Nhưng khi chứng kiến Đặng Tiểu Bình đã chiến thắng Magaret Thatcher năm 1984 trong việc lấy lại Hồng Kông thì bà đã hiểu vị thế của Đài Loan không còn như dự định được nữa".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15126)
- Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng chống cho bằng được TT Nguyễn Tấn Dũng? - TT Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối trên hai vấn đề: - Thứ nhất là đổi mới thể chế cho phù hợp với nền kinh tế mà nhà nước VN luôn luôn công khai xin các nước phát triển công nhận đó là nền kinh tế thị trường đích thực; - Thứ hai là không đổi độc lập chủ quyền biển đảo lấy "hữu nghị viển vông" với Trung Quốc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 13792)
"Phải chăng Thủ tướng Dũng đang quyết định việc “thay đổi thể chế cho bằng được”, từ mô hình Nhà nước lãnh đạo toàn diện dịch chuyển sang mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển? Liệu những đề xuất trên của Thủ tướng Dũng có khả năng phủ bóng trên Đại Hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam?"
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 14802)
"Trong sự bi phẫn có chen vào cảm hứng bi hùng từ tứ thơ tuyệt đẹp của người tráng sĩ thời tao loạn ở buổi mạt kỳ vương triều Trần thế kỷ XIV chuyển sang XV trong cuộc chiến không cân sức chống quân xâm lược nhà Minh. Đẹp với hình tượng trong câu thơ mà người đời gọi là “thi trung hữu hoạ”: Thù nước chưa trả mà mái tóc đã bạc sớm, Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng. “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 14072)
"... nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc Hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch. "The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm,” cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng.”
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13765)
" vai trò của Tổng thư ký ASEAN (ông Lê Lương Minh) và Singapore, nước được ASEAN giao trách nhiệm điều phối quan hệ với Trung Quốc, sẽ rất quan trọng trong việc duy trì hồ sơ Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN". "Đối với Giáo sư Thayer, quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào sẽ là một nhân tố tích cực giúp thúc đẩy hồ sơ Biển Đông trong thời gian Lào làm Chủ tịch ASEAN:"
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13816)
"Chúng ta phải khẳng định là Việt Nam phải đi theo kinh tế thị trường", "thông tin trên mạng: chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí"."40 năm đất nước thống nhất nhưng một phần đất máu thịt của Tổ quốc Hoàng Sa vẫn nằm trong tay ngoại bang. Đó là nỗi đau mất mát lớn của dân tộc"…
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13838)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17817)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14080)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13149)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13764)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16030)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13504)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».