Hô biiii...ến: "Tư bản đỏ thành Tư bản xanh"

25 Tháng Sáu 201511:32 CH(Xem: 18158)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 26 JUNE 2015

'VN ổn định là nhu cầu lớn của Hoa Kỳ’
blank
 Thường có các cuộc biểu tình trước Nhà Trắng khi giới lãnh đạo Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ.

Một luật sư và nhà hoạt động từ Canada nói phía Mỹ sẽ muốn giải thích cho Tổng Bí thư Trọng khi tới Washington rằng Hoa Kỳ chẳng có lợi ích gì làm Việt Nam bị xáo trộn.

Bình luận của nhà quan sát, luật sư Vũ Đức Khanh, được đưa ra trong bối cảnh Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói về khả năng nhiều ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản sẽ sang Mỹ trong năm nay cũng như hé lộ khả năng Tổng thống Obama có thể thăm Hà Nội.

Trả lời truyền thông Việt Nam mới đây, Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius cũng nói về kỳ vọng hoàn tất được đàm phán hiệp định mậu dịch TPP trong năm nay.

Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.

Tư bản đỏ sẽ chuyển qua tư bản xanhLuật sư Vũ Đức Khanh

“Với sách lược này, Mỹ sẽ đặc cách triển hạn cho Việt Nam một khoảng thời gian có thể là từ 3 đến 5 năm để thực hiện các điều khoản này như trong trường hợp WTO. Đồng thời hai bên vẫn tiếp tục câu chuyện dài nhiều tập về “đối thoại nhân quyền”.

Làm rõ về nhận định này, luật sư Khanh nói:

“Tôi nói rằng tư bản Mỹ và tư bản đỏ Việt Nam đang có một sự thỏa thuận để tiếp tục củng cố vị trí cho Đảng Cộng Sản Việt Nam.

“Hoa Kỳ nói rõ là quyền lợi của Việt Nam và Hoa Kỳ là quyền lợi chung mặc dù cho rằng Việt Nam cần có sự thay đổi để đáp ứng những đòi hỏi [về cải thiện nhân quyền].

Ai sẽ giàu có?
blank
Tin cho hay Tổng thống Obama sẽ tiếp đón Tổng Bí thư Trọng trong chuyến đi tới Washington đầu tháng Bảy 2015.

“Trong chiến lược xoay trục về Thái Bình Dương, tôi cho rằng Hoa Kỳ không muốn Việt Nam bị xáo động lớn về chính trị, cho nên chuyến thăm của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Washington lần này là để phía Mỹ giải thích cho ông Trọng rằng Hoa Kỳ chẳng có lợi ích gì làm Việt Nam bị xáo trộn.

“Nói cách khác đi là Việt Nam ổn định là nhu cầu lớn của Hoa Kỳ.

Bình luận về lợi ích của Việt Nam trong thỏa thuận TPP, Luật sư Khanh nói:

“Kể từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ thì ai thực sự là những người giàu có ở Việt Nam? Ai nắm hết tất cả quyền lực về vấn đề kinh tế ở Việt Nam?

“Ở Việt Nam có sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền lợi kinh tế và quyền lợi chính trị mà tập trung chủ yếu vào tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam.

“Do đó tư bản đỏ sẽ chuyển qua tư bản xanh (tức là đồng đô la xanh của Mỹ).

“Khi tư bản đỏ nắm hết quyền lực về chính trị thì họ cũng nắm luôn quyền lực về kinh tế và tài chính.

“Bây giờ họ hợp tác với Hoa Kỳ và nếu các tổng công ty hay tập đoàn nhà nước trong bối cảnh làm ăn theo TPP mà tư nhân hóa thì ai sẽ là chủ sở hữu các công ty đó? Có phải là thành phần đó thuộc tầng gia cấp lao động hay là thuộc về tầng lớp lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam?

“Do đó quyền lợi sẽ không rơi vào mà sẽ rơi vào tay những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ mà mà sẽ rơi vào tay những người đang có quyền lợi chặt chẽ với Đảng Cộng Sản Việt Nam, là giới chủ các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam," luật sư Khanh nói./

BBC 23 tháng 6 2015
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22412)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23556)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23680)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21099)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21983)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21074)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 25968)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24983)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.