Phạm Chí Dũng: "Thực chất Dự luật về Hội"

13 Tháng Tám 20158:59 CH(Xem: 15224)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 14 AUG 2015

Đăng ngày 10-08-2015 Sửa đổi ngày 10-08-2015 19:34

Dự luật về Hội thực chất nhằm cản trở sự ra đời của các hội đoàn độc lập

Thụy My

 

image040

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng. RFI/Capdevielle

Tháng Sáu vừa qua Bộ Nội vụ Việt Nam đã công bố Dự thảo Luật về Hội để lấy ý kiến từ các cơ quan nhà nước, các địa phương và người dân. Một số nội dung trong dự luật này đã vấp phải sự phê phán từ giới xã hội dân sự.

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon về vấn đề này.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, gần đây dư luận và đặc biệt là các tổ chức xã hội dân sự rất chú ý đến dự thảo luật về hội vừa được đưa ra. Với tư cách chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, một hội được thành lập trước khi dự thảo luật này được đưa ra, anh có nhận xét gì?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Tôi thấy Dự thảo Luật về Hội của Nhà nước không minh bạch và có tính chất phân biệt đối xử giữa các hội đoàn Nhà nước với xã hội dân sự.

Cụ thể là quy định tại khoản 2 Điều 1 của Dự thảo này đã không đưa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam vào phạm vi điều chỉnh, cho thấy chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử sâu sắc với các hội đoàn xã hội dân sự ; và nhằm đối phó với trí thức phản biện, dân oan, công nhân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh…

Điểm thứ hai cần lưu ý là việc đặt ra giấy phép trong Dự thảo Luật là một rào cản. Khoản 3 Điều 2 cho phép Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết về các hội đoàn không có tư cách pháp nhân. Quy định này sẽ tạo điều kiện cho các văn bản dưới luật bóp nghẹt quyền tự do lập hội ra đời. Do đó, phần lớn nội dung của Dự thảo Luật về Hội thực ra chỉ áp dụng đối với hội có tư cách pháp nhân, tức được chính quyền công nhận.

Trong khi đó, quyền lập hội là quyền Hiến định, bất cứ người dân nào cũng có quyền lập hội và tham gia hội. Do đó việc lập Hội chỉ cần GHI DANH và CÔNG BỐ, ĐĂNG KÝ, chứ không cần xin phép và đợi sự cho phép của cơ quan Nhà nước.

Một điểm nữa cũng cần đề cập tới : Điều 8 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc « cản trở, ép buộc, can thiệp vào việc thành lập, tổ chức, hoạt động hội trái quy định của pháp luật »(Khoản 1) và « xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc » (Khoản 2).

Mục đích của Điều 8 là nhằm cấm các hội đoàn độc lập, các hội đoàn bảo vệ nhân quyền, các hội đoàn của những người đối lập... không được thành lập và hoạt động; và tạo điều kiện dễ dàng để chính quyền vu khống, buộc tội tùy tiện những người làm nhiệm vụ vận động thành lập các hội đoàn độc lập. Ngoài ra, các điều cấm đoán đã trích dẫn trên đây rất mơ hồ, tạo điều kiện để chính quyền toàn quyền diễn giải cách hiểu và áp dụng theo ý riêng của mình.

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng vi phạm nguyên tắc tự nguyện và tự quản của hội. Trong đó có quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc công nhận điều lệ hội và chức danh người đứng đầu hội tại Điều 14 và Điều 31. Những điều này hoàn toàn mâu thuẫn và vi phạm nguyên tắc tự nguyện và tự quản của hội như đã được công nhận và quy định tại Điều 2 và Điều 6.

RFI : Thưa anh, điều mà anh gọi là phân biệt đối xử ở trên đối với các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… phải chăng là thực tế lâu nay/ thói quen hành chính hóa các tổ chức hội đoàn ?

Chúng ta có thể gọi là hành chính hóa hoặc nhà nước hóa hội đoàn. Bởi lẽ hội là một tổ chức xã hội, chứ không phải là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, nên không thể chịu sự quản lý của nhà nước về ngành và lĩnh vực hoạt động của mình, như quy định của Khoản 2 Điều 25. Quy định đó mặc nhiên « nhà nước hóa » một tổ chức xã hội dân sự đơn thuần.

Còn một số bất cập khác. Chẳng hạn Khoản 6 điều 9 quy định một trong những điều kiện thành lập hội là « phải có đủ số người đăng ký tham gia hội tối thiểu theo quy định của Chính phủ » là một sự xâm phạm nghiêm trọng quyền Tự do lập hội. Nếu Chính phủ quy định con số tối thiểu này quá lớn sẽ ngăn cản việc thành lập các nhóm hội nhỏ ngay từ ban đầu. Thực chất, như ở Pháp chỉ cần hai người là có thể lập thành một hội.

Mặt khác, Khoản 3 Điều 9 quy định các hội đoàn ra đời sau thì lĩnh vực hoạt động chính không được trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập « hợp pháp » trước đó. Điều này một lần nữa tạo ưu thế tồn tại độc tôn của các hội đoàn nằm dưới ô dù của Nhà nước, và ngăn cản sự thành lập của các hội đoàn độc lập, không đăng ký trong cùng một phạm vi hoạt động.

Chúng ta biết rằng hầu hết các hội đoàn thuộc xã hội dân sự thành lập sau này đều có những lãnh vực hoạt động trùng với các lãnh vực của hội đoàn nhà nước. Nếu căn cứ vào những lãnh vực chính đó, thì sẽ không có một tổ chức xã hội dân sự độc lập nào được tồn tại.

Ngoài ra cũng cần đề cập tới một vấn đề thuộc về cơ chế. Khoản 1 Điều 10 đề cập đến việc Ban vận động thành lập hội phải có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Đây là một quy định vô lý. Trong thực tế, Ban vận động thành lập hội có ý nghĩa quyết định. Ban vận động thành lập hội mà không được chính quyền công nhận, thì hội sẽ không bao giờ được thành lập ! Đây sẽ là điều kiện để chính quyền loại bỏ ngay từ đầu quyền tự do lập hội của những người bất đồng chính kiến hoặc giới hoạt động nhân quyền.

Cuối cùng, tôi muốn đề cập tới tên của Dự thảo Luật. Cần đổi tên « Luật về Hội » thành « Luật về Quyền lập Hội » để phù hợp với tinh thần của Điều 22 trong « Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị », là công nhận và bảo vệ Quyền tự do lập hội của người dân. Một dự luật về hội đoàn mà không tuân thủ các nguyên tắc quốc tế về Quyền tự do lập hội, sẽ là một bước lùi nghiêm trọng trong nỗ lực xây dựng nền pháp trị.

RFI : Ngoài ra cũng có những ý kiến cho là nên đơn giản hóa thủ tục thành lập hội, và tốt nhất nên để các hội tự quản trị thay vì phải chịu sự giám sát của Nhà nước ?

Tôi cũng nghĩ vậy. Những nước phát triển đã áp dụng chuyện này từ lâu rồi, như tôi đã có đề cập đến việc thành lập hội chỉ cần có hai người mà thôi. Và tất cả việc quản lý hội được dựa trên cơ sở sự minh bạch về thông tin và tài chính.

Thực ra ở đây còn vấn đề chính trị nữa. Việc đưa ra quá nhiều quy định về giấy phép, những rào cản đăng ký, xin phép…chính là động thái chính trị để ngăn cấm các hội đoàn xã hội dân sự độc lập ra đời, chứ không phải chỉ làm khó cho họ trong quá trình hoạt động mà thôi.

Cho nên tôi nghĩ rằng để đáp ứng với yêu cầu về nhân quyền trong nước và quốc tế, Nhà nước cần cởi nới và mở lòng hơn trong việc xây dựng Luật lập Hội đáp ứng với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Và phải cho phép các hội, các tổ chức xã hội dân sự độc lập được hoạt động một cách thoải mái, tự do – tất nhiên là tự do trong khuôn khổ pháp luật như là Nhà nước yêu cầu. Tất cả những việc này là để đóng góp cho nhân quyền, chứ không phải là làm những việc mà các hội đoàn nhà nước đang làm một cách vô nghĩa.

Ví dụ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, từ trước tới nay chưa từng tổ chức được một cuộc biểu tình nào cho công nhân để đáp ứng những quyền lợi, lợi ích chính đáng của họ. Trong khi đó Công đoàn độc lập là một yếu tố cực kỳ cần thiết, phù hợp với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP – phải có Công đoàn độc lập làm đối trọng, mới có thể giải quyết được một số quyền lợi của người lao động.

RFI : Thưa anh hình như đâu chỉ có dự luật về hội, mà năm nay còn có cả dự luật về tôn giáo ?

Dự luật này cũng gây phản ứng lớn. Cho tới tháng Năm vừa rồi, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo đã được dự thảo tới lần thứ tư, được Bộ Nội Vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ chuyển gấp đến cho các tôn giáo trong nước trong thời gian rất ngắn để xem và góp ý. Nhưng sau đó ít nhất có Hội đồng Giám mục Việt Nam, cũng như hai Tòa Giám mục Bắc Ninh và Kontum chính thức có phản hồi với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Ban Tôn giáo Chính phủ về Dự thảo Luật đó.

Nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam do Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng thư ký, thay mặt Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam ký ngày 4 tháng 5, đưa ra nhận định nói rõ : « Nhìn chung, bản Dự thảo 4 đi ngược lại với quyền tự do vế tín ngưỡng và tôn giáo, gây lo ngại nhiều hơn là đem lại sự bình an cho mọi người. »

Sau khi nêu ra 14 chi tiết về bản dự thảo nhận được, Hội đồng Giám mục Việt Nam có ba kiến nghị. Thứ nhất là : « Không đồng ý Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ». Thứ hai : « Đề nghị soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ ». Điểm thứ ba : « Bản dự thảo mới phải được tham khảo ý kiến từ các tổ chức tôn giáo; đặc biệt các tổ chức tôn giáo phải được công nhận tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ. »

Nhận định của Tòa Giám mục Bắc Ninh do linh mục Tổng đại diện Giuse Nguyễn Đức Hiểu ký tên thay mặt giáo phận nêu rõ : « Theo nhiều nước tiên tiến trên thế giới, những văn bản quy phạm pháp luật sinh ra nhằm ngăn chặn những người thực thi pháp luật lạm dụng quyền đối với người dân; nhưng nhìn nhận cách khách quan, những điều nêu trong Dự thảo 4 muốn tái lập cơ chế Xin-Cho trong các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Cơ chế Xin-Cho biến quyền tự do của con người thành những thứ quyền Nhà nước nắm trong tay và ban lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép ».

Như vậy từ đầu năm đến nay Nhà nước đã đưa ra hai Dự thảo, về tín ngưỡng và về hội. Cả hai Dự thảo này đều vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía giới dân chủ và những người quan tâm tới các bộ luật này. Cũng cần nhắc lại là nếu tính từ năm 1992, là khi Hiến pháp quy định về các quyền đương nhiên là quyền tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, thì cho đến nay đã 23 năm trôi qua, mà vẫn chưa có nổi một Luật lập Hội ở Việt Nam.

RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng.

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 14 AUG 2015

Đăng ngày 10-08-2015 Sửa đổi ngày 10-08-2015 19:34

Dự luật về Hội thực chất nhằm cản trở sự ra đời của các hội đoàn độc lập

Thụy My

 

media

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng. RFI/Capdevielle

Tháng Sáu vừa qua Bộ Nội vụ Việt Nam đã công bố Dự thảo Luật về Hội để lấy ý kiến từ các cơ quan nhà nước, các địa phương và người dân. Một số nội dung trong dự luật này đã vấp phải sự phê phán từ giới xã hội dân sự.

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon về vấn đề này.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, gần đây dư luận và đặc biệt là các tổ chức xã hội dân sự rất chú ý đến dự thảo luật về hội vừa được đưa ra. Với tư cách chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, một hội được thành lập trước khi dự thảo luật này được đưa ra, anh có nhận xét gì?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Tôi thấy Dự thảo Luật về Hội của Nhà nước không minh bạch và có tính chất phân biệt đối xử giữa các hội đoàn Nhà nước với xã hội dân sự.

Cụ thể là quy định tại khoản 2 Điều 1 của Dự thảo này đã không đưa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam vào phạm vi điều chỉnh, cho thấy chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử sâu sắc với các hội đoàn xã hội dân sự ; và nhằm đối phó với trí thức phản biện, dân oan, công nhân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh…

Điểm thứ hai cần lưu ý là việc đặt ra giấy phép trong Dự thảo Luật là một rào cản. Khoản 3 Điều 2 cho phép Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết về các hội đoàn không có tư cách pháp nhân. Quy định này sẽ tạo điều kiện cho các văn bản dưới luật bóp nghẹt quyền tự do lập hội ra đời. Do đó, phần lớn nội dung của Dự thảo Luật về Hội thực ra chỉ áp dụng đối với hội có tư cách pháp nhân, tức được chính quyền công nhận.

Trong khi đó, quyền lập hội là quyền Hiến định, bất cứ người dân nào cũng có quyền lập hội và tham gia hội. Do đó việc lập Hội chỉ cần GHI DANH và CÔNG BỐ, ĐĂNG KÝ, chứ không cần xin phép và đợi sự cho phép của cơ quan Nhà nước.

Một điểm nữa cũng cần đề cập tới : Điều 8 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc « cản trở, ép buộc, can thiệp vào việc thành lập, tổ chức, hoạt động hội trái quy định của pháp luật »(Khoản 1) và « xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc » (Khoản 2).

Mục đích của Điều 8 là nhằm cấm các hội đoàn độc lập, các hội đoàn bảo vệ nhân quyền, các hội đoàn của những người đối lập... không được thành lập và hoạt động; và tạo điều kiện dễ dàng để chính quyền vu khống, buộc tội tùy tiện những người làm nhiệm vụ vận động thành lập các hội đoàn độc lập. Ngoài ra, các điều cấm đoán đã trích dẫn trên đây rất mơ hồ, tạo điều kiện để chính quyền toàn quyền diễn giải cách hiểu và áp dụng theo ý riêng của mình.

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng vi phạm nguyên tắc tự nguyện và tự quản của hội. Trong đó có quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc công nhận điều lệ hội và chức danh người đứng đầu hội tại Điều 14 và Điều 31. Những điều này hoàn toàn mâu thuẫn và vi phạm nguyên tắc tự nguyện và tự quản của hội như đã được công nhận và quy định tại Điều 2 và Điều 6.

RFI : Thưa anh, điều mà anh gọi là phân biệt đối xử ở trên đối với các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… phải chăng là thực tế lâu nay/ thói quen hành chính hóa các tổ chức hội đoàn ?

Chúng ta có thể gọi là hành chính hóa hoặc nhà nước hóa hội đoàn. Bởi lẽ hội là một tổ chức xã hội, chứ không phải là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, nên không thể chịu sự quản lý của nhà nước về ngành và lĩnh vực hoạt động của mình, như quy định của Khoản 2 Điều 25. Quy định đó mặc nhiên « nhà nước hóa » một tổ chức xã hội dân sự đơn thuần.

Còn một số bất cập khác. Chẳng hạn Khoản 6 điều 9 quy định một trong những điều kiện thành lập hội là « phải có đủ số người đăng ký tham gia hội tối thiểu theo quy định của Chính phủ » là một sự xâm phạm nghiêm trọng quyền Tự do lập hội. Nếu Chính phủ quy định con số tối thiểu này quá lớn sẽ ngăn cản việc thành lập các nhóm hội nhỏ ngay từ ban đầu. Thực chất, như ở Pháp chỉ cần hai người là có thể lập thành một hội.

Mặt khác, Khoản 3 Điều 9 quy định các hội đoàn ra đời sau thì lĩnh vực hoạt động chính không được trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập « hợp pháp » trước đó. Điều này một lần nữa tạo ưu thế tồn tại độc tôn của các hội đoàn nằm dưới ô dù của Nhà nước, và ngăn cản sự thành lập của các hội đoàn độc lập, không đăng ký trong cùng một phạm vi hoạt động.

Chúng ta biết rằng hầu hết các hội đoàn thuộc xã hội dân sự thành lập sau này đều có những lãnh vực hoạt động trùng với các lãnh vực của hội đoàn nhà nước. Nếu căn cứ vào những lãnh vực chính đó, thì sẽ không có một tổ chức xã hội dân sự độc lập nào được tồn tại.

Ngoài ra cũng cần đề cập tới một vấn đề thuộc về cơ chế. Khoản 1 Điều 10 đề cập đến việc Ban vận động thành lập hội phải có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Đây là một quy định vô lý. Trong thực tế, Ban vận động thành lập hội có ý nghĩa quyết định. Ban vận động thành lập hội mà không được chính quyền công nhận, thì hội sẽ không bao giờ được thành lập ! Đây sẽ là điều kiện để chính quyền loại bỏ ngay từ đầu quyền tự do lập hội của những người bất đồng chính kiến hoặc giới hoạt động nhân quyền.

Cuối cùng, tôi muốn đề cập tới tên của Dự thảo Luật. Cần đổi tên « Luật về Hội » thành « Luật về Quyền lập Hội » để phù hợp với tinh thần của Điều 22 trong « Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị », là công nhận và bảo vệ Quyền tự do lập hội của người dân. Một dự luật về hội đoàn mà không tuân thủ các nguyên tắc quốc tế về Quyền tự do lập hội, sẽ là một bước lùi nghiêm trọng trong nỗ lực xây dựng nền pháp trị.

RFI : Ngoài ra cũng có những ý kiến cho là nên đơn giản hóa thủ tục thành lập hội, và tốt nhất nên để các hội tự quản trị thay vì phải chịu sự giám sát của Nhà nước ?

Tôi cũng nghĩ vậy. Những nước phát triển đã áp dụng chuyện này từ lâu rồi, như tôi đã có đề cập đến việc thành lập hội chỉ cần có hai người mà thôi. Và tất cả việc quản lý hội được dựa trên cơ sở sự minh bạch về thông tin và tài chính.

Thực ra ở đây còn vấn đề chính trị nữa. Việc đưa ra quá nhiều quy định về giấy phép, những rào cản đăng ký, xin phép…chính là động thái chính trị để ngăn cấm các hội đoàn xã hội dân sự độc lập ra đời, chứ không phải chỉ làm khó cho họ trong quá trình hoạt động mà thôi.

Cho nên tôi nghĩ rằng để đáp ứng với yêu cầu về nhân quyền trong nước và quốc tế, Nhà nước cần cởi nới và mở lòng hơn trong việc xây dựng Luật lập Hội đáp ứng với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Và phải cho phép các hội, các tổ chức xã hội dân sự độc lập được hoạt động một cách thoải mái, tự do – tất nhiên là tự do trong khuôn khổ pháp luật như là Nhà nước yêu cầu. Tất cả những việc này là để đóng góp cho nhân quyền, chứ không phải là làm những việc mà các hội đoàn nhà nước đang làm một cách vô nghĩa.

Ví dụ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, từ trước tới nay chưa từng tổ chức được một cuộc biểu tình nào cho công nhân để đáp ứng những quyền lợi, lợi ích chính đáng của họ. Trong khi đó Công đoàn độc lập là một yếu tố cực kỳ cần thiết, phù hợp với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP – phải có Công đoàn độc lập làm đối trọng, mới có thể giải quyết được một số quyền lợi của người lao động.

RFI : Thưa anh hình như đâu chỉ có dự luật về hội, mà năm nay còn có cả dự luật về tôn giáo ?

Dự luật này cũng gây phản ứng lớn. Cho tới tháng Năm vừa rồi, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo đã được dự thảo tới lần thứ tư, được Bộ Nội Vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ chuyển gấp đến cho các tôn giáo trong nước trong thời gian rất ngắn để xem và góp ý. Nhưng sau đó ít nhất có Hội đồng Giám mục Việt Nam, cũng như hai Tòa Giám mục Bắc Ninh và Kontum chính thức có phản hồi với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Ban Tôn giáo Chính phủ về Dự thảo Luật đó.

Nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam do Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng thư ký, thay mặt Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam ký ngày 4 tháng 5, đưa ra nhận định nói rõ : « Nhìn chung, bản Dự thảo 4 đi ngược lại với quyền tự do vế tín ngưỡng và tôn giáo, gây lo ngại nhiều hơn là đem lại sự bình an cho mọi người. »

Sau khi nêu ra 14 chi tiết về bản dự thảo nhận được, Hội đồng Giám mục Việt Nam có ba kiến nghị. Thứ nhất là : « Không đồng ý Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ». Thứ hai : « Đề nghị soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ ». Điểm thứ ba : « Bản dự thảo mới phải được tham khảo ý kiến từ các tổ chức tôn giáo; đặc biệt các tổ chức tôn giáo phải được công nhận tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ. »

Nhận định của Tòa Giám mục Bắc Ninh do linh mục Tổng đại diện Giuse Nguyễn Đức Hiểu ký tên thay mặt giáo phận nêu rõ : « Theo nhiều nước tiên tiến trên thế giới, những văn bản quy phạm pháp luật sinh ra nhằm ngăn chặn những người thực thi pháp luật lạm dụng quyền đối với người dân; nhưng nhìn nhận cách khách quan, những điều nêu trong Dự thảo 4 muốn tái lập cơ chế Xin-Cho trong các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Cơ chế Xin-Cho biến quyền tự do của con người thành những thứ quyền Nhà nước nắm trong tay và ban lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép ».

Như vậy từ đầu năm đến nay Nhà nước đã đưa ra hai Dự thảo, về tín ngưỡng và về hội. Cả hai Dự thảo này đều vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía giới dân chủ và những người quan tâm tới các bộ luật này. Cũng cần nhắc lại là nếu tính từ năm 1992, là khi Hiến pháp quy định về các quyền đương nhiên là quyền tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, thì cho đến nay đã 23 năm trôi qua, mà vẫn chưa có nổi một Luật lập Hội ở Việt Nam.

RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng.

Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14933)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13080)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13227)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32028)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36649)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15607)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15058)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 16944)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16742)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 14843)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 15934)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14152)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."
29 Tháng Chín 2015(Xem: 16444)
"Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này." "Theo trang Jakarta Globe, ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản, đã bị phái hữu và̀ các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ, giết chết."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 15111)
"Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14644)
- "Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam. - "Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 14844)
- "Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười." - Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận."
21 Tháng Chín 2015(Xem: 17488)
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 15755)
"Đó là vùng cấm địa," ông David Blackhall, tổng giám đốc công ty đầu tư bất động sản VinaCapital Real Estate, nói. Ông cho biết chẳng ai muốn làm chuột thí nghiệm cho những luật mới cả.