Nguyễn Tấn Dũng và Bản Hợp Xướng “Lòng Tin Chiến Lược” Giữa Hai Dòng Kẻ"

11 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 21994)

(TỰA CỦA VĂN HÓA)

Bước đi Việt Nam và 'quy luật niềm tin'

nha_bao_nguyen_giang_bbc_-_cau_lac_bo_van_hoa_bao_chi_-_photo_vh

Nhà báo Nguyễn Giang tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam. PHOTO: VH

Nguyễn Giang / bbcvietnamese.com

Cập nhật: 02:05 GMT - thứ năm, 6 tháng 6, 2013

nguyen_tan_dung-1

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.

Trước hết, sự xuất hiện trở lại sau một thời gian khá lâu của Thủ tướng Việt Nam ở một diễn đàn quốc tế quan trọng - tính từ dịp ông tới New York tháng 3/2012 dự Thượng đỉnh An toàn Hạt nhân - là điểm son cho bản thân ông Dũng, người gặp nhiều khó khăn nội bộ thời gian qua đa số vì chính các vấn đề kinh tế nghiêm trọng của chính phủ ông điều hành gây ra.

Xu hướng chuyển động

Nhưng tạm gác lại chuyện nội trị để bàn về ngoại giao thì rõ ràng là Bấm bài diễn văn ở Singapore tuần qua của Thủ tướng Dũng tạo ấn tượng tốt trong chính giới ở Washington và các nước Asean chính vì đã phản ánh một số xu hướng đang thành quy luật.

Thứ nhất là các nước bên ngoài không thể nói về an ninh biển ở Đông Nam Á lại không tính đến Asean, cho dù hiệp hội thường bị chê là liên kết lỏng lẻo, thiếu sức mạnh.

Quy luật nữa là để có thể ‘không trở thành đồng minh quân sự với nước nào’ như lời ông Dũng nói, một dạng như quy chế trung lập của Thụy Sỹ, nước có huấn luyện quân sự toàn dân và nhà nào cũng cất súng, thì Việt Nam cần tự cường về quân sự, và hai điều này không hề mâu thuẫn với nhau.

Mua sắm có đúng không, có biết sử dụng vũ khí tối tân và tinh thần chiến đấu ra sao là chuyện khác nhưng trên nguyên tắc thì chọn vị thế 'trung lập' mà không tự cường sẽ chẳng khác gì Campuchia thời Sihanouk.

bo_truong_quoc_phong_philippines_va_indonesia_o_doi_thoai_shangri-la

Đồng cảm Asean: hai bộ trưởng quốc phòng Philippines và Indonesia ở Đối thoại Shangri-La

Và về địa chính trị, quy tắc áp dụng không chỉ riêng với Việt Nam, là nước nhỏ hoặc tầm trung phải chấp nhận thực tế rằng các nước lớn hơn có những quyền lợi lớn hơn để mặc cả và giải quyết trước khi quan tâm đến mình.

Vì thế, thái độ của Thủ tướng Dũng trước câu hỏi không hề ngoại giao của đoàn Trung Quốc là đúng mực.

Về mặt thủ tục và ứng xử, không việc gì một thủ tướng phải đôi co với một thiếu tướng, nhất là khi vị tướng đó lại là phụ nữ.

Về đối sách, địa chính trị của Việt Nam không cho phép nước này đối đầu với nước láng giềng phía Bắc.

Về lịch sử, Hà Nội cũng rút ra bài học đứng hẳn về một bên trong Chiến tranh Lạnh, trở thành tuyến lửa cho hai hệ thống đánh nhau, hoặc làm đồng minh của Moscow từ 1978 và bị Bắc Kinh trừng phạt trong tiếng vỗ tay khuyến khích từ Washington.

Ví dụ của Ba Lan, nước luôn có dư luận thân Hoa Kỳ mạnh mẽ, cho thấy kể cả khi đã là thành viên NATO, Warsaw cũng không thể mong Hoa Kỳ xây lá chắn hỏa tiễn bảo vệ mình trước đe dọa nào đó từ Nga.

Người Ba Lan phải chấp nhận rằng dù Nga có căn cứ hải quân ở Kaliningrad ngay biên giới thì Hoa Kỳ còn có cả bang Alaska ‘mặt đối mặt’ với Nga, chưa kể các tính toán chiến lược của Washington ở Viễn Đông và Trung Á không thể gặp sự chống đối từ Kremlin.

Huống chi Việt Nam thực ra chưa phải là đồng minh gì của Hoa Kỳ về quân sự, vì như Đại sứ David Shear vừa nói tại California, quan hệ quân sự hai bên mới chỉ có một vài thỏa thuận chung chung.

Quy luật ‘nước xa không cứu được lửa gần’ càng được làm rõ qua thái độ của bà thiếu tướng Diêu Vân Trúc khi chất vấn Thủ tướng Việt Nam, khiến cử tọa có thể đặt câu hỏi quan chức Trung Quốc còn coi Việt Nam là nước đồng minh có quan hệ ‘Bốn Tốt’, khắc bằng các dòng chữ vàng chữ bạc gì đó nữa không.

Quy luật hay nghịch lý?

bo_truong_quoc_phong_trung_cong

"Trung Quốc có còn coi Việt Nam là đồng minh 'Bốn Tốt'?"

Nhưng đã nói về quy luật thì cũng cần nêu ra một nghịch lý là với Việt Nam, ngoại giao có vẻ như không phải là phần nối dài của chính sách nội trị.

Ngoại giao Việt Nam những năm qua đã có những bước tiến hội nhập chắc chắn, mềm dẻo bất chấp những lệch lạc của nội trị.

Một phần là nhờ trên thế giới có các luật chơi khá rõ và các định chế quốc tế làm chuẩn và nền truyền thông phản ánh đúng những chủ đề lớn đang diễn ra nên định hướng của ngành ngoại giao Việt Nam có những điểm tựa tốt.

Đó là chưa kể vào những giai đoạn trọng yếu, Việt Nam nhận được những bàn tay nâng đỡ từ bên ngoài mà báo chí trong nước thường nói đến rất ít vì nhãn quan ‘bạn thù’ còn nặng.

Ngược lại, các vấn đề nội bộ, từ dân sinh, dân quyền đến dân chủ ở Việt Nam đều vấp phải rào cản mang tính cơ chế và bị phản ánh thiên lệch qua một mạng lưới truyền thông có nhiều bộ phận thiếu trách nhiệm chung lại thiên về vụ lợi bè nhóm, vùng miền.

Càng hội nhập, Việt Nam càng cần áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào các vấn đề quốc nội chứ không thể để tình trạng ‘sức mạnh mềm’ về ngoại giao và hình ảnh liên tục bị các vụ việc mang tính đối phó bạo lực, 'không làm gì được thì cấm', làm suy yếu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói rất thuyết phục trước cử tọa quốc tế nhiều lần về 'chiến lược xây dựng niềm tin', về thái độ ‘tôn trọng lẫn nhau’ giữa các nước.

Nếu chính quyền các cấp cũng làm đúng như vậy để tạo niềm tin trong dân và trí thức thì chắc chắn nhiều hồ sơ tiềm tàng gây bất ổn ở Việt Nam sẽ dần giảm đi.

Ở gần Việt Nam, chính Thủ tướng Dũng đã nêu ví dụ thành công của quá trình "cởi mở cho một tương lai tươi sáng" dựa trên căn bản của "kiên trì đối thoại, xây dựng niềm tin, tôn trọng quyền lợi chính đáng của các bên" ở Myanmar như bài học cho khu vực.

dan_ngoc_xuyen

"Nếu chính quyền tạo được niềm tin trong dân và trí thức thì chắc chắn nhiều hồ sơ tiềm tàng gây bất ổn ở Việt Nam sẽ dần giảm đi."

Cải tổ hiến pháp ở Myanmar quả thật đã mở ra các hướng đi mới cho nước này, so với cuộc vận động 'sửa đổi hiến pháp' Việt Nam tốn kém và kết quả chưa thấy có gì.

Ở xa hơn, diễn biến nhanh chóng tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy thêm một quy luật khác là đối ngoại hay chưa chắc đã cứu được nội trị dở.

Dù là đồng minh quan trọng của Mỹ và đang vươn lên làm cường quốc vùng, Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo rắn tay của Thủ tướng Recip Tayyip Erdogan vẫn rơi vào cuộc khủng hoảng bất ngờ chưa rõ hồi kết.

Nếu nhanh chóng rút ra được các bài học đang diễn ra quanh mình, Việt Nam vẫn đang có cơ hội chấn chỉnh kinh tế, kiềm chế các nhóm lợi ích và giải phóng sự sáng tạo của xã hội để tạo chuyển biến mang tính nền tảng.

Sự đón nhận dành cho bài diễn văn của Thủ tướng Dũng tại Singapore cho thấy kỳ vọng của bạn bè khu vực và các đồng minh tiềm năng với Việt Nam vẫn còn rất cao và sẽ thật là điều đáng tiếc nếu nước này không đóng được vai trò như mong đợi đó.

VN kêu gọi 'lòng tin chiến lược' với TQ

BBC - Cập nhật: 06:45 GMT - thứ năm, 6 tháng 6, 2013

nguyen_chi_vinh_thich_kien_quoc

Vòng đối thoại chiến lược quốc phòng Việt-Trung lần 4 diễn ra hôm 5/6 tại Bắc Kinh

Việt Nam và Trung Quốc vừa tổ chức đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ tư hôm 5/6, trong đó Việt Nam đề xuất Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước.

Nếu ký được thỏa thuận này, đây sẽ là bước đột phá trong giải quyết căng thẳng tại Biển Đông, vốn bị cho là vấn đề lớn và gai góc nhất còn tồn tại trong quan hệ song phương.

Tuy nhiên, đáp lại đề xuất của phía Việt Nam, phía Trung Quốc nói 'sẽ nghiên cứu'.

Cuộc đối thoại diễn ra trước khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, tuy thời điểm chuyến đi chưa được tiết lộ.

Báo Quân đội Nhân dân cho hay trong vòng đối thoại chiến lược quốc phòng Việt-Trung lần 4 tại Bắc Kinh, trưởng đoàn Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, đã đề xuất "quân đội hai nước không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, nghiên cứu tiến tới ký Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước".

Trưởng đoàn Trung Quốc, Trung tướng, Phó tổng tham mưu trưởng Thích Kiến Quốc, cho biết "sẽ giao cho các cơ quan chuyên môn hai bên nghiên cứu".

Bên cạnh đề xuất lớn trên, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng đề cập tới nhu cầu "tăng cường tạo môi trường hòa bình trên Biển Đông, giữ nguyên hiện trạng, giảm sự hiện diện ở những khu vực nhạy cảm, tránh có những hành động có thể gây hiểu lầm".

Thời gian gần đây, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xảy ra một số vụ đối đầu, chủ yếu liên quan ngư dân, trong có vụ mà Việt Nam nói là hải quân Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.

Nguy cơ xảy ra xung đột, kể cả xung đột quân sự, gia tăng và đang gây quan ngại nghiêm trọng.

Trong cuộc đối thoại 5/6, Thượng tướng Vịnh kêu gọi tăng cường "hợp tác hải quân, quán triệt tinh thần đối xử nhân đạo với ngư dân lao động hòa bình trên biển; tăng cường hợp tác thông qua đường dây nóng giữa tư lệnh hải quân hai nước", theo Quân đội Nhân dân.

'Đường dây nóng'

Đáp lại quan tâm về an ninh trên biển của phía Việt Nam, phía Trung Quốc giữ lập trường của một nước lớn, có quân đội mạnh.

"Việc tồn tại một số bất đồng mâu thuẫn là có thật, vấn đề then chốt phải là tìm những điểm chung, cố gắng tối đa kiên nhẫn đối thoại, hiệp thương để hạn chế những bất đồng."

Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Thích Kiến Quốc

Trung tướng Thích Kiến Quốc được dẫn lời phát biểu ngắn gọn: "Cần quản lý tốt bất đồng, khi xảy ra tình huống trên biển, quân đội cần bình tĩnh xử lý, kiềm chế, không làm gì để dẫn tới hiểu lầm, không sử dụng vũ lực đe dọa lẫn nhau".

Ông Thích cũng cảnh báo rằng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông "hai bên cần có sự kiên trì để giải quyết".

"Việc tồn tại một số bất đồng mâu thuẫn là có thật, vấn đề then chốt phải là tìm những điểm chung, cố gắng tối đa kiên nhẫn đối thoại, hiệp thương để hạn chế những bất đồng," Trung tướng Thích phát biểu.

Hai vị trưởng đoàn đã chứng kiến lễ ký Thỏa thuận về việc xây dựng đường dây thông tin điện thoại bảo mật nối thẳng giữa hai bộ Quốc phòng.

Kế hoạch thiết lập đường dây nóng giữa hai bộ Quốc phòng được khởi xướng từ cuối 2010 nhưng tới nay mới ký kết. Trước đó, bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc cũng thống nhất lập đường dây nóng để giải quyết các vấn đề nảy sinh tại Biển Đông.

Tháng 1/2012, một đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai bên cũng đã được triển khai.

Tại đối thoại chiến lược quốc phòng hôm 5/6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kêu gọi "đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về tình hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước".

Một chi tiết đáng chú ý, là ông Vịnh nhấn mạnh "hai nước cũng cần phải tăng cường hợp tác với các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tham gia vào các cơ cấu an ninh khu vực, mở cửa hợp tác nhưng hết sức cảnh giác, không để bị lôi kéo vào những cơ cấu nhằm chống lại nước thứ ba".

Giới quan sát chắc chắn sẽ đặt câu hỏi các 'nước thứ ba' này có thể là những quốc gia nào.

Lòng tin chiến lược

Tại vòng đối thoại lần này, cụm từ 'lòng tin chiến lược' lại một lần nữa được lãnh đạo quốc phòng Việt Nam đề cập đến.

Cụm từ này đã được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhắc tới nhiều lần như một ý tưởng chủ đạo trong bài diễn văn quan trọng đọc tại phiên khai mạc diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 31/5.

“Cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta,” ông Dũng nói trong bài diễn văn.

"Hai nước cũng cần phải tăng cường hợp tác với các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tham gia vào các cơ cấu an ninh khu vực, mở cửa hợp tác nhưng hết sức cảnh giác, không để bị lôi kéo vào những cơ cấu nhằm chống lại nước thứ ba."

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Phát biểu của ông thủ tướng dường như nhằm vào Trung Quốc: "Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền."

Ông kêu gọi lòng tin chiến lược với các nước lớn: “Nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới.”

“Điều quan trọng là sự kỳ vọng đó cần được củng cố bằng lòng tin chiến lược và lòng tin chiến lược cần được thể hiện thông qua những hành động cụ thể mang tính xây dựng của các quốc gia này.”

Ý tưởng 'lòng tin chiến lược' với hàm ý đề cao vai trò và ràng buộc trách nhiệm vào các nước lớn đang là cách tiếp cận của Việt Nam trong tình hình an ninh phức tạp của khu vực.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề xuất "củng cố lòng tin chiến lược giữa quân đội hai nước, góp phần vun đắp lòng tin chiến lược Việt Nam-Trung Quốc".

Ngược lại, phía Trung Quốc dường như không mặn mà lắm với cụm từ 'mới' này.

Trung tướng Thích Kiến Quốc, người từng tham chiến ở biên giới Việt-Trung năm 1979, không nhắc tới 'lòng tin' mà chỉ nói về 'hợp tác hữu nghị'.

Ông nói hai bên cần "tích cực tham gia hợp tác trên bộ cũng như trên biển, phối hợp hợp tác qua biên giới, sắp xếp các đoàn biên phòng thăm lẫn nhau; sửa đổi thỏa thuận hợp tác về biên phòng và cố gắng ký trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang".

Về ngôn từ, bản tiếng Anh bài phát biểu của ông Dũng ở Singapore tuần qua viết là 'strategic trust' có thể hiểu là 'sự tin cậy chiến lược' nhưng các báo Việt Nam đồng loạt dịch là 'lòng tin chiến lược'./

image008Shangri-La Dialogue 2013 Keynote Address, Nguyen Tan Dung, Prime Minister,

Shangri-La Dialogue 2013 Keynote Address, Nguyen Tan Dung, Prime Minister, Vietnam

Building Strategic Trust for Peace, Cooperation and Prosperity in the Asia-PaBuilding Strategic Trust for Peace, Cooperation and Prosperity in the Asia-Pacific Region: Nguyen Tan Dungcific Region: Nguyen Tan Dung.

In his Shangri-La Dialogue Keynote Address, Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung argued that ‘strategic trust’ must guide efforts to maintain peace and security in the Asia-Pacific, citing maritime disputes as a potential source of conflict.

Strategic trust must be underpinned, and reinforced, by transparency and international law, particularly for resolving territorial and maritime disputes. Dung hoped for a legally binding Code of Conduct in the South China Sea, to follow the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea signed by China and ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) countries.

BUILDING STRATEGIC TRUST FOR PEACE, COOPERATION AND PROSPERITY IN THE ASIA-PACIFIC REGION.

At the outset, I would like to express my sincere thanks to Prime Minister Lee Hsien Loong of the Singaporean host, Dr. John Chipman and the organisers of the 12th Shangri-La Dialogue for your kind invitation to me to attend and address this important forum. Since its inception 12 years ago, the Shangri-La Dialogue has truly become one of the most substantive and meaningful security dialogues in the region. I do believe that the full presence of government officials, military leaders, prestigious scholars and all distinguished delegates at this forum reflects the interest and the efforts to jointly preserve peace and security in the Asia-Pacific region in the context of a dynamically changing world.

Ladies and Gentlemen,

While languages and expressions might differ, I am sure we all agree that without trust, there would be no success and harder work asks for bigger trust. In Viet Nam, there is a saying that ‘if trust is lost, all is lost.’ Trust is the beginning of all friendships and cooperation, the remedy that works to prevent calculations that could risk conflicts. Trust must be treasured and nurtured constantly by concrete, consistent actions and, most importantly, with a sincere attitude.

In the 20th century, Southeast Asia in particular and the Asia-Pacific in general were once fierce battlefields and deeply divided for decades. It might be said that the entire region ever thirsts for peace. To have the peace, development and prosperity, it is a must to build and consolidate strategic trust. In other words, we need to build strategic trust for peace, cooperation and prosperity in the Asia-Pacific. That is what I wish to share with you at this forum.

To begin with, Viet Nam has a profound confidence in the bright future of the region that we are living in. Yet the trend of increased engagement and competition, particularly by big powers not only offers positive elements but also involves negative risks that require us to take initiative and work together to prevent.

The Asia-Pacific region now enjoys dynamic development and is home to the three biggest economies of the world. Here, the trend of multi-layer and multi-sector cooperation and linkages is evolving vigorously and becomes the prevailing one of the day. This is quite a promising prospect for us all.

However, looking back at the full picture of the region in the past years, we cannot fail to be concerned over the simmering challenges to peace and security.

Competition and engagement are by themselves normal facts in the course of development cooperation. Yet if such competition and engagement embrace calculations only in one’s own interest, inequality, disrespect of international law and lack of transparency, then strategic trust could not be reinforced, and there could be a chance for the rise of division, suspicion and the risk of mutual containment, thus adversely affecting peace, cooperation and development.

The unpredictable developments in the Korean Peninsula, territorial, maritime and island and natural resources disputes from the East China Sea to the East Sea (South China Sea) that are evolving with much complexity, threatening regional peace and security, firstly maritime security and safety as well as the freedom of navigation, have indeed caused deep concerns to the international community. Somewhere in the region, there have emerged preferences for unilateral might, groundless claims, and actions that run counter to international law and stem from imposition and power politics.

I would like to draw your further attention to the fact that maritime transport and communications are growing in scale and having a much greater significance. It is projected that three fourths of global trade in the 21st century will be made via maritime routes and two thirds of that will be shipped across the East Sea. A single irresponsible action or instigation of conflict could well lead to the interruption of such huge trade flow, thus causing unforeseeable consequences not only to regional economies but also to the entire world.

In the mean time, the threats of religious and ethnic conflicts, egoistic nationalism, secessionism, violence, terrorism, cyber security, etc. are still very much present. Global challenges like climate change, sea level rise, pandemics or water resources and the interests of upstream and downstream riparian countries of major rivers, etc. have become ever more acute.

In such a context, we could realize that such challenges and risks of conflict are not to be underestimated. We all understand that if this region falls into instability and especially, armed conflicts, there will be neither winner nor loser. Rather, all will lose. Suffice it to say, therefore, that working together to build and reinforce strategic trust for peace, cooperation and prosperity in the region is the shared interest of us all.

Secondly, to build strategic trust, we need to abide ourselves by international, uphold the responsibilities of nations, especially of major powers, and improve the efficiency of multilateral security cooperation mechanisms.
In the world history, many nations have suffered from irreparable losses when they fell victim to power politics, conflicts and wars. In today’s civilised world, the UN Charter, international law and the universal principles and norms serve as the entire mankind’s common values that must be respected. This also represents the precondition for strategic trust building.

Each state should always be a responsible stakeholder in the pursuit of common peace and security. Countries, either big or small, must build their relations on the basis of equality and mutual respect and at a higher level, on mutual strategic trust. Big states have a greater role to play and can contribute more but also shoulder bigger responsibilities in the cultivation and consolidation of such strategic trust. Besides, when it comes to the right voices and beneficial initiatives it does not matter whether they come from big or small countries. The principles of cooperation, equal and open dialogue in ASEAN and other forums advocated by ASEAN as well as this Shangri-La Dialogue are born from and maintained on such mindset.

I fully share the views of H.E. President Susilo Bambang Yudhoyono of Indonesia who said last year at this forum that small and medium countries could help lock major powers into a durable regional architecture. I also agree with Prime Minister Lee Hsien Loong on what he said in a speech in Beijing last September that a reliable and responsible cooperation between the United States and China would positively contribute to the common interest of the region. We all understand that the Asia-Pacific has sufficient room for all intra- and extra-regional countries to work together and share their interests. The future of the Asia-Pacific has been and will continue to be shaped by the roles and interactions by all countries in the region and the world, particularly by the major powers and certainly, by the indispensable role of ASEAN.

I believe that no regional country would oppose the strategic engagement of extra-regional powers if such engagement aims to enhance cooperation for peace, stability and development. We could expect more in the roles played by major powers, particularly the United States and China, the two powers having the biggest roles in and responsibilities to the future of their own as well as that of the region and the world. What important is that such expectation should be reinforced by strategic trust and such strategic trust must be reflected by concrete and constructive actions of these two nations.

We attach special attention to the roles played by a strongly rising China and the United States – a Pacific power. We expect and would support the United States and China once their strategies and actions conform to international law, respect the independence and sovereignty of nations, not only bringing about benefits to themselves but also contributing practically to our common peace, cooperation and prosperity.

What I want to further underline is that the existing regional cooperation mechanisms such as the ASEAN Regional Forum (ARF), East Asia Summit (EAS), ASEAN Defence Ministers’ Meetings Plus (ADMM+) as well as this Shangri-La Dialogue offer the opportunities to foster multilateral security cooperation and find solutions to the arising challenges. Yet it could be said that what is still missing, or at least still insufficient, is the strategic trust in the implementation of those arrangements. The first and foremost important thing is to build a mutual trust in confronting challenges and their impacts, and in enhancing concrete, practical, multi-layer and multi-sector cooperation within both bilateral and multilateral frameworks. Once there is sufficient strategic trust, we could advance and expand cooperation and find solutions to any problem, even the most sensitive and difficult one.

Thirdly, when talking about peace, cooperation and prosperity in the Asia-Pacific, we cannot help but mention an ASEAN of unity and consensus, playing its central role in many multilateral cooperation forums.

It was hard to believe that a South East Asia once divided and embedded in conflicts during the Cold War could become a community of nations united in diversity and playing a central role in an evolving regional architecture like ASEAN today. The participation of Viet Nam in ASEAN in 1995 marked a new era of development in ASEAN towards building a common house for all South East Asian nations true to its name. The success of ASEAN is the fruit of a long persevering process to build trust, nurture the culture of dialogue and cooperation, and cultivate the sense of responsibility to the shared destiny of South East Asian nations.

ASEAN is proud to be an example for the principle of consensus and mutual trust in the making of its own decisions. That principle is the foundation for equality among the member states, whether it is Indonesia with nearly a fourth of a billion people or Brunei Darussalam with less than half a million. That principle also constitutes the foundation for extra-regional countries to place their trust in ASEAN as an ‘honest broker’ in guiding regional cooperation arrangements such as ARF, ADMM+, EAS, etc.

With a mindset of shared interests rather than that of a win-lose one, the enlargement of the East Asia Summit (EAS) to include Russia and the United States, the ADMM+ process that was put into reality in Viet Nam in 2010, and the success of EAS, ARF, ADMM in the years that follow have further consolidated the ground for a regional architecture in which ASEAN plays the central role, bringing about trust in the multilateral security cooperation in the region.

I also wish to refer to Myanmar as a vivid example of the outcome of the perseverance to dialogue on the basis of building and reinforcing trust, respecting the legitimate interests of each other, which helps open up a bright future not only for Myanmar but also for our whole region.

There have been profound lessons about the fundamentality of ASEAN’s consensus and unity in maintaining equal and mutually beneficial relations with partner countries and maximising its proactive role in handling strategic issues of the region. ASEAN will only be strong and able to build on its role when it is a united block. An ASEAN with no unity will by itself, lose its stand and will not be in the interest of any country, even ASEAN member states or its partners. We need an ASEAN united and strong, cooperating effectively with all countries to nurture peace and prosperity in the region, not an ASEAN in which member states are forced to take side with one country or the other for the individual benefit of their own in the relations with big powers. We have the responsibility to multiply trust in the settlement of problems, enhance cooperation for mutual benefit, combine harmoniously our national interest with that of other nations and of the whole region.

Viet Nam and other ASEAN members always look forward to other countries, particularly the major powers, for the support to the AEAN Community’s central role, its principle of consensus and unity.

Back to the issue of the East Sea, ASEAN and China have travelled a long way with no less difficulty to come to the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) adopted during the ASEAN Summit in Phnom Penh in 2002. To commemorate the 10th anniversary of the DOC, ASEAN and China have agreed to work towards a Code of Conduct in the South China Sea (COC). ASEAN and China need to uphold their responsibilities, mutually reinforce strategic trust, first and foremost by strictly implementing the DOC and doubling efforts to formulate a COC that conforms to international law and in particular, the 1982 UNCLOS.

We believe that ASEAN and its partners can work together to develop a feasible mechanism that could guarantee maritime security and safety and freedom of navigation in the region. In so doing, we will not only help ensure maritime security and safety, and freedom of navigation, and create conditions for the settlement of disputes but will also assert the fundamental principles in maintaining peace, enhancing development cooperation in the contemporary world.

As for non-traditional security and other challenges including water resources security on the common rivers, by building strategic trust, enhancing cooperation in harmonizing national interests with common interests, I believe that we will able to achieve successes, thus making practical contributions to peace, cooperation and development in the region.

Ladies and Gentlemen, Dear friends,

Throughout her thousands of years of history, Viet Nam has suffered numerous pains and losses due to wars. Viet Nam always aspires to peace and to contributing to the consolidation of peace and enhancement of friendship and development cooperation in the region and the world. To have a genuine and lasting peace, the independence and sovereignty of any country, whether large or small, must be respected. Differences in interests, culture, etc. must be subject to open dialogues in a constructive spirit of mutual understanding and mutual respect.

We do not forget the past but need to put it behind to look forward to the future. With the tradition of offering friendship and hospitality, Viet Nam always desires to work with its partners to build and reinforce strategic trust for peace, cooperation and development on the basis of the principle of respect for independence, sovereignty, equality and mutual benefit.

Viet Nam persists with the foreign policy of independence, self-reliance, multilateralisation and diversification of external relations, being a friend and reliable partner to all nations, and a responsible member of the international community. Viet Nam has spared no efforts to deepen relations with countries from all continents and established strategic partnerships, comprehensive partnerships with many. It is our desire to establish strategic partnerships with all the permanent members of the UN Security Council once the principles of independence, sovereignty, non-interference in the internal affairs of each other, mutual respect, equal and mutually beneficial cooperation are committed and seriously implemented.

At this prestigious forum, I have the honour to inform that Viet Nam has decided to participate in UN peacekeeping operations, first and foremost in such areas as military engineering, military medicine and military observation.

Viet Nam’s defence policy is that of peace and self-defence. Viet Nam will not be a military ally to any country and will not allow any country to set up military bases in Viet Nam. Viet Nam will not ally itself with any country to counter another. In the past years, sustained high economic growth has enabled Viet Nam to increase its national defence budget at a reasonable level but lower than that of economic growth. Viet Nam’s army modernisation is only for self-defence and the safeguard of our legitimate interests. It does not, in any way target any other country.

With regard to the present threats and challenges to regional security such as the Korean Peninsula, the East China Sea and the East Sea, etc., Viet Nam perseveres to the principle of peaceful dispute settlement on the basis of international law, respecting the independence, sovereignty and the legitimate interests of each other. All parties concerned need to exercise self-restraint and must not resort to force or threat to use force.

Once again, Viet Nam reiterates its compliance with the ASEAN Six-point Statement on the East Sea and will do its utmost to work together with ASEAN and China to seriously observe the DOC and soon arrive at the COC. Viet Nam asserts and will protect its legitimate rights and interests in accordance with international law, especially the 1982 UN Convention on the Law of the Sea.

Ladies and Gentlemen, Dear friends,

Peace, cooperation and development represent the interest, the ardent aspirations and the common future of all countries and peoples. In the open spirit of the Shangri-La Dialogue, I would call upon you all to join hands and make concrete actions to build and reinforce strategic trust for an Asia-Pacific region of peace, cooperation and prosperity.


Sources in English:

Building Strategic Trust for Peace, Cooperation and Prosperity in the Asia-Pacific Region: Nguyen Tan Dung | Sudestasiatico.com

The bottom line that the "Trust" we can built and who would be the one that we are could be "Trust


Source: http://www.defence.pk/forums/china-far-east/256159-shangri-la-dialogue-2013-keynote-address-nguyen-tan-dung-prime-minister.html#ixzz2VSCydszN

 

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La 2013

VIETNAMNET - Thứ sáu, 31/05/2013, 20:14 (GMT+7)

Hôm nay, 31/5, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 diễn ra ở Singapore, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu dẫn đề. BBT trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á

Thưa Ngài Thủ tướng Lý Hiển Long,

Thưa Tiến sĩ Giôn Chip – man,

Thưa Quý vị và các bạn,

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ngài Lý Hiển Long, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore, Tiến sĩ Giôn Chip-man và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La 12 đã mời tôi dự và phát biểu khai mạc diễn đàn quan trọng này. Sau 12 năm kể từ khi ra đời, Đối thoại Shangri-La thực sự đã trở thành một trong những diễn đàn đối thoại về hợp tác an ninh thực chất và hữu ích nhất ở khu vực. Tôi tin rằng sự có mặt của đông đảo các quan chức Chính phủ, các nhà lãnh đạo quân đội, các học giả có uy tín và toàn thể Quý vị tại đây thể hiện sự quan tâm, nỗ lực cùng nhau gìn giữ hòa bình và an ninh cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong một thế giới đầy biến động.

nguyen_tan_dung_2

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12

Thưa Quý vị và các bạn,

Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.

Trong thế kỷ 20, Đông Nam Á nói riêng và Châu Á – Thái Bình Dương nói chung vốn là chiến trường ác liệt, bị chia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ. Có thể nói cả khu vực này luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình. Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Nói cách khác, chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á – Thái Bình Dương. Đó cũng là chủ đề mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và các bạn tại diễn đàn hôm nay.

nguyen_tan_dung_3

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12

 

Trước hết, Việt Nam chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong hợp tác phát triển của khu vực, nhưng với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự – nhất là từ các nước lớn, thì bên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực mà chúng ta cần phải cùng nhau chủ động ngăn ngừa.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển năng động và là nơi tập trung ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi. Xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo. Điều này là cơ hội hết sức lạc quan cho tất cả chúng ta.

Tuy nhiên, nhìn lại bức tranh toàn cảnh khu vực trong những năm qua, chúng ta cũng không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh.

Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển. Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.

Những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.

nguyen_tan_dung_4

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12

Tôi muốn lưu ý thêm rằng lưu thông trên biển chiếm tỷ trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn. Theo nhiều dự báo, sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường.

Trong khi đó, các nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, ly khai, bạo loạn, khủng bố, an ninh mạng… vẫn hiện hữu. Những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng; dịch bệnh; nguồn nước và lợi ích giữa các quốc gia thượng nguồn, hạ nguồn của các con sông chung… ngày càng trở nên gay gắt.

Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua – mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.

Thứ hai, để xây dựng lòng tin chiến lược, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia – nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương.

Trong lịch sử thế giới, nhiều dân tộc đã phải gánh chịu những mất mát không gì bù đắp được khi là nạn nhân của tham vọng cường quyền, của xung đột, chiến tranh. Trong thế giới văn minh ngày nay, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin chiến lược.

Mỗi quốc gia luôn phải là một thành viên có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh chung. Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ cần có quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cao hơn là có lòng tin chiến lược vào nhau. Các nước lớn có vai trò và có thể đóng góp nhiều hơn, đồng thời có trách nhiệm lớn hơn trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Mặt khác, tiếng nói đúng đắn cũng như sáng kiến hữu ích không phụ thuộc là của nước lớn hay nước nhỏ. Nguyên tắc hợp tác, đối thoại bình đẳng, cởi mở trong ASEAN, các diễn đàn do ASEAN khởi xướng và ngay Đối thoại Shangri-La của chúng ta cũng được hình thành và duy trì trên cơ sở tư duy đó.

Tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Ngài Xu-xi-lô Bam-bang Dút-đô-dô-nô, Tổng thống nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, tại diễn đàn này năm ngoái là các nước vừa và nhỏ có thể gắn kết cùng các nước lớn vào một cấu trúc bền vững ở khu vực. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của Ngài Thủ tướng Sinh-ga-po Lý Hiển Long trong bài phát biểu tại Bắc Kinh tháng 9/2012 cho rằng sự hợp tác tin cậy và trách nhiệm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực cho lợi ích chung của khu vực. Chúng ta đều hiểu rằng Châu Á – Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực cùng hợp tác và chia sẻ lợi ích. Tương lai của Châu Á – Thái Bình Dương đã và sẽ tiếp tục được tạo dựng bởi vai trò và sự tương tác của tất cả các quốc gia trong khu vực và cả thế giới, nhất là các nước lớn và chắc chắn trong đó không thể thiếu vai trò của ASEAN.

Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. Điều quan trọng là sự kỳ vọng đó cần được củng cố bằng lòng tin chiến lược và lòng tin chiến lược cần được thể hiện thông qua những hành động cụ thể mang tính xây dựng của các quốc gia này.

nguyen_tan_dung_5

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam được mời phát biểu khai mạc tại Đối thoại Shangri-La

Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ – một cường quốc Thái Bình Dương. Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình, đồng thời đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm là, các cơ chế hợp tác hiện có trong khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)… cũng như Đối thoại Shangri-La đã tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác an ninh đa phương và tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra. Nhưng có thể nói rằng, vẫn còn thiếu – hay ít nhất là chưa đủ – lòng tin chiến lược trong việc thực thi các cơ chế đó. Điều quan trọng trước hết là phải xây dựng sự tin cậy lẫn nhau trước các thử thách, các tác động và trong tăng cường hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, các tầng nấc, cả song phương và đa phương. Một khi có đủ lòng tin chiến lược, hiệu quả thực thi của các cơ chế hiện có sẽ được nâng lên và chúng ta có thể đẩy nhanh, mở rộng hợp tác, đi đến giải pháp về mọi vấn đề, cho dù là nhạy cảm và khó khăn nhất.

Thứ ba, nói đến hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta không thể không nói đến một ASEAN đồng thuận, đoàn kết và với vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế hợp tác đa phương.

Khó có thể hình dung được một Đông Nam Á chia rẽ, xung đột trong Chiến tranh Lạnh lại có thể trở thành một cộng đồng các quốc gia thống nhất trong đa dạng và đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở khu vực như ASEAN ngày nay. Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN năm 1995 đánh dấu thời kỳ phát triển mới của ASEAN, tiến tới hình thành một ngôi nhà chung của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đúng với tên gọi của mình. Thành công của ASEAN là thành quả của cả quá trình kiên trì xây dựng lòng tin và văn hóa đối thoại, hợp tác cũng như ý thức trách nhiệm chia sẻ vận mệnh chung giữa các nước Đông Nam Á.

nguyen_tan_dung_va_cac_bo_truong_10_nuoc_asean

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ trưởng, Trưởng đoàn 10 nước ASEAN tham dự hội nghị COP 2.

ASEAN tự hào là một hình mẫu của nguyên tắc đồng thuận và lòng tin vào nhau trong các quyết định của mình. Đó là nền tảng tạo sự bình đẳng giữa các thành viên cho dù là một Indonesia với dân số gần 1/4 tỷ người và một Brunei với dân số chưa đến nửa triệu người. Đó cũng là cơ sở để các nước ngoài khu vực gửi gắm lòng tin vào ASEAN với tư cách là “người trung gian thực tâm” trong vai trò dẫn dắt nhiều cơ chế hợp tác khu vực.

Với tư duy cùng chia sẻ lợi ích, không phải “kẻ được – người mất”, việc mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) mời Nga và Hoa Kỳ tham gia, tiến trình ADMM+ đã được hiện thực hóa tại Việt Nam năm 2010 và thành công của EAS, ARF, ADMM+ những năm tiếp theo đã củng cố hơn nữa nền tảng cho một cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm, đem lại niềm tin vào tiến trình hợp tác an ninh đa phương của khu vực này.

Tôi cũng muốn đề cập trường hợp của Mi-an-ma như một ví dụ sinh động về kết quả của việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Mi-an-ma mà cho cả khu vực chúng ta.

Đã có những bài học sâu sắc về giá trị nền tảng của nguyên tắc đồng thuận, thống nhất của ASEAN trong việc duy trì quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với các nước đối tác và phát huy vai trò chủ động của ASEAN trong những vấn đề chiến lược của khu vực. ASEAN chỉ mạnh và phát huy được vai trò của mình khi là một khối đoàn kết thống nhất. Một ASEAN thiếu thống nhất sẽ tự đánh mất vị thế và không có lợi cho bất cứ một ai, kể cả các nước ASEAN và các nước đối tác. Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn. Trách nhiệm của chúng ta là nhân thêm niềm tin trong giải quyết các vấn đề, trong tăng cường hợp tác cùng có lợi, kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia mình với lợi ích của quốc gia khác và của cả khu vực.

Việt Nam cùng các nước ASEAN luôn mong muốn các nước – đặc biệt là các nước lớn, ủng hộ vai trò trung tâm, nguyên tắc đồng thuận và sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng ASEAN.

Trở lại vấn đề Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặng đường khá dài và cũng không ít khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnôm-pênh năm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm ký và thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lực tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Chúng tôi cho rằng, ASEAN và các nước đối tác có thể cùng nhau xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực. Làm được như vậy sẽ không chỉ góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp, mà còn khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong việc gìn giữ hòa bình, tăng cường hợp tác, phát triển của thế giới đương đại.

hoi_nghi_shangri-la

Ảnh trong Hội nghị Shangri-La do bạn đọc cung cấp.

Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống và các thách thức khác – trong đó có an ninh nguồn nước trên các dòng sông chung, bằng việc xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường hợp tác, hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung, tôi tin rằng chúng ta cũng sẽ đạt được những thành công, đóng góp thiết thực vào hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực.

Thưa Quý vị và các bạn,

Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta không quên, nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện.

Nhân diễn đàn quan trọng này, tôi trân trọng thông báo, Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự.

Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác.

Những năm qua, việc duy trì tăng trưởng kinh tế khá cao đã tạo điều kiện cho Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng ở mức hợp lý. Việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam chỉ nhằm tự vệ, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.

Đối với các nguy cơ và thách thức về an ninh khu vực đang hiện hữu như bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông… Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Một lần nữa, Việt Nam khẳng định tuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; nỗ lực làm hết sức mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạt được COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

Thưa Quý vị và các bạn,

Hòa bình, hợp tác và phát triển là lợi ích, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chung của các quốc gia, các dân tộc. Trên tinh thần cởi mở của Đối thoại Shangri-La, tôi kêu gọi tất cả chúng ta bằng những hành động cụ thể hãy cùng chung tay xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì một Châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác, thịnh vượng.

Xin cảm ơn Quý vị và các bạn./.