BS Trần Xuân Ninh: "Nghĩ về một việc đã làm"

11 Tháng Bảy 20161:15 SA(Xem: 15997)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI  11  JULY 2016

BS Trần Xuân Ninh phát biểu trong buổi hội thảo "Hiện tình Phật giáo" tại Houston - Texas ngày 7/5/2016

Nghĩ về một việc đã làm

image259

Nghĩ về một việc đã làm khi đuợc mời tham dự buổi hội thảo tại Houston ngày 7 tháng 5 năm 2016 về đề tài “Người Phật tử làm gì trước hiện tình rối ren GHPGVNTN”, tôi đã có một số suy nghĩ, mà hôm nay muốn chia xẻ cùng quý đồng hương.

Xin nói rằng những rắc rối nội bộ GHPGVNTN trong thời gian gần đây tôi có được biết do những dữ kiện bạn bè đủ giới chuyển đến.

Ông Võ Văn Ái là một nhân vật nổi tiếng, mà không mấy người quan tâm đến hoạt động cộng đồng và chính trị cũng như Phật giáo không biết.

Thượng toạ Thích Giác Đẳng nguyên là người trách nhiệm truyền thông của GHPGVNTN/Văn phòng II, và gần đây là Quyền Chủ tịch Văn Phòng II, mà tôi đã có dịp gặp một số lần khi đến thăm cố hoà thượng Thích Hộ Giác ở chùa Pháp Luân, và cũng có vài dịp ít ỏi trao đổi về vấn đề hoằng dương Phật pháp.

Tôi cũng biết quá trình hình thành giáo hội, với phương châm Đạo pháp và Dân tộc, và những dư luận đủ chiều đối với những hoạt động của giáo hội, khen cũng nhiều mà chê bai không thiếu, vì những lý do chính trị, xã hội khác nhau.

Tôi cũng tự hỏi mình có phải là một “phật tử” hay không, và nếu có thì thuộc loại Phật tử nào. Phải thành thật mà nói, tôi không phải là loại phật tử đi chùa thường xuyên. Mà chỉ là một người “đi lương”, thờ cúng ông bà, còn đi chùa thì chỉ năm khi mười hoạ vào những dịp lễ lớn. Đạo pháp với tôi là những nguyên lý hành xử để noi theo áp dụng mà vượt qua những phiền muộn khổ não vây bủa mình. Trong cái tâm thức như thế, Phật pháp đã hoà quyện với những nguyên tắc Khổng, Lão, một cách hài hoà, giúp cho con người ổn định trong tâm (Phật), ĐỒNG HÀNH –tháng Sáu năm 2016 hữu dụng trong đời (Khổng), theo lẽ tự nhiên (Lão) vận hành của vũ trụ.

Do đó, sẽ có người cho rằng tôi không phải là một phật tử thuần thành, tôi sẽ không cãi, nhưng sự quan tâm của tôi đối với GHPGVNTN nói riêng và Phật Giáo Việt Nam nói chung không ai lấy đi được.

Sau chót, thì cũng có những bạn bè thân cũng có, sơ cũng có, khuyên tôi không nên tham dự cuộc hội thảo, để mà dính vào “chuyện tranh chấp giang hồ”, với những lý do, trong vài trường hợp, rất quyết liệt mạnh mẽ.

Sau khi cân nhắc tất cả những điều trên, tôi đã quyết định tham dự cuộc hội thảo, không phải vì hiếu động muốn dính líu vào chuyện giang hồ đảo động, mà chỉ vì muốn là một người thực sự sống trong đời thực, đời thường, như là tôi đã từng sống, không chọn thái độ con ốc rút vào cái vỏ chẳng mấy gì chắc chắn nhưng tự thấy yên ổn của mình.

Trước hoàn cảnh nhân tình thế thái mâu thuẫn như vậy, khi đặt bút viết tôi không khỏi nghĩ tới một thời kỳ nhiễu nhương không khác trong lịch sử cận đại Việt Nam, thời kỳ thành lập Phật Giáo Tứ Ân Bửu Sơn Kỳ Hương, bởi đức Phật Thầy Tây An, giữa thế kỷ thứ 19. Thời đó nhân tâm ly tán, đất nước loạn lạc, và khủng hoảng chính trị, tôn giáo do Pháp mang tới. Phật giáo tứ ân đã đề ra phương châm học Phật tu Nhân để báo đáp 4 đại ân là ân cha mẹ tổ tiên, ân đồng bào tổ quốc, ân tam bảo và ân nhân loại. Nói khác đi là làm sống lại tinh thần Phật giáo Việt Nam tu đạo cứu đời từ thời Vua Trần Nhân Tông, vị sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Phật giáo tứ ân đã phát triển mạnh trong 7 năm đầu, rồi ngưng trệ sau khi đức Phật Thầy từ trần.

Đất nước tiếp tục rối ren loạn lạc từ đó đến nay. Thực vậy, nếu coi rằng sau khi anh hùng Yên Thế Hoàng Hoa Thám mất năm 1913 là Pháp thiết lập xong hệ thống cai trị toàn cõi Việt Nam thì có đúng, nhưng sự ổn định chính trị thì không hẳn có. Hay nếu có thì chỉ giới hạn trong một số vùng, trong từng giai đoạn trên dưới chục năm, với tâm trạng chung nhiều khi chỉ là chấp nhận thực tế, nín thở qua sông.

Người ta còn nhớ cuộc nổi loạn chống Pháp ở Thái nguyên của Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến năm 1917. Nguyễn An Ninh đậu luật sư ở Pháp về, nhưng vận động đấu tranh bất bạo động chống chính phủ bù nhìn và chính sách thuộc điạ Pháp, qua tờ báo Cái Chuông Nứt (la cloche fêlée) từ năm 1926, sau đó là báo Tranh Đấu (La lutte). Ông bị bắt bỏ tù nhiều lần vì nhiều tội danh trong đó có tội lập Hội kín Nguyễn An Ninh gây loạn, để rồi sau cùng bị đầy đi Côn Đảo, và chết ở đó.

Nguyễn Thái Học khởi nghĩa chống Pháp ở Yên Bái và bị xử tử cùng 12 đồng chí năm 1930.

Đội Cung nổi loạn tính chiếm trại lính khố xanh ở Vinh năm 1941, nhưng việc bại lộ và bị bắt giết.

Riêng Phật giáo thì cũng có những biểu hiện xây dựng thành tổ chức để tạo sức mạnh của một tập thể tôn giáo qua việc thành lập hội An Nam Phật học ở Huế năm 1932, và Tổng hội Phật giáo Bắc kỳ năm 1934.

Sau khi Hồ chí Minh nắm quyền năm 1945, thiết lập chế độ toàn trị chuyên chính vô săn thì tình hình rối beng, vì những mâu thuần đảng tranh và tôn giáo.

Tiếp theo là sự trở lại của Pháp với sự giúp đỡ của Anh, sự giúp đỡ của Mao Trach Đông cho Hồ chí Minh bành trướng chủ nghĩa Cộng sản, chính sách chống Cộng của Vatican thập niên 1950-60, chiến lược thế giới tự do của Mỹ để ngăn chặn làn sóng đỏ vân vân...

Tôi đã cố gắng tóm gọn các sự kiện này trong mười mấy phút trình bầy để chỉ rõ cái tính chất đặc thù của Phật giáo Việt Nam từ thời Trần Nhân Tông là nối kết sự tu tập giải khổ cho mình (cá nhân) với sự giải khổ tha nhân (tức là dân tộc).

Đồng thời cũng cho thấy rõ tình hình rối ren của giáo hội là phản ảnh tình hình tao loạn của đất nước, do các yếu tố ngoại quốc từ ngoài và những khó khăn nhân sự chủ quan nội bộ. Và hy vọng từ đó mọi người quan tâm thấy rõ con đường giải quyết những rối ren trong giáo hội là con đường tu tập theo Đạo Phật vì dân tộc mà GHPGVNTN đã đề ra trong phương châm Đạo Pháp và Dân tộc khi thành lập năm 1964, và mới đây được nhắc lại trên nguyệt san Đồng Hành: Hộ Pháp- Hộ Quốc- Hộ Dân.

Tôn chỉ này nếu được thể hiện trong nhận định các vấn đề, trong sinh hoạt và trong hành xử ở mỗi con người Phật tử trách nhiệm trong giáo hội, sự thành công sẽ là chắc chắn. Nhưng nếu chỉ được tô mầu đặt lên chỗ trang trọng không thôi, chúng sẽ không khác gì những chữ Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ chí Minh dựng lên năm 1945, và của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tức là chế độ VC biến thái thành tư bản hiện nay./

 Trần Xuân Ninh

23 Tháng Năm 2013(Xem: 21368)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23541)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24784)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24866)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22209)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23053)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22239)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 27200)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 26141)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.