TUYÊN BỐ Của Họp Mặt Dân Chủ 2013

26 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 22723)

Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây :

 

A. Về chế độ độc tài đảng trị hiện nay 

 1. Cuộc thảo luận chính trị rộng rãi trong xã hội trong thời gian vừa qua đã thể hiện rõ ràng ý nguyện của nhân dân Việt Nam, đó là chế độ chính trị hiện nay ở trong nước phải được thay thế bằng một chế độ dân chủ pháp trị

 2. Chế độ chính trị mới này phải do toàn dân chọn lựa và quyết định, thông qua các thủ tục dân chủ chân chính. Mọi ý đồ nhằm duy trì chế độ độc tài đảng trị và ngăn chặn nhân dân thực hiện ý nguyện chính đáng của mình, đều đi ngược lại xu thế của lịch sủ dân tộc và thời đại, tất nhiên không thể chấp nhận được.

 

B. Về chế độ dân chủ pháp trị 

 1. Tôn trọng nhân phẩm là giá trị tuyệt đối và nền tảng của chế độ dân chủ pháp trị. Tuân thủ luật quốc tế về nhân quyền và bảo đảm các quyền tự do căn bản cho người dân - đặc biệt, những quyền tự do có quan điểm, quyền tự do có tôn giáo, quyền chống tra tấn và quyền được xét xử công bằng - là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các cơ quan công quyền.

 2. Hiến pháp phải bảo đảm triệt tiêu mọi mầm mống của chế độ độc tài và ngăn giữ không cho chế độ độc tài được phục hồi. 

 3. Chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân. Các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải phân lập và đặt dưới quyền quyết định và giám sát tối hậu của toàn dân.

 4. Các cơ quan công quyền và thủ tục hành chánh được thiết lập để phục vụ nhân dân, do đó cần ngăn chặn không để bị biến chất thành một guồng máy cai trị thư lại và tham nhũng.

 5. Nền pháp trị phải được toàn xã hội, người dân cũng như chính quyền, triệt để tôn trọng. Không ai được đứng ngoài và đứng trên Hiến pháp và luật pháp.

 6. Nhà nước phải bảo đảm phúc lợi xã hội một cách công bằng cho toàn dân, không phân biệt đối xử.

 7. Luật pháp và chính quyền phải bảo đảm cho xã hội dân sự được hoạt động tự do.

 8. Hiến pháp phải bảo đảm quyền tư hữu và tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

 9. Một Tòa Án Hiến Pháp phải được thành lập để bảo đảm tính hợp hiến của luật pháp và giải quyết mọi tranh tụng liên quan đến việc áp dụng Hiến pháp.

 

C. Đề nghị:

 HMDC đánh giá cao cuộc vận động dân chú hóa tại Việt Nam và mọi sáng kiến dân chủ nhằm đột phá tình trạng độc tài và trì trệ hiện nay ở trong nước. Để góp phần vào cuộc vận động chính trị rộng lớn này, Họp Mặt Dân Chủ

 

  1. 1. Kêu gọi các thành phần dân chủ trong nước tích cực giải thích cho nhân dân thấy bản chất của ý đồ sửa đổi Hiến pháp hiện nay của nhà cầm quyền cộng sản là tìm cách kéo dài chế độ độc tài đảng trị;
  2. Ủng hộ các sáng kiến mang tính đột phá nhằm thực hiện các quyền tự do căn bản của người dân, nhất là quyền tự do lập hội, quyền tự do ngôn luận đã được bảo đảm bởi luật quốc tế nhân quyền;
  3. Chúng tôi cho rằng yểm trợ một tiếng nói và lực lượng dân chủ đối lập công khai với đảng CS ở trong nước là điều tuyệt đối cần thiết để ngăn chặn mọi ý đồ kéo dài chế độ độc tài đảng trị;
  4. 4. Chúng tôi sẽ tích cực vận động quốc tế và cộng đồng hải ngoại hỗ trợ để tiếng nói và lực lượng đối lập này sớm xuất hiện tại Việt Nam.

 

Hòa Lan, ngày 10 tháng 6 năm 2013

Họp Mặt Dân Chủ

 

(HMDC, ra đời từ năm 2002, tập họp những người hoạt động cho nền dân chủ pháp trị tại Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới, mỗi năm tồ chức Tĩnh Hội để gặp nhau trao đổi kiến thức, kinh nghiệm hoạt động, và hỗ trợ nhau trong cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam)./

cac_thanh_vien_hop_mat_dan_chu_mang_luoi_nhan_quyen_vn

Các thành viên “Họp Mặt Dân Chủ”; “Mạng Lưới Nhân Quyền VN”; Báo chí và thân hữu chụp ảnh kỷ niệm trong một cuộc gặp gỡ tại Quận Cam nam California năm 2012.

Góc trên là bìa sách Hiến Pháp nước CHXHCNVN do tòa soạn minh họa. PHOTO: LKT/VH

11 Tháng Chín 2013(Xem: 20092)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 22778)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20133)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 22872)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 22719)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 23277)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 24617)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 21245)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 34786)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 21605)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 20534)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20747)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21939)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21722)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20906)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21639)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20552)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21324)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 24819)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 25392)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.