Donald Trump và tân Tam quốc diễn nghĩa Mỹ - Trung - Nga

22 Tháng Giêng 20176:40 CH(Xem: 12336)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 23  JAN  2017


Donald Trump và tân Tam quốc diễn nghĩa Mỹ - Trung - Nga


Hồng Thủy


20/01/17


 (GDVN) - Biết đâu tân chủ nhân Nhà Trắng lại dùng kế của Khồng Minh dặn Quan Vũ khi giao lại Kinh Châu để vào Ba Thục: Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo?


Financial Times ngày 20/1 có bài bình luận của tác giả Ngụy Thành nhận định, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ biến kế "liên Trung kháng Xô" của (cố) Tổng thống Richard Nixon thành kế "liên Nga kháng Hoa".


Bắt đầu từ ngày 20/1/2017 giờ Washington DC, ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Về hướng đi chính sách đối nội cũng như đối ngoại của tân chủ nhân tòa Bạch Ốc có rất nhiều nhận định, đánh giá khác nhau.


Tuy nhiên có một điểm rất rõ, Donald Trump sẽ thay đổi triệt để cục diện địa chính trị toàn cầu bằng chính sách địa chính trị hoàn toàn mới.


Nói như tác giả Simon Tisdall của tờ The Guardian, Anh quốc thì, Trump sẽ biến kế "liên Trung kháng Xô" của Nixon thành "liên Nga kháng Hoa".


image019

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Nikkei Asian Review.


Từ khi đắc cử ngày 8/11 năm ngoái đến khi nhậm chức 20/1 này, chỉ hơn 2 tháng nhưng ông Donald Trump đã không ngừng tìm cách lấy lòng Kremlin, đồng thời thách thức Trung Nam Hải.


Rất nhiều người phát hiện ra rằng, thỉnh thoảng Donald Trump lên Twitter phàn này cái này, chỉ trích cái kia và đối tượng để ông trút giận hầu như là Trung Quốc.


Tuy nhiên 2 tháng qua ông chưa hề phê phán Tổng thống Nga Vladimir Putin.


Mặc dù các cơ quan tình báo Hoa Kỳ loan tin rằng, nước Nga của Putin đã can thiệp vào bầu cử Mỹ và họ có chứng cứ, Donald Trump sau nhiều lần bác bỏ, đã công khai thừa nhận Moscow đứng sau những hoạt động rò rỉ e-mail của đảng Dân chủ trong quá trình tranh cử.


Nhưng đến lúc này ông vẫn không phê phán Putin, ngược lại Trump thường xuyên ca ngợi nhà lãnh đạo người Nga là "mạnh mẽ".


Đừng bao giờ để Trung - Nga kết hợp


Nếu bạn cho rằng, phản ứng của Donald Trump với Kremlin và Trung Nam Hải kẻ ấm người lạnh chỉ là tính khí bốc đồng, cảm tính nhất thời của tân chủ nhân Nhà Trắng, thì bạn đã sai, Ngụy Thành bình luận.


Mặc dù là một người mạnh miệng tưởng như "bỗ bã", nhưng trong các vấn đề địa chiến lược như Hoa Kỳ ứng xử thế nào với Trung Quốc và Nga, Donald Trump lại đang cho thấy ông là con người có tư duy chiến lược sâu sắc, chín muồi.


Ngay từ khi tuyên bố ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 mùa hè năm 2015, Donald Trump đã nói với phóng viên: "Bạn không thể để tất cả mọi người đều hận mình. Hiện tại cả thế giới đang hận chúng ta.


Tôi đã nghe rất nhiều câu nói, từ nhiều năm qua là: tuyệt đối không được đẩy Nga về phía Trung Quốc, để 2 nước này kết hợp với nhau. Vậy nhưng Obama lại làm "được" điều này".


Một năm sau ông nhắc lại bình luận trên trong một cuộc họp báo:


"Khi còn trẻ tôi học lịch sử vẫn thường thấy câu: bạn tuyệt đối không được làm bất kỳ việc gì để đẩy Trung Quốc và Nga hợp tác với nhau. Hãy xem, bây giờ 2 nước này đang liên kết lại rồi.


Họ xưa nay chưa bao giờ có quan hệ gần gũi như bây giờ. Người Nga đang tìm cách bán năng lượng cho Trung Quốc. Chính chúng ta đã đẩy họ đến bước đường cùng này".


Trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Anh, nhiều cư dân mạng cũng bình luận về chủ đề tại sao Donald Trump lại "thân Nga xa Trung Quốc".


Một người dùng Internet với tên gọi Abc1986 nhận định, nguyên nhân có 2: Một là về kinh tế Nga không thể đe dọa Mỹ, nhưng Trung Quốc thì có thể vượt mặt Mỹ. Nếu hai nước này bắt tay nhau, Mỹ nguy mất.


Hai là Donald Trump thân Nga, chống Trung Quốc còn có yếu tố về dân tộc - văn hóa. Với người Mỹ da trắng, dù sao người Nga cũng gần gũi hơn về văn hóa, khác hoàn toàn Trung Quốc.


Biên tập viên tạp chí Cộng hòa mới Jeet Heer cũng có chung nhận xét: sở dĩ Donald Trump sốt sắng với Kremlin nhưng lại dửng dưng lạnh nhạt với Trung Nam Hải, ngoài yếu tố địa chính trị và kinh tế, đúng là có nhân tố dân tộc.


Jeet Heer đưa ra 2 ví dụ. Một là năm 2012 Donald Trump đã tuyên bố, toàn cầu hóa chỉ là vở kịch do người Trung Quốc đạo diễn, nhằm mục đích triệt tiêu năng lực cạnh tranh của ngành chế tạo Hoa Kỳ.


Hai là Trump luôn coi cộng đồng người Mỹ gốc Á là người "ngoại quốc". Năm 2015 một sinh viên Harvard gốc Á đứng lên phản đối bình luận của Trump rằng, Hàn Quốc chẳng trả đồng nào cho quân đội Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho xứ sở kim chi.


Trump lập tức ngắt lời sinh viên này bằng câu hỏi: "Cậu có phải người Hàn Quốc?" Sinh viên đó trả lời: "Không, tôi sinh ra ở Texas, lớn lên ở Colorado".


Còn theo Ngụy Thành, nguyên nhân quan trọng hơn cả nằm ở câu nói Trump vẫn nhắc đi nhắc lại lâu nay: tuyệt đối không được đẩy Nga vào chỗ phải bắt tay với Trung Quốc.


image020

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, ảnh: WSJ.


Có lẽ chính bởi câu nói này, Donald Trump mới dám áp đảo các quan điểm chống Nga cả trong chính phủ lẫn xã hội Hoa Kỳ, không ngần ngại công khai tuyên bố cải thiện quan hệ Mỹ - Nga khi lên nắm quyền.


Cũng vì câu nói này nên suốt thời kỳ tranh cử và sau khi đắc cử, Trung Quốc trở thành đối tượng, mục tiêu những chỉ trích của Donald Trump, điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và bổ nhiệm những nhân vật cứng rắn với Trung Quốc vào nội các mới.


Tam quốc diễn nghĩa Mỹ - Trung - Nga


Bất luận nguyên nhân thực sự là gì đi nữa, nếu Donald Trump tiếp tục "liên Nga kháng Hoa" sau khi nhậm chức Tổng thống, thì kịch bản "Tam quốc diễn nghĩa" Mỹ - Trung - Nga lại lặp lại sau 100 năm.


100 năm trước Mỹ đã từng bắt tay với Liên Xô để đối phó Trung Quốc.


Câu đầu tiên của Tam quốc diễn nghĩa, một trong "tứ đại danh tác" Trung Hoa mà rất nhiều người Trung Quốc quen thuộc có thể "vận" vào tình thế hiện tại:


"Nghe nói xưa nay, thế lớn thiên hạ phân chia lâu rồi tất có ngày tụ hợp, tụ hợp lâu ắt sẽ phải phân ly".


Chữ "phân", chữ "hợp" trong câu này miêu tả các chiến lược hợp tác và đấu tranh trong khuôn khổ giữa các quốc gia, và nó có thể "vận" vào lịch sử thế giới 100 năm gần đây nhất.


Từ Cách mạng Tháng Mười Nga trở về đây, cục diện địa chính trị toàn cầu thiên biến vạn hóa, nhưng xét theo chiều dài 100 năm lịch sử ba cường quốc Mỹ, Trung, Xô (Nga), đại khái có mấy lần ly - hợp:


Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ I, nhiều quốc gia phương Tây chống Liên Xô vừa mới thành lập. Ở Trung Quốc, sau cái chết của Tôn Trung Sơn, ban đầu Tưởng Giới Thạch thân Liên Xô, năm 1927 quay ra chống cả Liên Xô lẫn đảng Cộng sản Trung Quốc.


Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Mỹ - Xô - Trung bắt tay nhau kết đồng minh đánh phát xít Đức - Ý - Nhật.


Năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, Trung - Xô bắt tay chống Mỹ.


Thập niên 1960, Trung - Xô chia rẽ, cho dù lãnh đạo Liên Xô khi đó là Nikita Sergeyevich Khrushchyov đề ra phương châm chung sống hòa bình với Hoa Kỳ, nhưng mối nghi ngờ giữa Moscow và Washington không thể khắc phục, việc Mỹ - Xô bắt tay kiềm chế Trung Quốc không thể thực hiện.


Năm 1972 Richard Nixon thăm Trung Quốc xong, Mỹ - Trung bắt tay chống Liên Xô.


Năm 1991 Liên Xô giải thể, Mỹ - Nga có một thời kỳ quan hệ thân thiết, nhưng Boris Nikolayevich Yeltsin không bắt tay với Mỹ để chống Trung Quốc.


Sau vì vấn đề Kosovo, Chechnya, quan hệ Mỹ - Nga mới bắt đầu rạn nứt.


Năm 2000, Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga, vì NATO Đông tiến nên quan hệ Mỹ - Nga liên tục trục trặc. Sau vụ "sáp nhập" bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga, Mỹ lãnh đạo phương Tây trừng phạt Nga, quan hệ Trung - Nga lại trở nên mật thiết.


Putin có bước lên "chiến xa" của Donald Trump?


Năm nay tròn 100 năm ngày diễn ra Cách mạng Tháng Mười Nga, tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dường như muốn đảo lại luật chơi, thử chiến lược mới hơn 100 năm qua người Mỹ chưa từng thử: liên Nga kháng Hoa.


Vấn đề đặt ra là, Donald Trump liệu có làm được như Richard Nixon thủa trước, thay đổi triệt để cục diện địa chính trị toàn cầu, nhưng bằng chính sách ngược lại Nixon hay không?


Bởi lẽ muốn liên minh, cả hai cùng phải có nhu cầu và tình nguyện. Putin cũng phải chống Trung Quốc như Donald Trump.


Năm xưa Nixon thành công với kế liên Trung kháng Xô là vì Mao Trạch Đông khi đó rất hận Liên Xô với cái cớ "chủ nghĩa xét lại", chẳng kém gì Mỹ hận Liên Xô.


Do đó theo Ngụy Thành, kế "liên Nga kháng Hoa" của Donald Trump có thành công hay không, quyết định ở mấy nhân tố.


Thứ nhất, Putin có tình nguyện phối hợp với Donald Trump đối phó với Trung Quốc hay không. Ủng hộ Trump thành Tổng thống Mỹ là một chuyện, nhưng bước lên chiến xa của Trump là chuyện khác.


Cho đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin có động cơ đủ mạnh để làm việc này.


Thứ hai, Donald Trump có khả năng khống chế cơ chế quyền lực Hoa Kỳ và các lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ đến đâu. 


Thực tế một vài chính phủ tiền nhiệm của ông chưa từng biết đến ý tưởng "chớ đẩy Nga lại gần Trung Quốc" của Trump.


Trong khi xung đột lợi ích Mỹ - Nga trong vấn đề Ukraine, Syria lại lớn hơn khả năng hợp tác, lớn hơn cả xung đột lợi ích chiến lược Mỹ - Trung.


Cuối cùng, nó phụ thuộc vào phản ứng của Trung Quốc, bao gồm sách lược của Trung Nam Hải trong các giai đoạn trước, trong và sau khi một liên minh "kháng Hoa" được thành lập.


Tác giả Ngụy Thành kết luận: những "fan hâm mộ" Donald Trump trong chính quyền cũng như ngoài xã hội Trung Quốc, dù âm thầm hay công khai cũng nên nhận thấy rằng, khả năng Donald Trump liên Nga kháng Hoa chỉ là giấc mộng ban ngày.


"Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo"


Người viết cho rằng, bài bình luận của tác giả Ngụy Thành dường như muốn nhằm vào những người Trung Quốc thích Donald Trump hoặc ủng hộ ông hơn là bình luận chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Hoa Kỳ.


Thế chân vạc chia ba thiên hạ, hay câu chuyện hợp - ly, ly - hợp tác giả mượn từ Tam quốc diễn nghĩa cũng chỉ nhằm ngụy trang cho mục đích chính này mà thôi. 


Bởi lẽ Trump bây giờ mới bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống, ông Tập Cận Bình thì sắp sang nhiệm kỳ thứ 2. Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa chính thức công bố dự định của mình sau cuộc bầu cử năm 2018.


Cả 3 nhà lãnh đạo này đều có cá tính mạnh và dấu ấn cá nhân đậm nét trên chính trường, tác động không nhỏ đến đối nội lẫn đối ngoại.


Sự tại vị tiếp tục hay thoái lui của một, hai trong số họ sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối nội, đối ngoại mỗi nước.


Người viết đồng tình với nhận định của tác giả Ngụy Thành, Trump không phải "gã khờ" về chính trị như nhiều quan điểm hiện nay.


Và chính vì không phải "gã khờ", thậm chí còn có thể là một "tay chơi có hạng" trên bàn cờ chính trị quốc tế, những cái Trump nói và những toan tính trong đầu Trump rất có thể không giống nhau.


Là một nhà đàm phán có hạng, chắc chắn Trump đã có những tính toán chiến lược trong mỗi nước cờ, chứ không có gì là "ngẫu hứng", nhất là những chuyện như điện đàm với bà Thái Anh Văn.


Kể cả phát biểu của ông Rex Tillerson được Trump đề cử chức Ngoại trưởng, trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, rằng Hoa Kỳ nên ngăn Trung Quốc truy cập đảo nhân tạo ở Biển Đông, tuy không phải nói là làm, nhưng cũng không phải ông nói để chơi.


Mục đích, tính toán thực sự của Trump hay Tillerson trong những phát biểu và động thái gây chú ý như thế này, có thể sẽ còn mất nhiều thời gian và giấy mực bàn cãi.


Nhưng tác động của nó đến tính toán chiến lược của các bên, nhất là Trung Quốc thì rất rõ ràng. Người Mỹ có thể sẽ thấy điều này trên bàn đàm phán, và nhiều khả năng cái thấy đó diễn ra theo ý đồ của họ.


Vì thế nói Trump "liên Nga kháng Hoa" theo kiểu Tam quốc diễn nghĩa, tuy đúng là chưa đủ cơ sở như lập luận của Ngụy Thành, nhưng biết đâu tân chủ nhân Nhà Trắng lại dùng kế của Khồng Minh dặn Quan Vũ khi giao lại Kinh Châu để vào Ba Thục: Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo?


Hợp - ly, ly - hợp trong quan hệ giữa 3 siêu cường này, có thể như một vòng xoáy, nhưng nó không phải vòng tròn lặp lại, mà sẽ là vòng xoáy trôn ốc, với hình thức thể hiện khác nhau.


Tìm ra sự khác nhau ấy sẽ có ích cho các nước nhỏ đang là đối tượng mà 3 siêu cường này muốn tranh giành ảnh hưởng, cũng như những điểm nóng toàn cầu bởi hoạt động "phân chia lại địa bàn" của các tay "anh chị toàn cầu".


Tài liệu tham khảo:


http://www.ftchinese.com/story/001071069?full=y


Hồng Thủy
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19774)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17206)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25498)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20255)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20710)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19287)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20010)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19595)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18904)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18239)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18728)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17721)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18217)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18786)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21748)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21354)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18496)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22693)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27706)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21702)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...