Giảng viên đi du học nước ngoài rồi... một đi chẳng hẹn ngày về!

01 Tháng Ba 20175:35 CH(Xem: 11905)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM  02  MAR  2017


Giảng viên đi du học nước ngoài rồi... một đi chẳng hẹn ngày về!


An Nguyên


27/02/17


 (GDVN) - Giảng viên nhận tiền tỷ đi học rồi tự phá vỡ cam kết ban đầu để định cư ở nước ngoài hoặc chuyển sang đơn vị khác khiến nhiều Trường đại học "đau đầu" xử lý.


LTS: Giảng viên các trường đại học được cử đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách hoặc chương trình liên kết đào tạo nhưng tự phá vỡ cam kết, ở lại định cư nước ngoài.


Nhiều trường hợp học xong trở về lại xin nghỉ việc để chuyển sang cơ quan khác khiến nhà trường thiếu hụt nguồn nhân lực.


Nếu như các “nhân tài” thuộc đề án 922 (Đà Nẵng) đi học không trở về bị chính quyền khởi kiện đòi bồi hoàn chi phí thì việc khởi kiện các giảng viên tại các trường Đại học gặp rất nhiều khó khăn.


Liên quan đến vấn đề này, Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam sẽ có loạt bài phản ánh, phân tích thực trạng trên.


Nhận tiền tỷ đi học


Mới đây, dư luận xôn xao về việc Đại học Cần Thơ khởi kiện bà VTN. (nguyên giảng viên của trường) để yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo là gần 600 triệu đồng.


Trước đó, bà N. được cử đi học tiến sĩ tại Nhật Bản với nguồn kinh phí do nhà trường chu cấp.


Sau khi hoàn thành khóa học, bà N. trở về trường tiếp tục làm công tác giảng dạy. Tiếp đó, bà N. xin tham gia khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được chấp nhận nên xin nghỉ việc.


Do đó, phía Đại học Cần Thơ khởi kiện nữ tiến sĩ này ra tòa (sau đó, nhà trường đã rút đơn kiện).


Vụ việc nói trên không phải là hiếm mà nó đang xảy ra tại nhiều trường đại học trên cả nước.


image013

Số lượng cán bộ, giảng viên được cử đi học nước ngoài rồi không trở về của Đại học Đà Nẵng vẫn được đánh giá là ít hơn so với một Trường đại học khác. Ảnh: An Nguyên


image014

Nhân tài một đi không trở lại, chính quyền khởi kiện


Thực trạng “giảng viên được cử đi học rồi tự phá vỡ hợp đồng, không trở về nước hoặc bỏ việc giữa chừng” gây khó khăn, tốn kém cho nhà trường đang làm “đau đầu” các nhà quản lý.


Tại Đại học Đà Nẵng, nhiều giảng viên được cử đi nước ngoài học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ với kinh phí cả tỷ đồng để trở về phục vụ công tác giảng dạy nhưng cũng “biệt tăm”.


Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2016, Đại học Đà Nẵng đã gửi đi nước ngoài học tập gần 600 cán bộ, giảng viên.


Trong đó, phần lớn nghiên cứu sinh sau khi hoàn thành khóa học đều trở về nhận công tác, phát huy tốt năng lực của mình.


Theo một cán bộ Đại học Đà Nẵng, thời gian qua, có 25 cán bộ, giảng viên của các trường thành viên (thuộc Đại học Đà Nẵng) đã tự ý phá vỡ hợp đồng, không trở về nhận nhiệm vụ theo quy định.


Số giảng viên không trở về chủ yếu là đối tượng du học theo học bổng nước ngoài (gồm cả học bổng của các Giáo sư), còn lại số ít là học viên của đề án 911 và 322.


Trong quá trình được cử đi học, học viên vẫn được hưởng 40% lương cùng các chế độ khác như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp... do nhà trường chi trả.


Đối với các giảng viên đi học theo học bổng giáo sư thì toàn bộ số tiền ăn ở, kinh phí đi lại do vị giáo sư này tài trợ (nhà nước vẫn chi 40% lương trong thời gian đi học).


Còn học viên theo đề án 911 và 922 thì đều lấy các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước đài thọ.


Việc các giảng viên đi học xong không trở về khiến ngân sách bị thiệt hàng tỷ đồng, nhà trường phải tìm kiếm, bổ sung nguồn cán bộ giảng dạy thay thế.


Giảng viên tự phá cam kết, định cư ở nước ngoài


Theo tìm hiểu, nhiều học viên sau khi hoàn thành khóa học thì ở lại nước ngoài tìm kiếm việc làm với mức thu nhập và môi trường công việc tốt hơn.


Một số khác thì lấy lý do lập gia đình hoặc xin đi học tiếp để không trở về “thực hiện nghĩa vụ”.


image012

Nhân tài nhận tiền tỷ du học rồi...vỗ cánh bay, một đi không hẹn ngày về.


Cụ thể như trường hợp bà NKT. (Đại học Sư phạm Đà Nẵng) được cử đi học tại Trường Đại học Paris-Est (Pháp) theo đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước từ cuối năm 2011 đến 2015.


Hết thời gian học tập, mặc dù Đại học Đà Nẵng đã ba lần phát thông báo yêu cầu bà T. về nước để nhận công tác theo yêu cầu của nhà trường. Tuy nhiên, bà T. không thực hiện cũng như không có “hồi âm” gì với nhà trường.


Tương tự, ông PCD. (giảng viên trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng), được trường cử đi đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Robot tại Na Uy từ tháng 2/2012 đến tháng 1/2015.


Theo quy định thì sau khi tốt nghiệp, ông D. phải quay trở về làm việc tại Trường. Tuy nhiên, đã quá hạn nêu trên mà ông D. vẫn không về.


Đại học Đà Nẵng đã nhiều lần thông báo yêu cầu ông N. về nước thực hiện theo đúng cam kết nhưng không thành công.


Sau đó, nhà trường buộc phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, chấm dứt hợp đồng.


Một trường hợp khác là bà NHAP. (giảng viên Đại học kinh tế Đà Nẵng) được cử đi đào tạo thạc sĩ chuyên ngành kinh doanh quốc tế tại Trường Đại học Chung – Ang (Hàn Quốc) từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2013.


Hết thời hạn học tập tại nước ngoài nhưng bà P. vẫn chưa về nước, báo cáo kết quả học tập và nộp các giấy tờ liên quan cho Đại học Đà Nẵng.


Đại học Đà Nẵng cũng đã ba lần ra công văn thông báo về việc “viên chức đi học nước ngoài quá thời gian theo quy đinh” nhưng vẫn không có kết quả.


Sau đó, bà P. đã có đơn xin phép ở lại Hàn Quốc để học tiếp lên Tiến sĩ, đồng thời bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo theo quy định.


“Nhiều trường hợp giảng viên hợp thức hóa gia đình (lấy vợ hoặc lấy chồng) ở nước ngoài rồi lấy cớ này xin nghỉ dạy.


Còn một số khác thì do không hoàn thành nghiên cứu sinh nên xin nghỉ, ở lại bên đó tìm việc làm khác” PGS.TS Ngô Văn Dưỡng, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết.


Cũng theo thầy Dưỡng, có một số ít sau khi qua Anh học lên Tiến sĩ rồi tìm đường sang Mỹ định cư.


“Một số ít trường hợp đã qua bên kia định cư rồi nhưng vẫn trở về thực hiện cam kết bồi hoàn chi phí 40%” thầy Dưỡng nói.


An Nguyên


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


01/03/2017


Phó bí thư Bình Định hoàn trả 386 triệu đồng tiền học tiến sĩ


TTO - Chiều 1-3, một lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định xác nhận ban này đã tiếp nhận từ ông Lê Kim Toàn - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định - hơn 386 triệu đồng


image015

Ông Lê Kim Toàn - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định - Ảnh: DUY THANH


Đây là tiền trước đây ngân sách hỗ trợ để ông Toàn làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường đại học Bulacan State (Philippines). 


Vị lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết khi ông Toàn đi học tiến sĩ (2011-2013), ông là trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định.


Ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo theo chính sách của tỉnh được chuyển qua ban này để chi cho ông Toàn, nay theo quy định ông hoàn trả lại nơi đã chi tiền.


Như Tuổi Trẻ đã phản ánh, ông Toàn bảo vệ xong luận án tiến sĩ quản lý giáo dục tại Trường ĐH Bulacan State theo hình thức bán du học. Sau đó ông khai trong lý lịch đảng viên bổ sung là có bằng “tiến sĩ chính quy”.


Tháng 5-2015, trong danh sách ứng viên mà Tỉnh ủy Bình Định công bố, ông Lê Kim Toàn có trình độ chuyên môn là “tiến sĩ quản lý giáo dục, đại học luật”.


Tuy nhiên đến tháng 5-2016, trong bản trích ngang danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Định của ông Toàn lại ghi là “thạc sĩ quản lý giáo dục”.


Cho đến nay, Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam chưa công nhận văn bằng tiến sĩ do Trường đại học Bulancan State đào tạo theo hình thức đã nêu.


Một số vị cựu lãnh đạo tỉnh Bình Định và cán bộ hưu trí đã có đơn phản ánh đến các cấp, đề nghị xử lý vì cho rằng ông Toàn thiếu trung thực trong việc khai lý lịch về trình độ chuyên môn, dùng tiền nhà nước ra nước ngoài học tiến sĩ nhưng văn bằng không được Việt Nam công nhận nên phải hoàn trả lại ngân sách.


DUY THANH
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17554)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15109)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16873)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18113)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17047)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16454)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16397)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15365)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16684)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15843)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17376)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19957)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15771)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15032)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15242)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14617)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16403)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26224)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."