Giảng viên đi du học nước ngoài rồi... một đi chẳng hẹn ngày về!

01 Tháng Ba 20175:35 CH(Xem: 11767)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM  02  MAR  2017


Giảng viên đi du học nước ngoài rồi... một đi chẳng hẹn ngày về!


An Nguyên


27/02/17


 (GDVN) - Giảng viên nhận tiền tỷ đi học rồi tự phá vỡ cam kết ban đầu để định cư ở nước ngoài hoặc chuyển sang đơn vị khác khiến nhiều Trường đại học "đau đầu" xử lý.


LTS: Giảng viên các trường đại học được cử đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách hoặc chương trình liên kết đào tạo nhưng tự phá vỡ cam kết, ở lại định cư nước ngoài.


Nhiều trường hợp học xong trở về lại xin nghỉ việc để chuyển sang cơ quan khác khiến nhà trường thiếu hụt nguồn nhân lực.


Nếu như các “nhân tài” thuộc đề án 922 (Đà Nẵng) đi học không trở về bị chính quyền khởi kiện đòi bồi hoàn chi phí thì việc khởi kiện các giảng viên tại các trường Đại học gặp rất nhiều khó khăn.


Liên quan đến vấn đề này, Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam sẽ có loạt bài phản ánh, phân tích thực trạng trên.


Nhận tiền tỷ đi học


Mới đây, dư luận xôn xao về việc Đại học Cần Thơ khởi kiện bà VTN. (nguyên giảng viên của trường) để yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo là gần 600 triệu đồng.


Trước đó, bà N. được cử đi học tiến sĩ tại Nhật Bản với nguồn kinh phí do nhà trường chu cấp.


Sau khi hoàn thành khóa học, bà N. trở về trường tiếp tục làm công tác giảng dạy. Tiếp đó, bà N. xin tham gia khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được chấp nhận nên xin nghỉ việc.


Do đó, phía Đại học Cần Thơ khởi kiện nữ tiến sĩ này ra tòa (sau đó, nhà trường đã rút đơn kiện).


Vụ việc nói trên không phải là hiếm mà nó đang xảy ra tại nhiều trường đại học trên cả nước.


image013

Số lượng cán bộ, giảng viên được cử đi học nước ngoài rồi không trở về của Đại học Đà Nẵng vẫn được đánh giá là ít hơn so với một Trường đại học khác. Ảnh: An Nguyên


image014

Nhân tài một đi không trở lại, chính quyền khởi kiện


Thực trạng “giảng viên được cử đi học rồi tự phá vỡ hợp đồng, không trở về nước hoặc bỏ việc giữa chừng” gây khó khăn, tốn kém cho nhà trường đang làm “đau đầu” các nhà quản lý.


Tại Đại học Đà Nẵng, nhiều giảng viên được cử đi nước ngoài học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ với kinh phí cả tỷ đồng để trở về phục vụ công tác giảng dạy nhưng cũng “biệt tăm”.


Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2016, Đại học Đà Nẵng đã gửi đi nước ngoài học tập gần 600 cán bộ, giảng viên.


Trong đó, phần lớn nghiên cứu sinh sau khi hoàn thành khóa học đều trở về nhận công tác, phát huy tốt năng lực của mình.


Theo một cán bộ Đại học Đà Nẵng, thời gian qua, có 25 cán bộ, giảng viên của các trường thành viên (thuộc Đại học Đà Nẵng) đã tự ý phá vỡ hợp đồng, không trở về nhận nhiệm vụ theo quy định.


Số giảng viên không trở về chủ yếu là đối tượng du học theo học bổng nước ngoài (gồm cả học bổng của các Giáo sư), còn lại số ít là học viên của đề án 911 và 322.


Trong quá trình được cử đi học, học viên vẫn được hưởng 40% lương cùng các chế độ khác như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp... do nhà trường chi trả.


Đối với các giảng viên đi học theo học bổng giáo sư thì toàn bộ số tiền ăn ở, kinh phí đi lại do vị giáo sư này tài trợ (nhà nước vẫn chi 40% lương trong thời gian đi học).


Còn học viên theo đề án 911 và 922 thì đều lấy các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước đài thọ.


Việc các giảng viên đi học xong không trở về khiến ngân sách bị thiệt hàng tỷ đồng, nhà trường phải tìm kiếm, bổ sung nguồn cán bộ giảng dạy thay thế.


Giảng viên tự phá cam kết, định cư ở nước ngoài


Theo tìm hiểu, nhiều học viên sau khi hoàn thành khóa học thì ở lại nước ngoài tìm kiếm việc làm với mức thu nhập và môi trường công việc tốt hơn.


Một số khác thì lấy lý do lập gia đình hoặc xin đi học tiếp để không trở về “thực hiện nghĩa vụ”.


image012

Nhân tài nhận tiền tỷ du học rồi...vỗ cánh bay, một đi không hẹn ngày về.


Cụ thể như trường hợp bà NKT. (Đại học Sư phạm Đà Nẵng) được cử đi học tại Trường Đại học Paris-Est (Pháp) theo đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước từ cuối năm 2011 đến 2015.


Hết thời gian học tập, mặc dù Đại học Đà Nẵng đã ba lần phát thông báo yêu cầu bà T. về nước để nhận công tác theo yêu cầu của nhà trường. Tuy nhiên, bà T. không thực hiện cũng như không có “hồi âm” gì với nhà trường.


Tương tự, ông PCD. (giảng viên trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng), được trường cử đi đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Robot tại Na Uy từ tháng 2/2012 đến tháng 1/2015.


Theo quy định thì sau khi tốt nghiệp, ông D. phải quay trở về làm việc tại Trường. Tuy nhiên, đã quá hạn nêu trên mà ông D. vẫn không về.


Đại học Đà Nẵng đã nhiều lần thông báo yêu cầu ông N. về nước thực hiện theo đúng cam kết nhưng không thành công.


Sau đó, nhà trường buộc phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, chấm dứt hợp đồng.


Một trường hợp khác là bà NHAP. (giảng viên Đại học kinh tế Đà Nẵng) được cử đi đào tạo thạc sĩ chuyên ngành kinh doanh quốc tế tại Trường Đại học Chung – Ang (Hàn Quốc) từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2013.


Hết thời hạn học tập tại nước ngoài nhưng bà P. vẫn chưa về nước, báo cáo kết quả học tập và nộp các giấy tờ liên quan cho Đại học Đà Nẵng.


Đại học Đà Nẵng cũng đã ba lần ra công văn thông báo về việc “viên chức đi học nước ngoài quá thời gian theo quy đinh” nhưng vẫn không có kết quả.


Sau đó, bà P. đã có đơn xin phép ở lại Hàn Quốc để học tiếp lên Tiến sĩ, đồng thời bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo theo quy định.


“Nhiều trường hợp giảng viên hợp thức hóa gia đình (lấy vợ hoặc lấy chồng) ở nước ngoài rồi lấy cớ này xin nghỉ dạy.


Còn một số khác thì do không hoàn thành nghiên cứu sinh nên xin nghỉ, ở lại bên đó tìm việc làm khác” PGS.TS Ngô Văn Dưỡng, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết.


Cũng theo thầy Dưỡng, có một số ít sau khi qua Anh học lên Tiến sĩ rồi tìm đường sang Mỹ định cư.


“Một số ít trường hợp đã qua bên kia định cư rồi nhưng vẫn trở về thực hiện cam kết bồi hoàn chi phí 40%” thầy Dưỡng nói.


An Nguyên


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


01/03/2017


Phó bí thư Bình Định hoàn trả 386 triệu đồng tiền học tiến sĩ


TTO - Chiều 1-3, một lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định xác nhận ban này đã tiếp nhận từ ông Lê Kim Toàn - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định - hơn 386 triệu đồng


image015

Ông Lê Kim Toàn - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định - Ảnh: DUY THANH


Đây là tiền trước đây ngân sách hỗ trợ để ông Toàn làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường đại học Bulacan State (Philippines). 


Vị lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết khi ông Toàn đi học tiến sĩ (2011-2013), ông là trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định.


Ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo theo chính sách của tỉnh được chuyển qua ban này để chi cho ông Toàn, nay theo quy định ông hoàn trả lại nơi đã chi tiền.


Như Tuổi Trẻ đã phản ánh, ông Toàn bảo vệ xong luận án tiến sĩ quản lý giáo dục tại Trường ĐH Bulacan State theo hình thức bán du học. Sau đó ông khai trong lý lịch đảng viên bổ sung là có bằng “tiến sĩ chính quy”.


Tháng 5-2015, trong danh sách ứng viên mà Tỉnh ủy Bình Định công bố, ông Lê Kim Toàn có trình độ chuyên môn là “tiến sĩ quản lý giáo dục, đại học luật”.


Tuy nhiên đến tháng 5-2016, trong bản trích ngang danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Định của ông Toàn lại ghi là “thạc sĩ quản lý giáo dục”.


Cho đến nay, Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam chưa công nhận văn bằng tiến sĩ do Trường đại học Bulancan State đào tạo theo hình thức đã nêu.


Một số vị cựu lãnh đạo tỉnh Bình Định và cán bộ hưu trí đã có đơn phản ánh đến các cấp, đề nghị xử lý vì cho rằng ông Toàn thiếu trung thực trong việc khai lý lịch về trình độ chuyên môn, dùng tiền nhà nước ra nước ngoài học tiến sĩ nhưng văn bằng không được Việt Nam công nhận nên phải hoàn trả lại ngân sách.


DUY THANH
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16716)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?
12 Tháng Tư 2015(Xem: 17486)
* Một số bình luận ghi nhận về bản Thông Cáo Chung ký kết giữa hai đảng CSVN và CSTQ: BBC, VNTB, Ts Nguyễn Thanh Giang, Lê Anh Hùng, Ts Carlyle A. Thayer, Ts Nguyễn Nhã
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16855)
"Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương..." Trong Ba cường quốc (cung cấp vũ khí) đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam." "Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi." "Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu."
07 Tháng Tư 2015(Xem: 15608)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17219)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18147)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 17246)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 16749)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 15998)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18471)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17619)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24054)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21224)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40194)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17507)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17033)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16195)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.