Sợ Trung Quốc, Hà Nội tìm điểm tựa ở Washington

28 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 33365)

RFI Thứ năm 25 Tháng Bẩy 2013

Chuyên gia Úc Carl Thayer: “… Chủ yếu là Quan hệ đối tác xuyên Thái bình dương TPP…”

image010

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing

Lưu Tường Quang / Tú Anh

"Tổng thống Obama và tôi sẽ thảo luận các phương án thắt chặt quan hệ đối tác giữa hai nước trong tinh thần bảo vệ hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải tại Biển Đông , quyền lợi và quan tâm chung của nhiều nước trong và ngoài khu vực". Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã trả lời như trên câu hỏi của hãng tin Bloomberg về mục tiêu chuyến công du Mỹ với trọng điểm là cuộc hội kiến tại Nhà Trắng vào hôm nay 25/07/2013.

Không hẹn mà các bài nhận định của giới phân tích quốc tế cũng như thông điệp của giới nhân sĩ trí thức, blogger tại Việt Nam nhân chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang có cùng một nhận định : phải bắt tay với Mỹ để thoát gọng kềm Trung Quốc.

David Brown, nguyên là nhà ngoại giao từng phục vụ tại Việt Nam phân tích rằng Hà Nội đang tìm cách thoát mối đe dọa từ Trung Quốc. Sự kiện ông Trương Tấn Sang, sau từ Trung Quốc trở về, đã cấp tốc sang Mỹ là dấu hiệu Hà Nội « đã bị chấn động vì những gì mà Tập Cận Bình đã nói riêng với ông Sang » tại Bắc Kinh hồi tháng 6 vừa qua.

Chuyên gia Úc Carl Thayer nhận định lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ để thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về Hội nhập Quốc tế chủ yếu là Quan hệ đối tác xuyên Thái bình dương TPP, không có Trung Quốc.

Trong khi đó, giới nhân sĩ, chuyên gia, blogger Việt Nam kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam, mà đặc biệt là ông Trương Tấn Sang hãy « nắm lấy thời cơ chứng tỏ bản lãnh » đưa đất nước ra khỏi bàn tay của « chủ nghĩa Đại Hán ».

Trong bức tâm thư công bố trên mạng Bauxitvn, các nhân sĩ nhấn mạnh hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình dương TPP do Hoa Kỳ đề xướng, là giải pháp quan trọng giúp Việt Nam « tháo gỡ » gọng kềm Trung Quốc và giải quyết những khó khăn kinh tế hiện nay song song với cởi mở chính trị.

Liệu Hà Nội cần phải nắm bắt thời cơ như thế nào để bảo vệ quyền lợi của dân và đất nước ? RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.

« Hà Nội đang đi tìm điểm tựa ở Washington để may ra đối trọng lại phần nào với Trung Quốc Nếu chính phía Việt Nam đề nghị gặp tổng thống Obama thì đây là một bước tiến có thể gọi là tích cực của Hà Nội nhằm tạo một môi trường mới trong việc bang giao với Bắc Kinh, tương tự như Miến Điện đã đi tìm điểm tựa ở Washington để từ bỏ cái quá khứ lệ thuộc ».

11 Tháng Chín 2013(Xem: 19246)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 21939)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 19241)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 21842)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 21824)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 22300)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 23692)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 20460)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 20785)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19639)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19884)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 21906)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21149)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20903)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20091)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20852)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19568)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20411)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 23896)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 24432)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.