Sept 8 2013
Kính thưa toàn thể quý vị
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
Sự hiện diện của quý vị ngày hôm nay, đã không chỉ nói lên mối quan tâm của quý vị đối với công cuộc đấu tranh chung mà còn là một chia xẻ của quý vị đối với những hy sinh của các đảng Viên Việt Tân trên con đường cứu nước.
Là những người tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của Tướng Hoàng Cơ Minh, chúng tôi rất hãnh diện về tấm lòng yêu nuớc và gương hy sinh của cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh cũng như các chiến hữu tiên phong trên con đường Đông Tiến. Hãnh diện là vì chính sự hy sinh hào hùng này đã tạo thành ngọn lửa Kháng Chiến bùng dậy trong lòng mọi người Việt Nam vào đầu thập niên 80, vốn đã bị suy tàn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Hôm nay để tướng nhớ những người đã hy sinh, không có gì quý hơn là chúng ta phải tiếp tục sự nghiệp của các anh hùng vị quốc vong thân chóng thành công. Trong tinh thần đó, tôi xin chia xẻ đến quý vị một số những nhận định về tình hình công cuộc đấu tranh ngày hôm nay và qua đó chúng ta có thể làm được gì để đóng góp vào nỗ lực chung của dân tộc.
Kính thưa quý vị
Những diễn biến của tình hình Việt Nam trong vòng 2 năm vừa qua, cụ thể hơn là từ năm 2011 sau đại hội đảng CSVN lần thứ XI vào tháng 1 năm 2011, xã hội và có lẽ nền chính trị Việt Nam nói chung đang buớc vào một giai đoạn giao thời mang nhiều sự bất ổn khó lường.
Nói cách khác là chưa bao giờ so với quá khứ 10 năm qua, Việt Nam đang rơi vào một chu kỳ suy sụp kinh tế rất trầm trọng, những rạn nứt không thể phủ nhận trong nội bộ lãnh đạo đảng CSVN và nhất là tình trạng biến loạn xã hội đang chực chờ bùng nổ tạo ra những áp lực để thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam trong một tương lai không xa.
Mặc dù trên bề nổi CSVN đang cố huy động lực lượng công an, ra tay bắt giữ và kết án nặng nề đối
với một số dân chủ hay hoạt động mạng xã hội; cũng như tung ra một số biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn về mạng Internet qua Nghị Định 72; nhưng trong thực tế, CSVN không còn mạnh như họ nghĩ và đang phải lúng túng đối phó trước những biến cố dồn dập mà chúng ta có thể tạm liệt kê thành 4 vấn đề nghiệm trọng mà CSVN đang đối diện.
Vấn đề thứ nhất là kinh tế Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng, trước sự khuynh loát của các nhóm tư bản đỏ.
Nhiều chuyên gia kinh tế kể cả Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam đã có những cảnh báo về tình hình kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng bấp bênh nguy hiểm, với quá nhiều hệ luỵ từ khủng hoảng hệ thống ngân hàng, bóng bóng bất động sản cùng với khối nợ xấu lẫn nợ công lên đến 128 tỷ Mỹ Kim gấp 110% GĐP.
Nền kinh tế VN hầu hết dựa vào đầu tư ngoại quốc. Nhưng 3 năm qua, đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam không những suy giảm mà rất đông các công ty có vốn đầu tư nước ngoài bỏ chạy làm cho hàng chục ngàn công nhân viên thất nghiệp và không được trả lương. Hậu quả là tăng trưởng kinh tế suy giảm. GĐP năm 2012 hiện ở mức 5,3% và có nhiều dấu hiệu suy giảm trong năm 2013 và 2014. Tăng trương kinh tế giảm làm ảnh hưởng đến vấn đề thu ngân sách. Liên tục trong các năm qua 2010, 2011, 2012, thu ngân sách liên tục giảm, trong khi đó, CSVN lại phải chi trả một số nợ do sự phá sản của hai tập đoàn kinh tế Vinashin và Vinaline khiến cho VN rơi vào hoàn cảnh hết tiền.
Hậu quả tất nhiên của việc hết tiền này là hiện có hơn 100 ngàn xí nghiệp tư nhân rơi vào tình trạng giải thể hay phá sản vì không vay được tiền để sản xuất. Trong khi đó CSVN lại đi vay tiền từ TQ để sống còn nhưng TQ lại đòi hỏi phải để cho các công ty của họ trúng thầu và đưa nhân công sang làm việc. Đó là lý do vì sao càng ngày TQ có nhiều đầu tư tại VN và nhiều công nhân Trung Quốc sống và làm việc tại nhiều thành phố ở Việt Nam.
Tình trạng khó khăn kinh tế nói trên đã tạo ra một tâm lý bất ổn trong người dân. Đa số đã thi đua nhau tích trữ vàng để phòng thân. Theo Ngân hàng Phát Triển Á Châu dự đoán là người dân Việt Nam hiện đang tích trữ khoảng 400 tấn vàng tương đương với 20 tỷ Mỹ kim dưới dạng của chìm để phòng thân. Khi người dân nắm giữ số vàng cao như vậy cho thấy niềm tin của họ vào đồng bạc Việt Nam xuống thấp, tức lo ngại nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng bất cứ lúc nào.
Vấn đề thứ hai là phân hóa trong thượng tầng lãnh đạo ngày một trở nên gay gắt vớ ba nhóm quyền lực đang kèm cựa với nhau.
Sau 20 năm mở cửa kinh tế, CSVN đã sản sinh ra một thành phần tư bản đỏ nhờ biết móc ngoặc haynhờ sự quen biết trong thân tộc đã giàu có một cách nhanh chóng trong xã hội. Thành phần tư bản đỏ này đã dùng tiền để khuynh loát một số cán bộ từng ở trong các vị trí Bộ chính trị, Trung ương đảng đã về hưu để qua đó tạo những ảnh hưởng chính trị lên đảng hay tạo các áp lực để đảng phải thông qua những điều mà họ muốn. Chính sự xuất hiện và chi phối của thành phần tư bản đỏ đã làmcho nội bộ lãnh đạo đảng CSVN hiện nay chia làm ba phe.
Phe thứ nhất là tiếp tục dựa vào Trung Quốc để tìm cách nắm chặt quyền lực. Phe này không muốn thay đổi và học vào cách thay đổi của Trung Quốc để áp dụng tại Việt Nam. Nhóm này chủ trương duy trì điều 4 Hiến pháp bằmg mọi giá để giữ độc quyền thống trị. Đây là nhóm đại diện bớiNguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh cố thủ trong lô cốt Mác Lê Nin.
Phe thú hai là những nhóm lợi ích, sản phẩm tồi tệ của “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa”, quay chung quanh Nguyễn Tấn Dũng để thủ lợi. Từ năm 2003 cho đến nay, khi Nguyễn Tấn Dũng phụ trách về cải tổ cơ cấu kinh tế, những nhóm lợi ích bu quanh Nguyễn Tấn Dũng biển thủ ít nhất 30 tỷ Mỹ Kim.
Phe thứ ba là thành phần muốn có một sự thay đổi theo hai chiều hướng: 1/Tiếp cận gần hơn với Hoa Kỳ để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc; 2/Chấp nhận một sự thay đổi chính trị nhưng vẫn coi đảng CSVN là lực lượng cầm quyền duy nhất. Nhóm này hiện đang tập trung một số cán bộ trẻ từng chịu những ảnh hưởng của Võ Văn Kiệt và người ta nghĩ rằng Trương Tấn Sang đang ở trong phe nhóm này.
Ba phe nhóm này đang tìm cách tranh giành thế chủ đạo trong việc chuẩn bị đại hội đảng lần thứ XII sẽ diễn ra vào đầu năm 2016. Do đó mà tình hình chính trị tại Việt Nam sẽ có những bất ổn xảy ra do sự xung đột giữa ba phe nói trên trong hai năm 2014, 2015.
Vấn đề thứ ba là những bất mãn gia tăng trong nội bộ đảng với hiện tượng kêu gọi bỏ đảng lập đảng đối lập đang bắt đầu.
Những bất mãn trong nội bộ đảng CSVN đã ầm ỉ từ rất lâu, trải qua những vụ như chống khai thác Bauxite, chống Trung Quốc xâm luơc trên biển Đông; nhưng phải nói là từ khi đảng CSVN đưa ra vụ sửa đổi hiến pháp 1992 và bắt đầu kêu gọi nguời dân, các đoàn thể đóng góp ý kiến vào năm nay, đã dấy lên làm sóng bất mãn khá mạnh trong nội bộ CSVN với hai hiện tượng đáng cho chúng ta quan tâm.
-Nhiều trí thức và cựu cán bộ CSVN đã ký tên vào kiến nghị 72 để yêu cầu đảng CSVN tu sửa Hiến pháp với ba điều: 1/Bỏ điều 4 Hiến pháp; 2/Tam quyền phân lập; 3/Tách đảng ra khỏi quân đội. Sự kiện ông Nguyễn Đình Lộc cựu bộ trưởng tư pháp cách nay 20 năm ông là trưởng ban soạn thảo hiến pháp 1992 thì nay ông lại ở trong nhóm đòi sửa đổi hiến pháp 1992 là một điều làm cho lãnh đạo khá lúng túng.
-Việc ông Lê Hiếu Đằng một cựu đảng viên đảng CS và là cựu cán bộ cao cấp đã cho rằng đảng CSVN đã phản bội nên kêu gọi hàng loạt đảng viên đảng CSVN bỏ đảng và tham gia vào đảng Dân Chủ Xã Hội như một lực lượng đối lập đối trọng với đảng CSVN. Phát biểu của Lê Hiếu Đằng đã làm cho CSVN lo ngại vì hiện tượng bỏ đảng có thể sẽ xảy ra hàng loạt, gây ra những hoang mang trong nội bộ đảng Cộng sản trong lúc mà họ muốn giữ yên hàng ngũ hơn bao giờ hết.
Điều đáng chú ý là khác với nhiều năm trước đây, việc CSVN giữ nguyên điều 4 hiến pháp lần này, chắc chắn sẽ tạo một ”chấn thương” rất lớn trong nội bộ đảng khi một thiểu số hả hê vì tiếp tục giữ độc quyền để bảo vệ những quyền lợi cho phe nhóm; trong khi đại đa số đảng viên thì bất mãn vì nạn tham ô tiếp tục hoành hành và đó chính là động lương làm suy yếu nội bộ đảng trong thời gian tới.
Vấn đề thứ tư là sự làn tỏa của làn sóng dân chủ hóa và sự bùng nổ của mạng xã hội đã khiến cho CSVN không còn có khả năng bưng bít thông tin, lúng túng đối phó các tiết lộ nội bộ.
Cuộc cách mạng Hoa Lài xảy ra tại Tunisia và Ai Cập vào đầu năm 2011 và nhất là chuyển biến dân chủ hóa vô cùng ngoạn mục tại Miến Điều vào giữa năm 2012 khi Tổng thống Thein Sein chấp nhận gặp bà Aung San Suui Kyu để thương thảo về lộ đồ dân chủ hóa Miến đã tạo những áp xuất rất lớn lên CSVN.
Ngoài ra, sự phát triển mạng Internet tại VN cũng gia tăng đáng kể khiến cho Hà Nội lo ngại nên tìm cách ngăn chận. Hiện nay số người VN truy cập vào Internet là 35 triệu người. Số người đang truy cập vào mạng xã hội Facebook là 19 triệu người. Con số này đang gia tăng một cách đảng kể, đăc biệt là giới trẻ tuổi từ 16 đến 25 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Những nhà hoạt động mạng và những nhà dân chủ đã khai dụng không gian ảo để hinh thành những nhóm, tổ chức mà CSVN không thể nào ngăn.
Hiện CSVN tung ra nghị định 72 để kiểm soát các hoạt động mạng. Đây là hành động ”lấy thúng úp voi” sẽ chỉ tạo cho CSVN rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan mà thôi.
Tóm lại, bốn vấn đề mà tôi tạm liệt kê nói trên đã và làm cho CSVN lúng túng đối phó với hai hiện tượng rối trí và đuổi lý trong bộ máy cầm quyền.
Kính thưa quý vị,
Trước những diễn biến của tình hình Việt Nam nói trên, vào ngày 24 tháng 2 năm 2013, một tổ chức của Anh có tên là Business International Monitor viết tắt là BMI đã đưa ra 1 bản phúc trình và tình hình kinh doanh và chính trị tại Việt Nam từ đây cho đến năm 2022. Tuy bản phúc trình đặt trọng tâm phân tích các vấn đề của nền kinh tế để “cố vấn” cho những công ty quốc tế muốn kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam; nhưng BMI đã đưa ra một số rủi ro về mặt chính trị, với ba kịch bản:
Kịch bản thứ nhất là nhà cầm quyền CSVN tiếp tục giữ nguyên trạng với thể chế độc tài như hiện nay, vì Hà Nội không chỉ thành công trong việc ngăn chặn đà suy thoái kinh tế mà còn đạt được những kết quả trong cải tổ nền kinh tế nói chung, mang lại sự hài lòng của người dân.
Kịch bản thứ hai là nhà cầm quyền CSVN chấp nhận một số cải tổ về chính trị. Ví dụ nới rộng dân chủ ở trong đảng, cho thêm quyền hạn của quốc hội, giảm thiểu kiếm soát báo chí, truyền thông. Ở kịch bản này, đảng CSVN vẫn còn nắm quyền nhưng tình hình chính trị sẽ từng bước biến dạng như các quốc gia Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Hàn trước đây.
Kịch bản thứ ba là nhà cầm quyền CSVN đối diện với một tình trạng khủng hoảng chính trị, đến từ những khủng hoảng kinh tế và các biện pháp sai lầm trong thế đối đầu ngày một gay gắt với lực lượng đối kháng và quần chúng.
Tổ chức BMI cho rằng với những khó khăn kinh tế hiện nay, CSVN khó có thể giữ vững quyền lực theo kịch bản thứ nhất tức là giữ nguyên trạng mà phải chấp nhận một só thay đổi. BMI cho rằng Hà Nội cố thay đổi theo kịch bản số 2 trong 10 năm tới (2012-2022)
Tuy nhiên, khi lãnh đạo CSVN phải chấp nhận chuyển qua kịch bản 2 trong lúc nội bộ không còn là một khối thuần nhất và đang bị khuynh loát bởi những nhóm ”quyền lợi” đứng phía sau, lãnh đạo CSVN sẽ dệ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan nhiều hơn nữa trong việc chọn lựa những thay đổi.
Đây là viễn cảnh xảy ra nhiều bất ổn cho CSVN trong vài năm trước mặt.
Kính thưa quý vị,
Dù viễn cảnh nào xảy ra, chúng ta nhất quyết là không ngồi yên chờ đợi mà phải gia tăng các áp lựcđấu tranh, Đảng Việt Tân đã và đang tiếp tục tiến hành 4 chính sách sau đây:
Thứ nhất là tiếp tục quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động để giúp cho người dân vượt qua sự sợ hải, cùng nhau liên kết thành số đông và công khai lên tiếng đòi hỏi CSVN phải đáp ứng các nguyện vọng của mình. Đồng thời đẩy mạnh chiến dịch Tự Do Internet để phá vỡ bưng bít thông tincủa CSVN.
Thứ hai là liên kết và hỗ trợ các nhà dân chủ, các trí thức yếu nuóc và các thanh niên sinh viên để cùng đấu tranh trên các mặt trận như giúp dân oan, chống Trung Quốc, chống khai thác Bauxite và giúp công nhân lao động đình công đòi cải thiện cuộc sống.
Thứ ba là vận động các tổ chức phi chính phủ, chính giới và bộ ngoại giao các quốc gia để lên tiếngáp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền và ngưng các chính sách trả thù các nhà dân chủ, nhà hoạt động mạng...
Thứ tư là hỗ trợ tài chánh và phương tiện cho các dân oan, nhà dân chủ, các blogger, các thanh niên sinh viên khi bị sa cơ để không bị chế độ cô lập tài chánh hay ngưng đấu tranh vì thiếu phương tiện.
Những nỗ lực của Viêt Tân tuy còn rất giới hạn nhưng cũng đã phần nào tạo một số áp lực lên chế độ Hà Nội trên ba mặt quốc tế, truyền thông và hỗ trợ cho các nhà dân chủ trong thởi gian qua.
Chính vì thế mà CSVN đã tìm mọi cách tấn công nhằm hủy diệt các hoạt động của đảng Việt Tân như ở trong nước thì bêu rếu Việt Tân là khủng bố mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào; tại hải ngoại thì xuyên tác rằng Việt Tân là cách tay nối dài của Việt cộng. Mục tiêu của CSVN là nhằm cô lập đảng Việt Tân đối với khối người Việt đấu tranh và cộng đồng quốc tế. Nhưng phải nói là CSVN đã hoàn toàn thất bại, đặc biệt là họ càng tấn công VT khủng bố họ càng bị thế quốc tế lên án.
Kính thưa quý vị,
Với những diễn biến của tình hình Việt Nam hiện nay, chnúg ta có thể nhìn thấy là CSVN đang ngày một trở nên suy yếu và họ rất lo sợ sự tan rã từ bên trong; trong khi hàng ngũ của dân tộc Việt Nam ngày thêm đông đảo với sự can đảm vùng dậy của các nhà dân chủ, trí thức và thanh niên yêu nước.
Đặc biệt hơn nữa, là từ tháng 5/2013 vừa qua CSVN bắt đầu tiếp cận với Hoa Kỳ để giảm bớt sức ép từ Trung Quốc cho thấy là chính lãnh đạo CS cũng đã nhìn thấy là việc đi gần với TQ có nhiều điều bất ổn. Nhưng đi gần với Mỹ thì họ cũng lo sợ những áp lực nhân quyền.
Nhưng CSVN không còn chọn lựa nào khác và vì thế mà họ tiếp tục rơi vào thế rối trí và đuối lý. Cho nên hơn lúc nào hết, tại hải ngoại, mỗi người trong chúng ta tuỳ theo điều kiện của từng người nên đóng góp:
1/Khai dụng mạng Internet để tiếp tay quảng bá các tin tức đấu tranh kể cả những tin tức thâm cung bí sử của Việt cộng để phá vỡ bưng bít thông tin.
2/Vận động các chính giới, các cơ quan truyền thông quốc tế lên án các đàn áp của Việt cộng ở trong nước để giúp cho phong trào phản kháng lớn mạnh.
3/Hỗ trợ tài chánh cho bà con dân oan, các nhà dân chủ để họ có điều kìện tiếp tục đấu tranh.
Nếu tất cả chúng ta cùng quan tâm thực hiện thì chế độ CSVN không thể nào tiếp tục tồn tài truớc trào lưu dân chủ hóa toàn cầu và trước khát vọng dân chủ của người VN đã kiên trì đấu tranh trong nhiều thập niên vừa qua.
Xin cảm ơn sự lắng nghe của quý vị.