Từ việc Indonesia đổi tên biển nhìn lại chuyện sử dụng địa danh Biển Đông

27 Tháng Bảy 201712:59 SA(Xem: 10541)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  NĂM  27 JULY  2017


Từ việc Indonesia đổi tên biển nhìn lại chuyện sử dụng địa danh Biển Đông


Tiến sĩ Trần Công Trục


14:27 17/07/17


LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về sự kiện Indonesia đổi tên một phần Biển Đông.


Tòa soạn xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, ngõ hầu cung cấp thêm thông tin đa chiều và làm sáng rõ hơn khía cạnh khoa học của việc sử dụng địa danh trong pháp lý quốc tế.


Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trần Công Trục.


Thứ Sáu 14/7/2017, Báo Thanh Niên đưa tin, Indonesia ngày 14/7 đặt tên lại vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở phía Bắc quần đảo Natuna, nằm ở rìa phía Nam Biển Đông, là Biển Bắc Natuna. [1]


Khi công bố bản đồ chính thức mới, Thứ trưởng Bộ Hàng hải phụ trách vấn đề chủ quyền trên biển của Indonesia, Arif Havas Oegroseno, nói rằng:


Vùng biển được đặt lại tên là nơi có các hoạt động dầu khí, được gọi là “Biển Bắc Natuna”, tiếng Anh viết là North Natuna Sea. 


Đây không phải là lần đầu tiên Indonesia nỗ lực đổi tên một phần vùng biển thuộc Biển Đông. 


Hồi tháng Tám 2016, Jakarta đã lên kế hoạch đổi tên vùng biển quanh quần đảo Natuna, khu vực ở phía tây bắc Borneo của Indonesia và vẫn nằm trong phạm vi 200 hải l‎í vùng đặc quyền kinh tế của Jakarta. 


Khi đó, báo South China Morning Post dẫn lời một quan chức chống đánh bắt cá lậu của Indonesia nói rằng:


Nước này sẽ nộp đề xuất lên Liên Hợp Quốc và nếu không ai phản đối... khu vực đó sẽ có tên chính thức là “Biển Bắc Natuna".


Lập tức cũng trong ngày 14/7, Trung Quốc liền có ngay tuyên bố phản đối rằng: việc đổi tên Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) là hành động vô nghĩa. 


Ông Cảnh Sảng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường lệ:


"Tôi thấy rằng một số quốc gia làm cái việc được gọi là 'đặt lại tên' là chuyện hoàn toàn vô nghĩa, không có ích cho các nỗ lực chuẩn hóa các địa danh...


Chúng tôi hy vọng các quốc gia có liên quan sẽ nhìn về cùng hướng với Trung Quốc và tiếp tục duy trì thích hợp tình thế thuận lợi hiện nay tại vùng biển Nam Trung Hoa, điều không dễ gì đạt được.".


Để lý giải về những tranh cãi nói trên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các tên gọi và giá trị pháp lý của chúng.


Đó là những tên gọi được các bên liên quan sử dụng để gọi vùng biển nằm về phía Tây Thái Bình Dương mà hiện nay đang tồn tại những tranh chấp rất phức tạp và nhạy cảm.


1. Biển Đông là một biển rìa lục địa, ở phía tây Thái Bình Dương, là vùng biển nửa kín trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan, bao phủ một diện tích khoảng 3,5 triệu km2. 


Đây là biển lớn thứ tư thế giới, sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập, có vị trí quan trọng về địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - chiến lược… của khu vực và quốc tế. 


Vì thế, vùng biển này và các quần đảo trong đó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.


Vùng biển này được gọi bằng nhiều tên khác nhau, xuất phát từ thói quen truyền thống hay xuất phát từ những mục đích, động cơ khác nhau:


- Người phương Tây gọi biển này là South China Sea (tiếng Anh), Mer de Chine méridionale (tiếng Pháp), Mar da China Meridional (tiếng Bồ Đào Nha). 


Những tên gọi này thường được ghi trên các hải đồ của những nhà hàng hải phương Tây, trong các tài liệu khoa học, pháp lý, chính tri, ngoại giao…


Vì vậy, cho đến nay, chúng đã trở thành địa danh được thừa nhân rộng rãi trên trường quốc tế. 


- Người Việt Nam gọi vùng biển này là Biển Đông. Đây là tên riêng do người Việt Nam dùng để gọi vùng biển này và tên gọi này đã đi vào tiềm thức, tâm khảm của người Việt Nam từ bao đời nay: 


Ca dao Việt Nam có câu: “Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn. Thuận bè thuận bạn, tát cạn Biển Đông”.


Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, bản chữ Hán viết Biển Đông là 東海 (Đông Hải):


“Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô.


Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác”.


(Nước Biển Đông không rửa sạch mùi.


Trúc Nam sơn không ghi hết tội).


Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, tên Biển Đông đã được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sử dụng chính thức trong Công hàm gửi đến Tổ chức Khí tượng Thế giới.


image003


Logo của Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông sử dụng tên dịch danh từ Biển Đông sang tiếng Anh là "East Sea", theo Tiến sĩ Trần Công Trục, có thể gây hiểu lầm và trúng bẫy "chuẩn hóa địa danh" của Trung Quốc. Ảnh do tác giả cung cấp.


Trong Công hàm này, Việt Nam đã xin đăng ký thông báo tình hình khí tượng của Biển Đông, viết bằng tiếng Anh là Bien Dong Sea hay tiếng Pháp là Mer de Bien Dong.


- Người Trung Quốc, trong các sử liệu thời Hán (206 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên) và thời Nam Bắc triều (420 - 559), biển này được ghi là 漲海 (Trướng Hải) hay 沸海 (Phí Hải).


Từ thời Đường (618 - 907) đổi gọi là 南海 (Nam Hải). Từ thời cận đại thì có thêm tên gọi là 南中国海 (Nam Trung Quốc Hải) và 中国南海 (Trung Quốc Nam Hải).


- Người Philippines gọi là Biển Luzon, gọi theo tên hòn đảo Luzon của Philippines. Thời gian gần đây thì Manila đổi tên gọi thành Biển Tây Philippines.


 2. Cũng cần khẳng định rằng, về mặt pháp lý, tên gọi không phải là yếu tố có giá trị để khẳng định chủ quyền của một quốc gia đã đặt tên cho một khu vực địa lý nào đó. 


Chẳng hạn: gọi là Ấn Độ Dương không có nghĩa đại dương này thuộc về Ấn Độ; vịnh Thái Lan không có nghĩa là vịnh này hoàn toàn thuộc về Thái Lan; vịnh Bắc Bộ, không có nghĩa vịnh này là hoàn toàn thuộc về Việt Nam…


Cho nên, dù Việt Nam gọi là Biển Đông thì người Việt Nam không bao giờ cho rằng toàn bộ vùng biển này là của Việt Nam. 


Tương tự, người Philippines mới đây gọi vùng biển này là Biển Tây Philippines.


Và mới đây Indonesia gọi một phần Biển Đông nằm ở phía Bắc Natuna là Biển Bắc Natuna, cũng không có nghĩa họ muốn đòi toàn bộ hay một phần vùng biển này thuộc về họ, của riệng họ.


Theo chúng tôi, sở dĩ Philippines, Indonesia mới đây muốn đổi cách gọi như vậy có lẽ là để đối phó với yêu sách của Trung Quốc muốn chiếm trọn Biển Đông.


Trung Quốc đặt hơn 80% diện tích Biển Đông trong “đường lưỡi bò” (hay “đường 9 đoạn”, “đường chữ U”), với lập luận rằng: 


Trung Quốc có “danh nghĩa lịch sử”, “chủ quyền lịch sử” và người Trung Quốc đã từng “phát hiện, sản xuất, sinh sống, đặt tên…”; vì vậy, “quốc tế đã công nhận và gọi vùng biển này là South China Sea (biển Nam Trung Hoa)”…


Như vây, việc thay đổi tên gọi đúng là một việc làm “vô nghĩa”, nếu xét về giá trị pháp lý. 


Tuy nhiên, nếu xét về động cơ chính trị, thì phải thấy rằng việc thay đổi tên gọi nói trên cũng là cách để chống lại yêu sách đường “lưỡi bò” bằng chiến thuật “chuẩn hóa các địa danh” mà chính Trung Quốc đang áp dụng.


Có lẽ cũng vì thế mà có không ít học giả quốc tế cho rằng để tránh hiểu nhầm và bị lợi dụng, nên chăng quốc tế thống nhất gọi vùng biển này là South East Asia Sea (Biển Đông Nam Á).


3. Để tránh bị mắc bẫy “chuẩn hóa địa danh” do Trung Quốc “cài đặt” nhằm hợp thức hóa yêu sách vô lý của họ, nhân sự kiện này, chúng tôi muốn một lần nữa xin lưu ý bạn đọc, các phóng viên báo chí, các học giả, chính khách, các cơ quan quản lý có liên quan của Việt Nam:


Một là, nên thống nhất sử dụng tên gọi “Biển Đông” (viết hoa cả hai từ), không viết là “biển Đông” như vẫn còn tồn tại trên một số văn bản, bài viết…


Hai là, trong các văn bản tiếng Anh thì phải viết là Bien Dong Sea, trong các văn bản tiếng Pháp là Mer de Bien Dong, mà không dịch là East Sea (tiếng Anh) hay Mer de l’Est (tiếng Pháp). 


Để cho người nước ngoài dễ tra cứu, có thể chua thêm tên quốc tế là South China Sea trong các tài liệu nghiên cứu khoa học…


Hiện nay, trong nhiều văn bản,tài liệu, logo, tiêu đề của các cuộc hội thảo, tọa đàm bằng tiếng Anh vẫn còn có sự nhầm lẫn đáng tiếc này.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://thanhnien.vn/the-gioi/indonesia-doi-ten-mot-phan-bien-dong-855551.html


Tiến sĩ Trần Công Trục
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14261)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13329)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13896)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16378)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13656)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15120)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13247)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13446)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32240)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36857)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15827)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15248)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17123)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16923)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 15022)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 16114)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14340)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."