Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Vài nét vể Diễn đàn Xã hội Dân sự và Trang thông tin diendanxahoidansu@gmail.com

07 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 20674)

Thưa quý vị,
Đến hôm nay là vừa 1 tuần bản tuyên bố ra đời và trang Diễn Đàn Xã hội Dân sự được khai trương. Nhiều ý kiến muốn làm rõ (điều mà chúng ta chưa làm rõ trong tuyên bố) về:

  1. Ký hưởng ứng và tham gia diễn đàn là thế nào? Sự khác biệt thế nào và thủ tục (mà Tuyên bố nói sẽ thông báo sau) là thế nào?
  2. Trong Diễn Đàn Xã Hội Dân sự cần có người đại diện để được chính danh. Các bạn giúp biên tập cho rằng chỉ có địa chỉ diendanxahoidansu@gmail.com là chính danh vì nó đi cùng với tuyên bố, tôi có vài lời giới thiệu nhưng do không ký tên (tôi nghĩ mình chưa có tư cách để ký tên) nên trang tin chưa được chính danh, ý kiến nhiều người khác cũng vậy. Chúng tôi đã mời một số vị trong số 130 người ký ban đầu tham gia nhóm đại diện để bổ khuyết cho sơ sót này. Hẹn đến hết ngày 1-10-2013 các vị ấy sẽ trả lời (xác nhận thì ghi vào nhóm đại diện, không xác nhận, hay không trả lời được coi như chưa muốn tham gia nhóm đại diện). Kính mong quý vị có tên trên diễn đàn này (khi ký quý vị đã cho số điện thoại, hay đã xác nhận tham gia) nếu quý vị thấy mình có điều kiện tham gia thì phản hồi lại trước 20h ngày 1-10-2013 để tổng hợp.
  3. Có một nhóm biên tập viên giúp làm công việc chuyển bài, đưa thông tin vân vân. Số này đại bộ phận là trẻ (gọi là trẻ nhưng cũng cỡ 30-50 cho nên cần nhiều bạn trẻ tham gia nữa).
  4. Nhiều người, nhất là giới trẻ muốn biết Diễn Đàn tổ chức ra sao, hoạt động thế nào.

Để giải đáp những thắc mắc trên tôi có viết 2400 chữ (trong file đính kèm) dự kiến sẽ đăng lên vào ngày 3-10-2013 cùng với việc công bố các vị trong nhóm đại diện.

Mong quý vị góp ý, thảo luận.

Xin cảm ơn trước.

Nguyễn Quang A

Về Diễn đàn Xã hội Dân sự

Nguyễn Quang A

 

Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, đã vừa tròn 10 ngày. Nhiều người ký, nhiều bạn đọc muốn biết nhiều hơn về Diễn Đàn, bài viết này muốn làm rõ một vài điểm về Diễn Đàn.

Mục tiêu duy nhất của Diễn Đàn là để nâng cao dân trí, tạo cơ hội học tập, tranh luận lành mạnh và tiến hành nhiều loại hoạt động nhằm “góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân Việc 130 người ban đầu đã ký Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị và việc bản Tuyên bố được công bố vào ngày 23-9-2013 đã đánh dấu sự ra đời của Diễn Đàn. Trong ghi chú ở cuối Tuyên bố đã nói rõ (1) ý kiến hưởng ứng tuyên bố xin gửi về điện thư diendanxahoidansu@gmail.com và (2) cách thức tham gia Diễn Đàn sẽ được thông báo sau. Bài viết này nhằm làm rõ 2 điểm trên cũng như nêu một số giá trị và nguyên tắc mà Diễn Đàn coi là của mình cũng như một vài gợi ý về hoạt động của Diễn Đàn.

1. Ký tên hưởng ứng tuyên bố và tham gia Diễn Đàn

a) Những người ký tên hưởng ứng Tuyên bố là những người bày tỏ chính kiến của mình ủng hộ bản Tuyên bố trong đó có việc lập ra Diễn Đàn, nhưng có thể chưa có thời gian, điều kiện hay chưa muốn để trở thành thành viên của Diễn Đàn, tham gia vào Diễn Đàn. Để đáp ứng nguyện vọng của những người như vậy Diễn Đàn để mở khả năng ký hưởng ứng nhưng chưa tham gia. Tất nhiên những người ủng hộ cũng có thể tham gia Diễn Đàn bằng cách viết bài, thảo luận hoặc tự nguyện tham gia vào các hoạt động khác của Diễn Đàn nhưng họ không có nghĩa vụ phải làm vậy. Chúng tôi thành thật xin lỗi đã chưa nêu rõ thông tin cần thiết để ký tên hưởng ứng Tuyên bố và Diễn Đàn. Bốn (4) thông tin cần thiết để ký tên hưởng ứng Tuyên bố và Diễn Đàn là:

(1) Họ và Tên;

(2) chức danh, nghề nghiệp (nếu có, tức là thông tin này không bắt buộc nếu không có thì được coi là hành nghề tự do);

(3) địa chỉ (số nhà, đường phố, …, Thành phố hay thôn, xã, huyện, tỉnh) địa chỉ chi tiết sẽ không được công bố trừ Thành phố hay Tỉnh;

(4) email (thông tin này không được công bố). Như thế có ba loại thông tin nhất thiết cần, loại thứ (2) không bắt buộc, tất nhiên mọi người có thể cung cấp thêm thông tin khác nhưng không bắt buộc. Sở dĩ cần những thông tin như vậy để có thể xác minh nhằm giảm thiểu sự mạo danh.

b) Những người không những ủng hộ, hưởng ứng tuyên bố và Diễn Đàn mà cũng có khả năng, điệu kiện và mong muốn tham gia Diễn Đàn là những người có nhiều nghĩa vụ hơn: tuân thủ các nguyên tắc và giá trị mà Diễn Đàn nêu ra, tham gia vào các hoạt động khác nhau của Diễn Đàn. Ngoài những người thông tin mà người tham gia Diễn Đàn cần cung cấp như ở mục a) kể trên chúng tôi yêu cầu các thành viên Diễn Đàn cung cấp thêm. (5) số điện thoại di động để có thể xác minh và loại bỏ sự mạo danh cũng như giúp thành viên tham gia vào những quyết định chung của Diễn Đàn (thí dụ bỏ phiếu). Như thế đối với thành viên thì yêu cầu cung cấp 5 loại thông tin.

Với những người đã ký hưởng ứng Tuyên bố và Diễn Đàn, Diễn Đàn có thể mời họ trở thành thành viên sau khi đã cung cấp đủ thông tin và đã được xác minh rằng người đó (với tên, địa chỉ, email và điện thoại đó là xác thực); những người muốn trở thành thành viên có thể cung cấp đủ thông tin và sau khi được Diễn Đàn (thí dụ 2 thành viên hiện thời của Diễn Đàn) xác minh tính chân thực của thông tin. Mục đích của việc xác minh chỉ đơn thuần như vậy chứ không có bất cứ sự phân biệt nào về tuổi tác, giới, chủng tộc, nghề nghiệp, và đảng phái chính trị của thành viên đó. Diễn Đàn tôn trọng tất cả những sự khác biệt đó. Các tổ chức có thể tham gia Diễn Đàn và các thành viên của tổ chức sẽ trở thành thành viên của Diễn Đàn sau khi có đủ thông tin như bất cứ thành viên nào khác của Diễn Đàn.

2. Những nguyên tắc hoạt động của Diễn Đàn. Diễn Đàn và các thành viên của Diễn Đàn trong hoạt động của mình bên trong Diễn Đàn, tuân thủ 8 nguyên tắc chính sau đây:

a) Hợp pháp: Diễn Đàn và các thành viên của nó hoạt động một cách hợp pháp, tôn trọng pháp luật, không nhằm chống bất cứ ai hay bất cứ tổ chức nào, không chống nhà nước. Tính hợp pháp nêu ở đây được hiểu là sự phù hợp với các công ước quốc tế, với các quyền con người, với Hiến pháp, các Luật và các văn bản dưới luật nếu chúng không mâu thuẫn với các văn bản có hiệu lực cao hơn. Nói cách khác mọi người dân có quyền quyền bất tuân những quy định vi hiến, vi phạm luật quốc tế, vi phạm các văn bản pháp luật cao hơn và tích cực tìm cách sửa chúng cũng như mẽ lên tiếng đòi sửa đổi chúng.

b) Tự trị: tất cả các thành viên của Diễn Đàn đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong hoạt động của Diễn Đàn, không ai có thể yêu cầu một thành viên làm một việc mà thành viên đó không muốn. Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc của Diễn Đàn, mỗi thành viên hay mỗi nhóm thành viên hoạt động một cách tự trị với sự sáng tạo, sáng kiến và cách làm của riêng mình nhằm đạt mục tiêu của Diễn Đàn. Diễn Đàn tôn trọng và

c) Chính danh: Tất cả các thành viên của Diễn Đàn hoạt động một cách chính danh và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Việc sử dụng bút danh, nghệ danh là có thể miễn là chúng xác định rõ người mang bút danh hay nghệ danh đó. Mọi hình thức nặc danh, mạo danh đều không được Diễn Đàn chấp nhận.

d) Công khai: Diễn Đàn là mở và hoạt động công khai. Không có gì cần che giấu và đây cũng là nguyên tắc cho mỗi thành viên trong hoạt động của Diễn Đàn.

e) Bất bạo động: Diễn Đàn và các thành viên trong hoạt động của Diễn Đàn tuân thủ nguyên tắc bất bạo động. Nguyên tắc bất bạo động gồm có 2 khía cạnh. Thứ nhất, Diễn Đàn và các thành viên trong hoạt động của Diễn Đàn không sử dụng bạo lực để nhằm đạt được mục tiêu của mình. Thứ hai, Diễn Đàn và các thành viên trong hoạt động của Diễn Đàn dùng mọi biện pháp bất bạo động, hợp pháp của mình, cùng những người hay tổ chức khác, để ngăn cản, chống lại hành động bạo lực của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Bạo lực không chỉ là việc dùng sức mạnh thể xác, vũ khí mà cả việc dùng từ ngữ ác khẩu, gây hận thù, kích động bạo lực cũng được coi là hành động bạo lực và phải tránh.

f) Khoan dung: khoan dung, chấp nhận những ý kiến khác nhau nhất là tôn trọng các ý kiến thiểu số là nguyên tắc bắt buộc nếu chúng ta muốn xây dựng một nền dân chủ đa nguyên.

g) Chân thật: Diễn Đàn và các thành viên bên trong Diễn Đàn tuân thủ nguyên tắc chân thật. Mọi thông tin đều cần kiểm chứng ở mức chính xác nhất có thể. Mọi sự ngụy tạo, giả mạo, bóp méo, dối trá đều không

h) Sự tin cậy: Tin cậy lẫn nhau là một nguyên tắc, nó không khuyến khích bất cứ thủ tục, biện pháp nào gây ra sự ngờ vực. Diễn Đàn không sợ sự thâm nhập của bất kỳ lực lượng nào (kể cả lực lượng an ninh) vào

Diễn Đàn, thậm chí họ được hoanh nghênh miễn là họ tuân thủ các nguyên tắc chính của Diễn Đàn và tán thành mục tiêu của Diễn Đàn như bất cứ thành viên nào khác.

Diễn Đàn không phải là một tổ chức có thứ bậc, không ai là cấp trên của người khác. Về mặt kỹ thuật nó hoạt động như một mạng, một “hệ thống tự tổ chức” trong đó các “lãnh đạo” những người hoạt động tích cực, có ý tưởng hay được nhiều người chấp nhận, sẽ tự “nổi lên” như các hub. Nói cách Diễn Đàn hoạt động một cách thực sự dân chủ. Nhóm điều phối chỉ làm công việc thuần túy kỹ thuật và sự vụ (nhận bài, chuyển bài, đăng bài, chuyển thông tin) và không có chức năng quản lý hay quản trị nào cả. Diễn Đàn hoạt động trên cơ sở chia sẻ các giá trị chung như tự do, dân chủ, pháp trị, các quyền con người và tuân thủ một số nguyên tắc chính được nêu ở trên.

Do nguyên tắc tự trị, các thành viên của Diễn Đàn có thể có rất nhiều hoạt động phong phú khác nhau, trên các địa bàn khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau, tất cả đều tuân thủ các nguyên tắc chính nêu trên (và có thể thêm các nguyên tắc đặc trưng riêng của mỗi nhóm, thí dụ nhóm trẻ, nhóm môi trường, nhóm sinh viên vân vân hay mỗi địa bàn, địa phương) nhằm tường bước đạt mục tiêu của Diễn Đàn. Chính vì thế mục này không thể có tham vọng nêu dù chỉ một phần nhỏ của các hoạt động có thể của Diễn Đàn. Thay vào đó chỉ nêu vài thí dụ có tính gợi mở mà thôi.

a) Hoạt động để cải thiện tình hình trong mọi lĩnh vực, tổ chức hay địa bàn

Đây là lĩnh vực hoạt động (cũng được gọi là công tác xã hội) có lẽ phong phú nhất, sáng tạo nhất và quan trọng nhất của các thành viên, các nhóm thành viên của Diễn Đàn. Bất cứ hoạt động hợp pháp nào mà có thể trực tiếp cải thiện tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường của thành viên, của nhóm thành viên hay của các cộng đồng, các tổ chức nơi thành viên hoạt động là những hoạt động mà Diễn Đàn khuyến khích các thành viên thực hiện. Sau đây chỉ là vài thí dụ gợi ý:

• Giữ gìn vệ sinh công cộng và tập thể dục nâng cao sức khỏe (trong nhà máy, trường học, làng xóm, tổ dân phố) vận động người dân giữ vệ sinh nâng cao sức khỏe, không vứt rác, vân vân là việc mà các thành viên và nhóm thành viên có thể thúc đẩy, kêu gọi người dân tham gia, thậm chí tổ chức các đợt dọn vệ sinh ở nơi công cộng (bờ hồ, công viên, quanh các khu công nghiệp).

• Các sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động của chính tổ chức mình (nhà trường, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, vân vân) để tiết kiệm, chống lãng phí góp phần cải thiện tình hình làm lợi cho tổ chức

• Vận động mọi người tham gia giao thông một cách văn minh, tuân thủ quy định giao thông để tránh

• Trợ giúp (tài chính, y tế, pháp lý) cho những người gặp khó khăn.

• Đào tạo kỹ năng cho các thành viên và những người có nhu cầu trong thời gian ngắn (thí dụ về tin học như sử dụng email, vượt tường lửa, vân vân).

• Tham gia chống tham nhũng (thu thập thông tin, củng cố chứng cứ, hợp tác với báo giới, …)

• Chính quyền không thể có bất cứ lý do gì để cản trở những loại hoạt động kể trên và rất nhiều những hoạt động cụ thể, trực tiếp, không thách thức chính quyền và hoàn toàn hợp pháp này nhưng chúng mang lại sự cải thiện tình hình ngay tức khắc. Những “công tác xã hội” loại này tùy thuộc vào sáng kiến, sự sáng tạo của các thành viên và nhóm thành viên của Diễn Đàn, và thoạt nhìn chúng có vẻ không liên quan trực tiếp đến mục đích của Diễn Đàn, nhưng xét kỹ thì chúng rất liên quan, thậm chí có tầm quan trọng quyết định đến dân chủ hóa và sự bền vững của nền dân chủ một khi đã được thiết lập nếu có một phần đáng kể của dân cư thường xuyên tham gia.

b) Hoạt động nâng cao dân trí gắn với trang thông tin của Diễn Đàn

• Tham gia viết bài cho trang thông tin

• Tham gia thảo luận, tranh luận về các chủ đề khác nhau của Diễn Đàn

• Giảng hay đào tạo về những vấn đề cụ thể cho các đối tượng khác nhau

c) Hoạt động nhằm góp phần cải cách thể chế

• Tham gia phân tích các luật, các thể chế hiện hành

• Góp ý sử đổi hoặc xây dựng mới các dự án luật các thể chế

• Thảo luận và gây áp lực với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

• Vận động, giới thiệu người tham gia Diễn Đàn

• Tích cực tham gia vào các hoạt động khác nhau của Diễn Đàn

Trên đây là vài nét về Diễn Đàn Xã hội Dân sự. Các giá trị, các nguyên tắc và sự hoạt động của Diễn Đàn sẽ được hoàn thiện với sự trao đổi và đóng góp tích cực của các thành viên./.

+++++++++++

Các diễn đàn xã hội dân sự ở Việt Nam

Nguyễn Văn Huy

Gửi đến BBC từ Paris, Pháp

Cập nhật: 14:19 GMT - chủ nhật, 29 tháng 9, 2013

image038

Internet đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam

Ngày 23/09/2013, một số nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước đã tập hợp lại trong phong trào mang tên "Diễn Đàn Xã hội Dân Sự" và ra một "Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị".

Sự ra đời của "Diễn đàn Xã hội Dân sự" là một hình thức phản biện công khai Nghị định 72 ngăn cấm thông tin và sự phát triển của xã hội dân sự.

Mục đích của diễn đàn này, theo Tuyên bố, là "trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa". Một trang mạng của diễn đàn sẽ được thành lập để nhưng người cùng chia sẻ mục đích gửi bài vở, ý kiến tham gia tranh luận nhằm nâng cao kiến thức.

Đây không phải là lần đầu tiên một diễn đàn xã hội dân sự được ra đời. Ngay từ sau khi chính quyền cộng sản được thiết đặt tại miền Bắc năm 1954 và tại miền Nam năm 1975, nhiều diễn đàn xã hội dân sự đã được thành lập và bị chính quyền cộng sản dập tắt trong bạo lực. Ngày nay không ai quên những đóng góp của hai tập san Nhân Văn và Giai Phẩm trong giai đoạn 1955-1958 tại miền Bắc trong phong trào đòi tự do dân chủ của những văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc. Tại miền Nam, do không bị luật pháp cấm đoán, những diễn đàn xã hội dân sự được tự do phát triển, cụ thể là báo chí và các đài truyền thanh tư nhân.

Sau tháng 4/1975, tất cả những diễn đàn xã hội dân sự tư nhân tại miền Nam đều bị cấm hoạt động và bị quốc hữu hóa. Mặc dù vậy, một số cá nhân và tổ chức vẫn tiếp tục phát hành dưới hình thức "chui" (lén lút) như tuần san Toàn Dân Vùng Dậy (1977-1979) của Mặt trận Dân tộc Tiến bộ do bác sĩ Nguyễn Đan Quế chủ xướng, tập san Diễn đàn Tự do (1989-1990), nhưng tất cả những người chủ xướng và hợp tác đều bị bắt giam sau một thời gian phát hành. Những bài viết trong những tập san này, tuy không phải là những diễn đàn xã hội dân sự bởi vì xã hội dân sự phải được hiểu là những kết hợp công khai độc lập với chính quyền của những người dân nhưng cũng có tác dụng thay thế tiếng nói của xã hội dân sự. Chúng chỉ được in trên giấy và chỉ được phổ biến một cách giới hạn trong vòng đai quen biết. Nhưng từ sau khi kỹ thuật mạng internet phát triển mạnh mẽ từ sau thập niên 1990, sự xuất hiện của những diễn đàn xã hội dân sự ngày càng đông đảo và tiếp cận đến mọi người, cả trong lẫn ngoài nước.

Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của những diễn đàn xã hội dân sự là rất hữu ích, vì qua đó người ta có thể đoán trước tương lai của xã hội Việt Nam như thế nào. Trước khi đi sâu vào chi tiết, trước hết phải hiểu thế nào là xã hội dân sự và sau đó là ảnh hưởng của những diễn đàn xã hội dân sự đối với người Việt Nam.

Xã hội dân sự là toàn thể những kết hợp công dân ngoài chính quyền như giáo hội, hiệp hội, câu lạc bộ, tổ chức thiện nguyện, nghiệp đoàn, hợp tác xã, công ty, xí nghiệp. Nói chung, đó là tất cả các kết hợp của người dân, được thành lập để cùng theo đuổi một số mục đích xã hội dân sự vì lợi ích của những người cùng chia sẻ mục đích chung đó. Tại Việt Nam, những kết hợp mang tên xã hội dân sự, như các công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thnh niên, hội nhà văn, v.v. đều đặt dưới quyền quản lý của Mặt Trận Tổ Quốc nên không thể được coi là những xã hội dân sự, vì Mặt Trận Tổ Quốc chỉ là một công cụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam và hoạt động của Mặt trận được ghi trong Điều 9 của Hiến pháp.

Cũng nên biết ý niệm xã hội dân sự đã được xuất hiện cùng một lúc với các xã hội văn minh. Đó là những sợi dây chằng chịt gắn bó những con người với nhau và gắn bó con người với xã hội. Những sợi dây liên lạc đan xen đó tạo sự bền chắc của quốc gia. Các kết hợp công dân tạo thành xã hội dân sự đó là những cái nôi phát sinh ý kiến, sáng kiến và tiến bộ. Một xã hội dân sự mạnh bảo đảm các ý kiến mới được nảy sinh nhanh chóng, các mâu thuẫn được phát hiện và giải quyết kịp thời, xã hội không ngừng tiến hóa trong hòa bình và trật tự. Tại những quốc gia phát triển phương Tây, xã hội dân sự còn được giao phó một vai trò quan trọng là thực hiện liên đới xã hội, giúp đỡ và bênh vực những người yếu kém và thiếu may mắn.

image039

Đã xảy ra một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc mặc dù Việt Nam không cho phép

Như mọi tổ chức, những kết hợp dân sự đều tạo ra sức mạnh. Sức mạnh của xã hội dân sự là sức mạnh tổng hợp, nhưng không bao giờ thống nhất, nghĩa là có khi cùng hướng với nhau, có khi biệt lập với nhau và cũng có khi đối chọi với nhau. Trên bình diện quốc gia, sức mạnh của xã hội dân sự cũng từng lúc và từng cơ hội hòa nhập với nhà nước hay đối lập với nhà nước, nhưng lúc nào cũng ảnh hưởng trên nhà nước và không bao giờ có tham vọng tranh quyền với nhà nước bởi vì nó không có và không thể có tham vọng chính trị. Tranh giành quyền lực chính trị thuộc về những đảng phái chính trị.

Những tổ chức xã hội dân sự đảm bảo sự năng động của công dân và đồng thời cũng bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn mọi ý đồ độc tài chuyên chính. Những chế độ độc tài bạo ngược đều nhắm trước hết tiêu diệt xã hội dân sự. Bản chất của các chế độ độc tài là dựa trên một thiểu số để khống chế một xã hội phân hóa. Các bạo quyền không cần dân chúng tin yêu mình mà chỉ cần người dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là sự thờ ơ và bất lực của quần chúng. Triết lý của một chế độ dân chủ, trái lại, coi xã hội dân sự là thành tố áp đảo và nền tảng của quốc gia, vì thế vai trò của nhà nước là làm cho các kết hợp công dân ngày càng đông đảo, không ngừng tiến lên và mạnh lên để đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội. Nhà nước phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự.

"Người dân chỉ ràng buộc với đất nước vì ít nhất một trong ba lý do: vì đất nước bảo đảm cho mình những che chở và quyền lợi đặc biệt, vì đất nước đem lại cho mình một nguồn hãnh diện hay, một cách giản dị, vì đất nước là của mình."

Việt Nam, cũng như nhiều dân tộc không may khác, đã thua kém bởi vì chúng ta không có được những nhà nước như thế. Ngược lại, ở mỗi giai đoạn, dân tộc Việt Nam chỉ có những nhà nước của riêng một tập đoàn cầm quyền thay vì của mọi người. Những nhà nước đó có quyền lợi của riêng mình và chỉ biết quyền lợi của riêng mình cho nên chỉ có ưu tư giữ lấy quyền lực của mình bằng mọi giá ngay cả nếu phải gây những thiệt thòi lớn cho dân tộc. Đó là những nhà nước khống chế coi dân chúng là đối tượng để kiểm soát và sử dụng thay vì là những đối tượng để bảo vệ và phục vụ.

Với sự bùng nổ của các phương tiện giao thông và truyền thông, đồng thời với những trao đổi dồn dập và sự bành trướng của những tư tưởng mới, những yếu tố cấu tạo truyền thống của tinh thần quốc gia dân tộc và những lý do ràng buộc con người với đất nước cũng đã thay đổi. Người dân chỉ ràng buộc với đất nước vì ít nhất một trong ba lý do: vì đất nước bảo đảm cho mình những che chở và quyền lợi đặc biệt, vì đất nước đem lại cho mình một nguồn hãnh diện hay, một cách giản dị, vì đất nước là của mình.

Ngày nay, một quốc gia chỉ có thể tồn tại nếu được quan niệm không phải như một chủng tộc hay một quá khứ mà như một không gian liên đới giữa những con người hiểu nhau, quí trọng nhau và hợp tác với nhau để xây dựng và chia sẻ một tương lai chung. Quốc gia như thế chủ yếu là xã hội dân sự với ký ức của nó, với những vấn đề phải giải quyết của nó và với những dự định tương lai của nó. Nhà nước ở trong và ở dưới quốc gia với sứ mạng bảo vệ quốc gia cho nên nhà nước có vai trò phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự. Một đất nước như thế phải là của mọi người chứ không phải là của riêng của một thế lực hay đảng phái nào.

Trước những vấn đề lớn đó, các diễn đàn xã hội dân sự có chức năng đào sâu, giải thích và trao đổi rộng rãi những vấn đề cốt lõi và nhạy cảm của đất nước hiện nay, như bảo vệ chủ quyền, sửa đổi hiến pháp, xóa bỏ bất công, tố cáo tham nhũng, chống ô nhiễm xây dựng dân chủ, phát huy các quyền tự do cơ bản của con người… mà các cơ quan truyền thông do nhà nước nắm giữ không dám đăng tải./

11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 21465)
Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 21190)
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) biểu quyết thông qua Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung Hiến pháp "mới" chỉ khẳng định thêm tham vọng độc tài quyền lực cố hữu của đảng cầm quyền.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 19506)
Cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường cần có nhiều hoạt động dân sự để hỗ trợ vai trò của nhà nước. Trong thời gian qua, các hoạt động dân sự như vậy, dù không được nhà nước chính thức công nhận, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao ý thức về môi trường của người dân. Kính Hòa trình bày.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 28639)
Huỳnh Ngọc Chênh dẫn theo Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 19885)
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 25086)
Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 24006)
Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 21063)
Bản Ghi Nhớ này, từ các hồ sơ đã giảỉ mật, viết bởi Paul M. Kattenburg, Phó Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cuộc nói chuyện này diễn ra 3 tuần sau khi LS Trần Văn Chương (cha của bà Nhu) từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và bả Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) từ chức Quan sát viên VNCH tại LHQ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 22582)
Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 24045)
Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963
14 Tháng Mười 2013(Xem: 21891)
Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !
01 Tháng Mười 2013(Xem: 24974)
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 21523)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 10 giờ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí (Nhà hàng ZEN) Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa tổ chức buổi họp báo để nói qua ý nghĩa sự ra đời của phong trào và công bố bản Tuyên Ngôn của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời phổ biến thư mời tham dự ngày Nghị Hội 2013.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 23473)
Vào ngày Chủ Nhật 15/9/2013, một Nghị Hội do Phong Trào Đoàn Kết VNCH dưới sự lãnh đạo của Ls Ts Lê Trọng Quát Cựu Quốc Vụ Khanh Chính Phủ VNCH và Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm Cựu Thứ Truởng Bộ Giáo Dục Chính Phủ VNCH tổ chức thu hút gần 400 người tham dự.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 22516)
Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 27802)
Ngày 12/09/2013, vào khoảng 7 giờ sáng, các nhân viên an ninh Việt Nam đến nhà Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để tra hỏi về các bài viết của ông mới đưa lên mạng, đặc biệt trong đó có bài viết chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ký kết văn bản hợp tác với lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận để « công an Trung Quốc vào lập trật tự trị an ở Việt Nam » và bài báo về nghi vấn Hồ Chí Minh là người Việt hay người Tàu của đại tá Phạm Quế Dương, đăng trên Tập san Tổ Quốc.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 22409)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 20804)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20074)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …