Vũ Cao Phan: "Kết quả Mậu Thân ngoài dự kiến của BCT - tạo bước ngoặt chiến tranh"

20 Tháng Hai 201811:04 CH(Xem: 11370)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ  TƯ 21  FEB  2018


image024

Tàn chiến cuộc dân Huế lục tục kéo nhau về thăm lại nhà cửa.


Vũ Cao Phan: "Kết quả Mậu Thân ngoài dự kiến của BCT - tạo bước ngoặt chiến tranh"


image026Bản quyền hình ảnh Three Lions Image caption Lực lượng của Bắc VN và Mặt trận Giải phóng đã đồng loạt tấn công trên toàn Nam VN dịp Tết Mậu Thân 1968 và nhiều đợt sau nữa


Cựu đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiến sĩ - sử gia Vũ Cao Phan nói rằng một hệ quả 'ngoài dự kiến' của tổng tiến công đầu năm 1968 là Hoa Kỳ phải xuống thang và cuối cùng là cuộc chiến kết thúc.


Được hỏi nhân kỷ niệm trận Tết Mậu Thân 50 năm về trước rằng sự kiện này cần được nhìn nhận ra sao ở góc độ lịch sử, ông Vũ Cao Phan cho biết qua điện thoại từ Hà Nội:


Tiến sĩ Vũ Cao Phan: Một câu hỏi quá bao quát nhưng khôn ngoan. Tôi cũng xin cố gắng "khôn ngoan" theo cách có thể, nghĩa là chỉ đề cập đến những vấn đề mà mình hiểu biết và quan tâm. Dù là thuộc về một bên trong cuộc chiến và trực tiếp cầm súng (tôi có mặt trong quân ngũ 28 năm), nhưng tôi sẽ trả lời trong tư cách một nhà sử học, bám theo chân lý.


Thứ nhất phải nói là đây là một sự kiện có tính quyết định trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ. Tôi cần phải nhấn mạnh, nó tạo ra bước ngoặt, là sự kiện khiến thay đổi cục diện chiến tranh.


image027


Bản quyền hình ảnh Vu Cao Phan


Nhưng cũng phải thừa nhận, việc dẫn đến xuống thang, đàm phán là một kết quả khách quan của Mậu Thân, là hệ quả thì đúng hơn. Tức là nằm ngoài dự kiến của cuộc tổng tiến công này.Cựu đại tá QĐNDVN Vũ Cao Phan


Ta đã biết: do Mậu Thân, Tổng thống Johnson đã bác yêu cầu của tướng William Westmoreland tăng cường thêm quân Mỹ tại chiến trường lên con số 60 vạn, tuyên bố không tái tranh cử Tổng thống, chấp nhận đàm phán theo điều kiện của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chấm dứt ném bom và bắn phá Bắc Việt Nam.


Nghĩa là thừa nhận không thể leo thang, không thể tiếp tục chiến tranh. Cuộc đàm phán bốn bên sau đó dẫn đến Hiệp định Paris để cuối cùng Việt Nam giành thắng lợi, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.


Quyết định ấy của Tổng thống Mỹ bao gồm không ứng cử tổng thống, không tăng cường thêm quân Mỹ ở Việt Nam, cùng với dư luận chính giới Mỹ và phong trào phản chiến diễn ra rầm rộ sau đó (chỉ có 29% ủng hộ chiến tranh trong một cuộc trưng cầu dân ý) đã nói lên tất cả.


Nhưng cũng phải thừa nhận, việc dẫn đến xuống thang, đàm phán là một kết quả khách quan của Mậu Thân, là hệ quả thì đúng hơn. Tức là nằm ngoài dự kiến của cuộc tổng tiến công này.


image028

Bản quyền hình ảnh Terry Fincher Image caption Ngày 19/02/1968: một phụ nữ bế con trong dòng người tỵ nạn trên cầu bắc qua dòng Sông Hương ở Huế


Các mục tiêu cao nhất về chính trị và quân sự của cuộc tổng tiến công đều không đạt được trong khi tổn thất, thương vong là nặng nề. Không đạt được tôi nói ví dụ chẳng hạn là trong kế hoạch là có thể khởi nghĩa được chính quyền ở một loạt các đô thị, nhất là những đô thị lớn thì hầu như không lập được chính quyền ở một đô thị nào ngoại trừ Huế là có chiếm giữ được khoảng một tháng gì đó, sau đó cũng bị phía Mỹ và quân đội Sài Gòn chiếm lại.


Tổn thất vượt qua con số thương vong thuần tuý ở chỗ: các cơ sở (bên này gọi là cách mạng, bên kia gọi là nằm vùng) lộ diện gần hết, hoặc bị bắt, bị phá hoặc bị bật lên núi.


những đô thị lớn thì hầu như không lập được chính quyền 'cách mạng' nào


Sai lầm có thể nói là chiến lược nữa là sau Tết, vẫn tiếp tục lao vào các cuộc tấn công đợt hai, đợt ba…


Năm 1969 kế sau đó được coi là thoái trào, hơn cả thoái trào. Các tài liệu quan trọng cho đến nay vẫn chưa được giải mật để có thể nhìn xem đâu là cơ sở để chủ trương phát động khởi nghĩa, liệu có quá chủ quan? Hay liệu cấp Tổng Hành dinh có nhận được những báo cáo không sát thực tế?


Bởi vì đã có hẳn một lý luận về khởi nghĩa và khởi nghĩa vũ trang trong các giảng đường quân sự và chính trị. Cũng như vậy, đâu là cơ sở để tổ chức các đợt tiến công tiếp theo, trong khi lực lượng tham chiến hầu hết là tân binh. Nhiều tư lệnh chiến trường, như tướng Hoàng Minh Thảo ở Tây Nguyên, đã đưa ra đề nghị ngược lại và lập tức bị chỉ trích.


Dù vậy, như đã trình bày, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân đã dẫn đến kết quả tích cực, không chỉ cho phía Việt Nam mà cho cả cuộc chiến.


BBC:Thưa ông, thế còn câu chuyện là cái yếu tố bí mật bất ngờ rồi vấn đề và nghi binh trước, trong và có liên quan đến Mậu Thân, ví dụ có người nói câu chuyện Khe Sanh hay là những câu chuyện khác thì theo ông đây có cái gì mà nổi bật nhất ông chia sẻ được?


image029

Bản quyền hình ảnh Terry Fincher Image caption Hoa Kỳ đã phản công bằng hỏa lực mạnh, bom và pháo lớn nhưng cuối cùng cũng mất ý chí chiến đấu tiếp tục ở Nam VN


Có một thành công khác ít nhiều mang tính quyết định là phía Việt Nam đã giữ được bí mật bất ngờ đến cùng nhờ vào cuộc nghi binh đánh lạc hướng chiến lược đối phương công phu, kéo dài suốt nửa năm cho đến trước ngày nổ súng, điều ít được đề cập trước đây.


Lần đầu tiên toàn bộ cuộc nghi binh chiến lược này đã được công bố trên báo chí Việt Nam (báo Thanh Niên số Xuân Mậu Tuất và tạp chí Lịch sử Quân sự số tháng 1/2018) nhân dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện Mậu Thân, cho thấy nó được thực hiện khôn ngoan như thế nào trên tất cả các lĩnh vực. Những kế hoạch và quyết tâm chiến lược giả được làm rò rỉ tinh vi qua những nguồn mà đối phương không thể không tin cậy, và không chỉ một lần, và không chỉ một chiều.


Những chiến dịch tác chiến thu hút đối phương rời xa khỏi đô thị, đặc biệt diễn ra tại Khe Sanh, nơi những sư đoàn danh tiếng của Việt Nam đã thực sự có mặt, thực sự giao tranh làm dấy lên quan ngại thực sự về một "Điện Biên Phủ" mới.


image030

Bản quyền hình ảnh Keystone Image caption Không chỉ ở Hoa Kỳ mà tại Anh (trong hình), phong trào phản đối cuộc chiến tại Việt Nam dâng cao, gây sức ép lên chính giới Mỹ


Theo với đó, các hoạt động tuyên truyền, các thông điệp ngoại giao của Việt Nam đã cộng hưởng tích cực, đến mức tướng Westmoreland dù thậm chí đã nghi ngờ giọng điệu trong một bài viết của tướng Giáp là có tính chất nghi binh, nguỵ trang ý đồ thật nhưng lại không thể chỉ ra điều gì thật sự ẩn chứa phía sau.


Bất ngờ là yêu cầu hàng đầu của chiến tranh, chiến đấu. "Việt Nam đã giành được bất ngờ hoàn toàn. Thất bại về tình báo (của Mỹ) là ngang với trận Trân Châu Cảng", như tôi được biết là Từ điển của Học viện Quân sự West Point của Mỹ, đã viết như thế.


Tôi muốn nói thêm về vấn đề phương pháp luận sử học trong nghiên cứu sự kiện này. Với một sự kiện có thể có những cách nhìn khác nhau như Mậu Thân, nếu không quan sát toàn diện, không nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, thiếu các luận chứng hoặc ít nhiều thiên kiến đều có thể đem đến những cách hiểu khác.


Ví dụ. Trong khi người Mỹ - một bên tham chiến - gọi cuộc chiến tranh này là chiến tranh Việt - Mỹ hay chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Đông Dương lần thứ hai thì một số người Việt Nam lại gọi đây là nội chiến, lấy hình thức làm bản chất. Càng vô lý hơn khi cho rằng có một cuộc xâm lược mang ý thức hệ. Ý thức hệ ấy chỉ là người bạn đường ngẫu nhiên của lịch sử mà thôi, mọi sự gán vào đều khiên cưỡng.


BBC:Ông có thể cho biết vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sự kiện Mậu Thân? Có thông tin cho rằng ông Giáp đã không có mặt tại Việt Nam vì phải ra nước ngoài chữa bệnh?


Cuối 1967, ông Giáp có đi chữa bệnh ở nước ngoài. Không chỉ ông mà cả ông Hồ Chí Minh, ông Lê Duẩn đều cũng có đi chữa bệnh. Các vị ấy phải làm việc nhiều trong điều kiện chiến tranh gian khổ, điều này dễ hiểu. Ông Duẩn về ngay trong tháng 10. Ông Hồ về trong tháng 12 để chủ trì hội nghị cuối cùng của Bộ Chính trị cho sự kiện Mậu Thân, sau đó lại phải tiếp tục đi chữa bệnh. Còn ông Giáp trở về sát những ngày có cuộc Tổng tiến công.


image031

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/Getty Image caption Tướng Giáp trở về Hà Nội "sát những ngày có cuộc Tổng tiến công", theo sử gia QĐNDVN Vũ Cao Phan


Trong hồi ký của mình, ông Vũ Kỳ, Thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, việc đi chữa bệnh của ông Hồ và ông Giáp được thực hiện theo cách "nửa kín, nửa hở" trước sự theo dõi chặt chẽ của các con mắt tình báo. Tùy suy luận. Nhưng điều này có thể đã góp phần đánh lạc hướng đối phương - như tôi đã nói - đang cố gắng phân tích các động thái liên quan đến mùa khô năm 1967 - 1968.


BBC:Nên hiểu những hố chôn tập thể ở Huế như thế nào?


Chiến sự diễn ra ác liệt giữa hai bên. Bom tạ và pháo bầy trút xuống nội đô thậm chí cả trong Thành Nội. Rất nhiều xác chết vô thừa nhận và những cuộc rút lui vội vã dưới bom đạn. Có thể hiểu những hố chôn đông người và cẩu thả là hệ luỵ khó tránh khỏi trong tình hình đó.


Nhưng những xác chết bị trói tay thì sao? Có bao nhiêu xác chết như vậy? Không ai đưa ra số liệu. Trong hàng chục hố chôn tập thể được tìm thấy, có bao nhiêu ngôi mộ như vậy?


Cũng không thấy đưa ra số liệu. Hoặc nghĩa là chỉ có một, do lính Mỹ phát hiện? Và nếu gọi là thảm sát thì có ai chứng kiến hoặc có bằng chứng nóng nào cho thấy điều đó?


Cũng không có một quân đội nào, càng không thể là quân đội nhân dân, được phép tàn sát nhân dân bằng chính những vũ khí mà nhân dân đã trao cho họ. Chỉ có thể hiểu đây là những sự kiện riêng lẻ, có thể là trả thù cá nhân, có thể là xử bắn trong điều kiện bi kịch.


Dù như thế nào việc này cũng đáng tiếc. Nhưng điều tôi muốn nói là những quy kết phi logic và thiên kiến là tai hại, rất tai hại. Nó chống lại dân tộc, chống lại sự đoàn kết dân tộc.


BBC sẽ tiếp tục đăng tải các bài với nhiều góc nhìn khác nhau về sự kiện trận Tết Mậu Thân 1968.


Bước ngoặt 'quyết định' cuộc chiến Việt - Mỹ


Cuộc tấn công dịp Tết Mậu Thân 1968 của các lực lượng quân sự cộng sản vào miền Trung và miền Nam Việt Nam có 'tính chất quyết định' với cuộc chiến tranh Việt - Mỹ, một sử gia quân sự, nguyên Giảng viên Học viện Quốc phòng của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói với BBC, nhìn lại sự kiện sau nửa thế kỷ.


"Cần phải nhấn mạnh rằng nó tạo ra bước ngoặt, là sự kiện thay đổi cục diện chiến tranh," cựu Đại tá trong Quân đội Bắc Việt, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói với BBC trong một phỏng vấn vào thượng tuần tháng 2/2018.


"Vì do Mậu Thân, Tổng thống Johnson đã bác yêu cầu của Tướng Westmoreland tăng cường thêm quân Mỹ tại chiến trường lên con số 60 vạn, đồng thời cũng tuyên bố không tái tranh cử Tổng thống, đồng ý đàm phán theo điều kiện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chấm dứt ném bom và bắn phá miền Bắc Việt Nam...


"Và chúng ta biết cuộc đàm phán bốn bên sau đó đã dẫn đến Hiệp định Paris và để cuối cùng Việt Nam (Dân chủ Cộng hòa) giành được thắng lợi, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975," sử gia quân sự mở đầu cuộc trả lời phỏng vấn.


Ở phần sau, cựu Đại tá, TS. Vũ Cao Phan phân tích cả hai mặt 'thành công' và 'hạn chế' của chiến dịch Mậu Thân 1968 vốn được bên tấn công mở ra trong dịp Tết, nhưng kéo dài trong nhiều đợt tập kích quân sự, ông cũng đề cập khía cạnh 'nghi binh' của bên tấn công và phân tích, đánh giá tiếp tục trên quan điểm riêng về các 'hố chôn tập thể' như vụ Khe Đá Mài ở Huế.


BBC Tiếng Việt tiếp tục giới thiệu các quan điểm, góc nhìn khác nhau và từ các bên về sự kiện Mậu Thân 1968, mời quí vị đón theo dõi.


(theo BBC 14/2/18)

07 Tháng Năm 2015(Xem: 16633)
LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn; và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 18232)
" ... chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 17114)
Gs Tương Lai: "Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 15228)
Hải Long: "Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn... Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn! Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia." Lê Xuân Khoa: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đế
29 Tháng Tư 2015(Xem: 17660)
Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 15951)
"Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng và bước kế tiếp trong một vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết."
21 Tháng Tư 2015(Xem: 15539)
"Học giả Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC ngày 7/4 bình luận trên The Wall Street Journal, chuyến đi đầu tiên của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Tokyo, Seoul và Honolulu trong tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để chính quyền Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Washington ca ngợi từ lâu."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 16310)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16865)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?
12 Tháng Tư 2015(Xem: 17627)
* Một số bình luận ghi nhận về bản Thông Cáo Chung ký kết giữa hai đảng CSVN và CSTQ: BBC, VNTB, Ts Nguyễn Thanh Giang, Lê Anh Hùng, Ts Carlyle A. Thayer, Ts Nguyễn Nhã
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16961)
"Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương..." Trong Ba cường quốc (cung cấp vũ khí) đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam." "Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi." "Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu."
07 Tháng Tư 2015(Xem: 15766)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17393)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18325)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 17336)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 16891)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16164)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có: