Bs Hồ Hải: Cần hiểu đúng một cách Khoa học về Chủ nghĩa Marx Lenin / Ts Nguyễn Liên Hằng: Vì sao miền Bắc thắng?

26 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 17407)

image080 

 

Nạn nhân của chế độ công an trị bao gồm cả cựu đồng chí của ông Hồ

Bs Hồ Hải

Lá thư Úc châu

 

Cn hiu đúng mt cách Khoa hc v Ch nghĩa Marx Lenin


Nhiều thế hệ - đặc biệt ở các quốc gia cộng sản cầm quyền - lâu nay học chủ thuyết Marx và Lenin nhưng chưa hiểu nó là gì? Nghe người ta bảo nó là triết học thì cũng ừ, gật đầu, nó là triết học. Đó là sai lầm của nhiều thế hệ ở các nước cộng sản.
Thực chất, trong 3 bộ phận của chủ nghĩa Marx Engels gồm có: Duy vật biện chứng, kinh tế chính trị học và duy vật lịch sử, thì chỉ duy nhất có bộ phận duy vật biện chứng của Engels đúc kết - mà không có gì mới - từ các trào lưu triết học trước đó, rồi đem tặng cho Marx là triết học thực sự.

Duy vật biện chứng nó là một vốn quý của nhân loại, không ai có thể chối cãi được. Vì nó giúp cho nhân loại rất lớn trong phương pháp luận khoa học. Nhưng nó lại không phải là của Marx, mà nó là của Engels đúc kết lại, và tặng Marx để Marx làm nền tảng cho việc nghiên cứu, và đưa ra 2 bộ phận còn lại theo tình hình thực tế châu Âu giữa, cuối thế kỷ XIX.
Hai bộ phận còn lại như đã nói, là kinh tế chính trị học và lịch sử phát triển của các hình thái chính trị xã hội mà Marx đã "tưởng tượng" và đặt tên cho chúng. Nhưng sự tưởng tượng của Marx lại sai ngay trong cái đặt vấn đề và giải quyết vấn đề để đi đến kết luận của ông ta.

Marx đã dùng Duy vật biện chứng và sa đà vào đặt nền tảng cho chủ thuyết của mình là Vật chất quyết định Ý thức ngay từ đầu. Nhưng khi Marx đi vào Duy vật lịch sử, ông lại "tưởng tượng" một cách cảm tính mà không khoa học thực chứng. Với sự cảm tính đó Karl Marx đã đẻ ra một hình thái chính trị xã hội loài người sau tư bản là, chủ nghĩa cộng sản khoa học và chủ nghĩa xã hội là lúc loài người sống với nhau bằng Ý thức quyết định vật chất! Nên có thể gọi bộ phận thứ 3 của Marx Engels là Duy Tình Lịch Sử thì đúng hơn là Duy Vật Lịch Sử!

Và cũng vì sa đà quá nhiều vào duy vật biện chứng mà, chủ thuyết do marx đẻ ra đã quá sắc máu, thiếu nhân bản. Hệ lụy của chủ thuyết này đã đẻ ra hình thái chính trị độc đoán và tàn ác. Nó đã tạo ra những lãnh tụ cộng sản trên thế giới đã giết chết hàng trăm triệu nhân mạng từ chủ thuyết này. Ngày nay, nó đã trở thành di tích của lịch sử, mà không ai còn muốn nhắc đến, chỉ còn các chính khách vì tham vọng cá nhân dùng nó để phục vụ dục vọng xấu xa nhất của loài động vật bậc thấp.

Sai lầm này của Marx không phải là nhân loại không biết và chưa nghĩ đến, mà ngay từ nửa cuối của thế kỷ XVIII, tại Tân lục địa - Hoa Kỳ - các quốc phụ của nước Mỹ đã bắt đầu bằng cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1776 lập ra nước Mỹ, trong cuộc cách mạng Trà. Từ đó, hình thành một hình thái chính trị xã hội hoàn hảo nhất, đúng với duy vật biện chứng nhất với hình thái chính tri đa nguyên và tản quyền. Và Hoa Kỳ đã đi trước cả Marx và Engels 72 năm. Mặc dù Marx và Engels đi sau, nhưng lại đi sai quy luật xã hội học. Vì mãi đến 1848 Marx và Engels mới cho xuất bản tư tưởng của mình, trong khi đó, 1776 các Quốc phụ Hoa Kỳ đã làm việc này.

Đến đầu thế kỷ XX, Lenin - một chính khách lỗi lạc đúng nghĩa - đã vớ phải lý thuyết của Marx và Engels lúc này đã quá lạc hậu với nền kinh tế công nghiệp ra đời từ giữa cuối thế kỷ XIX và hoàn thiện dần. Nhưng chủ nghĩa Marx và Engels lại có thể dụ dỗ được dân cùng khổ nhưng vô học. Lenin đã hoàn thiện nó thành bộ Lenin toàn tập và áp dụng ở Nga, rồi biến cả Đông Âu thành Liên Xô và các chư hầu. Lenin đã có "công lớn" khi ông kéo một nửa nhân loại quay về lại chủ nghĩa phong kiến tập quyền, với hình thái chính trị xã hội đơn nguyên tập quyền mà ông đã vẽ ra, nhưng với cái tên rất mỹ miều - chủ nghĩa xã hội. Nếu nước Pháp có Nã Phá Luân kéo người Pháp quay lại Phong kiến sau Cách Mạng Dân Chủ Tư sản Pháp 1789, để hơn một thế kỷ sau Pháp mới thoát ra khỏi phong kiến, thì tội của Lenin với nước Nga là đã kéo lùi Đế Quốc Nga quay về phong kiến 70 năm!

Song như đã nói ở trên, do Marx đã có tầm nhìn ngắn và do ông thiếu khả năng nghiên cứu khoa học, nên ông đã đặt nền tảng chủ thuyết là A quyết định B, và kết luận là B quyết định A, và cuối cùng những gì Lenin xây dựng đã bắt đầu sụp đổ tại ngay tại nơi ông sinh nó ra. Và cho đến ngày nay, chủ nghĩa Marx Lenin chỉ là con bài cho các chính khách dùng để bảo vệ ngai vàng kiếm ăn trên tổ quốc và dân tộc mình.

 

Đó là bi kịch của Marx, Engels và Lenin để lại cho nhân loại thiếu hiểu biết trên toàn cầu. Dù lạc hậu, và sai lệch với nguyên lý khoa học, nhưng chủ nghĩa Marx Lenin cũng có công lớn là làm đối trọng để thế giới tư bản phát triển vượt bậc trong cuộc chạy đua giành quyền thống trị toàn cầu. Ngày nay, tư bản thắng và cộng sản thua thì ai cũng rõ. Nhưng tại sao cộng sản vẫn còn sống và tồn tại? Vì nó phục vụ cho lợi ích của giai cấp phong kiến kiểu mới cầm quyền. Nhưng nó sẽ sụp đổ và đi vào bóng tối là điều chắc chắn sẽ có trong tương lai gần. Vì nó phi khoa học và không thực tế.


Hy vọng với một chút sơ lược lại lịch sử hình thành về cả lý thuyết và thực tiễn xã hội học thế giới này sẽ giúp người nào chưa hiểu, nắm được cái chính của vấn đề sẽ nhận rõ chân giá trị của chủ nghĩa Marx Lenin. (Source: BsHoHai Blog - 23/01/2014)/

Vì sao miền Bắc chiến thắng?

Vũ Tường

Phó Giáo sư, Đại học Oregon

BBC - thứ tư, 22 tháng 1, 2014

image081-content

Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng

37 năm sau khi chiến tranh kết thúc ở Việt Nam, cuối cùng chúng ta mới có trên tay một công trình nghiên cứu coi trọng vai trò của các lãnh tụ Bắc Việt trong cuộc chiến đó.

Họ là người đã phát động cuộc chiến và đã chiến thắng. Theo nghĩa này tác phẩm 'Cuộc chiến tranh của Hà Nội' (nguyên bản - Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Vietnam) của tiến sĩ Nguyễn Liên Hằng, phó giáo sư, khoa Lịch sử, ĐH Kentucky, thực sự có giá trị mở đường.

Mặc dù phần lớn quyển sách tâp trung vào giai đoạn từ 1968 đến 1972, ba chương đầu dành riêng cho chuyện chính trị nội bộ miền Bắc.

Nội dung của ba chương này thuật lại chuyện Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất của Đảng Lao Động Việt Nam (sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam), lên nắm quyền vào cuối thập niên 1950, và sau đó củng cố quyền lực với sự hỗ trợ của Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, và Trần Quốc Hoàn. Phe của Duẩn không chỉ độc chiếm quyền lực của Đảng bằng cách vô hiệu hóa những lãnh tụ khác như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.

Lê Duẩn và phe nhóm của ông ta còn dựng lên một nhà nước công an trị để bức hại văn nghệ sĩ và giam cầm những ai chỉ trích chính sách hiếu chiến của họ.

'Con bạc khát nước'

Dưới ngòi bút của TS Hằng, những lãnh tụ của miền Bắc hiện ra như những con bạc khát nước.

Họ thường xuyên đánh giá quá thấp kẻ thù và thua hết trận này đến trận khác. Cuối cùng họ thắng cuộc chủ yếu không phải nhờ thiên tài quân sự hay vì họ giành được con tim khối óc của người miền Nam, nhưng một phần nhờ vào bộ máy công an giữ nhân dân miền Bắc trong khuôn khổ kỷ luật, và một phần nhờ vào việc vận động thành công sự giúp đỡ của phe cộng sản và sự ủng hộ của dư luận thế giới.

Quyển sách này cho thấy Hà Nội kiểm soát rất chặt Mặt trận Giải phóng, qua chi tiết này đóng góp thêm một tiếng nói loại bỏ huyền thoại về một cuộc cách mạng tự phát ở miền Nam.

"TS Hằng cũng là học giả đầu tiên viết về những lãnh tụ có vai trò thực sự quyết định ở miền Bắc, đó là phe Duẩn-Thọ. Giới học giả Tây phương cho đến nay đã bị ám ảnh bởi những lãnh tụ bề ngoài có vẻ nổi trội như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nhưng thực chất những nhân vật này không phải là người quyết định chủ yếu trong cuộc chiến tranh."

Bà Hằng có lẽ là tác giả đầu tiên lập luận rằng không phải Tổng thống Mỹ Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara mà chính là chiến lược đánh bạc sát ván của Lê Duẩn dẫn đến việc quân Mỹ vào Việt Nam năm 1965.

Tương tự, không chỉ Tổng thống Mỹ Nixon và Cố vấn Kissinger muốn kéo dài chiến tranh vào năm 1968, mà cả hai chính quyền Sài gòn và Hà nội vì những lý do riêng không muốn đàm phán cho hòa bình.

TS Hằng cũng là học giả đầu tiên viết về những lãnh tụ có vai trò thực sự quyết định ở miền Bắc, đó là phe Duẩn-Thọ. Giới học giả Tây phương cho đến nay đã bị ám ảnh bởi những lãnh tụ bề ngoài có vẻ nổi trội như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nhưng thực chất những nhân vật này không phải là người quyết định chủ yếu trong cuộc chiến tranh.

Lẽ ra TS Hằng có thể đi sâu hơn vào những toan tính của Lê Duẩn trên cơ sở những tài liệu đã được bạch hóa. Xin mời đọc đoạn trích sau đây từ bài nói của ông ta ở Hội nghị Trung ương 14 và tháng Giêng năm 1968 ngay trước Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân:

“Tôi nghe anh em miền Nam nói tinh thần [quân đội Mỹ ngụy] bạc nhược lắm, nó sợ vô cùng. Sư đoàn 25 của nó cũng yếu đi rồi. Ở Huế ta đánh mạnh là nó tan rã. Mỹ đấy. Còn về quân ngụy, nó yếu vô cùng, nghe anh em nói khi ta đánh nó khóc lóc, bạc nhược vô cùng.”

Dựa vào cách đánh giá kẻ địch như trên, Duẩn tin rằng cuộc Tổng tiến công sẽ chẳng đem lại rủi ro nào: “Ở Hà Nội, lúc đầu một trung đoàn Thủ đô đánh hai tháng ra có việc gì đâu, huống chi bây giờ ta làm chủ, ta vào Sài gòn đánh vài ba tháng ta ra cũng được, không có chuyện gì…”

Chúng ta đều biết các lực lượng cộng sản bị thiệt hại nặng nề trong Tết Mậu thân. Nhưng ít ai biết những toan tính của các lãnh tụ miền Bắc khi họ ném hàng chục ngàn bộ đội vào một chiến dịch mà phần lớn sẽ bị tàn sát.

'Nhà nước công an trị'

Những lời nói từ chính miệng của Lê Duẩn không chỉ cho thấy những tính toán sai lầm lớn của ông ta mà còn cho thấy ông là một người chỉ huy quân sự liều mạng đến mức điên rồ: đánh giá thấp địch quân một cách quá đáng và tổ chức trận đánh mà không cần tính đến đường rút nếu thất bại.

Việc ông ta kiên trì theo đuổi cùng một chiến lược cho đến năm 1975 cho thấy ông ta cuồng tín đến mức nào. Công bằng mà nói, Lê Duẩn đã “đoán trúng” tinh thần bạc nhược của một bộ phận kẻ địch.

image080

Nạn nhân của chế độ công an trị bao gồm cả cựu đồng chí của ông Hồ

Nhưng không phải lính “Mỹ ngụy” bạc nhược như ông ta đoán, mà Johnson và McNamara bạc nhược và xuống thang chiến tranh mặc dù chỉ có rất ít người dân Sài Gòn nổi dậy đón mừng quân giải phóng.

Vì một canh bạc rủi ro cao như thế nên chúng ta không ngạc nhiên khi Duẩn và phe cánh của ông ta tung toàn bộ bộ máy Nhà nước công an trị vào cuộc để bắt giữ những người có thể trong quá khứ hay tương lai sẽ chỉ trích chính sách phiêu lưu của họ.

Chi tiết trong sách của TS Hằng về bộ máy khủng bố của công an miền Bắc là một trong những đóng góp quan trọng nhất của công trình này.

Sự tồn tại của một nhà nước công an trị ở miền Bắc Việt Nam có thể ủng hộ lập luận của những người tin rằng Hoa Kỳ đã đúng khi can thiệp để giúp miền Nam thoát khỏi số phận hẩm hiu của miền Bắc.

Sau chiến thắng của Hà Nội, hàng chục ngàn viên chức, trí thức, văn nghệ sĩ, và các lãnh tụ tôn giáo đúng là đã bị cầm tù trong các trại “cải tạo”, nhiều người trong hơn một thập niên, cũng chung số phận với Hoàng Minh Chính và Vũ Đình Huỳnh, những đảng viên cộng sản cao cấp, đồng chí cũ của Lê Duẩn và Hồ Chí Minh bị buộc tội và cầm tù vì theo “chủ nghĩa xét lại”.

Tuy nhiên, quyển sách này không đem đến một kết luận chắc chắn về việc Hoa Kỳ và đồng minh miền Nam có thể chiến thắng hay không.

Đây là một câu hỏi đã gây rất nhiều tranh luận. Trên một bình diện thì câu chuyện về đấu đá phe cánh chính trị ở miền Bắc cho thấy cuộc chiến không phải được tất cả người miền Bắc ủng hộ như nhiều người nghĩ.

Nhiều người dân hay lãnh đạo Đảng miền Bắc chắc chắn không ủng hộ chiến thắng với bất cứ giá nào kiểu Lê Duẩn. Những sai lầm chiến lược của Lê Duẩn trong Tết Mậu thân chỉ ra chỗ yếu của ông ta mà nếu được khai thác đúng mức có thể giúp cho nỗ lực chiến tranh của Sài gòn và Washington.

Một cuộc phản công mạnh mẽ hơn (thay vì xuống thang chiến tranh) sau Tết Mậu thân có thể đã buộc Lê Duẩn phải mất chức.

'Duẩn-Thọ lấn lướt'

Tuy nhiên, một sự thực khác là phe Duẩn-Thọ trước đó đã rất thành công trong việc bóp nghẹt những chỉ trích kế hoạch Tết Mậu thân của họ. Trước sự lấn lướt của Duẩn-Thọ, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều tỏ ra hèn nhát không dám bảo vệ những người cộng sự và tay chân thân tín của mình bị họ bắt giam vì tội “xét lại”.

Những việc này làm cho chúng ta khó tưởng tượng được ai sẽ là người có thể loại được Duẩn-Thọ ra khỏi quyền lực.

Mà nếu Duẩn-Thọ vẫn còn đó, sự bướng bỉnh của họ cộng với bộ máy an ninh đầy quyền lực do họ chỉ đạo có nghĩa là miền Bắc sẽ tiếp tục chiến đấu đến người cuối cùng nếu cần.

image082

Phe của ông Duẩn được cho là lấn lướt cả ông Hồ Chí Minh

Mặc dù TS Hằng sử dụng những tài liệu có giá trị nhất hiện có, sách của bà không chứa đựng nhiều chi tiết về vai trò của các nhân vật khác trong Bộ Chính trị trong việc đưa ra những quyết định quan trọng, ví dụ như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh và Lê Thanh Nghị.

Có phải những nhân vật này chỉ đơn thuần cam chịu chấp nhận đường lối quân sự hiếu chiến của phe Duẩn-Thọ, hay là họ tích cực ủng hộ đường lối đó? Cũng tương tự như vậy, còn nhiều chi tiết về bộ máy an ninh chưa được biết rõ và cần được nghiên cứu thêm.

Công trình này của TS Hằng cũng cho thấy sự cần thiết nghiên cứu về cách mạng Việt Nam trong đó cuộc chiến tranh chỉ là một giai đoạn. TS Hằng đúng khi cho rằng Lê Duẩn coi cuộc chiến là ưu tiên số một.

Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội cũng quan trọng với Duẩn và tất cả các đồng chí của ông ta, dù họ có hay không xem cuộc chiến là ưu tiên số một. Trong tác phẩm “Đường lối cách mạng miền Nam” viết năm 1956, Duẩn xem cuộc chiến ở miền Nam không chỉ để thống nhất đất nước mà còn để lật đổ ách thống trị của “chủ nghĩa thực dân mới Mỹ” và “chế độ độc tài phong kiến” Ngô Đình Diệm.

Ông ta tin chắc rằng, “Thắng lợi thuộc về sự nghiệp vinh quang thống nhất, độc lập dân tộc của dân tộc ta, thuộc về cộng sản chủ nghĩa vĩ đại của chúng ta.”

Lê Duẩn kêu gọi tiến hành cách mạng ở miền Nam nhưng đồng thời tán thành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Việc xây dựng này cũng được định nghĩa như một cuộc đấu tranh giai cấp chống lại “những giai cấp phản cách mạng” và giai cấp nông dân với nền kinh tế “tiểu nông, lạc hậu.” Duẩn là người đi đầu ủng hộ chính sách hợp tác hóa nông nghiệp vào cuối thập niên 1950 cũng như chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ở miền Bắc vào đầu thập niên 1960.

Tóm lại, công trình của TS Hằng đã đặt người Việt Nam (chủ yếu là người miền Bắc) vào vị thế trung tâm trong cuộc chiến. Đó là vị trí xứng đáng của họ. TS Hằng giúp chúng ta hiểu thêm miền Bắc đã chỉ đạo và chiến thắng ra sao.

Nhưng công trình của TS Hằng còn có một đóng góp quan trọng khác. Các học giả ngành Việt Nam Học và những nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam thường không quan tâm đến nghiên cứu của nhau. TS Hằng đã dũng cảm đem hai nhóm đến gần nhau và buộc họ phải trả lời những câu hỏi khó.

Bài do tác giả Vũ Tường tự dịch. Nguyên bản bằng tiếng Anh có thể truy cập tại địa chỉ: www.h-net.org/~diplo/roundtables/PDF/Roundtable-XV-9.pdf.

Cuộc chiến tranh của Hà Nội là tác phẩm của TS Nguyễn Thị Liên Hằng, phó giáo sư, khoa Lịch sử, ĐH Kentucky. Nguyên bản tiếng Anh: Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Vietnam (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2012).

24 Tháng Tư 2016(Xem: 12553)
Nhân vụ cá biển chết do nhiễm độc
07 Tháng Tư 2016(Xem: 15497)
03 Tháng Ba 2016(Xem: 15557)
XEM THÊM: - Nguồn gốc đình Làng VN
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 13512)
"Tài sản của các nhà “tư bản đỏ” và các quan chức ở Trung Quốc thường bị che giấu hoặc phân tán cho nhiều thành viên trong gia đình. Chính tờ Economist trong bài báo đã dẫn cũng thừa nhận rằng Trung Quốc là “nơi mà các bài báo phanh phui gần đây cho thấy nhiều chính trị gia có thế lực đã ngụy trang tài sản của họ bằng cách thuyết phục các bạn bè và gia đình giữ tài sản nhân danh họ” và “các ghi chép tài sản không đáng tin cậy cũng giúp che giấu ai sở hữu cái gì”.