Bốn điểm nóng và tương lai an ninh châu Á

27 Tháng Mười Hai 20187:37 CH(Xem: 9281)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ  - THỨ SÁU 28 DEC 2018


Bốn điểm nóng và tương lai an ninh châu Á


Posted on 28/12/2018 by The Observer


image013


Tác giả: Sam Bateman | Biên dịch: Đinh Nho Minh


The Four Flashpoints: How Asia Goes to War. Tác giả: Brendan Taylor. Melbourne, Australia: La Trobe University Press, 2018. Bìa mềm: 241pp.


Bốn điểm nóng của Châu Á được nhiều người biết đến gồm: Bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Đài Loan. Cả bốn nơi này đều có đặc điểm là tồn tại căng thẳng âm ỉ, có nguy cơ rơi vào chiến tranh với ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng. Đã có rất nhiều sách phân tích bình luận về các điểm nóng, nhưng Brendan Taylor đi xa hơn nữa bằng việc vẽ một bức tranh chung cho thấy bốn điểm nóng này đang làm xấu đi môi trường chiến lược của Châu Á. Taylor phác họa cách thức khủng hoảng có thể xảy ra như thế nào ở mỗi điểm nóng và lập luận rằng chỉ có thể tránh khủng hoảng bằng cách hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa chúng với nhau. Taylor cho rằng khả năng xảy ra một cuộc chiến lớn ở Châu Á là lớn hơn so với mọi người lầm tưởng, vì khu vực có khả năng “trượt vào khủng hoảng” (trang 177), với sức ép từ cả bốn điểm nóng đẩy khu vực gần hơn tới đụng độ.


Một điểm hấp dẫn trong sách của Taylor đó là phần về hoàn cảnh lịch sử của mỗi tranh chấp. Ông đã kết hợp phần này với nghiên cứu sâu về tình hình hiện tại và hiểu biết về khu vực để đưa ra một đánh giá bi quan về tương lai của Châu Á.


Taylor đưa ra bốn nguyên nhân tại sao các điểm nóng này là mối đe dọa lớn nhất cho trật tự thế giới. Nguyên nhân đầu tiên là khả năng quân sự của các nước trong khu vực ngày càng lớn nhờ gia tăng ngân sách quốc phòng và tình thế lưỡng nan an ninh. Thứ hai, Châu Á là tâm điểm của kinh tế toàn cầu, cũng như của giao thương và trao đổi thông tin. Thứ ba, khu vực này chưa có kinh nghiệm giải quyết xung đột. Hơn nữa, vẫn chưa có cơ chế an ninh đa phương để xử lí nguy cơ xảy ra khủng hoảng. Cuối cùng, lịch sử và chủ nghĩa dân tộc có vai trò quan trọng ở cả bốn điểm nóng ở Châu Á.


Cuốn sách bắt đầu với Bán đảo Triều Tiên. Nơi này thu hút nhiều chú ý vì khó đoán xung đột, chính sách thiếu nhất quán của chính quyền Trump, và vì những hành động của Kim Jong-un. Đây là cái mà Taylor gọi là “đối đầu kiểu Mexico” (trang 58), một tình huống mà không có giải pháp dễ dàng nhanh chóng.


Taylor sau đó chuyển qua cuộc đối đầu ở Biển Hoa Đông quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là nơi thể hiện sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản và có lịch sử tranh chấp từ lâu. Taylor có vẻ cho rằng có một số điểm hợp lý trong yêu sách chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc trong bối cảnh tồn tại một số điều thiếu rõ ràng trong nhiều điều ước khác nhau trong và sau Thế chiến II. Chủ nghĩa dân tộc ở cả Trung Quốc và Nhật Bản đã làm gián đoạn quá trình khai thác năng lượng chung ở khu vực, tuy nhiên việc đồng ý lập đường dây nóng giữa hai nước vào tháng 12 năm 2017 vẫn là “một bước đột phá” (trang 91). Taylor nghĩ rằng mối đe dọa an ninh lớn nhất không phải một chiến dịch quân sự có kế hoạch từ trước mà là một xung đột an ninh cấp thấp.


Taylor cho rằng khu vực phức tạp nhất trong cả bốn điểm nóng là Biển Đông. Tuy nhiên, dù không loại trừ hoàn toàn khả năng, ông lại cho rằng khu vực này khó xảy ra chiến tranh nhất trong các điểm nóng vì ngoại giao dễ thành công hơn ở đây cũng như vì các nước không vội vã phải giải quyết xung đột, đồng thời Washington không muốn có chiến tranh ở đây. Taylor tin rằng Hoa Kỳ nên lùi bước (trang 130) thay vì gia tăng căng thẳng bằng các chiến dịch tự do hàng hải “hầu như không hiệu quả” (trang 127) để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.


Cuối cùng, Taylor cho rằng Đài Loan là nơi nguy hiểm nhất trong các điểm nóng vì ít có giải pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp. Mặc dù thời gian đứng về phía Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn đang quyết tâm để lấy lại Đài Loan. Hơn nữa, sự thay đổi cán cân quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan, và giữa Đài Loan và Hoa Kỳ, có nghĩa là Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thành công nếu tìm cách chiếm đảo bằng vũ lực. Ông cho rằng việc Tổng thống Trump nhậm chức cùng hành động khó lường của Trump liên quan đến vấn đề Đài Loan sẽ đổ thêm dầu vào lửa.


Hai nước luôn có mặt trong cả bốn điểm nóng này là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Việc chính quyền Trump ngày càng khó lường và tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực càng làm vấn đề thêm bi quan. Bản thân tranh chấp ở cả bống điểm nóng không phải là mối đe dọa lớn nhất, mà chính là cạnh tranh và gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. Sự suy giảm lòng tin giữa hai quốc gia không chỉ ảnh hưởng tới chính họ mà còn tới khả năng của khu vực nhằm giữ trật tự cho môi trường địa chính trị đầy biến động này.


Bốn Điểm Nóng là một cuốn sách dễ đọc và hấp dẫn. Mặc dù có thể người đọc sẽ không đồng ý rằng tình hình khu vực bi quan như cuốn sách miêu tả, điểm chính của nó rất hợp lí: ảnh hưởng của cả bốn điểm nóng cần được chú ý đến nhiều hơn nữa. Không may, tình hình vẫn chưa được cải thiện kể từ khi cuốn sách được xuất bản. Trong bài phát biểu về chính sách của chính quyền Trump với Trung Quôc tại Viện Hudson vào Tháng Mười năm 2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã nâng cạnh tranh của Washington với Bắc Kinh lên một tầm cao mới. Bài diễn văn này nhấn mạnh một loạt chính sách chiến lược và kinh tế mới của Hoa Kỳ nhằm đối đầu và kiềm chế Trung Quốc. Điều đó khẳng định mối lo ngại lớn nhất của Brendan Taylor về tương lai của khu vực.


Sam Bateman là Nghiên cứu viên hàm Giáo sư ở Trung Tâm Quốc gia Australia về Tài nguyên và An ninh Biển (ANCORS) thuộc Đại học Wollongong.


Nguồn bài điểm sách bằng tiếng Anh: Contemporary Southeast Asia Vol. 40, No. 3 (2018), pp. 542-44.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 14063)
- "Nhiều người đang trông chờ “Luật về hội”, một đạo luật mà “Quốc hội của Đảng” (chứ không phải của Dân) hứa sẽ ban hành và chưa biết ngày nào sẽ ban hành. Tuy nhiên, nếu cứ trông chờ vào một đạo luật để có thể hội họp và lập hội thì đó có thể chỉ là một giấc mơ hay một ảo tưởng ...". - Xem lại bài 1: Mai Thái Lĩnh, Nhóm lợi ích là gì? http://www.nhatbaovanhoa.com Mục TIN NÓNG.
21 Tháng Giêng 2016(Xem: 15494)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 14512)
"Có thể thấy rằng khi bà Tống Mỹ Linh khuyên Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan là bà có ý định trở lại lục địa không phải với vị thế của kẻ trốn chạy. Nhưng khi chứng kiến Đặng Tiểu Bình đã chiến thắng Magaret Thatcher năm 1984 trong việc lấy lại Hồng Kông thì bà đã hiểu vị thế của Đài Loan không còn như dự định được nữa".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 15132)
- Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng chống cho bằng được TT Nguyễn Tấn Dũng? - TT Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối trên hai vấn đề: - Thứ nhất là đổi mới thể chế cho phù hợp với nền kinh tế mà nhà nước VN luôn luôn công khai xin các nước phát triển công nhận đó là nền kinh tế thị trường đích thực; - Thứ hai là không đổi độc lập chủ quyền biển đảo lấy "hữu nghị viển vông" với Trung Quốc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 13798)
"Phải chăng Thủ tướng Dũng đang quyết định việc “thay đổi thể chế cho bằng được”, từ mô hình Nhà nước lãnh đạo toàn diện dịch chuyển sang mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển? Liệu những đề xuất trên của Thủ tướng Dũng có khả năng phủ bóng trên Đại Hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam?"
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 14806)
"Trong sự bi phẫn có chen vào cảm hứng bi hùng từ tứ thơ tuyệt đẹp của người tráng sĩ thời tao loạn ở buổi mạt kỳ vương triều Trần thế kỷ XIV chuyển sang XV trong cuộc chiến không cân sức chống quân xâm lược nhà Minh. Đẹp với hình tượng trong câu thơ mà người đời gọi là “thi trung hữu hoạ”: Thù nước chưa trả mà mái tóc đã bạc sớm, Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng. “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 14074)
"... nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc Hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch. "The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm,” cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng.”
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13771)
" vai trò của Tổng thư ký ASEAN (ông Lê Lương Minh) và Singapore, nước được ASEAN giao trách nhiệm điều phối quan hệ với Trung Quốc, sẽ rất quan trọng trong việc duy trì hồ sơ Biển Đông trong chương trình nghị sự của ASEAN". "Đối với Giáo sư Thayer, quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào sẽ là một nhân tố tích cực giúp thúc đẩy hồ sơ Biển Đông trong thời gian Lào làm Chủ tịch ASEAN:"
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13821)
"Chúng ta phải khẳng định là Việt Nam phải đi theo kinh tế thị trường", "thông tin trên mạng: chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí"."40 năm đất nước thống nhất nhưng một phần đất máu thịt của Tổ quốc Hoàng Sa vẫn nằm trong tay ngoại bang. Đó là nỗi đau mất mát lớn của dân tộc"…
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13842)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17825)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14084)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13153)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13768)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16036)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13509)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14937)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".