Trần Ngọc Thêm: Văn Hóa VN aaaâm … tttính… ổn định hơn là đột biến / Phạm Chí Dũng: “Làm sao có thể chuyển đổi êm dịu?”

05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 16000)

+++++++++++++++

Trần Ngọc Thêm: “VN ưa ổn định hơn là đột biến”

BBC - thứ sáu, 31 tháng 1, 2014

image066

GS Thêm nhấn mạnh Việt Nam luôn muốn 'ổn định' hơn là "đột biến".

Việt Nam vẫn ưa 'ổn định' hơn là 'đột biến' trong con đường biến đổi xã hội, thể chế của mình, theo nhà văn hóa học, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Trao đổi với BBC hôm 31/1/2013, Giáo sư Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tiếp tục khẳng định cơ sở của nhận định này nằm ở chỗ Việt Nam xuất phát từ một xã hội có tính chất "âm tính", không ưa "xáo trộn".

Ông nói với BBC: "Đặc biệt với Việt Nam, nó là nền văn hóa âm tính, và cách biến đổi của nó là từ từ, không xáo trộn, không gây những đổ vỡ lớn.

"Trừ những giai đoạn xung đột bên trong bên ngoài, ví dụ như chống giặc ngoại xâm, thì nó lại là chuyện khác, còn khi nội bộ với nhau thì nó là sự biến đổi từ từ."

Nhận xét về những chuyển động gần đây trong xã hội Việt Nam của một số phong trào xã hội dân sự và công dân, Giáo sư Thêm nói:

"Sự xuất hiện của các phong trào đó, tôi cho rằng đó cũng là một sự thay đổi, nó có tác động, có tiếng nói gọi là phản biện nhất định, tuy nhiên, những lực lượng đó là chưa đủ,

Theo giáo sư Thêm, về mặt số lượng, các phong trào này vẫn còn 'ít ỏi' và không mang tính 'đại diện'.

Ông nói: "Số lượng nó còn rất ít ỏi, nó không đủ đại diện cho một bộ phận nào cả và cái thứ hai về mặt chất lượng thì ở đó cũng thiếu những gương mặt có thể thu hút được những người quan tâm."

'Khái niệm lý thuyết'

""Đặc biệt với Việt Nam, nó là nền văn hóa âm tính, và cách biến đổi của nó là từ từ, không xáo trộn, không gây những đổ vỡ lớn. Trừ những giai đoạn xung đột bên trong bên ngoài, ví dụ như chống giặc ngoại xâm, thì nó lại là chuyện khác, còn khi nội bộ với nhau thì nó là sự biến đổi từ từ"

Đề cập tới mô hình được gọi là 'xã hội chủ nghĩa' ở Việt Nam mà chính quyền và đảng cộng sản Việt Nam vẫn đề cao và đặt ra là mục tiêu 'phấn đấu', đồng thời là lý do 'biện minh' cho việc nắm giữ quyền lực độc tôn lâu nay, Giáo sư Thêm nói:

"Cái mà Marx nêu ra, rồi sau đó ở Liên Xô và một loạt nước hướng tới, cái khái niệm đó, cái "Chủ nghĩa Xã hội" thì chưa ai đến cả,

"Nó là một khái niệm lý thuyết và do đó, nó phải được cụ thể hóa qua từng bước một. Thế và nói chủ nghĩa xã hội lập tức sẽ có những cách tiếp cận khác nhau, từ những lập trường tư tưởng khác nhau."

Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng và thời điểm Việt Nam có thể chuyển sang một mô hình "đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị" ôn hòa và lành mạnh trong tương lai, nhà nghiên cứu cho rằng chưa có đủ cơ sở để dự đoán.

Trong cuộc trao đổi với BBC hôm mùng Một Tết Giáp Ngọ, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cũng bình luận một số vấn đề liên quan vai trò trí thức với cải tổ đất nước, việc sửa đổi Hiến pháp trong năm 2013.

Nhưng trước tiên, ông bình luận về việc người dân Việt Nam hiện nay đang ăn Tết ra sao, với những đặc điểm, xu thế nổi bật nào.

Đặc biệt, ông giành thời gian phân tích tính lợi hại của việc người dân Việt Nam hiện đang "ăn cả hai loại Tết" là tết Dương lịch và tết Âm lịch, trong tình hình kinh tế như hiện nay./

"Làm sao có thể chuyển đổi êm dịu?"

BBC chủ nhật, 2 tháng 2, 2014

 

image067

Ông Phạm Chí Dũng (ở giữa) nói ông không vi phạm luật pháp Việt Nam

image068

Xã hội Việt Nam đang diễn ra các dòng chuyển động và biến đổi khó lường trước.

Việt Nam khó có thể đạt được một sự 'chuyển đổi' mà không để xảy ra 'đột biến' như kỳ vọng và quan điểm của một số học giả trong nước, khi mà nhiều điểm nóng trong quan hệ chính quyền và nhân dân, nhiều vấn đề căn bản và nguyên tắc về dân quyền, dân sinh trong xã hội không được giải quyết tận gốc.

Đó là quan điểm của nhà phân tích, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng, khi bình luận về một vài khía cạnh trong quan điểm của Giáo sư Bấm Trần Ngọc Thêm chia sẻ với BBC gần đây khi nhà văn hóa học này nói về khả năng, kịch bản và mô hình biến đổi xã hội, thể chế và văn hóa của Việt Nam.

Hôm 02/2/2014, Tiến sỹ Dũng nói mô hình giải quyết điểm nóng của chính quyền từ nhiều năm về trước, hiện không còn phát huy tác dụng và ông bày tỏ quan ngại rằng nhiều vụ xung đột với số đông người dân, dân oan tham gia có thể trở thành các thách đố thực sự với chế độ từ nay trở đi.

Ông nói: "Tôi có cảm giác rằng chưa có một kịch bản hoàn hảo nào từ phía chính quyền được đặt ra để giài quyết những điểm nóng như vậy,

"Mặc dù lý thuyết về điểm nóng, giải quyết xung đột về điểm nóng đã đặt ra từ năm 2000, đặc biệt để giải quyết những phong trào đất đai, về dân oan đất đai, nhưng thực tế đã chứng nghiệm rằng lý thuyết giải quyết điểm nóng của các cơ quan chính quyền Việt Nam là không thành công."

"Trí thức nào thì trí thức, cũng phải có lương tâm, và nếu xét về góc độ lương tâm, có khi một người nông dân, một người dân thường, một người dân đen, họ còn có lương tâm nhiều hơn là một trí thức"

Theo Tiến sỹ Dũng trong năm vừa qua đã có những phong trào đấu tranh của người dân, với con số chỉ từ một ngàn người tham gia, như tại một huyện ven biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, đã buộc ban lãnh đạo của tỉnh này phải trực tiếp xuống địa phương đối thoại với dân.

Ông đặt vấn đề, nếu không có phương thức giải quyết thỏa đáng, những con số "một ngàn" như vậy có thể mở rộng thành "hàng chục ngàn" như ở Campuchia, và thậm chí tăng triển thành "cả triệu người" như ở Thái Lan, thì vấn đề sẽ thực sự trở nên rất khó giải quyết hơn cho chính quyền.

'Trí thức ở đâu?'

Về vấn đề thái độ, vai trò của trí thức với tình hình của đất nước, điều cũng được GS Trần Ngọc Thêm đề cập, Tiến sỹ Dũng cho rằng giới này hiện đang bị phân chia thành ba bộ phận là 'cận thần', 'trung dung' và 'dấn thân - phản biện'.

Trong đó, lớp "trí thức cận thần" được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi nhưng ít được người dân lắng nghe, tin cậy và hài lòng vì họ thường 'thiên vị quyền lợi của nhà nước'.

Nhóm thứ hai là "trí thức trung dung", chiếm tới khoảng 80% tầng lớp trí thức và có thái độ "bàng quan", thậm chí "vô cảm", không gần nhà nước nhưng cũng không quan tâm tới người dân, đặc biệt là bất công xã hội... Nhóm này, theo nhà quan sát này, có đặc điểm "dễ đón gió", "dễ xoay chiều" khi có cơ hội.

Nhóm thứ ba được ông Dũng đề cập đến là "trí thức dấn thân" hay "trí thức phản biện", nhóm này có trách nhiệm và lương tri với dân, với nước, nhưng theo nhà quan sát 'rất tiếc' vẫn còn hạn chế về số lượng.

image069

Ông Phạm Chí Dũng (trái) tại đám tang của luật gia Lê Hiếu Đằng.

Bày tỏ quan điểm của mình về tư cách và nghĩa vụ của trí thức nói chung với đất nước, ông Dũng nói: "Trí thức nào thì trí thức, cũng phải có lương tâm, và nếu xét về góc độ lương tâm, có khi một người nông dân, một người dân thường, một người dân đen, họ còn có lương tâm nhiều hơn là một trí thức."

Theo ông Dũng, người trí thức hiện nay trước tiên cần xác định để có lập trường "độc lập", để không bị cuốn vào các cuộc "tranh giành giữa các phe phái chính trị", mà nên lấy dân sinh, dân quyền, dân trí "làm chủ đạo" cho con đường của mình.

Ngoài ra, họ nên bày tỏ "một chút dấn thân", hoặc cao cả hơn theo ông là "hy sinh một chút" cho xã hội và tạm quên đi "quyền lợi cá nhân của mình một chút". Ông kỳ vọng:"Nếu mỗi người trí thức đều có được một chút suy nghĩ như thế, thì tôi nghĩ xã hội dần dần sẽ được nhiều chút, và lúc đó mọi chuyện sẽ tiến bộ nhanh chóng hơn là bây giờ,

"Còn hiện nay tình trạng vô cảm không chỉ lan tràn trong giới quan chức quản lý nhà nước mà còn cả trong giới trí thức trung dung và giới trí thức cận thần, mà đó là một tình trạng mà vô hình chung tạo ra một sự phân cách xã hội vô cùng lớn."

Mở đầu cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Dũng bình luận biến đổi gần đây trong nội bộ giới trí thức trong nhà nước, theo đó có sự đề cập nhiều hơn tới các "ý kiến đa chiều", mặc dù chưa nhắc đến "đa đảng", và ông cho rằng đang có sự xích lại gần nhau giữa các nhóm ý kiến, quan điểm ở nhiều tầng lớp, các "lề" và các nhóm khác nhau trong xã hội Việt Nam./

'Lực lượng nào ngăn cản tôi xuất cảnh?'

BBC - chủ nhật, 2 tháng 2, 2014

image070

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng (thứ hai, từ trái) tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 01/02/2014.

Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC có thể một thế lực trong nội bộ đảng và ngành an ninh vốn không muốn Việt Nam "gần gũi với phương Tây" và không muốn Việt Nam ký hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ngăn cản ông xuất cảnh đi Thụy Sỹ hôm 01/2/2014 để dự một hội nghị về nhân quyền.

Trao đổi với BBC hôm 02/2 từ Sài Gòn, nhà phân tích tình hình Việt Nam nói việc ông bị cấm xuất cảnh cho thấy lực lượng này không chỉ quan ngại mà hết sức lo ngại trước giới hoạt động, tranh đấu vì tự do và nhân quyền ôn hòa ở trong nước.

Lực lượng này theo ông Dũng có thể bị rơi vào một hội chứng "tự tưởng tượng" quá mức về các "nguy cơ" về an ninh quốc gia bị xâm phạm, do đó đã tự "lập ra các kịch bản" hoạt động của những đối tượng mà họ nhắm mục tiêu.

'Tự đạo diễn kịch bản'

Rồi tiếp đó, vẫn theo ông Dũng, họ lại "tự đạo diễn" các hoạt động này và dựa trên đó tiến hành các chính sách, động thái can thiệp, theo dõi, tự tạo việc làm cho an ninh v.v...

Tiến sỹ Dũng nói có thể có một bản danh sách của các cơ quan an ninh đưa "40 đối tượng" vào tầm ngắm và mở rộng hơn có một danh sách bao gồm tới "2000 người" bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh.

Trao đổi với BBC hôm mùng 3 Tết Nguyên đán, Tiến sỹ Dũng nói ông đã đang thực hiện các động thái khiếu nại về quyền công dân và quyền đi lại của ông bị xâm phạm và sẽ gửi tới chính quyền, cũng như phản ánh tới các cơ quan, tổ chức quan tâm nhân quyền, đoàn ngoại giao trong và ngoài nước, kể cả Hội đồng Nhân quyền LHQ./