Gạc Ma: tranh luận về “không được nổ súng” - “không được nổ súng trước”

14 Tháng Ba 20197:30 CH(Xem: 11351)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 08 MAR 2019


Gạc Ma: tranh luận về “không được nổ súng” - “không được nổ súng trước”


image011


Vào năm ngoái, xuất hiện những tranh cãi trên mạng xã hội giữa thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên tư lệnh Công Binh, và thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên giám đốc Bảo Tàng Quân Đội, cũng là chủ biên của cuốn sách ‘Vòng tròn Bất tử,’ liên quan tới vấn đề có một mệnh lệnh từ cấp cao nhất trong quân đội Việt Nam trong việc nổ súng khi Hải quân Việt Nam bị lực lượng Trung Cộng tấn công trận Gạc Ma.


Một nhân chứng trong cuộc thảm sát nay là Trung Tá Nguyễn Văn Lanh kể trong quyển sách rằng có lệnh “không được nổ súng” khi binh sĩ Trung Quốc tiến vào bãi đá. Nhưng Tướng Kiền cho rằng chi tiết đó cùng nhiều chi tiết khác khiến cho cuốn sách có “sai trái nghiêm trọng.” Theo Tướng Kiền, không có lệnh “không được nổ súng” mà chỉ có lệnh “không được nổ súng trước.”


Trong một đoạn video được phát tán trên mạng, tướng Lương đã đề cập đến việc binh lính Việt Nam tại Gạc Ma khi đó nhận được lệnh không được nổ súng, dẫn đến cái gọi là “thảm sát Gạc Ma”. Theo tướng Lương, mệnh lệnh này đã biến hàng chục lính Việt Nam thành bia đỡ đạn cho phía Trung Quốc.


Một tài liệu được giải mật của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA về trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 cho biết Việt Nam là bên nổ súng trước. (theo VOA)


Sách về thảm sát Gạc Ma ra đời đầy gian truân, nay bị thu hồi


VOA 11/09/2018


image012


Bìa cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử


Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam mới đây đề nghị các tỉnh, thành phố thu hồi một cuốn sách nói về sự kiện quân Trung Quốc thảm sát các binh sĩ Việt Nam hồi năm 1988 để chiếm đảo đá Gạc Ma.


Các báo mạng Việt Nam đưa tin hôm 11/9 rằng Cục Xuất bản, In và Phát hành của bộ đã gửi công văn từ hôm 31/8 đến các sở thông tin và truyền thông của các tỉnh, thành phố “đề nghị kiểm tra, rà soát và thu hồi” cuốn sách có tên “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử". Lý do được đưa ra về việc thu hồi cuốn sách là “để ngăn chặn việc phát tán cuốn sách có nội dung sai sót nêu trên ra thị trường”.


Cuốn "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" chỉ mới được phát hành cách đây hơn 2 tháng, vào đầu tháng 7/2018, ít ngày trước dịp kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ của Việt Nam, 27/7.


Sách do hai nhà xuất bản là Văn học và First News-Trí Việt liên kết in ấn và phân phối. Ở thời điểm sách ra đời, nhiều người và báo giới gọi cuốn sách là một phần của các hoạt động tri ân 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam “đã anh dũng hy sinh vì biển đảo tổ quốc” trong sự kiện tại Gạc Ma ngày 14/3/1988.


Các tài liệu của Việt Nam nói cách đây hơn 30 năm, khi lính công binh Việt Nam cắm cờ và xây dựng tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao “để khẳng định chủ quyền của Việt Nam”, 3 tàu chiến Trung Quốc đã nổ súng, giết chết 64 binh sĩ Việt Nam khi đó đứng thành một vòng tròn che chắn cho quốc kỳ. Sau biến cố đẫm máu này, Trung Quốc làm chủ Gạc Ma, Việt Nam giữ hai đảo đá còn lại.


Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào cuối năm 1991, truyền thông chính thức của Việt Nam hầu như không nhắc đến các xung đột quân sự giữa hai nước trong 3 thập niên cuối thế kỷ 20 ở biên giới và trên Biển Đông.


Báo chí bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ chỉ thỉnh thoảng nói về các sự kiện đó trong vài năm gần đây, mỗi khi có căng thẳng giữa hai nước khi Trung Quốc gia tăng các hành động hung hăng để đòi chủ quyền ở Biển Đông có nhiều tranh chấp.


image013


Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng hôm 13/3 cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988


Sách về cuộc thảm sát Gạc Ma bắt đầu được viết vào năm 2014, sau sự kiện Trung Quốc đưa một dàn khoan vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, gây ra một làn sóng phản đối dữ dội chưa từng có ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam.


Tuy nhiên, cuốn sách có sự đóng góp của 68 người, gồm các nhà nghiên cứu lịch sử và chính các cựu chiến binh trở về từ Gạc Ma, phải mất 4 năm mới có thể ra đời, sau “hàng trăm lần chỉnh sửa” và “đi qua 14 nhà xuất bản”, theo các bản tin hồi đầu tháng 7/2018.


Chỉ khoảng 3 tuần sau khi sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" được phát hành, ngày 16/7, Nhà xuất bản Văn học đã ra thông báo về việc tạm dừng phát hành để “đính chính, sửa chữa” cuốn sách.


Theo tôi, chắc là vì nhóm lợi ích nào đấy nó bị đụng chạm thì nó đòi thu hồi cuốn sách chứ cũng chẳng có gì vi phạm cả. Nhưng mà nó đụng chạm đến một thế lực nào đấy. Sách vướng có một câu thôi. Câu ấy chẳng có gì nặng nề cả.


Nhà văn Phạm Viết Đào


Trong một thông cáo báo chí trước đó ít ngày, nhà xuất bản này nói họ “xin được đính chính ở 8 trang”, và một trong những điểm cần đính chính là lời kể của cựu binh tại Gạc Ma có tên Nguyễn Văn Lanh về lệnh "không được nổ súng" vào quân Trung Quốc sẽ được sửa thành "không được nổ súng trước".


Đây cũng là chi tiết đã dẫn tới việc đông đảo những người được xem là thân chính quyền đã lên tiếng trên mạng xã hội để chỉ trích, thóa mạ nặng nề những người viết, biên soạn cuốn sách, phần nào tác động đến việc dừng phát hành sách.


VOA đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Phước, giám đốc công ty First News, để hỏi phản ứng của ông về việc Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các địa phương thu hồi cuốn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, song ông từ chối trả lời, với lý do “bận họp”.


Một cựu cán bộ của Bộ Văn hóa Việt Nam, nhà văn Phạm Viết Đào, chia sẻ với VOA nhận định của ông về việc nhà chức trách ra lệnh thu hồi sách:


“Theo tôi, chắc là vì nhóm lợi ích nào đấy nó bị đụng chạm thì nó đòi thu hồi cuốn sách chứ cũng chẳng có gì vi phạm cả. Nhưng mà nó đụng chạm đến một thế lực nào đấy. Sách vướng có một câu thôi. Câu ấy chẳng có gì nặng nề cả”.


Nhà văn từng bị bỏ tù vì viết blog “nói xấu” đảng, nhà nước nói thêm rằng ở thời điểm hiện nay khó tiên liệu được bước tiếp theo của việc thu hồi sách có phải là cấm hẳn nó hay không. Ông Đào cho rằng trong nội bộ chính quyền Việt Nam đang có “năm bè, bảy mối” về hành xử thế nào đối với Trung Quốc, do đó “khó đoán” về số phận cuốn sách.


Cuốn sách về sự kiện bi tráng đã được độc giả đón nhận nhiệt tình ngay khi xuất hiện trên thị trường. Các báo cho hay tính đến ngày 10/7, chỉ sau 5 ngày được phép phát hành, 10.000 cuốn sách đã được bán hết.


Ngoài ra, đại diện Nhà xuất bản Fortis ở Mỹ đã tới Việt Nam gặp công ty sách First News - Trí Việt, bàn thảo việc mua bản quyền ngôn ngữ tiếng Anh của “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” để xuất bản tại Mỹ, theo tin của Zing.vn hôm 9/7.


Tin cho hay, số tiền từ việc chuyển nhượng bản quyền cuốn sách sang tiếng Anh, xuất bản, phát hành tại Hoa Kỳ sẽ được “đóng góp để hỗ trợ gia đình của các cựu binh và liệt sĩ Gạc Ma”.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22517)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23680)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23816)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21216)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22099)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21199)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 26079)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 25094)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.