Giở lại hồ sơ Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn sau ngày 30.4.1975

14 Tháng Năm 20196:45 CH(Xem: 12534)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ TƯ 15 MAY 2019


Giở lại hồ sơ Toà̉ng Giám Mục Sài Gòn sau ngày 30.4.1975


image004


TRẦN ANH TUẤN


Trong thời gian tôi bị tù tập trung tại Trại Z30B Long Khánh, một hôm khoảng đầu năm 1978 tôi đọc thấy bản tin ngắn cùng hình ảnh Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình mặc thường phục đi thủy lợi. (Lúc ấy, tôi xung phong giữ vai trò đọc báo hàng ngày cho toàn đội mỗi buổi chiều sau khi đi lao động về, cốt là theo dõi được tin tức bên ngoài xã hội dưới chế độ Cộng Sản.)


Tôi ngao ngán vì không hiểu sao Đức Cha lại phải hành xử như thế. Dẫu gì thì đằng sau Đức Cha là cả một thế lực Thiên Chúa Giáo không những trên tầm mức quốc gia mà còn quốc tế nữa. Vị chủ chăn của đạo Thiên Chúa Giáo trong một nửa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa với thế lực Vatican thì chính quyền Cộng Sản Việt Nam dại gì mà họ vô cớ bách hại đến phải nhún mình quá thấp đến thế?!


Tôi nhớ lại một kỷ niệm về Đức Cha. Năm 1960 và trong tư cách một thiếu sinh Hướng Đạo, tôi cùng cả Thiếu Đoàn Phan Đình Phùng, Đạo Xuân Hoà, vào Toà Tổng Giám Mục đường Phan Đình Phùng rồi chúng tôi lần lượt quỳ một chân để hôn chiếc nhẫn chức vụ trên ngón tay Đức Cha. Lúc ấy, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình dưới con mắt của một thiếu niên ngoại đạo là một vị tu hành cao to, hiền hậu, đáng lòng kính trọng của hết thẩy giáo dân. Không ngờ Ngài lại mềm yếu quá!


Sau này ra hải ngoại, tôi hiểu thêm sự thật khi vô tình mua được một số tài liệu trong nước, có lẽ từ giới buôn bán đồng nát ở Sài Gòn.


Đó là một số tài liệu đầu tay xuất phát từ Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn từ thời Pháp thuộc. Xưa nhất là văn thư số 6533 ngày 5.11.1908 với chữ ký của Phó Thống Đốc Nam Kỳ Bonhoure thông báo cho Giám Mục Sài Gòn Mossard biết Toà Thống Sứ cho phép Toà Giám Mục Sài Gòn xuất bản một tuần báo bằng tiếng quốc ngữ lấy tên là Semaine Religieuse (Tuần Thánh?). Ngoài ra là những văn thư về thuế má và tài sản của Giáo Hội Société des Missions Etrangères tại Nam Kỳ. Nhưng nhiều nhất là những tài liệu của Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn trong bốn thập niên 1950-1980.


Năm nay cũng dịp Tháng Tư đau buồn, tôi sao lục vài hồ sơ liên hệ đến phản ứng của Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn sau khi chính quyển Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ.


Trong bài viết này, nếu tài liệu là phó bản (bản đánh máy giấy than có hay không có chữ ký tay cùng con dấu của Đức Cha Bình, và có hay không có dấu "PHÓ BẢN") thì tôi ghi "Phó bản văn thư." Nếu tài liệu là bản chính của văn thư thì tôi ghi "Văn thư."


Trước hết là văn thư quay ronéo của Tổng Giám Mục Sài Gòn, nguyên văn như sau:


TÒA TỔNG GIÁM MỤC


180 Phan-Đình-Phùng


SÀI-GÒN


Sài-Gòn ngày 12tháng 5 năm 1975


Trọng kính Quý Cha Quản Hạt


Quý Bề Trên Dòng tu nam nữ


Quý Tu sĩ, chủng sinh


Cùng toàn thể anh chị em giáo dân thân mến,


Tôi trân trọng báo tin Quý Cha và anh chị em hay tin:


Ngày 25-4-1975 Đức Thánh Cha Phaolô VI đã bổ nhiệm Đức Cha Phanxicô Xaviê NGUYỄN-VĂN-THUẬN, Giám Mục Nhatrang làm Tổng Giám Mục hiệu toà VADESITANA, phụ tá Sài Gòn với quyền kế vị.


Xin qúy Cha và anh chị em sốt sắng cầu nguyện cho tôi và quý Đức Cha Phụ tá, được chu toàn nhiệm vụ tông đồ giữa dân Chúa.


Trân trọng kính chào quý Cha và anh chị em.


(Đã ký)


PHAOLÔ NGUYỄN-VĂN-BÌNH


TỔNG GIÁM MỤC SÀI GÒN.


- Xin Quý Cha công bố thư này khi nhận được.


image006


Nhận xét: Thứ nhất, văn thư không nhất quán về phương diện chính tả. Hai chữ Sài Gòn lúc có dấu nối lúc không, lúc in hoa lúc chỉ viết hoa hai chữ đầu, chữ "quý" trong "Quý Cha" lúc viết hoa lúc không.


Thứ hai, văn thư ngắn gọn, chỉ có mục đích thông báo rộng rãi việc Đức Cha Nguyễn Văn Thuận đã được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm Phụ Tá Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn với quyền kế vị. Đây là biện pháp Toà Thánh La Mã ngăn chặn việc chính quyền Cộng Sản quyết định ai sẽ là Chủ Chăn tại Sài Gòn. Nhưng trong thực tế, biện pháp này đã bị Cộng Sản triệt tiêu ngay bằng cách bắt giam Đức Cha Nguyễn Văn Thuận.


Sau nữa là những văn thư xin rút tiền, văn thư xin phép di chuyển, văn thư xin phép hội họp, văn thư xin phép mua vé máy bay... Toàn là văn thư chính thức mà Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn phải tuân theo, theo thể chế "Xin-Cho," dù sở hữu chủ của những gì mà chính quyền Cộng Sản "cho" hay "không cho" là thuộc Toà Tổng Giám Mục. Tiền bạc để trong ngân hàng chẵng hạn, muốn lấy đồng nào phải làm văn thư may ra mới được phép rút ra.  


Trước hết là phó bản của văn thư số 025/VP-76 ngày 25.3.1976 có chữ ký tay và con dấu của Đức Cha gửi Giám Đốc Ngân Hàng thành phố Hồ-Chí-Minh xin rút số tiền 6.900đ để trợ cấp sáu tháng (từ tháng 4 đến tháng 9) tiền "cơm nước thuốc men" cho 23 linh mục "già lão vạ̀nh hoạn."


image007


Văn thư và phó bản của các văn thư tôi có cũng cho biết Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn đã nhận được nhiều khoản tiền do nhiều nơi gửi tặng. Như tổ chức "Prado dans le monde" ở Lyon (Pháp) gửi tặng 8.042,46đ (phó bản văn thư ngày 14-6-1976), như "Phúc Dinh Trân" ở Mỹ gửi tặng 50 Mỹ kim (phó bản văn thư số 093/VP-76 ngày 4.8.1976, đổi ra tiền Việt thành 91,12đ và được thưởng thêm 23đ), như Toà Thánh Vatican gửi 4.524,35đ từ nhiều gia đình đóng góp (phó bản văn thư số 098/VP-77 ngày 31.5.1977), như LO-XY Xavier House ở Kowloon, Hong Kong giúp 5.000 tiền Hong Kong đổi thành 1,853.14đ tiền Việt (phó bản văn thư số 014/VP-78 ngày 13.1.1978). Đặc biệt, năm 1978 Toà Thánh Vatican trợ cấp một số tiền lớn là 39.160,80đ (phó bản văn thư số 048/VP-78 ngày 1.3.1978).


image008


Trong chế độ Cộng Sản, không sản xuất có nghĩa là "ăn bám" nên Toà Tổng cũng tích cực tăng gia sản xuất. Một bản chính Giấy Chứng Nhận có chữ ký tay và con dấu của linh mục Trần Thái Hiệp, Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Guise, 6 Đinh Tiên Hoàng Sài Gòn ngày 1.7.1976 xác nhận Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn đã trao cho tổ hợp Thống Nhất sản xuất vỏ xe đạp đặt tại Đại Chủng Viện 3.000đ tiền mới để mua sắm nguyên liệu sản xuất.


image009


Về việc đổi tiền, bản chính văn thư số 127/VP-78 có chữ ký tay và con dấu của Đức Cha ngày 19.6.1978 kêu nài việc xin rút thêm tiền như sau, nguyên văn, "... Toà Giám Mục chúng tôi trong kỳ đổi tiền ngày 3.5.1978 ̀a qua, đã được đổi theo hệ thống Phường 11 Quận 3, thành phố̀ Chí Minh, cơ quan tôn giáo chúng tôi được đổi tiền như hộ nhân dân -số người trong hộ là 5 người tức được số tiền ngay là 350đ (BA TRĂM NĂM MƯƠI ĐỒNG). Số tiền này cho phép chúng tôi sinh hoạt mấy hôm là́t..."


Thật khổ!


image010


Có lần về sinh hoạt phí, phó bản văn thư số 001/VP-79 ngày 2.1.1979 có chữ ký tay và con dấu của Đức Cha xin rút tiền để chi phí cho 5 mục, gồm chiêu đãi Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, chiêu đãi các linh mục, lương tháng 13 cho nhân viên, quà biếu những người phụ vụ Toà Tổng trong năm không có thù lao, và tiền phụ trội chợ trong dịp Tết. Kết quả theo ghi chú viết tay bằng bút nguyên tử mầu đỏ trên phó bản văn thư thì 2 mục "Lương tháng 13" và "Quà biếu người phục vụ không lương" đã bị bác. Riêng mục xin rút thêm tiền chợ dịp Tết không biết có được hay không vì trong phó bản văn thư để trống.


Xin xem phóng ảnh, thật tội!


image011


Về di chuyển và hội họp, phó bản văn thư số 003/VP-81 ngày 14.1.1981 có chữ ký tay và con dấu của Đức Cha xin phép Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đi dự Hội Nghị Giám Mục tại Hà Nội. Phái đoàn gồm 3 người là Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, Giám Mục Lê Phong Thuận (giáo phận Cần Thơ) và Giám mục Bùi Tuần (giáo phận Long Xuyên).


image012


Về chuyện cấm phòng thì phó bản văn thư số 078/VP-81 18.8.1981 gửi đủ nơi, gồm Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng tại Hà Nội, Ban Tôn Giáo Phủ Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng tại Hà Nội, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, và Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.


Kèm theo là phó bản danh sách mười lăm (15) vị Giám Mục trong giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình và Giám Mục Phạm Văn Nẫm (Tp HCM), Giám Mục Nguyễn Sơn Lâm (Đà Lạt), Giám Mục Huỳnh Văn Nghi  (Phan Thiết), Giám Mục Nguyễ̉n Văn Lãng và Nguyễn Minh Nhật (Xuân Lộc), Giám Mục Phạm Văn Thiên  (Phú Cường), Giám Mục Trần Văn Thiện và Nguyễn Văn Nam  (Mỹ Tho), Giám mục Nguyễn Văn Mầu và Nguyễn Văn Diệp (Vĩnh Long), Giám Mục Nguyễn Ngọc Quang và Lê Phong Thuận  (Cần Thơ), Giám Mục Nguyễn Khắc Ngữ và Bùi Tuần (Long Xuyên).


Văn thư lời lẽ cực kỳ lễ phép, nguyên văn: "... Năm nay, các giám mục trong giáo tỉnh Tp. Hồ Chí Minh cũng ước ao được gặp nhau như năm rồi... Trong thời gian các Giám mục cấm phòng, tôi ước muốn được tiếp đón một lần đại diện Chính quyền, để các Giám mục được  nghe Chính quyền nói về tình hình đất nước... Tôi tin rằng những cuộc gặp gỡ như thế sẽ mang lại cho các Giám mục một sự nhất trí hơn trong thái độ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước..."


Nội dung văn thư như thế rất ứng hợp với thân phận "đầu hàng vô điều kiện" mà viên đại tướng họ Dương đã công bố sáng ngày 30.4.1975, tức đã hơn sáu (6) năm trước đó!


image013


Cuối cùng là bản chính của văn thư số 038/VP-88 ngày 10.6.1988 xin đăng ký mua 2 vé máy bay để Tổng Giám Mục Sài Gòn và Giám Mục phụ tá Phạm Văn Nẫm đi Đà Nẵng tham dự lễ an táng cố Tổng Giám Mục Huế Nguyễn Kim Điền. Góc phải phía trên văn thư có ghi chú chữ viết tay được 5 vé đi Đà Nẵng ngày 13.6.1988 (5 vé DAN 13.06...) nghĩa là được chính quyền Cộng Sản ưu ái chiếu cố cho thêm người đi dự tang lễ chăng?!


image014


TRẦN ANH TUẤN


Tháng 5.2019