Mạng lưới Blogger VN thoải mái mời công an đến Starbucks SG đối thoại / Trò chơi nguy hiểm Crimea

02 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 16353)

Cà phê nhân quyền

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-03-01

 

image047

Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014.

Courtesy MBVN

Bảo vệ quyền tự do đi lại

Vào lúc 9 giờ sáng ngày hôm nay, thứ Bảy 1 tháng 3 năm 2014 đúng như đã thông báo trước đó của mạng lưới blogger Việt Nam, khoảng 30 người từng bị công an xuất nhập cảnh Việt Nam cấm không cho xuất cảnh trước đây đã tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World nằm ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp.

Buổi thảo luận được thông báo công khai và lần đầu tiên chính thức mời đại diện An ninh thành phố (PA 67) và Cục quản lý xuất nhập cảnh (PA72) nhưng cả hai đơn vị này đều không có mặt.

Blogger Huỳnh Công Thuận, một thành viên thuộc mạng lưới Blogger Việt Nam và cũng là người bị cấm xuất cảnh một cách vô cớ trước đây cho biết:

“Buổi thảo luận này là bàn về quyền đi lại của công dân. Trong này rất nhiều người bị cấm xuất cảnh mà không thông báo hay cho biết trước cho tới khi đến phi trường thì mới bị chặn vừa mất tiền vừa bị chặn. Gần như không có nơi nào trả lời hết. Chúng tôi có mời cán bộ công an, an ninh để trả lời cho chúng tôi. Chúng tôi đưa giấy mời trực tiếp mời tay vào ngày hôm qua chứ không phải mời trên mạng. Chúng tôi gửi hai giấy mời chính thức tận tay Phòng Xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh nhưng các anh ấy không đến nên chúng tôi dành hai ghế trống đàng hoàng nhưng không ai ngồi.”

Theo anh Thuận thì buổi thảo luận hôm nay đã được thông báo rộng rãi cho mọi người và nhóm cũng mời hai phóng viên ngoại quốc tham gia nhằm chia sẻ thông tin của nhóm:

image048
Các Blogger và các phóng viên nước ngoài tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM trong buổi thảo luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014. Courtesy MBVN.

“Trong đó có hai phóng viên là người ngoại quốc một người là Phần Lan còn người kia là Thụy Điển tới tham gia buổi họp. Anh em thì đa số ở Sài Gòn có Mẹ Nấm là ở Nha Trang vô thôi. Anh em Sài gòn có mặt gần hết chúng tôi tổng cộng khoảng 30 người, an ninh cũng cỡ đó ngồi vòng vòng chung quanh theo dõi chúng tôi.”

Theo tiết lộ của blogger Huỳnh Công Thuận thì ngoài việc ra một bản thông báo về cuộc thảo luận, sẽ đưa đơn khiếu nại lên cấp chính phủ và nghiên cứu để đi đến việc kiện Việt Nam trước tòa án quốc tế vì đã vi phạm quyền tự do đi lại của công dân:

“Đang kiếm đường để kiện ra tòa án quốc tế. Phải nhờ phóng viên nước ngoài hay người am tường pháp luật người ta làm việc này chứ còn ở đây chúng tôi khiếu nại liên tục nhưng cứ đá qua đá lại vòng qua vòng lại nó không ra gì hết. Rõ ràng là có sai phạm và chúng tôi yêu cầu công an tuân thủ pháp luật do chính nhà cầm quyền này đưa ra.”

Có thể nói những người blogger Việt Nam đã chọn được một nơi rất tốt để tập trung đông người mà không bị đàn áp khi bàn luận một vấn đề mà nhà cầm quyền không bao giờ chấp nhận:

“Tại vì đây là một quán cà phê thuộc hàng top ten của Sài Gòn nên rất khó dùng vũ lực như ngoài đường ngoài xá lắm.”

Tập trung tại một quán cà phê nổi tiếng ở trung tâm thành phố được xem là sự sáng tạo của những blogger Việt Nam để thoát ra vòng kềm tỏa của công an Việt Nam./

Trò chơi nguy hiểm' ở Crimea

Bridget Kendall

Phóng viên ngoại giao, BBC News

BBC - thứ sáu, 28 tháng 2, 2014

image018

 

Liệu ông Yanukovych (trái) có phải là quân cờ của ông Putin (phải)

Ukraine đã tố cáo hải quân Nga thi hành “xâm lược có vũ trang” tại một phi trường ở vùng tự trị Crimea.

Phóng viên BBC Bridget Kendall tìm hiểu góc nhìn của Moscow về cuộc khủng hoảng.

Chính thức mà nói, bộ quốc phòng và ngoại giao Nga không bình luận về cáo buộc của Kiev.

Người phát ngôn của ông Vladimir Putin kể lại khi tổng thống gặp các nghị sĩ, chuyện này không nằm trong ưu tiên của ông.

Bức tranh mà Moscow đưa ra là các sự kiện ở Crimea tự nó xảy ra – là phản ứng tự nhiên của người dân nói tiếng Nga cảm thấy bị chính quyền mới ở Kiev đe dọa.

“Và tại sao không?” Moscow biện luận. Dùng sức mạnh nhân dân và dân quân để thách thức chế độ chính là điều mà đối lập ở Kiev đã làm.

Thật khó biết Kremlin có đứng đằng sau hay không.

Chẳng ai thừa nhận công khai, nhưng có dấu hiệu chính phủ Nga đang cứng rắn hơn.

Ông Yanukovych được cho trú ẩn, được phép tuyên bố ông là tổng thống hợp pháp, rằng chính phủ mới ở Kiev là kết quả của cuộc đảo chính phi pháp của bọn cực đoan.

Một số nghị sĩ cao cấp của Nga gần với Kremlin cũng nói gần giống vậy.

image049

Có nguy cơ Crimea tách khỏi Ukraine?

Thú vị khi Viktor Yanukovych nói rõ rằng Crimea không nên tách khỏi Ukraine.

Các nguồn chính thống ở Nga cũng không ai kêu gọi tách Crimea khỏi Ukraine.

Có lẽ vì giới chức Nga đang đi dây – giữa thách thức chính quyền ở Kiev và giữ quan hệ tốt với phương Tây.

Họ biết vấn đề chia cắt sẽ dẫn tới sự đối đầu thực sự về chính trị và ngoại giao.

Câu hỏi cho Tổng thống Putin là ông có thể đẩy nó đi xa tới đâu mà không dẫn đến đối đầu toàn diện.

Có thể ông nghĩ mình sẽ làm được cả hai – khuyến khích Crimea tự trị nhiều hơn nhưng không tách hẳn; chỉ trích Kiev nhưng không đổ vỡ quan hệ; và làm chính quyền non trẻ Ukraine lo lắng bởi hoạt động ở đường biên giới mà không xảy ra xâm lược.

Bằng cách đó, khi gọi điện cho các thủ đô phương Tây, ông có thể tiếp tục trấn an rằng dự định của Nga chỉ mang tính hòa bình.

Nhưng đó là trò chơi nguy hiểm. Nếu căng thẳng gia tăng nữa, có thể không tránh khỏi khủng hoảng toàn diện giữa Đông và Tây./