Hành thích hồ Dâm Đàm: Tìm hiểu vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh

06 Tháng Sáu 20196:03 CH(Xem: 9779)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 07 JUNE 2019

image002
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh tại đền thờ thôn Bảo Tháp, làng Đông Cứu, Thuận Thành, Bắc Ninh


Hành thích hồ Dâm Đàm: Tìm hiểu vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh
BBC 06/6/2019

image003
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Quốc tử giám

Vụ án dẫn tới hạ bệ viên quan quyền uy bậc nhất triều Lý Lê Văn Thịnh là một trong những bí ẩn tranh cãi trong lịch sử Việt Nam.

Giai đoạn thế kỷ 11 là thời thịnh trị của nhà Lý, với chiến tích đánh Tống dưới thời minh quân Lý Thánh Tông (1023-1072), tiếp theo là giai đoạn phồn thịnh của Lý Nhân Tông (1066-1128).

Các nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam xuất hiện giai đoạn này như Nhiếp chính Ỷ Lan (1044-1117), Thái sư Lý Đạo Thành (?-1081), Thái úy Lý Thường Kiệt (1019-1105) và Thái sư Lê Văn Thịnh (1050-?).

Tiếp theo Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh được phong chức Thái sư, tức tể tướng, quyền uy nhất nước trong khoảng 10 năm cuối thế kỷ 11.

Nhưng cuối năm 1095, ông bị bãi chức, an trí, đi vào lịch sử như tội nhân của âm mưu hành thích vua trong vụ án "hóa hổ" nơi hồ Dâm Đàm.

Sinh năm 1050 trong một gia đình thường dân tỉnh Bắc Ninh, Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi đầu tiên trong lịch sử Văn Miếu năm 1075.

Ông được bổ nhiệm chức Thị Lang Bộ Binh, làm thầy giáo dạy học của vua Lý Nhân Tông.

Sau khi tướng Lý Thường Kiệt đánh phá ba châu Khâm, Ung, Liêm, nhà Tống uất giận, cử quân nam chính vào năm 1076.

Lúc này, Lê Văn Thịnh được phong chức Thị lang Bộ binh phụ trách công việc quân sự.

Năm 1084, ông có công to khi lên biên giới thương lượng ranh giới với nhà Tống.

Từ 1085, khi trở thành Thái sư, đến 1096 khi bị lật đổ, Lê Văn Thịnh là viên quan nổi trội và quyền uy nhất của triều Lý.

Nhưng năm 1096, Toàn Thư chép ông Thịnh "mưu làm phản", được vua tha tội chết nhưng đưa an trí ở Thao Giang, Phú Thọ ngày nay.

Chuyện truyền kỳ kể khi vua Lý Nhân Tông ra hồ Dâm Đàm xem đánh cá, chợt mây mù nổi lên, rồi một con hổ xuất hiện trong thuyền.

Người đánh cá là Mạc Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh định mưu giết vua.

Nhưng một số sử gia sau này bày tỏ nghi ngờ về câu chuyện.

Bị oan?

Sách Bên lề chính sử của Đinh Công Vĩ đặt giả định về mâu thuẫn giữa phe Phật giáo của nhà vua cùng Thái hậu Ỷ Lan và phe Nho giáo do Lê Văn Thịnh dẫn dắt.

"Vua Nhân tông và Thái hậu Ỷ Lan là những người cực kỳ sùng chuộng Phật giáo…Với một nhà nho chấp chính nắm quyền Thái sư (tức Tể tướng) như Lê Văn Thịnh, hẳn riêng ông không thể tán thành sự thao túng của Phật giáo, nhất là khó chấp nhận việc đưa người của Phật giáo vào triều đình; chia sẻ quyền lực với mình."

"Do đó, đã xảy ra mâu thuẫn giữa phái Nho giáo bắt đầu vươn lên nắm quyền, đứng đầu là Lê Văn Thịnh, và phái Phật giáo vốn là một thế lực cũ, từ lâu đã rất mạnh ở triều đình. Như vậy, cái chết của Lê Văn Thịnh là tất yếu."

Còn trong A history of the Vietnamese, Keith Taylor nói sự nổi trội của Lê Văn Thịnh trong triều làm giảm ảnh hưởng của các thành viên hoàng tộc Lý.

"Khi chưa có thêm thông tin, phỏng đoán khả dĩ nhất là các thành viên cao cấp của hoàng tộc đã hành động để củng cố lợi ích trước một kẻ thường dân mới lên," Keith Taylor viết.

Hay mưu phản?

Tuy vậy, Tạ Chí Đại Trường, trong Sử Việt đọc vài quyển, có vẻ không xem Lê Văn Thịnh có nguồn gốc dân tầm thường. Thay vào đó, Tạ Chí Đại Trường xem Lê Văn Thịnh thực sự đến từ một dòng họ Lê đầy thế lực nơi địa phương.

Như Tạ Chí Đại Trường dẫn giải: "Chúng tôi đã nói đến chuyện 12 sứ quân mà không phải chỉ có 12 nguời. Đinh không với tới vùng của Lê Lương. Vùng này có vẻ sa sút khi Lê Hoàn đánh Ái Châu nhưng truớc đó còn có một quan sát sứ Lê nuôi ông ta, làm điểm tựa cho ông làm Thập đạo Tuớng quân.

"Mãi tới đời Lý, họ Lê đó còn đủ thế lực đưa Lê Văn Thịnh vào cung Lý theo một cuộc thi tam truờng (1075) giả dạng (chỉ lấy có một nguời!) đến khi ông mắc tội âm mưu giết vua mà không bị tru di tam/cửu tộc, lại chỉ bị đi đày thôi."

Theo cách nhìn của Tạ Chí Đại Trường, Lê Văn Thịnh đại diện cho một tông tộc họ Lê đầy quyền lực. Đến mức Tạ Chí Đại Trường cho rằng danh hiệu Trạng nguyên đầu tiên của Lê Văn Thịnh có thể chỉ là "một cách hợp thức hóa quyền chức đại biểu của một tông tộc có uy thế".

Nhìn theo hướng này, khi bị ghép tội năm 1096, nhà vua không dám giết Lê Văn Thịnh là vì sợ biến loạn từ phía đại gia họ Lê nơi địa phương kia.

Tạ Chí Đại Trường có vẻ nghiêng về giả thiết Lê Văn Thịnh quả thực là "phản thần" có âm mưu giết vua.

Một vấn đề của triều Lý lúc này là Lý Nhân Tông suốt đời không có con.

Trong dân gian có lời đồn đây là quả báo do Thái hậu Ỷ Lan vào năm 1073 thảm sát Thượng Dương Hoàng hậu và tỳ nữ để đoạt quyền nhiếp chính.

Liệu trong giai đoạn nhạy cảm chuyện kế vị này, Lê Văn Thịnh có trở thành đối tượng bị nghi ngờ?

Cho đến tận năm 1116, vợ một tông thất nhà Lý, Sùng hiền hầu, mang thai. Lý Nhân Tông lúc này tuổi đã cao, nhận đứa con này làm con nuôi, lập làm thái tử năm 1117.

Trong Bài sử khác cho Việt Nam, Tạ Chí Đại Trường chỉ ra một chi tiết, Lưu Khánh Đàm, cũng thuộc dòng họ Lê Lương, được đưa lên làm Thái phó rồi Thái úy sau khi Lê Văn Thịnh mất chức.

Lưu Khánh Đàm sau này cũng là người được Lý Nhân Tông trao di chiếu trước khi qua đời.

Phải chăng đây là chi tiết cho thấy dòng họ Lê khi đó mạnh đến mức nào, để sau khi Lê Văn Thịnh thất sủng, một người cùng dòng tộc này được lên thay?

Theo tích xưa, khi đã hơi tàn sức kiệt, Lê Văn Thịnh tìm về quê. Khi đến xã Đình Tổ (thuộc Thuận Thành, Bác Ninh) ông trút hơi thở cuối cùng.

Ông được dân làng Đình Tổ chôn cất, tôn ông làm Thành Hoàng Làng./
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13083)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13229)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32035)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36649)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15611)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15058)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 16947)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16746)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 14846)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 15937)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14155)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."
29 Tháng Chín 2015(Xem: 16448)
"Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này." "Theo trang Jakarta Globe, ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản, đã bị phái hữu và̀ các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ, giết chết."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 15118)
"Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14648)
- "Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam. - "Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 14847)
- "Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười." - Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận."
21 Tháng Chín 2015(Xem: 17492)
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 15760)
"Đó là vùng cấm địa," ông David Blackhall, tổng giám đốc công ty đầu tư bất động sản VinaCapital Real Estate, nói. Ông cho biết chẳng ai muốn làm chuột thí nghiệm cho những luật mới cả.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 13409)
"Tại sao một sự việc vốn được xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm..."