Irak bên bờ hỗn loạn sau vụ sát hại tướng Soleimani

05 Tháng Giêng 20208:36 SA(Xem: 7663)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ HAI 06 JAN 2020


Bài vở vui lòng gởi về Email: vaamacali@gmail.com


image013


Irak bên bờ hỗn loạn sau vụ sát hại tướng Soleimani


Đăng ngày: 03/01/2020 - 12:11


image015

Một cuộc biểu tình phản đối trước tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad ngày 02/01/2020. REUTERS/Khalid al-Mousily


Thanh Phương


Vốn đã gặp nhiều xáo trộn do phong trào biểu tình chống chính phủ từ ba tháng qua, Irak nay có nguy cơ rơi vào hỗn loạn sau vụ trực thăng Mỹ oanh kích và sát hại tướng Iran Soleimani và cánh tay phải người Irak từ bao thập niên qua Abou Mehdi al-Mouhandis.


Quảng cáo


Với vụ oanh kích này, Hoa Kỳ đã triệt hạ toàn bộ dàn chỉ huy các lực lượng thân Iran ở Irak : Soleimani là tư lệnh lực lượng tinh nhuệ Al-Qods thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, chuyên trách các vấn đề Irak, còn al-Mouhandis là lãnh đạo lực lượng dân quân Hash al-Chabi thân Iran.


Trong một thời gian dài không có phản ứng gì với việc người dân Irak nổi dậy chống chính quyền Bagdad, Hoa Kỳ nay đã can thiệp trở lại vào Irak bằng quân sự, nhắm vào tướng Soleimani, người đang dàn xếp việc thành lập một chính phủ mới ở Bagdad theo hướng bảo vệ các lợi ích của Iran.


Một dấu hiệu cho thấy sự tê liệt của một quốc gia vốn vẫn cố giữ thế cân bằng giữa hai đồng minh lớn là Hoa Kỳ và Iran, nhà nước Irak vẫn chưa có phản ứng chính thức gì về vụ sát hại tướng Soleimani. Quốc Hội Irak sẽ họp lại ngày mai để xác định lập trường sau sự kiện này.


Nhưng thủ tướng từ nhiệm của Irak Adel Abdel Mahdi ngay từ hôm nay đã dự báo là cái chết của tướng Soleimani sẽ « gây ra một cuộc chiến tàn khốc tại Irak ». Chính quyền Donald Trump coi như đồng ý với dự báo này, bởi vì họ vừa kêu gọi các công dân Mỹ phải rời khỏi Irak «  ngay lập tức ». Còn đối với Ngoại trưởng Iran, Mohammed Javad Zarif, vụ sát hại tướng Soleimani là một « bước leo thang cực kỳ nguy hiểm ». Nhưng như vậy thì Iran sẽ đáp trả Hoa Kỳ như thế nào và khi nào ?


Theo các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn, rất khó dự đoán được phản ứng của Teheran trước cái chết của một trong những nhân vật được người dân Iran mến mộ nhất, bởi vì sự kiện này chưa có tiền lệ. Nhưng một điều chắc chắn, theo nhà nghiên cứu Ramzy Mardini, Viện Mỹ vì Hòa bình (United States Institute of Peace), kể từ nay hai nước Hoa Kỳ và Iran sẽ đối đầu trực diện với nhau. Teheran nay không còn có thể sử dụng tay chân của họ ở Irak để đe dọa và tấn công vào các lợi ích của Mỹ mà không bị Wasington trả đũa quân sự như trong một cuộc chiến quy ước.


Từ nhiều năm qua, Bagdad vẫn cảnh báo hai đồng minh Mỹ Iran là không nên dùng lãnh thổ của họ như là chiến trường để thanh toán lẫn nhau, nhất là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong hồ sơ hạt nhân Iran. Theo giải thích của chuyên gia về Irak Fanar Haddad, nếu Iran có trả đũa thì sẽ không phải là bằng các vụ bắn rocket vào sứ quán Mỹ, mà sẽ dưới dạng một cuộc xung đột lớn giữa hai nước ở Irak.


Năm 2003, Hoa Kỳ đã lật đổ Saddam Hussein để lập ra một chế độ mới, nhưng chế độ này nay đang dần dần bị Iran kiểm soát. Vẫn theo chuyên gia Haddad, chính quyền Washington dường như đang cố gắng kéo chính trường Irak ngả theo Mỹ trở lại. Nhưng nếu họ thất bại, Irak sẽ rơi vào vòng xoáy của đấu đá nội bộ và Iran lại càng có cơ hội để gia tăng kiểm soát chế độ Bagdad.


Trước mắt, theo dự báo của nhà nghiên cứu Ranj Alaaldin, Viện Brookings tại Doha, sau cái chết của hai nhân vật có thế lực nhất ở Iran, rất có thể sẽ có thanh trừng nội bộ trong chính quyền Irak, vì Iran rất muốn biết « làm thế nào mà Mỹ biết được tướng Soleimani đến Bagdad ? Ai là kẻ chỉ điểm ? »


Tóm lại, chưa biết là tình hình sẽ diễn tiến ra sao, sau vụ hạ sát tướng Soleimani, nhưng rõ ràng là không thể loại trừ nguy cơ một cuộc chiến tranh vùng Vịnh mới, mà Irak sẽ là chiến trường chính.


Sau khi giết Soleimani: Mỹ yêu cầu công dân rời ngay Irak, quốc tế kêu gọi kiềm chế


03/01/2020


image016

Cờ Mỹ được trải trên mặt đường ở Badgad ngày 03/01/2020 để cho xe giẫm qua sau cái chết của tướng Iran Qassem Soleimani. AFP Photos/Ahmad Al-Rubaye


Trọng Nghĩa


Ngay sau khi thông tin về vụ tướng Iran, Qassem Soleimani bị thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ tại Irak được loan tải ngày 03/01/2019, làm dấy lên nhiều phản ứng gay gắt từ phía Iran và Irak, nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi các bên kềm chế.


Quảng cáo


Riêng tại Hoa Kỳ, tranh cãi đã bùng lên giữa đảng Cộng Hòa, bênh vực quyết định dứt khoát của tổng thống Trump, và đảng Dân Chủ, lo ngại trước nguy cơ lò thuốc súng Trung Đông bùng nổ. Trước mắt, Hoa Kỳ đã yêu cầu tất cả công dân Mỹ rời khỏi Irak.


Trong một bản thông cáo, đại sứ quán Mỹ tại Baghdad đã kêu gọi các công dân nước này rời khỏi Irak ngay lập tức, « thông qua đường hàng không ngay khi có thể, còn nếu không được, thì hãy tới các quốc gia khác bằng đường bộ ».


Lời kêu gọi của bộ Ngoại Giao Mỹ được đưa ra trong bối cảnh tranh luận lại nổi lên ở Mỹ, chủ yếu là giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa về tính chất đúng đắn của quyết định tấn công giết chết tướng Qassem Soleimani.


Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Murphy thuộc đảng Dân Chủ trong một tin nhắn Twitter một mặt cho rằng « Soleimani là kẻ thù của Mỹ, đó là điều không cần bàn cãi », nhưng việc ám sát nhân vật này có nguy cơ « khơi mào một cuộc chiến khốc liệt trong khu vực ».


Đây cũng là ý kiến của thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, người đang tranh chức ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ.


Nhìn chung, phía đảng Dân Chủ cho rằng quyết định triệt hạ một nhân vật quan trọng như viên tướng Iran này là một hành động « gây chiến », nên cần phải được Quốc Hội bật đèn xanh trước.


Ngược lại, về phía đảng Cộng Hòa, rất nhiều tiếng nói ca ngợi tính « dứt khoát » trong quyết định của tổng thống Mỹ. Bà Nikki Haley, nguyên đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, tuyên bố « hãnh diện về tổng thống Trump đã có một hành động mạnh mẽ và đúng đắn ».


Quốc tế kêu gọi kềm chế


Về phản ứng quốc tế, Trung Quốc là nước đầu tiên lên tiếng kêu gọi các bên giữ bình tĩnh và tự kềm chế nhằm tránh cho căng thẳng leo thang thêm. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Cảnh Sảng không quên đả kích Mỹ khi nhấn mạnh rằng Bắc Kinh « luôn phản đối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế », và « chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Irak phải được tôn trọng ».


Bộ Ngoại Giao Nga, lời lẽ thẳng thừng hơn với Mỹ, cho rằng vụ hạ sát tướng Iran là một bước « liều lĩnh và sẽ làm gia tăng căng thẳng trên toàn khu vực ». Thông báo của Nga còn gởi lời chia buồn đến người dân Iran.


Ở các nước Tây Âu, chính quyền Berlin kêu gọi các bên liên quan « thận trọng » và « xuống thang », Luân Đôn cũng kêu gọi các bên giảm nhiệt, cho rằng việc leo thang căng thẳng không có lợi cho ai.


Riêng nước Pháp thì, qua lời quốc vụ khanh đặc trách Châu Âu và Ngoại Vụ Amélie Montclair, nhấn mạnh đến ưu tiên « ổn định » cho khu vực, và trong chiều hướng đó sẽ liên lạc với tất cả các tác nhân và đối tác của Pháp trong vùng.


Đại sứ quán Pháp tại Teheran cũng khuyến cáo công dân Pháp ở Iran là nên tránh xa những nơi tụ tập đông người, nhất là trong bối cảnh Iran sẽ tổ chức 3 ngày lễ tang cho tướng Soleimani.

07 Tháng Năm 2015(Xem: 16634)
LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn; và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 18234)
" ... chính ông Dũng cũng nói là đóng lại qua khứ hướng về tương lai, đằng này lại ôn lại hình ảnh quá khứ, sống lại quá khứ ... Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nói tôi hoàn toàn thất vọng, rất ngạc nhiên và thất vọng."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 17118)
Gs Tương Lai: "Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 15234)
Hải Long: "Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn... Còn thống nhất ư? Hòa giải ư? Làm sao có thể thống nhất và hòa giải khi những kẻ thủ ác còn chưa bị trừng phạt? Lịch sử rồi sẽ phải ghi chép lại một cách công bằng và khách quan. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt, chỉ là sớm hay muộn! Cuối cùng, tôi muốn thay mặt cha tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến những người lính ở phía bên kia." Lê Xuân Khoa: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đế
29 Tháng Tư 2015(Xem: 17665)
Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 15953)
"Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng và bước kế tiếp trong một vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết."
21 Tháng Tư 2015(Xem: 15542)
"Học giả Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC ngày 7/4 bình luận trên The Wall Street Journal, chuyến đi đầu tiên của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Tokyo, Seoul và Honolulu trong tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để chính quyền Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Washington ca ngợi từ lâu."
16 Tháng Tư 2015(Xem: 16315)
"Dù không tham gia vào vụ kiện nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lập luận là Tòa Án được thành lập dưới Phụ Lục VII không có thẩm quyền phán xét đơn kiện của Phi Luật Tân. Tuy rằng đã tuyên bố phủ nhận thẩm quyền nhưng Trung Quốc chắc chắn là không muốn bị đặt vào thế khinh mạn phán quyết của Tòa đặc biệt là khi Tòa gồm có những vị thẩm phán hàng đầu được mọi người kính trọng."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16868)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?
12 Tháng Tư 2015(Xem: 17629)
* Một số bình luận ghi nhận về bản Thông Cáo Chung ký kết giữa hai đảng CSVN và CSTQ: BBC, VNTB, Ts Nguyễn Thanh Giang, Lê Anh Hùng, Ts Carlyle A. Thayer, Ts Nguyễn Nhã
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16966)
"Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương..." Trong Ba cường quốc (cung cấp vũ khí) đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam." "Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi." "Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu."
07 Tháng Tư 2015(Xem: 15772)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17395)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18329)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 17345)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 16893)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16167)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có: