Đinh Đăng Định trước và sau ở tù vì bất đồng chính kiến

23 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 22161)

Thầy giáo Đinh Đăng Định được đặc xá

Gia Minh, biên tập viên RFA
2014-03-21

image049

 

Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định lúc mới bị bắt tháng 8, 2012 (trái) và lúc được đặc xá trở về tháng 3, 2014 (phải) Files Photos

 

Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người hiện đang rất yếu do ung thư dạ dày giai đoạn 4, vừa nhận được quyết định đặc xá từ chủ tịch nước. Gia Minh hỏi chuyện bà Đặng Thị Dinh, vợ của thầy giáo Đinh Đăng Định về lệnh đó cũng như tình hình của ông này hiện nay.

Gia Minh: Chào bà Đặng thị Dinh. Xin bà cho biết gia đình nhận được lệnh đặc xá là do ai đưa và ngày hôm nào ạ?

Bà Đặng Thị Dinh: Thưa anh đại diện Tòa án tỉnh với viện Kiểm sát tỉnh Daknong đưa đến sáng nay lúc khoảng 9 giờ.

Gia Minh: Họ là đại diện gồm bao nhiêu người ạ?

Bà Đặng Thị Dinh: Một người của viện Kiểm sát, một người đại diện của bên Tòa án, một người đại diện cho Ủy ban thị trấn Kiến Đức,một người đại diện cho công an thị trấn Kiến Đức và một người thư ký của Tòa án tỉnh Daknong. Năm người anh ạ.

Gia Minh: Khi họ giao cái lệnh đặc xá như vậy thì họ có yêu cầu gia đình phải ký những giấy tờ gì và phải có những cam kết gì khác nữa không, thưa bà?

Bà Đặng Thị Dinh: Người ta đến chỉ đọc lệnh đặc xá của Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang đã ký và một bản gì đó nữa. Chỉ có hai bản thôi. Còn tôi có ký vào bản bàn giao, biên nhận thôi anh ạ.

Gia Minh: Thưa gia đình có biết trước gì về cái lệnh này không?

Gia đình làm đơn từ lâu rồi chứ không phải là bây giờ mới làm. Làm từ hồi anh mới bị ấy cơ nhưng mà đến bây giờ họ mới mang cái lệnh đặc xá đến

Bà Đặng Thị Dinh

Bà Đặng Thị Dinh: Gia đình cũng không biết gì cả; Cũng có biết nhưng chẳng biết ngày nào. Tự nhiên họ mang đến thôi.

Gia Minh: Thực tế là lâu nay gia đình có làm đơn để yêu cầu được đặc xá gì không?

Bà Đặng Thị Dinh: Gia đình làm đơn từ lâu rồi chứ không phải là bây giờ mới làm. Làm từ hồi anh mới bị ấy cơ nhưng mà đến bây giờ họ mới mang cái lệnh đặc xá đến.

Gia Minh: Nhân dịp này thì xin bà có thể cho biết tình hình sức khỏe của thầy giáo Đinh Đăng Định hiện nay ra sao?
image050 

Thầy giáo Đinh Đăng Định được đặc xá trở về căn nhà ván của gia đình bằng xe cứu thương. Photo courtesy chauxuannguyen.org

 

Bà Đặng Thị Dinh: Thưa anh, hiện nay sức khỏe chồng tôi cực kỳ yếu; Không ăn uống được gì cả; Toàn nôn ra máu thôi cho nên anh ấy yếu lắm.

Gia Minh: Bây giờ mà đưa về gia đình như vậy thì việc chăm sóc ra sao ạ? Có mời y tá, bác sĩ đến, uống những loại thuốc nào và điều ở gia đình như thế nào ạ?

Bà Đặng Thị Dinh: Gia đình cũng có đơn xin của bác sĩ ở bệnh viện về để mua thuốc và nhờ điều dưỡng ở bệnh viện đến nhà để chuyền cho. Ở nhà cho uống thuốc lá, thuốc Nam anh ạ.

Gia Minh: Biết là tình hình nguy kịch như vậy và bà con láng giềng quanh gia đình cũng như là những thân hữu của thầy Định có đến thăm hỏi không ạ?

Bà Đặng Thị Dinh: Chòm xóm láng giềng khi biết tin cũng đến chơi và hỏi thăm. Cơ quan của thầy dạy cũ thì người ta cũng đến chơi, hỏi thăm sức khỏe của thầy.

Gia Minh: Vấn đề về hoạt động của thầy cũng như những ý kiến của thầy trước đây thì giờ ra sao rồi ạ?

Bà Đặng Thị Dinh: Người ta chỉ đến hỏi thăm sức khỏe và xem tình hình bệnh tât của thầy chứ người ta không đả động gì đến chuyện cũ hay chuyện gì cả.

Theo tôi thì lệnh đặc xá này, nếu như ngay từ khi chồng tôi biết bị ung thư giai đoạn 3 mà Chủ tịch nước cho ngay cái lệnh ấy thì tôi và gia đình rất là phấn khởi vì còn điều trị cho anh ấy. Đến bây giờ khi anh ấy quá yếu rồi thì gia đình tôi cũng chẳng lấy gì làm vui lắm với lệnh đặc xá này

Bà Đặng Thị Dinh

Gia Minh: Như vậy là không có sự e dè gì như trước đây nữa phải không, thưa bà?

Bà Đặng Thị Dinh: Thưa không. Bây giờ người ta không e dè vì người ta giờ chỉ biết thầy bệnh tật nặng thì người ta đến hỏi thăm và chia sẻ thôi chứ không có nghĩ đến chuyện của thầy ngày xưa như thế nào.

Gia Minh: Vâng, rồi còn lực lượng địa phương, an ninh, công an, hẳn nhiên là phải khác trước đây, phải không ạ?

Bà Đặng Thị Dinh: Từ hôm về đến nay, nói thật tôi cũng chả biết công an có theo dõi gì không vì thầy yếu quá nên tôi cũng không ra ngoài được; Chỉ có ở trong nhà để chăm sóc thầy nên chẳng biết người ta có như thế nào không. Nếu mà có thì tôi cũng không sao biết được vì tôi có ra bên ngoài.

Gia Minh: Còn chuyện chợ búa và liên lạc bên ngoài thì ai lo, thưa bà?

Bà Đặng Thị Dinh: Mấy hôm nay, con gái lớn tôi thấy bố yếu quá nên cũng xin nghỉ mấy ngày để về phụ với tôi. Cháu đi chợ búa phụ với mẹ chứ tôi không ra được bên ngoài chứ tôi không biết bên ngoài như thế nào.

Gia Minh: Dầu sao thì cũng xin được chung vui cùng với gia đình vì cuối cùng thầy giáo Đinh Đăng Định cũng nhận được cái lệnh đặc xá. Thực tế khi đọc cái lệnh đặc xá thì bà có bằng lòng với những lời lẻ ở trong lệnh đặc xá đó không?

Bà Đặng Thị Dinh: Theo tôi thì lệnh đặc xá này, nếu như ngay từ khi chồng tôi biết bị ung thư giai đoạn 3 mà Chủ tịch nước cho ngay cái lệnh ấy thì tôi và gia đình rất là phấn khởi vì còn điều trị cho anh ấy. Đến bây giờ khi anh ấy quá yếu rồi thì gia đình tôi cũng chẳng lấy gì làm vui lắm với lệnh đặc xá này.

Gia Minh: Trước khi chia tay, không biết bà có muốn chia sẻ điều gì với quí thính giả của đài Á châu Tự do, thưa bà?

Bà Đặng Thị Dinh: Tôi chỉ biết cảm ơn các quí đài đã quan tâm đến chồng tôi cũng như gia đình nhà tôi. Tôi không biết nói gì chỉ biết cảm ơn mọi người thôi ạ.

Gia Minh: Dạ vâng, một lần nữa xin thay mặt cho quí thính giả của đài Á châu Tự do cùng chung vui với gia đình trước cái lệnh đặc xá và cũng mong mọi chuyện sẽ qua khỏi.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 23706)
Trên tinh thần tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền, Phong trào Đoàn kết VNCH trân trọng kính mời quý cơ quan Truyền thông Báo chí Việt ngữ đến tham dự buổi họp báo diễn ra tại: Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí
18 Tháng Chín 2013(Xem: 22226)
WESTMINSTER – Sáng Thứ Ba, ngày 10-9-2013 Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa do Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm làm Chủ Tịch đã mở cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí (Quán Zen) để phổ biến Cương Lĩnh và Tuyên Ngôn của Phong Trào...
11 Tháng Chín 2013(Xem: 21295)
Thực sự, 1989 đã không chỉ xảy ra trong năm 1989. Trong khi thế kỷ thứ hai mươi đã không bắt đầu cho đến 1914, và thế kỷ thứ hai mươi mốt đã không bắt đầu cho đến tháng Chín 2001, thì 1989 đã thực sự bắt đầu ít nhất một chục năm trước. Nhưng bị thôi miên bởi cảnh lễ hội (carnival) bắt mắt xảy ra trên đỉnh bức tường Berlin, hầu hết thế giới đã không nhận ra rằng cái đã có vẻ như sự sụp đổ đột ngột của chế độ cộng sản đã không là một phép màu cũng đã chẳng là thành tựu của các cường quốc nước ngoài. …
11 Tháng Chín 2013(Xem: 24100)
Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 21455)
Thay mặt Đảng Việt Tân xin kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời giờ rất là quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên con đường Đông Tiến cách nay 26 năm.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 24371)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 24137)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 24436)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 26097)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22576)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 37451)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22795)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22045)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 21998)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 24073)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 23382)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 23274)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 22391)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 23094)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 22052)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.