Tình Xuân trong thời chinh chiến

22 Tháng Hai 20218:08 SA(Xem: 4331)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ HAI 22 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Tình Xuân trong thời chinh chiến


Trịnh Khải Hoàng


Jane (Việt Nữ Hoa Tự Do)


Buổi sáng mồng một Tết , Ngữ Uyên thức dậy sớm, nàng bước ra khoảng sân vườn , nhìn lũ ong bướm bay lượn chập chờn bên mấy hàng tường vi , có con buông thân  đáp nhẹ làm lay động cánh hoa tươi hãy còn khép nép nở như e ấp thẹn thùng với chàng bướm giang hồ mầu sắc trử tình , lãng mạn cợt đùa lã lơi dưới ánh nắng ban mai và gió Xuân thổi phơn phớt hơi lạnh của tiết Đông cuối mùa. Nàng Xuân dạo gót hài tiên đâu đây mà hoa tươi nở rộ cả khu vườn…?


   Đêm qua giao thừa , em trai của Ngữ Uyên đã đốt quá nhiều pháo , xác giấy đỏ hồng như trải thảm ở hàng hiên . Cội Mai già cưu mang nhiều hoa vàng rực rở , thân cây trĩu cành , xám vỏ , hình vóc đã cằn cỗi lão hoá với thời gian … Tuy vậy, những đọt chồi mơn mởn xanh tươi với dăm chiếc lá non phất phơ , đong đưa trước gió Xuân thổi nhẹ hây hây và nhiều nụ hoa chưa nở hãy còn ươm lóng lánh hạt sương mai … khiến cho Ngữ Uyên chiêu cảm sức sống phơi phới tràn đầy tuổi trẻ và tình Xuân như đang nở rộ sắc hoa hàm tiếu trong tâm hồn ! Lão Mai được mọi người trong gia đình yêu mến săn sóc , chăm bón , cắt tỉa … và  xứng danh “Hoa nhất chi Mai, Mai cốt cách tứ đại danh Hoa trong Tứ Bình hay Tứ Quí …” ! Mai luôn nở hoa như nhất, đài hoa tám cánh tựa đoá sen nho nhỏ vàng tươi rực rở , nhuỵ hoa lấm tấm phấn chuyển hương thơm nhẹ thoảng làm thêm thanh thoát không gian vào những ngày đầu năm , khi tiết Xuân giao thừa thổi len hơi man mát làm gợn nhẹ những sợi tóc mơn man xuân thì và lay nhẹ tà áo dài thiếu nữ trên đường đi lễ chùa … Ô hay , trời Xuân nửa đêm về sáng và mùi hương trầm nhà ai đốt muộn còn phảng phất trong không gian  khiến cho ngày Tết như tự có gì nhiệm mầu thiêng liêng huyền diệu … ! Ngữ Uyên chợt nhớ tới bài thơ “Hái Lộc Đầu Xuân “ của người yêu đã cùng đi lễ chùa với Uyên mấy năm qua rồi và ôi …  thật diễm tuyệt làm sao !


   Minh Uy đưa con tầu vào bãi đậu, đám bạn bay về trước nên đậu tàu gần phi đoàn nhất , Uy về sau nên phải đậu tàu nơi xa và đành cuốc bộ một khoảng dài vậy ! Uy thay bộ đồ phi hành còn ngay ngáy mồ hôi và lắm lem bụi đất đỏ sau chuyến bay với thân tàu full load đạn dược, hoả tiễn nặng nề và đôi bàn tay Exclever điều khiển Collective Throtte – Cyclic  và chân đạp Yaw Pedals , mắt linh hoạt với những điểm “Hot Target” với ngón tay “bấm nút”  phóng “hai bó” Rocket để yểm trợ hoả lực cho những slick bạn chở quân vào vùng giao tranh và bảo vệ cho người dân được bình yên hưởng Xuân vui Tết … !


   Trên đường đến nhà Uyên , phố xá ngày mồng một Tết thật là vui tươi và nhộn nhịp dù chỉ mới vừa hừng sáng đã có nhiều thiếu nữ xinh đẹp diện áo dài nhiều mầu sắc khoe dáng Xuân sang , nói cười rộn rã , có cô sánh vai cùng người tình với niềm hạnh phúc hiện lên khuôn mặt rạng rở hân hoan … !


. Buổi sáng đầu Xuân hôm nay quả thật là hạnh phúc vô cùng với Uyên , có Uy bên cạnh nàng cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh như thay dáng mới , tình tứ ý vị hơn hay bởi chính tâm hồn nàng cũng đang hé nở rộ cánh hoa yêu diễm tuyệt lung linh trước chúa Xuân vốn là nòi tình lãng mạn … ! Có tiếng nhạc Xuân từ nhà hàng xóm :


Xuân đã về, Xuân đã về, kìa bao ánh Xuân về tràn lan mênh mông…

Trên cánh đồng, chim hót mừng, đang thướt tha từng đàn tung bay vui say…!


Uyên bưng khay trà trên tay rồi đặt để xuống bàn , chiếc ấm đất song ẩm mầu gan gà, một chén tống , hai chén quân nhỏ như hạt mít , vài sợi khói mỏng bay nhẹ toả hương trà thanh khiết dìu dịu … ! Uy đoán biết hẳn là loại trà Bích Lôi Xuân (碧螺春)lá nhỏ như móng tay , được các thiếu nữ hái vào mùa Xuân , màu xanh búp lá non biêng biếc diệp lục tựa như màu vỏ của một loại ốc nhỏ chỉ xuất hiện vào mùa Xuân ở Bích La Thôn – Trung Hoa khi thời tiết vừa thay mùa ấm áp trên vùng đồi núi cao nguyên đầy hơi lạnh vừa qua mùa Đông lan xuống những luống trà xanh tươi mơn mởn trồng ở ven đồi … 


Ngữ Uyên dịu dàng xoay trở nhẹ ấm trà , rót ra chén tống , rồi chia đầy hai chén quân , xong đẩy nhẹ chung trà cho Uy . Tuy không được như Trà Thất có đầy đủ cảnh trí để hưởng thú tiêu dao , thanh tao của người nhàn hạ ! Nhưng nhìn đôi bàn tay Uyên đẹp thanh thoát uyển chuyển với khai trà và mầu xanh bích thuỷ  cùng hương vị của trà Bích Lôi Xuân còn gọi là “Nữ Xuân Trà” đang lan toả những sợi khói lam nhẹ như chút  hơi ấm áp lan nhẹ trong không gian tình Xuân , khiến cho Uy có cảm giác niềm hạnh phúc lâng lâng an lạc … ! Uyên đến ngồi cạnh bên Uy với chung trà trên tay. Nàng nói như tâm tình :


-  Em vẫn thích hương vị của thanh trà Trà Bích Lôi Xuân , rót ra với chung tráng men màu trắng , trà phải được hái vào buổi sáng sớm trong những ngày đang  mùa Xuân mới hội đủ khí tiết , hương sắc và thanh vị … lại nữa chỉ để trà hong gió thiên nhiên thổi khô , chứ không xao sấy bằng củi lửa , hay nhiệt điện hoặc chế biến , pha trộn , ướp tẩm với những loại hoa thơm như hoa Sen , Lài , Nguyệt Quế , Dạ Hợp , … hoặc hoá chất để làm tăng thêm hương vị sắc mầu chiêu khách không sành điệu … ! Như vậy mới giữ được nguyên tính chất của thanh trà Bích Lôi Xuân . Nhưng  những loại trà như : Thiên Lư, Thiên Diên Trà , Vũ Di , Long Tĩnh , Bạch Mao , Ô Long , Thiết Quan Âm , Trà Mạn Thái Nguyên ở miền Bắc Việt Nam … thì lại tuỳ theo sở thích của người thưởng thức mà chế biến xao sấy … Với riêng em thì thưởng thức hương vị của trà mộc Thái Nguyên tương tợ Bích Lôi Xuân , nhưng vị hơi chát  và đậm đà hơn như ta đang thưởng thức tiết trời chính Xuân sẽ vào Hạ là đỉnh điểm của Trà Thái Nguyên và là của riêng tao nhân , mặc khách Việt sành điệu ẩm trà … !  Em đọc trong sách Phương Thảo Ký Tập của sư Tuệ Minh có chép rằng: “Trên đỉnh Trường Bạch Sơn hay còn gọi là Núi Bạch Đầu (백두산, 白頭山) ở ranh biên giới Trung Hoa và Bắc Hàn , được thẩm thấu dịch thuỷ và phù sa từ dòng Hắc Long Giang với hàn băng thiên niên bản địa , có rất ít những ngày nắng ấm … Nhưng tại nơi đây lại là môi trường sinh thái lý tưởng cho giống Sâm Cao Ly và Sơn Trà, riêng loại Trà còn được gọi là Bạch Đầu Trà vì ở ngọn đọt non màu  phơn phớt như lụa khi còn tươi , đem hong gió hoặc sấy khô sẽ trở mầu trắng như bạc đầu , cũng còn có tên gọi khác nữa như truyện truyền kỳ tiên cảnh vậy… là … gọi là Thiên Hạc Sơn Trà …


-  Thật lý thú ! Nhưng … do đâu có tên Thiên Hạc Sơn Trà … ?


-  Trên đỉnh Trường Bạch Sơn vào mùa Xuân tiết trời tương đối có chút ấm áp nên những đọt chồi non của trà trổ búp lá , giống chim Bạch Hạc sống và di cư theo mùa , chúng bay về tề tựu nơi đây để điểm những bông tuyết còn đọng trên những cội thiên niên Tùng và thích thú săn tìm ăn những đọt Bạch Đầu Trà đang trổ dăm chiếc lá non còn lấp lánh những hạt sương mai …  Người dân sinh sống gần vùng Trường Bạch Sơn lần theo dấu Hạc mà hái trà và đặc tên cho giống cao sơn Trà là Thiên Hạc Sơn Trà (天动 山茶) .


Ngữ Uyên với tay chăm thêm nước nóng vào ấm trà, lắt trở nhẹ để cho trà ngấm xong chàng rót ra chung nhỏ cho Uy và nàng rồi nói tiếp:


- Học Thuật trong Văn Hoá Đông Phương rất thậm thâm vi diệu và có tầng bậc cho sở học, sở đắc của học chúng mà định phận , định thế , định danh , định hiền tài … Xưa nhà thơ Thôi Hộ  tự Ân công , người quận Bác Lăng - Trung Hoa vào thời đại Nhà Đường , ông vốn  là người có sở học uyên thâm , nho nhã , phong lưu … Năm  796, niên hiệu Trinh Nguyên ,  Thôi Hộ thi đậu Tiến Sĩ , được triều đình bổ nhậm làm Tiết Độ Sứ Lĩnh Nam  … Một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông kinh qua thiên niên kỷ đến ngày nay như bài Hoàng Hạc Lâu :


Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,


Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu


Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,


Bạch vân thiên tải không du du.


Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ,


Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.


Nhật mộ hương quan hà xứ thị,


Yên ba giang thượng sử nhân sầu.


(Hoàng Lạc Lâu-Thôi Hộ - Đường Thi)


-  Dường như người ta chỉ nhớ câu “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản” nhiều hơn những câu thơ khác trong bài thơ Hoàng Hạc Lâu ?


-  Theo riêng em thì câu thơ ”Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản” trong Hoàng Hạc Lâu là tiêu biểu uyên thâm của Thôi Hộ mà thi tài chỉ là “cái” vỏ làm phuơng tiện chuyên chở sở học và là sở đắc của một cao nhân thời bấy giờ . Người đời có học, hiểu biết nên vốn quí trọng Thi Sĩ , vì Thơ là kết tinh của Văn Chương và hơn thế nữa Thơ đúng nghĩa thanh tao không chỉ Vị Nghệ Thuật không thôi … Trên hết là Vị Nhân Sinh. Nên Thơ Tình của TTKH cũng chỉ là thơ tình thôi . Nhưng hãy thưởng thức thiên tài hoa của Bà Đoàn Thị Điểm diễn Nôm bài Chinh Phụ Ngâm với nội dung Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh vì Chinh Phu, Chinh Phụ đều cùng ở trong cuộc chiến đấu vì lý tưởng bảo vệ nước nòi :


Thiên Địa phong trần


Hồng nhan đa truân 


diễn Nôm:


Thuở trời đất nổi cơn gió bụi


Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.


(Chinh Phụ Ngâm - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm diễn Nôm) 


Ngữ Uyên rót thêm cho Uy chung trà rồi nói tiếp:


-   Nhưng trong Văn Hoá Phương Đông khi nói đến Hoàng Hạc tất yếu minh thị là Thiên Niên Tài Hoa , một ngàn năm thế gian mới có được một Người (viết Hoa) mà nếu sinh ra bất phùng thời , thì  ví như con Hạc Vàng đã bay đi , ngàn năm sau nữa mới  có cơ duyên gặp lại , đời người tính trăm năm đã “hết số” … Nên Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản là tri thời , là tiếc nuối … ! Thôi Hộ tri kỳ phận biết thời vận của mình đã lỡ và có phải Cụ Tố Như Nguyễn Du cũng tương tự như thế nhưng khiêm nhường hơn Thôi Hộ chăng ? Cụ Tố Như và Thôi Hộ xuất thân làm quan nhân , có tài kinh bang tế thế gì để  “ba trăm năm nữa nào biết được thiên hạ ai người khóc Tố Như”“hoàng hạc nhất khứ bất phục phản” ? Hay những thế hệ hậu nhân chỉ hoài niệm văn tài và thương cảm “tài hoa mệnh bạc” … ? 


Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên,


Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên.


(Nguyễn Du)


Và rồi tam thống khốc:


Bất tri tam bách dư niên hậu,


Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như ?


(Nguyễn Du)


Nàng nói tiếp:


-  Nhưng một khi “cao nhân” ta …  à không , khi bậc Thiện Tri Thức  nói đến Hạc HuyềnHuyền Quyển tấc chỉ Vĩ Nhân tứ thiên niên kỷ vốn là bậc kỳ tài bốn ngàn năm mới có một trong thâm diệu uyên nguyên thông tuệ mà đời thường khó gặp và Huyền QuyểnĐồ Thư an bang tế thế … tương tự như Hoa Mạn Đà (Mandharavas , Sen Thiên Giới , Hoa Vô Ưu) ba ngàn năm mới nở một lần báo tin bậc Siêu Nhân ra đời tại thế gian , hoa chỉ được biết trong tạng Kinh văn , chứ chưa có ai trong đời thường qua gần ba thiên niên kỷ được thấy qua … ! Cụ Lý Đông A nhà lập thuyết Nhân Chủ với 28 tác phẩm Duy Dân Toàn Pho cũng đã có như tự trào trong bài Nhàn Ngâm:


Một chiếc hồ lô mươi Hoàng Quyển.


Tiêu dao mây nội Hạc chân Huyền.


(Đạo Trường Ngâm - Thái Dịch Lý Đông A) 


-  Em trở lại chuyện Thiên Hạc Sơn Trà trên Bạch Trường Sơn, để Anh thưởng thức “hàm thụ” hương vị loại cao sơn trà danh tiếng như mơ nầy…?


- Theo Sư Tuệ Minh  giống trà thiên nhiên nầy mọc ở những khe đá , hóc núi , ven suối quanh năm sương phủ , không có nhiều ánh sáng mặt trời nên lá trà như lụa non không có nhiều diệp lục tố , khi pha trà , nước trà ngã màu ngọc bích nhạt , trà hấp thụ khí tiết non cao thanh tao, nên hương thơm thoảng dịu trầm trì vướng vít chứ không bốc “hỗn” để rồi tan mau , vị có đầy đủ Lễ của Vương Trà : một chút chát , chút đắng , chút the đầu lưỡi , chút ngọt hậu ở cổ họng và đặc tính nguyên mộc của trà không thể lẫn lộn với bất cứ hương vị nào khác … Nếu được pha với nước từ suối nguồn Bạch Trường Sơn thì mới là tuyệt hảo … ! Trà vị cam tính ôn , khí trà dẫn xuống Đan Điền kích đến Thận thuỷ xông lên Bách Hội khiến người thưởng ẩm trà sảng khoái thân tâm như vơi đi niềm tục luỵ thường hằng trong miên mang thế sự đầy vơi … !


- Ngữ Uyên em , Anh thường ở nơi không bình yên , có đôi lần con tầu bị bắn rớt ,  Anh may mắn sống sót được quân bạn gan dạ liều lĩnh xã thân cứu thoát rồi cùng trú dưới giao thông hào chờ bạn bè bay đến bốc đi , Anh cũng tay súng chong đỏ mắt nhìn theo ánh hoả châu chiếu soi trong đêm , bên kia vùng địch chiếm , ở đó có biết bao dân lành vô tội , nghèo khổ lam lũ , đang bị áp bức , kềm kẹp , mạng sống rẻ tựa bọt bèo trước họng súng tàn bạo vô cảm của quân thù , họ trông chờ các Anh hành quân đến giải phóng , cứu giúp đem về phía tự do , để có được cuộc sống yên bình hạnh phúc ! Danh Dự của Quân Đội, Trách Nhiệm với Đồng Bào các Anh khó mà xao lãng , trốn tránh để mưu cầu cuộc sống an thân cho riêng mình được … ? Tuy vậy từ một nơi trong trái tim , những hạt máu đỏ tươi đã bùng vỡ thành tâm tình  diễm tuyệt thương yêu Em,  biết nói sao cho vừa tình yêu của đôi ta ! Lũ chim muông còn biết bay về tổ ấm khi ánh hoàng hôn chạng vạng tối dần … còn tình Anh yêu Em … Anh biết đưa em về đâu khi con tầu đang bay vào vùng lửa đạn , súng phòng không của địch bắn như đan lưới đạn sáng rực cả một vùng trời … !


   Ngữ Uyên để im bàn tay trong tay Uy, nàng cảm nghe hơi ấm lan nhẹ qua thân như thể như khí phách hạo nhiên ngang tàng đã hun đúc từ trăm năm, ngàn năm nên vóc dáng hình hài và tâm hồn người thanh niên Việt này ! Ngữ Uyên  cảm thấy hạnh phúc pha lẫn nhịp đập của đôi tim chuyển chở biết bao niềm thương yêu dạt dào … ! Nắng Xuân lên cao ngoài hiên , gió ban mai thổi nhè nhẹ làm lay động những cánh hoa đào khoe sắc thắm phơn phớt vẻ đẹp mơn mỡn như má cô gái Xuân thì thoáng chớm ửng hồng e thẹn ! Uy âu yếm gỡ những sợi tóc gợn bay rối phất phơ trên khuôn mặt dịu hiền của Uyên . Chàng tâm tình với người yêu và như tự nói với mình :


-  Trong cuộc chiến tự vệ của Quân - Dân miền Nam mà Anh có dự phần chiến đấu để Bảo Quốc - An Dân , phải đánh đổi bằng máu xương của biết bao chiến sĩ ngã xuống mới có được tương đối hậu phương yên ổn cho dù chưa được  vẹn toàn …  và mãi cho đến bao giờ chứ ? Cuộc chiến như định mệnh oan nghiệt kéo dài , giết chết đi bao mộng ước tuổi thanh xuân ! Em biết không có những buổi chiều an bình , được bay thấp qua thôn làng hẻo lánh , nhìn những làn khói lam mờ toả lên mái tranh nhà ai vừa đun bếp lửa ? Cảm cảnh bản thân …  Anh cũng mơ ước một bếp lửa thâm tình với Ngữ Uyên của Anh , để hai chúng ta ngồi kề bên nhau hàn huyên ôn chuyện tâm tình … !


   Ngữ Uyên lắng nghe Minh Uy nói , nàng cảm thông và thương yêu chàng hơn bao giờ ! Từ khi hai đứa yêu nhau đến nay tuy phải xa nhau ! Nhưng trong thăm thẳm của lòng đại dương bao la tâm tư , tình cảm của nàng như trăng soi bàng bạc lối ngõ Uy đang sống đời chinh phu trong thời chiến chinh khói lửa và nàng có khác gì chinh phụ với bao nỗi khoắc khoải chờ mong ! Nàng thấu hiểu nỗi cam go khốc liệt trên chiến trường , nên thường  thầm cầu nguyện với đấng thiêng liêng cho chàng luôn được bình yên trở về với con tầu quen thuộc !  Ngoài ngõ trúc đôi chim Oanh chuyền hót líu lo như mời gọi đất trời thêm hương nhuận sắc ! Uy cảm được tình Xuân từ những chồi lá non , nụ hoa mai vàng rực rỡ , cúc , đào , thược dược và nhiều nữa … mới nở buổi sáng nay và Ngữ Uyên đẹp mượt mà , thướt tha tà áo dài thêu hoa với bàn tay dịu dàng rót thêm mấy chung trà đầu Xuân.


XUÂN THỂ NHẬP VÀO CỬA ĐẠO


Đạo Gia (道家):  


 Đạo danh từ Triết Học khởi nguồn từ Văn Hoá Phương Đông đã được biết trước khi bộ Đạo Đức Kinh - Lão Tử xuất hiện, Đạo ban đầu có nghĩa là “Con Đường Chân Chính". Với  Lão Tử, Đạo như là Nguyên Lý Vận Hành trật tự, tuần hoàn xuyên suốt vạn vật… Theo kinh văn, Đạo là hiện thật uyên nguyên chi phối toàn thể cõi sắc giới và vô sắc giới … Do vậy không có chi là không ở trong Đạo ?


道沖,而用之或不盈 。淵兮,似萬物之宗


Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh. Uyên hề, tự vạn vật chi tông.


Đạo trống không, nhưng đổ vào mãi mà không đầy. Đạo sâu thẳm như là tổ tông của vạn vật. Đạo không thể định nghĩa được:


可道,非常道 。名可名,非常名 。


無名天地之始,有名萬物之母 。


Đạo khả đạo, phi thường Đạo,


Danh khả danh, phi thường Danh.


Vô danh thiên địa chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu.


Đạo mà ta có thể nói đến được, không phải là Đạo thường còn.


Danh mà ta có thể gọi được, không phải là Danh thật.


Vô danh là gốc của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật.


   Do vậy những bậc cổ đức, thánh nhân xưa đã vốn biết “cái biết” trí tri rất giới hạn mà Đạo thì vô cùng … Nên chỉ mượn nửa lời ngôn từ chỉ bày cho kẻ hậu học như ẩn dụ chứ không ngu cuồng mà định nghĩa “cái” uyên nguyên nhốt vào hạn hẹp bày chuyện dối gạt người …! Nhưng  nửa lời tạm chỉ “cái” sở Dụng (用) của Đạo, lấy biểu tượng Âm - Dương , nhị nguyên cũng là nguyên lý đối đãi và từ sự biến hoá, chuyển động của Âm Dương mà phát sinh biến thiên vạn pháp, ứng vạn thù thế giới thiên hình vạn trạng… Đạo là thể vô hình, vô tướng, không sinh không diệt, nhưng hằng hữu và vạn vật tuần tự được hóa sinh ra, tác động với nhau, sinh trưởng, rồi tiêu tan để trở về trạng thái uyên nguyên bản thể vốn là gốc của Đạo.


   Đạo học chủ trương tu tánh thiên về Giác Ngộ, quay về với nội Tâm tìm sự thanh tĩnh để đạt Đạo và trên con đường tiệm tu, đi từ thấp đến cao, từ thô tới tinh vi tế, từ hữu vi đến vô vi; có mục tiêu tu hành cải lão hoàn đồng, khang kiện, trường sinh tuổi thọ tức là chủ trương tu tạo nên một thân thể tráng kiện, dần dần tiến đến Thân - Tâm an lạc và cuối cùng khai mở Tuệ Giác và chung cuộc vẫn đi đến chỗ Thiên - Nhân hiệp nhất, huyền đồng cùng Trời Đất. Sau này khi tổ sư Bodhi Dharmma (Bồ Đề Đạt Ma ) du phương  vào Trung Hoa vào khoảng năm 520 triều đại nhà Lương, ngài được vua Lương Võ Đế thỉnh mời tới triều đình để thuyết giảng Phật pháp. Khi thấy nhà vua và triều đình không tán đồng với những tư tưởng Thiền vốn chỉ  bày Chân Đế  trực chỉ chân Tâm, ngoài những qui ước Tục Đế người đời thường chấp ngã …! Ngài biết nhân duyên Phật pháp chưa đến, nên không kham nữa và tìm tới núi Thiếu Thất ẩn cư, diện bích hành Thiền ở một hang động tại Thiếu Lâm Tự cho tới 9 năm sau.  


. HOA MAI: 


Mai cốt cách, nét tinh thần: Mặc cho bốn mùa vần xoay tuần hoàn : Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn rồi lại Xuân … Mai là loài thảo mộc có rễ ăn sâu vào lòng đất, thân cây mọc lên thẳng vững chãi, trơ cùng tuế nguyệt như thách thức trước biến thiên khắc nghiệt vô tình, vươn sức sống đâm chồi, nẩy lộc sau cuối Đông khi mà vạn vật chìm đắm và gần như tàn tạ dưới thời tiết giá rét lạnh thê thê … Nhưng  khi tiết trời giao thừa, làn gió sớm nửa khuya mơn man thổi qua hây hây đôi má của cô gái Xuân thì súng sính trong tà áo còn thơm mùi lụa  mới như thiên hương  của đất trời chớm Xuân … Thì cội Mai già ngoài hiên nhà đang nở rộ những nụ hoa Mai vàng rực rỡ như nhất vào đầu Xuân…!


春 去 百 花 落


春 到 百 花 開


事 逐 眼 前 過


老 從 頭 上 來


莫 謂 春 殘 花 落 盡


庭 前 昨 夜 一 枝 梅


Xuân khứ bách hoa lạc


Xuân đáo bách hoa khai


Sự trục nhãn tiền quá


Lão tòng đầu thượng lai


Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận


Đình tiền tạc dạ nhất chi mai


(Thiền Sư Mãn Giác)


 Trong Văn Hoá Phương Đông: Mai được người xưa xem trọng là một trong Tứ Quân Tử: Mai - Lan - Cúc - Trúc là nét tinh thần tượng trưng cho phẩm chất anh hùng, nhẫn nại, kiên trì và can đảm,  cao thượng, đài các và quyền quý…   


. ĐẠP TUYẾT TẦM MAI:


   Ở Trung Hoa thời Tam Quốc (năm 220 – 263) có ông Hoàng Thượng Hiệu là một ẩn sĩ có tài thao lược bình thiên hạ, biết thế thời  sẽ biến chuyển đến như “thuỳ tri tại chưởng trung” và tuy anh hùng, hào kiệt có đầy trong thiên hạ … Nhưng người hiền có tài có sở học địch quốc, tầm cở thiết kế được nền Chính Trị để an bang tế thế thiên hạ thì quả thật là như lá mùa thu, mà tuổi của ông thì tiếc đã quá thời…! Ngẫm trời đất thật mang mang, thân già thấm lạnh nỗi cơ hàn trong  mái hiên nhà quạnh quẽ, nhìn ngoài quang cảnh tuyết đã phủ trắng thôn làng  và bất chợt ông thấy đong đưa trong cơn gió nhẹ, một vài bông mai nở phơn phớt như  khí phách anh hùng  son trẻ cợt cười ngạo nghễ thách đố với tiết trời đông hàn giá rét…! Tâm cảm  u mặc, Ông đưa tay bấm quẻ Dịch, đoán biết sẽ gặp được hâụ sinh kỳ tài có thể kế thừa sở học của ông mà xuất thế hành sự an bình loạn thế. Mặc cho thời tiết Đông hàn lạnh thê thê  và không quản thân già lưng còng, gối mõi, Ông khoác áo bông, cưỡi lừa đạp tuyết đi tầm đệ tử mà truyền trao sở học tâm đắc và người học trò mà ông “Đạp Tuyết Tầm Mai” chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng một kỳ tuyệt thời Tam Quốc trong Lịch Sử Trung Hoa.  


   Triều đại Nhà Ti ền Lê (năm 975 AD) nếu không có Thiền Sư Vạn Hạnh đã  giáo dưỡng, hun đúc chú tiểu Lý Công Uẩn thì đã không có vị vua Lý Thái Tổ minh quân thao lược đã lãnh đạo Dân Tộc - Đất Nước hùng mạnh, thịnh trị hiển hách với những chiến công oanh liệt Phạt Tống Bình Chiêm lưu danh trong Lịch Sử nước nhà.


   Việt Nam (năm 1427 – 1789) Nhà Hậu Lê ta có Kỳ Tài Thao Lược là dòng nhà được truyền thừa để tiếp nối, tiến hoá không ngừng… và xuyên suốt qua sự việc trong Lịch Sử ta biết được (hệ thống) tôn ty trật tự, lễ nghĩa, cương thường đã được thể hiện và tôn trọng rõ ràng làm giềng mối gìn giữ, cột buột tình nghĩa con Người với nhau  trong gia đình, xã hội, quốc gia…Chắc chắn Tình Nghĩa Thầy Trò là một ơn ích quí trọng… ! Thế nhưng cao sang như bậc công thần khanh tướng Trần Nguyên Hãn cùng với Nguyễn Trãi cũng phải rời bỏ phú quí, cao sang, bỗng lộc triều đình… mà dấn thân vượt núi rừng thâm lâm hiểm trở để tìm gặp tráng sĩ Lê Lợi đang là thủ lãnh của đám nghĩa binh địa phương Lũng Nhai, mưu sự chống giặc Minh để phò trợ và cống hiến tài trí, mưu lược… Ngõ hầu cứu nước nòi đang cơn nguy biến và tạo nên chiến công hiển hách đánh đuổi giặc  Minh ra khỏi bờ c õi và bình định nước nòi ! Như vậy đó, há không phải là “Đạp Tuyết Tầm Mai” chăng…?


. NHÂN PHẨM và LĩNH VỰC XÃ HỘI:


Quân Tử ( 君子) là khuôn mẫu dành cho con người lý tưởng theo nhân sinh quan Nho Giáo Phương Đông là tố chất, định chân nhân phẩm có tính cách Đạo Đức và người quân tử thường được trọng thị  là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ Phải không hám vụ lợi cá nhân mà hành sự bất minh. Người quân tử là người có đầy đủ các đức tính trong Ngũ Thường: Nhân - Nghĩa - Lễ  - Trí  - Tín, trong đó “điều” Nhân là quan trọng nhất. Trong Đạo Gia Cốt Công Tâm Pháp lấy 5 cánh hoa Mai làm biểu tượng tố chất, nhân phẩm  Ngũ Thường của Người Quân Tử hàm dưỡng học thuật Võ Đạo - Văn Hoá để rồi sẽ phụ hệ đóng góp công sức, tài năng cho xã hội nhân quần trong 5 lĩnh vực Xã Hội - Quốc Gia như 5 Cánh Kỷ Hà: Sĩ - Nông - Công - Thương - Binh .


. QUI NGUYÊN:


   Nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản 一 本 散 萬 殊, 萬 殊 歸 一本. Học thuật ở thể dụng cốt sao cho tới đích điểm tối hậu, tức  là con đường đưa ta tới Đạo, tới Chân Lý. Cái Chân Lý phổ quát đúng cho mọi người, mọi thời. Chân Lý phổ quát còn có thể gọi là Thiên Tâm lòng Trời, mà Trời và Người thì có liên lạc chặc chẽ “Thiên-Nhân Tương Dữ”. Hiểu được Thiên Tâm tất cũng hiểu đưọc Nhân Tâm và hiểu được Nhân Tâm tất cũng suy ra để hiểu được Ngã Tâm… là cái Tâm của Chính Ta, khi hiểu đựợc Người, khi biết được Ta, thì cái yếu tố “Tri Kỷ - Tri Bỉ” mà các bậc Đạo Gia thường đề cập để biết chính mình tri kỳ phận hài hoà trong trật tự Thiên Nhiên khi nhập thế thì nhất bản chu tri mà ứng biến vạn thù vốn là sở dụng tranh phân, nhị nguyên đối đãi , thói tánh của phàm phu trong cuộc sống sinh tử. Nhưng sau rốt ráo thức thời, ngộ Đạo thì chỉ thu thúc lục căn, điều phục nhất Tâm vi tế  Sattna: Ở đây,  hiện tại và như “nó” đang là…  Huyền chi hựu Huyền.


Việt Nữ HOA TỰ DO


 XUÂN THỂ NHẬP VÀO CỬA ĐẠO


Đạo Gia (道家):  


 Đạo danh từ Triết Học khởi nguồn từ Văn Hoá Phương Đông đã được biết trước khi bộ Đạo Đức Kinh - Lão Tử xuất hiện, Đạo ban đầu có nghĩa là “Con Đường Chân Chính". Với  Lão Tử, Đạo như là Nguyên Lý Vận Hành trật tự, tuần hoàn xuyên suốt vạn vật… Theo kinh văn, Đạo là hiện thật uyên nguyên chi phối toàn thể cõi sắc giới và vô sắc giới … Do vậy không có chi là không ở trong Đạo ?


道沖,而用之或不盈 。淵兮,似萬物之宗 


Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh. Uyên hề, tự vạn vật chi tông. 


Đạo trống không, nhưng đổ vào mãi mà không đầy. Đạo sâu thẳm như là tổ tông của vạn vật. Đạo không thể định nghĩa được:


可道,非常道 。名可名,非常名 。


無名天地之始,有名萬物之母 。


Đạo khả đạo, phi thường Đạo,


Danh khả danh, phi thường Danh.
Vô danh thiên địa chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu.


Đạo mà ta có thể nói đến được, không phải là Đạo thường còn.
Danh mà ta có thể gọi được, không phải là Danh thật.


Vô danh là gốc của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật.


   Do vậy những bậc cổ đức, thánh nhân xưa đã vốn biết “cái biết” trí tri rất giới hạn mà Đạo thì vô cùng … Nên chỉ mượn nửa lời ngôn từ chỉ bày cho kẻ hậu học như ẩn dụ chứ không ngu cuồng mà định nghĩa “cái” uyên nguyên nhốt vào hạn hẹp bày chuyện dối gạt người …! Nhưng  nửa lời tạm chỉ “cái” sở Dụng (用) của Đạo, lấy biểu tượng Âm - Dương , nhị nguyên cũng là nguyên lý đối đãi và từ sự biến hoá, chuyển động của Âm Dương mà phát sinh biến thiên vạn pháp, ứng vạn thù thế giới thiên hình vạn trạng… Đạo là thể vô hình, vô tướng, không sinh không diệt, nhưng hằng hữu và vạn vật tuần tự được hóa sinh ra, tác động với nhau, sinh trưởng, rồi tiêu tan để trở về trạng thái uyên nguyên bản thể vốn là gốc của Đạo.


   Đạo học chủ trương tu tánh thiên về Giác Ngộ, quay về với nội Tâm tìm sự thanh tĩnh để đạt Đạo và trên con đường tiệm tu, đi từ thấp đến cao, từ thô tới tinh vi tế, từ hữu vi đến vô vi; có mục tiêu tu hành cải lão hoàn đồng, khang kiện, trường sinh tuổi thọ tức là chủ trương tu tạo nên một thân thể tráng kiện, dần dần tiến đến Thân - Tâm an lạc và cuối cùng khai mở Tuệ Giác và chung cuộc vẫn đi đến chỗ Thiên - Nhân hiệp nhất, huyền đồng cùng Trời Đất. Sau này khi tổ sư Bodhi Dharmma (Bồ Đề Đạt Ma ) du phương  vào Trung Hoa vào khoảng năm 520 triều đại nhà Lương, ngài được vua Lương Võ Đế thỉnh mời tới triều đình để thuyết giảng Phật pháp. Khi thấy nhà vua và triều đình không tán đồng với những tư tưởng Thiền vốn chỉ  bày Chân Đế  trực chỉ chân Tâm, ngoài những qui ước Tục Đế người đời thường chấp ngã …! Ngài biết nhân duyên Phật pháp chưa đến, nên không kham nữa và tìm tới núi Thiếu Thất ẩn cư, diện bích hành Thiền ở một hang động tại Thiếu Lâm Tự cho tới 9 năm sau.  


. HOA MAI: 


Mai cốt cách, nét tinh thần: Mặc cho bốn mùa vần xoay tuần hoàn : Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn rồi lại Xuân … Mai là loài thảo mộc có rễ ăn sâu vào lòng đất, thân cây mọc lên thẳng vững chãi, trơ cùng tuế nguyệt như thách thức trước biến thiên khắc nghiệt vô tình, vươn sức sống đâm chồi, nẩy lộc sau cuối Đông khi mà vạn vật chìm đắm và gần như tàn tạ dưới thời tiết giá rét lạnh thê thê … Nhưng  khi tiết trời giao thừa, làn gió sớm nửa khuya mơn man thổi qua hây hây đôi má của cô gái Xuân thì súng sính trong tà áo còn thơm mùi lụa  mới như thiên hương  của đất trời chớm Xuân … Thì cội Mai già ngoài hiên nhà đang nở rộ những nụ hoa Mai vàng rực rỡ như nhất vào đầu Xuân…!


春 去 百 花 落


春 到 百 花 開


事 逐 眼 前 過


老 從 頭 上 來


莫 謂 春 殘 花 落 盡


庭 前 昨 夜 一 枝 梅


 

Xuân khứ bách hoa lạc


Xuân đáo bách hoa khai


Sự trục nhãn tiền quá


Lão tòng đầu thượng lai


Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận


Đình tiền tạc dạ nhất chi mai


(Thiền Sư Mãn Giác)


 Trong Văn Hoá Phương Đông: Mai được người xưa xem trọng là một trong Tứ Quân Tử: Mai - Lan - Cúc - Trúc là nét tinh thần tượng trưng cho phẩm chất anh hùng, nhẫn nại, kiên trì và can đảm,  cao thượng, đài các và quyền quý…   


. ĐẠP TUYẾT TẦM MAI:


   Ở Trung Hoa thời Tam Quốc (năm 220 – 263) có ông Hoàng Thượng Hiệu là một ẩn sĩ có tài thao lược bình thiên hạ, biết thế thời  sẽ biến chuyển đến như “thuỳ tri tại chưởng trung” và tuy anh hùng, hào kiệt có đầy trong thiên hạ … Nhưng người hiền có tài có sở học địch quốc, tầm cở thiết kế được nền Chính Trị để an bang tế thế thiên hạ thì quả thật là như lá mùa thu, mà tuổi của ông thì tiếc đã quá thời…! Ngẫm trời đất thật mang mang, thân già thấm lạnh nỗi cơ hàn trong  mái hiên nhà quạnh quẽ, nhìn ngoài quang cảnh tuyết đã phủ trắng thôn làng  và bất chợt ông thấy đong đưa trong cơn gió nhẹ, một vài bông mai nở phơn phớt như  khí phách anh hùng  son trẻ cợt cười ngạo nghễ thách đố với tiết trời đông hàn giá rét…! Tâm cảm  u mặc, Ông đưa tay bấm quẻ Dịch, đoán biết sẽ gặp được hâụ sinh kỳ tài có thể kế thừa sở học của ông mà xuất thế hành sự an bình loạn thế. Mặc cho thời tiết Đông hàn lạnh thê thê  và không quản thân già lưng còng, gối mõi, Ông khoác áo bông, cưỡi lừa đạp tuyết đi tầm đệ tử mà truyền trao sở học tâm đắc và người học trò mà ông “Đạp Tuyết Tầm Mai” chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng một kỳ tuyệt thời Tam Quốc trong Lịch Sử Trung Hoa.  


   Triều đại Nhà Ti ền Lê (năm 975 AD) nếu không có Thiền Sư Vạn Hạnh đã  giáo dưỡng, hun đúc chú tiểu Lý Công Uẩn thì đã không có vị vua Lý Thái Tổ minh quân thao lược đã lãnh đạo Dân Tộc - Đất Nước hùng mạnh, thịnh trị hiển hách với những chiến công oanh liệt Phạt Tống Bình Chiêm lưu danh trong Lịch Sử nước nhà.


   Việt Nam (năm 1427 – 1789) Nhà Hậu Lê ta có Kỳ Tài Thao Lược là dòng nhà được truyền thừa để tiếp nối, tiến hoá không ngừng… và xuyên suốt qua sự việc trong Lịch Sử ta biết được (hệ thống) tôn ty trật tự, lễ nghĩa, cương thường đã được thể hiện và tôn trọng rõ ràng làm giềng mối gìn giữ, cột buột tình nghĩa con Người với nhau  trong gia đình, xã hội, quốc gia…Chắc chắn Tình Nghĩa Thầy Trò là một ơn ích quí trọng… ! Thế nhưng cao sang như bậc công thần khanh tướng Trần Nguyên Hãn cùng với Nguyễn Trãi cũng phải rời bỏ phú quí, cao sang, bỗng lộc triều đình… mà dấn thân vượt núi rừng thâm lâm hiểm trở để tìm gặp tráng sĩ Lê Lợi đang là thủ lãnh của đám nghĩa binh địa phương Lũng Nhai, mưu sự chống giặc Minh để phò trợ và cống hiến tài trí, mưu lược… Ngõ hầu cứu nước nòi đang cơn nguy biến và tạo nên chiến công hiển hách đánh đuổi giặc  Minh ra khỏi bờ c õi và bình định nước nòi ! Như vậy đó, há không phải là “Đạp Tuyết Tầm Mai” chăng…?


. NHÂN PHẨM và LĩNH VỰC XÃ HỘI:


Quân Tử ( 君子) là khuôn mẫu dành cho con người lý tưởng theo nhân sinh quan Nho Giáo Phương Đông là tố chất, định chân nhân phẩm có tính cách Đạo Đức và người quân tử thường được trọng thị  là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ Phải không hám vụ lợi cá nhân mà hành sự bất minh. Người quân tử là người có đầy đủ các đức tính trong Ngũ Thường: Nhân - Nghĩa - Lễ  - Trí  - Tín, trong đó “điều” Nhân là quan trọng nhất. Trong Đạo Gia Cốt Công Tâm Pháp lấy 5 cánh hoa Mai làm biểu tượng tố chất, nhân phẩm  Ngũ Thường của Người Quân Tử hàm dưỡng học thuật Võ Đạo - Văn Hoá để rồi sẽ phụ hệ đóng góp công sức, tài năng cho xã hội nhân quần trong 5 lĩnh vực Xã Hội - Quốc Gia như 5 Cánh Kỷ Hà: Sĩ - Nông - Công - Thương - Binh .


. QUI NGUYÊN:


   Nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản 一 本 散 萬 殊, 萬 殊 歸 一本. Học thuật ở thể dụng cốt sao cho tới đích điểm tối hậu, tức  là con đường đưa ta tới Đạo, tới Chân Lý. Cái Chân Lý phổ quát đúng cho mọi người, mọi thời. Chân Lý phổ quát còn có thể gọi là Thiên Tâm lòng Trời, mà Trời và Người thì có liên lạc chặc chẽ “Thiên-Nhân Tương Dữ”. Hiểu được Thiên Tâm tất cũng hiểu đưọc Nhân Tâm và hiểu được Nhân Tâm tất cũng suy ra để hiểu được Ngã Tâm… là cái Tâm của Chính Ta, khi hiểu đựợc Người, khi biết được Ta, thì cái yếu tố “Tri Kỷ - Tri Bỉ” mà các bậc Đạo Gia thường đề cập để biết chính mình tri kỳ phận hài hoà trong trật tự Thiên Nhiên khi nhập thế thì nhất bản chu tri mà ứng biến vạn thù vốn là sở dụng tranh phân, nhị nguyên đối đãi , thói tánh của phàm phu trong cuộc sống sinh tử. Nhưng sau rốt ráo thức thời, ngộ Đạo thì chỉ thu thúc lục căn, điều phục nhất Tâm vi tế  Sattna: Ở đây,  hiện tại và như “nó” đang là…  Huyền chi hựu Huyền.


https://www.youtube.com/watch?v=c19QftY9xpk&ab_channel=JanePh%E1%BA%A1mHTDChannel

20 Tháng Giêng 2023(Xem: 1516)
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 1439)