Đại lễ mừng Sinh nhật 86 Đức Đạt Lai Lạt Ma

08 Tháng Bảy 20218:48 SA(Xem: 3604)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ NĂM 8 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Đại lễ mừng Sinh nhật 86 Đức Đạt Lai Lạt Ma


Thủ Tướng Ấn Độ Modi Chúc Mừng


06/07/2021

image025image026

 NEW DELHI – Hôm Thứ Ba, 6 tháng 7 năm 2021, Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi qua điện đàm đã chúc mừng với vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng - Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân ngày sinh nhật thứ 86 của ngài, theo bản tin của Reuters hôm Thứ Ba.


Thủ tướng Modi viết trong tweet rằng ông đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất của ông.


“Nói chuyện qua điện thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma để chuyển những lời chào mừng ngày sinh nhật 86 của ngài. Chúng tôi chúc ngài trường thọ và khỏe mạnh,” Modi cho biết.


Sau tweet của Modi, nhiều vị lãnh đạo tiểu bang Ấn Độ đã công khai chúc mừng Đức Đạt Lai Lạt Ma, mô tả các giá trị, lời dạy và cách sống của ngài như là một nguồn cảm hứng.


Bắc Kinh xem Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đang sống lưu vong tại miền bắc Ấn Độ hơn 6 thập niên qua là nhà ly khai nguy hiểm. (theo Việt Báo).


Đức Dalai Lama “quyết tâm sống đến 110 tuổi”


10/06/2019 08:34:00 Nguồn: giacngo.vn

image027

Đức Dalai Lama đã bày tỏ quyết tâm sống đến tuổi 110 trong một buổi cầu nguyện ở Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ) cuối tháng 5 qua.


Buổi lễ được tổ chức vào ngày 17-5 ở tu viện Tsuglagkhang - một khu phức hợp ở Mcleod Ganj (Dharamsala), là nơi ở chính thức của ngài với sự tham gia của khoảng 7.500 người Tây Tạng và Phật tử khắp nơi; trong đó có nhiều vị hiệu trưởng của các trường Phật học Tây Tạng và các truyền thống tôn giáo khác.


Trong số các vị Lama đến cầu nguyện tuổi thọ cho ngài Dalai Lama 14 có ngài Menri Lopon Trinley Nyima Rinpoche, người đứng đầu truyền thống Bon; ngài Ringu Tulku từ trường Phật học Nyingma; ngài Tai Situ Rinpoche đến từ trường Phật học Kagyu; ngài Sakya Trizin Ratna Vajra Rinpoche, đứng đầu truyền thống Sakya; và các ngài Jangtse Choeje Gosok Rinpoche, Ganden Tripa Jetsun Lobsang Tenzin Rinpoche, Kyabje Sharpa Choeje Rinpoche từ trường Phật học Gelug.


Tháng 7 năm nay, ngài Dalai Lama sẽ bước sang tuổi 84, vừa hồi phục hoàn toàn sau khi bị viêm nhiễm vùng phổi và được điều trị tại Bệnh viện New Delhi tháng 4 qua. “Tôi biết ơn vì lời cầu nguyện của tất cả mọi người” - ngài chia sẻ trên Tibet Sun.


“Ngài Dalai Lama đệ nhất, Gyalwa Gendun Drup trụ thế 84 tuổi và không có ước muốn được sinh ra ở Tây phương. Vì tôi có cơ hội được giúp ích cho con người, sẽ tốt hơn nếu tôi có thể sống lâu hơn. Tôi cầu nguyện và mong ngài cho tôi sống thêm 10 - 15 năm nữa. Tôi hy vọng mình có thể sống đến 110 tuổi”.


Buổi cầu nguyện gồm các nghi thức lễ bái, cầu nguyện, tụng kinh… do các nhà sư thuộc các tu viện Namgyal, Gyuto và Kirti tiến hành.


Mong muốn sống thọ của ngài Dalai Lama là để phục vụ con người, đặc biệt là phúc lợi cho người dân Tây Tạng - điều mà ngài đã và đang làm trong hơn 60 năm qua.


Trong bối cảnh thế giới có quá nhiều bạo lực, con người chịu đựng nhiều khổ đau và bị giết chóc bởi sự nhân danh tôn giáo, ngài Dalai Lama nhấn mạnh về sự cấp thiết của hòa hợp tôn giáo, cần nhìn nhận các vấn đề xã hội vượt ra ngoài ý niệm tôn giáo, ưu tiên thực hành lòng từ bi, yêu thương và hòa bình.


Trần Trọng Hiếu (theo Buddhist Door)


LỜI CẢM ƠN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NHÂN LỄ SINH NHẬT THỨ 82
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

image028

Tôi muốn cảm ơn mọi người đã gửi những lời chào mừng thân mật nhân ngày sinh 82 của tôi và những người đã tham gia buổi lễ này ở nhiều nơi trên thế giới.


Quý vị chắc chắn đã biết, cuộc đời tôi được hướng dẫn bằng ba chí nguyện  chính – đóng góp cho một thế giới yêu thương hơn; thúc đẩy sự hòa hiệp tôn giáo, và hành động để bảo tồn nền văn hóa Phật giáo, vốn là một nền văn hóa hòa bình và bất bạo động, trong khi cũng chú ý đến nhu cầu bảo vệ môi trường thiên nhiên Tây Tạng. Vì Cao Nguyên Tây Tạng là nơi phát nguyên nhiều dòng sông quan trọng của Á châu, hơn một tỉ người lệ thuộc vào nguồn nước mà chúng cung cấp.


Nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng xuất phát từ những truyền thống của trường Đại học Nalanda lịch sử của Ấn Độ, vốn khuyến khích sự lệ thuộc vào lý trí và logic hơn là chỉ dựa vào thẩm quyền của kinh điển. Nó tiếp nhận một sự tiếp cận thực tiển, như khoa học, vốn bao gồm một kiến thức toàn diện về những hoạt động của tâm thức và cảm xúc vẫn vô liên cùng liên hệ với thế giới ngày nay.


Tôi tự trung thành với những chí nguyện này, nhưng tôi thường yêu cầu các anh chị em, những người biểu lộ tình cảm và sự tôn trọng tôi hãy quan tâm cùng tôi giữ gìn chúng.


Tóm lại, tôi xin yêu cầu quý vị hãy vui lòng giúp đỡ người khác bất cứ khi nào quý vị có thể và nếu vì một lý do nào đó quy vị không thể làm được, thì tối thiểu hãy tránh làm bất cứ điều gì tổn hại.


Với những lời cầu nguyện và mong ước tốt đẹp.


Đức Đạt Lai Lạt Ma


Leh, Ladakh, 9 July 2017

I would like to thank everyone who sent kind greetings on the occasion of my 82nd birthday and who joined in celebrating the day in many parts of the world.


As you are probably already aware, my life is guided by three principal commitments — to contribute to bringing about a more compassionate world; to encourage inter-religious harmony, and to work to preserve Tibet’s Buddhist culture, which is a culture of peace and non-violence, while also drawing attention to the need to protect the natural environment of Tibet. Since the Tibetan Plateau is the source of Asia’s major rivers, more than one billion people depend on the water they provide.


Tibet’s Buddhist culture is derived from the traditions of India’s historic Nalanda University, which encouraged dependence on reason and logic over reliance on mere scriptural authority. It adopted an empirical approach, like science, which included a thorough knowledge of the workings of the mind and emotions that remains extremely relevant today.


These are commitments by which I abide myself, but I often ask brothers and sisters who show me affection and respect to consider joining me in upholding them.


In short, may I request you please to help others whenever you can and if for some reason you can’t do that, at least to refrain from doing anyone any harm.


With my prayers and good wishes,


The Dalai Lama


Leh, Ladakh, 9 July 2017

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Cái Nhìn Về Âm Nhạc - The Dalai Lama's View


05 Tháng Mười 201511:00 CH(Xem: 9256)


image029[Hình Gợi Ý: Ngày 15/8/1999, tại Công Viên Trung Tâm ở Nữu Ước , Đức Đạt Lai Lạt Ma diễn thuyết với trên 40.000 người  tham dự. Nguồn: www.telegraph.co.uk

(15 August 1999: The Dalai Lama addresses more than 40,000 thousand people gathered in Central Park in New York.)]


Đức Đạt Lai Lạt Ma: Cái Nhìn Về Âm Nhạc - The Dalai Lama's View
Mark Swed - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: hem.bredband.net


 


Đức Đạt Lai Lạt Ma: Cái Nhìn Về Âm Nhạc 


Trong một cuộc phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần nói về một phương cách xử dụng âm nhạc, để truyền bá thông điệp hòa bình đến toàn cầu. Tuy nhiên, ngài nói rằng đây không phải là phương cách quan trọng nhất.


TỈNH BLOOMINGTON, TIỂU BANG INDIANA (Bài Đăng Ngày 19/9/1999) - Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 của Tây Tạng, Tenzin Gyatso, ngài giống như một thỏi nam châm tâm linh, là người vừa có sức thu hút mọi người, và ngài cũng vừa có sức thu hút âm nhạc mạnh mẽ. Âm nhạc, dường như theo chân ngài, đi đến khắp mọi nơi. Thí dụ như trong sự giảng dạy của ngài, trong Lễ Quán Đảnh Kalachakra - gồm có những lời dạy bảo truyền xuống từ thời Đức Phật, để nâng cao tâm thức từ bi, mà ngài đang hướng dẫn mọi người trong ngày Thứ Bẩy nầy, là một ngày nóng và ẩm, ở tiểu bang Indiana, buổi lễ đã được bắt đầu bằng những lời tụng kinh đều đều, trầm hùng, và bình an của các nhà sư. Trong khi các khán giả đang thư giãn trong giờ giải lao, trong buổi diễn thuyết suốt ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tại một nơi dựng lên như nhà lều, có gắn máy lạnh, và có sức chứa 5000 người, Đức Đạt Lai Lạt Ma hãy còn ngồi trên ngai, tụng kinh. Trong những ngày lễ hội, giàn nhạc nghi lễ của Tây Tạng bao gồm những tiếng chập-chả (còn gọi là tiếng chũm-chọe, cymbals), những tiếng trống, những tiếng kèn-mảnh-khảnh-shawm, những tiếng chuông, và những tiếng kèn-trumpet có chiều dài 2.4-mét (hoặc là 8-foot) lạ thường.


Những nhạc sĩ Tây Phương cũng tụ họp thành nhóm theo Đức Đạt Lai Lạt Ma. Philip Glass đã viết bản nhạc dùng trong nghi lễ tôn giáo cho nhạc cụ đại-phong-cầm (organ) để tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt Ma, âm nhạc của ông cũng góp phần đáng kể vào ánh hào quang tâm linh cho cuốn phim "Kundun" (Sự Hiện Diện), phim của Martin Scorsese, nói về cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc ngài còn trẻ ở Tây Tạng. Nhà soạn nhạc hiện đại Peter Lieberson thường lấy nguồn cảm hứng từ Phật Giáo Tây Tạng. Những buổi hòa nhạc có lợi-ích cho nguyên-nhân "Hãy Để Tây Tạng Có Tự Do", gồm có các nghệ sĩ và ban nhạc như: Sean Lennon, Pearl Jam, R.E.M., Red Hot Chili Peppers, Beastie Boys, Patti Smith, và Herbie Hancock. Đức Đạt Lai Lạt Ma là một vị lãnh đạo về thế tục (bài nầy viết năm 1999), và lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng lưu vong, ngài đã hưởng được lợi-ích của âm nhạc trong việc gửi đi những thông điệp về chính trị, và tâm linh, cũng như lợi-ích của âm nhạc là mang mọi người ngồi lại với nhau, và truyền cảm hứng cho họ hành động.


Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thừa nhận Lễ Hội Âm Nhạc Tôn Giáo Thế Giới, vì ngài đã đồng ý phát biểu tại lễ khai mạc nầy ở Hollywood Bowl, vào Ngày 10 Tháng 10 Năm 1999. Đây cũng là một dấu hiệu khác cho thấy sự nhìn nhận của Đức Đạt Lai Lạt Ma về giá trị của âm nhạc. Điều quan trọng nhất, trong thông điệp của ngài về ngày lễ hội nầy, ngài nói rằng "trong mọi hình thức khác nhau, mà con người cố gắng thể hiện những sự nhận-biết và những khao-khát sâu-thẳm nhất của họ, thì âm nhạc có lẽ là phương-cách phổ-quát nhất." 


Tuy nhiên, đây là một tuyên bố hiếm có từ Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài rất ít khi đề cập đến âm nhạc trong các tác phẩm, và trong các cuộc phỏng vấn của ngài. Trong quyển sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, "Đạo Đức Cho Thiên Niên Kỷ Mới," ngài cảnh báo cho mọi người biết là đừng mong đợi quá nhiều về những kinh nghiệm nghệ thuật, thí dụ như là âm nhạc. Âm nhạc chỉ có thể cho bạn mức độ hạnh phúc sâu sắc hơn là bạn nắm giữ những gì về vật chất, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng sự phấn khởi bắt nguồn từ các giác quan, thì thoáng qua mau, và ngắn ngủi. Ngài nói rằng, "cảm giác có được từ âm nhạc, có thể không khác gì với cảm giác của những người nghiện-ma-túy, khi họ đắm mình say-sưa, trong thói quen hút-sách của họ."


Vì vậy, có lẽ đây là cơ hội tốt nhất để đặt những câu hỏi về âm nhạc cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhân dịp Lễ Hội Âm Nhạc Tôn Giáo Thế Giới nầy.


Mặc dù ngài đã đồng ý cho tôi phỏng vấn, nhưng khi tôi chờ đợi để nói chuyện với ngài ở Trung Tâm Văn Hóa Tây Tạng ở Bloomington, người phụ tá của ngài báo cho tôi biết rằng, Đức Đạt Lai Lạt Ma có-thể có-rất ít-lời để nói về âm nhạc. Tôi được khuyên là nên đặt câu hỏi khác, thí dụ như là về bài giảng trong-ngày trước-đó của ngài, bài giảng mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm sáng tỏ bản chất của đau khổ và lòng từ bi.


Nhưng, tôi đã quyết định gắn bó với chủ đề âm nhạc.


Đức Đạt Lai Lạt Ma nổi tiếng là người thân thiện, và ngài thật sự vui vẻ ngồi xuống trò chuyện với tôi, mặc dù ngài đã nói chuyện với công chúng trước đó vài giờ. Lễ Quán Đảnh Kalachakra bắt đầu mỗi sáng vào lúc 7 giờ, và bây giờ đang gần đến buổi chiều. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện vui tươi, và bình an, ngài thoải mái trong chiếc áo-nhà-sư mầu nâu-đỏ cùng với mầu vàng-nghệ, và ngài đi đôi dép cao su. Ngài không muốn có nghi thức rườm rà. Chúng tôi bắt tay nhau, rồi ngồi xuống các chiếc ghế, và ghế sofa. Một thông dịch viên cùng tham gia với chúng tôi - Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tiếng Anh, nhưng đôi khi ngài yêu cầu thông dịch viên, giúp ngài thông dịch. Nhân viên an ninh bao chung quanh ngài. Có những người khác trong phòng giải lao, đứng sắp hàng, để chờ tới phiên được phỏng vấn ngài. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như không quan tâm về lịch trình phỏng vấn, ngài kiên nhẫn chờ đợi từng câu hỏi của tôi.


Nhưng, giống như lời báo trước, ngài có vẻ hết sức kinh ngạc bởi chủ đề của cuộc phỏng vấn. Ngài nói về nhiều điều rất thú vị, và ngài còn bật cười vang lên rất nhiều lần.


Có lẽ, điểm nổi bật nhất là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã do-dự, vì có những người đã đặt quá nhiều trọng-tâm vào phản-ứng tinh-thần của con người cho âm nhạc, và họ đặt nặng khả-năng của âm nhạc có thể tạo ra lòng-từ-bi. Bởi vì, tâm-điểm của thế-giới-quan của Đức Đạt Lai Lạt Ma chính là lòng-từ-bi.


Có phải vì thế mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không quan tâm đến âm nhạc, đặc biệt là Lễ Hội Âm Nhạc Tôn Giáo Quốc Tế?


Đức Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận, "Âm nhạc và các bài hát, và dĩ nhiên, cùng các hình thức khác về nghệ thuật, trong đó có hội họa hiện đại, là một loại kênh hoặc là một phương tiện truyền thông mang theo một thông điệp,". Đấy là một cách để cung cấp những thông điệp về hòa bình đến công chúng. Và trong quá khứ, Nhà-Tây-Tạng (Tibet House) ở New Delhi (Tân Đề Li) đã tổ chức những chương trình ca vũ nhạc về tâm linh, mang đến lợi ích cho nhiều người. Vì thế, sự hiểu biết nầy chính là cơ sở của Lễ Hội Âm Nhạc Tôn Giáo Quốc Tế. Tuy nhiên, tôi vẫn không biết chính xác điều gì sẽ xảy ra; vì tôi không có một ý tưởng rõ ràng."


Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia vào việc tụng kinh, tuy nhiên, ngài không nói gì về những kỷ niệm mà ngài yêu thích, về những lễ hội cao quý và phức tạp của Tây Tạng, mà luôn có kèm theo âm nhạc và vũ đạo trong thời tuổi trẻ của ngài, (ngài cũng không nói đến sự đam mê của ngài về chiếc hộp âm nhạc phát ra bản nhạc "Clair De Lune" của Debussy.) Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không thừa nhận âm nhạc có một giá trị tâm linh sâu xa, có phải không? Giống như một triết gia Ấn Độ có nói, âm nhạc làm dịu tâm trí, và làm tâm chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi các vị thần-linh. Ngài có đồng ý không?


"Nói chung, là có," ngài trả lời. "Mặc dù từ ngữ, và ý nghĩa vẫn là như thế, cho dù chúng ta có tụng kinh hay không-có tụng kinh, nhưng giai-điệu của giọng tụng kinh, đôi khi giúp cho bài kinh có hiệu quả hơn. Chính Đức Phật đã nhận thấy điều nầy, và đó là lý do tại sao người Phật Tử tụng niệm một số lời cầu nguyện. Cũng có thể, đây là một yếu tố tâm lý. Và, trong các nền văn hóa khác, dĩ nhiên, có sự liên kết chặt chẽ giữa Thượng Đế, hoặc là các vị thần thánh, với sự tụng kinh hoặc với các bài hát.


"Tôi nhớ có một lần, tôi đã có một cuộc thảo luận không chính thức với một số anh em tâm linh Thiên Chúa Giáo. Sau đó, họ bắt đầu cầu nguyện bằng cách họ hát một loại thánh ca với một cây đàn ghi-ta. Sau đó, một số người trong nhóm của họ bắt đầu òa lên khóc. Vì họ có những cảm xúc quá mạnh mẽ, cho nên họ đã không thể ngăn được dòng nước mắt." Đức Đạt Lai Lạt Ma là một diễn giả rất hoạt bát, và ngài còn có giọng nói rất trầm ấm, theo chúng tôi nghĩ là, khá êm tai, ngài nhắc đến câu chuyện nầy bằng lối diễn tả sự ngạc nhiên thật sự của ngài, giống như ngài đang diễn một vở nhạc kịch.


Mặc dù như vậy, Đức Đạt Lai Lạt Ma thì lo lắng đến sự mong đợi của chúng tôi dành cho âm nhạc. "Tôi nghĩ rằng có-thể có quá nhiều sự dính-mắc với âm nhạc, cũng như có-thể có nhiều sự dính-mắc với bất cứ lãnh vực nào khác, ngay cả với niềm-tin về tôn giáo," ngài cảnh báo. "Lúc nầy đây, tôi là người Phật Tử, nếu tôi nhìn Phật Giáo với một sự dính mắc, thì đây chính là một điều sai lầm. Người dính mắc là người có thành kiến. Bạn có thể nghĩ rằng, nếu bạn dính mắc vào một lãnh vực tốt đẹp nào đó, điều nầy sẽ trở thành một điều tốt đẹp cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có quá nhiều sự dính mắc, có nghĩa là bạn đã từ-chối những điều khác, và như thế bạn đã có thêm một thái độ tiêu cực.


Trong một cuộc họp nhiều ngày, tôi (Đức Đạt Lai Lạt Ma) có nói chuyện với các khoa-học-gia thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, một nhà-vật-lý rất tài giỏi trong bài nói chuyện của ông có nói rằng, nếu một khoa-học-gia phát triển sự dính mắc trong ngành nghề của mình, như thế ông ta sẽ trở thành người phá-hoại chính mình. Đấy là sự giải thích của ông ấy, và lời-nói nầy tôi đã đặt luôn vào trong tâm-trí của tôi."


Trong khi tôn-giáo, và khoa-học rõ ràng là có thể đem lại lợi-ích từ sự khách-quan của tâm không-có thành-kiến, nhưng chỉ có một số ít người yêu thích âm nhạc muốn thừa nhận lập luận của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tuy nhiên, điều nầy làm chúng ta muốn nói đến Bản Giao Hưởng Số Chín Của Beethoven, mà cũng là bản nhạc mở màn trong Lễ Hội Âm Nhạc Tôn Giáo Thế Giới. Đây là bản nhạc được tán dương là có thông điệp của tình-người (tình anh em) cho toàn thế giới. Những người Phát-Xít Đức là một trong những nhóm người sốt sắng quan tâm đến bản giao hưởng nầy, và họ khẳng định bản nhạc nầy tượng-trưng cho lý-tưởng cao quý của họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về sự nguy hiểm của sự dính-mắc, có phải điều nói trên là ý của ngài không?


  


"Tôi cũng nhận thấy mối nguy hiểm nầy, trong âm nhạc nói về chiến tranh nữa, nhạc mà đề cao tinh thần anh hùng," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. "Nếu cảm xúc tốt đẹp phát sinh ra từ âm nhạc, điều nầy là điều tốt. Tuy nhiên, khía cạnh tiêu cực cũng có thể xảy ra, nếu một người nào đó trở nên quá dính mắc với âm nhạc."


Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã công khai thừa nhận âm nhạc, là có khả năng mang các nền văn hóa khác nhau đến gần với nhau hơn, và làm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau.


"Đúng thế, đúng như thế," Đức Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận. "Tôi cảm nhận được thông điệp hòa bình, thông điệp về lòng khoan dung, thông điệp về sự đối thoại, thông điệp về sự bất-bạo-động, thì rất là quan trọng và cấp bách. Và nếu các nghệ sĩ khác-nhau thông qua nghề nghiệp của họ, họ phát huy được giá-trị tinh-thần của con người, đấy là điều rất quan trọng. Tôi nghĩ cách đóng góp của riêng tôi, thông qua buổi nói chuyện dùng các văn-bản Phật Giáo của tôi ngày-hôm-nay, cũng chính là một cách đóng góp, nhưng rất hạn chế. Các ca sĩ khi họ hát nhạc, họ có một nguồn khán thính giả đông hơn tôi rất nhiều, vì vậy, tôi luôn luôn ngưỡng mộ, và tôn trọng những đóng góp của họ, cùng với sức mạnh của các phương tiện truyền thông."


Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn muốn vui vẻ, đứng tách biệt, riêng ra khỏi các ca sĩ, và những bài hát của họ.


Khi đặt câu hỏi là Đức Đạt Lai Lạt Ma có nghe âm nhạc hay không, ngài trả lời như sau "Khi tôi vừa bước chân ra khỏi phòng của một khách sạn ở Geneva, một nhóm-người làm trong một đài-truyền-hình hỏi tôi về một ca sĩ nổi tiếng, mà tôi quên mất tên, lúc đó cũng đang có mặt trong khách sạn. Tôi không quan tâm đến âm nhạc, cho nên không có lý do gì, mà tôi biết được ca sĩ nầy là ai. Sau đó, trên đài truyền hình, họ đã phát lại lời phát biểu của tôi là tôi không biết ca sĩ nầy là ai, mặc dù có nhà sư người Pháp tên là Christian, ông ta thật sự đã đến gặp ca sĩ nầy." 


Đức Đạt Lai Lạt Ma bật cười vang lên, khi ngài kể lại câu chuyện nầy, tuy nhiên, ngài cũng nói rằng, ngài sẽ cảm thấy phiền lòng, nếu ngài bị xem như là người bất-lịch-sự (chữ dùng của ngài.) Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không muốn bị xem như là người thờ ơ với những nỗ lực của những người khác. "Qua âm nhạc, và qua những bài hát, hàng ngàn người đã có sự nhận-biết về các vấn-đề của Tây Tạng. Vì vậy, chắc chắn là tôi phải đánh giá cao về âm nhạc."


Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng muốn chúng ta nhớ rằng, âm nhạc sẽ không giúp chúng ta trở thành người tốt hơn, và âm nhạc cũng không thể thay đổi được thế giới. Chính chúng ta phải làm những điều nói trên. Qua lễ hội ở Hollywood Bowl ngày hôm nay, chúng ta có thể học hỏi thêm về Bản Giao Hưởng Số Chín Của Beethoven, tuy nhiên, sự hiểu biết nầy sẽ như cơn gió thoảng qua đi, hay sẽ kéo dài thêm nhiều ngày?


Có lẽ, những lời phát biểu gây cảm hứng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và âm nhạc từ các truyền thống cao quý của các nước khác nhau trên thế giới, sẽ dẫn chúng ta đi vượt lên phía trước của Bản Giao Hưởng Số Chín Của Beethoven, và có thể giúp chúng ta vượt ra khỏi sự dính mắc của bản giao hưởng nầy - thay vì chúng ta có những dính mắc như sau: bản giao hưởng nầy cần phải thay đổi nhịp điệu sau đây, đoạn nhạc nầy cần phải thay đổi cho thăng bằng hơn, nhanh hơn hoặc chậm hơn, vân vân... . Những lời phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và âm nhạc từ các truyền thống cao quý, sẽ là những thông điệp có những khả năng tích cực, sẽ trực tiếp mở rộng tấm lòng của chúng ta.


Và Hollywood Bowl có thể là địa điểm lý tưởng, để chứng minh lời nói trên đây - đấy là, đem ánh sáng ấm áp tỏa sáng của tình thương yêu của mọi người, tình yêu thương xem nhau như anh chị em một nhà, lan ra tới bãi đậu xe, cùng đi theo với mọi người về nhà. 

The Dalai Lama's View 


In an interview, the spiritual leader speaks of music as one way to deliver the message of global peace. But he says it is by no means the most important.


BLOOMINGTON, Ind. (Posted: Sept/19/1999) - His Holiness, Tenzin Gyatso, the 14th Dalai Lama of Tibet, is a strong attracter, a spiritual magnet, for music. It seems to accompany him everywhere. His teachings such as the Kalachakra Initiation - a series of instructions handed down from the Buddha to enhance compassionate consciousness, which he is leading on this sticky Indiana Saturday - begin with the sonorous, calming chants of monks. While the audience stretches during breaks in his daylong address in an air-conditioned tent that holds 5,000, the Dalai Lama remains seated on his throne, chanting. On festive occasions, Tibetan ritual orchestras include cymbals, drums, reedy shawms, bells and those extraordinary 8-foot trumpets.


Western musicians flock to the Dalai Lama as well. Philip Glass has written an organ processional in his honor, and Glass' music contributes significantly to the spiritual aura of "Kundun," Martin Scorsese's film about the Dalai Lama's early years in Tibet. American modernist composer Peter Lieberson often turns to Tibetan Buddhism as an inspiration for his works. Benefit concerts for the cause of Tibetan freedom have featured Sean Lennon, Pearl Jam, R.E.M., the Red Hot Chili Peppers, the Beastie Boys, Patti Smith and Herbie Hancock. As Tibet's temporal and spiritual leader in exile, the Dalai Lama has benefited from music's ability to wield a political and spiritual message, as well as from its ability to bring people together and to inspire them to action.


Giving his imprimatur to the World Festival of Sacred Music and agreeing to speak at its opening ceremonies in the Hollywood Bowl on Oct. 10 would seem a further indication of the Dalai Lama's regard for the worth of music. He did, after all, call music "perhaps the most universal" of all "the many forms in which human spirit has tried to express its innermost yearnings and perceptions" in his message about the festival.


Yet this is a rare statement from the Dalai Lama. He seldom mentions music in his writings or interviews. In his most recent book, "Ethics for the New Millennium," he warns against expecting too much from aesthetic experiences such as music. They may offer the potential for deeper levels of happiness than merely acquiring material objects, but he believes that elation derived from the senses is brief and transient. It "may not be very different from what the drug addict feels when indulging his or her habit," he writes.


So the occasion of the World Festival of Sacred Music seemed like a good opportunity to ask the Dalai Lama a few questions about music.


Although he consented to an interview, as I wait to speak with him at the Tibetan Cultural Center in Bloomington, his assistant warns that the Dalai Lama may have little to say about music. I am advised to ask questions about the teachings earlier in the day, during which the Dalai Lama elucidated the nature of suffering and compassion.


I decide to stick to music.


The Dalai Lama has a reputation for friendliness, and he acts genuinely pleased to sit down to a conversation, despite having already spoken in public for several hours. The Kalachakra Initiation begins at 7 each morning, and it is now late afternoon. Still, the Dalai Lama appears fresh and composed, comfortable in his monk's maroon and saffron robe, and rubber flip-flops. He expects no ceremony. We shake hands, sit on chairs and sofas. A translator joins us - the Dalai Lama speaks English but occasionally asks for help. Security personnel hover. There are others in the foyer in line for an audience, but the Dalai Lama seems unconcerned about scheduling and awaits each question patiently.


But, as advertised, he seems downright bemused by the nature of the interview. He says disarming things, and he laughs a lot.


Most striking, perhaps, is the Dalai Lama's hesitation to put too much emphasis on a spiritual response to music and on its potential for engendering the kind of compassion that is at the heart of the Dalai Lama's own worldview.


So why, if His Holiness is not particularly interested in music, a World Festival of Sacred Music?


"Music and songs, and of course different forms of art, including modern painting, I feel, are one sort of channel or medium to carry a message," he concedes. "It is one way to deliver the message of peace to the public. And in the past the Tibet House in New Delhi has organized programs of spiritual music and dance that appeared to be of benefit. So this experience was the basis for the idea of a World Festival of Sacred Music. But still I don't know exactly what kind of things will happen; I have no clear idea."


But given his own participation in chanting, to say nothing of his own fond memories of the elaborate Tibetan holy festivities with music and dance from his youth (let alone a fascination with a music box that played Debussy's "Clair de Lune"), might not His Holiness credit music with a more profound spiritual value as well? As one Indian philosopher put it, music calms the mind and makes it susceptible to divine influence. Would he agree?


"Broadly speaking, yes," he answers. "Even though the words and meanings remain the same whether we chant prayers or not, a tune sometimes makes them more effective. Buddha himself noticed this, and that is why a Buddhist recites some prayers with chanting. So it is possible that there is a kind of psychological factor. And in other religious cultures, of course, there are close links between God or the divine and chanting or song.


"I remember on one occasion, I had an informal discussion with some Christian spiritual brothers. Then they started their prayers by singing a sort of hymn with a guitar. Some of the practitioners then began to weep. The feelings were so powerful that they were completely unable to control their tears." An expressive speaker whose rich baritone voice is, dare we say, quite musical, he relates this anecdote with a real operatic display of astonishment.


Even so, the Dalai Lama is leery of our expectations for music. "I think there can be too much attachment to music as there can be to any other field, even religious faith," he cautions. "Now, I'm Buddhist, but if I look toward Buddhism with attachment, that is wrong. Attachment means one is biased. You may think that if you attach yourself to a particular field that is good, it will become a positive thing for you. But too much attachment means that you reject something else, and then you have developed a negative attitude.


"Once during a meeting I had over many days with scientists from many disciplines, a great physicist mentioned in his talk that if a scientist develops attachment toward his field of science, then it becomes destructive. That was his explanation, and it stuck in my mind."


While religion and science can clearly benefit from the objectivity of an unbiased mind, the Dalai Lama's argument is one that few music lovers may want to acknowledge. But it brings us to the subject of Beethoven's Ninth Symphony, which opens the World Festival of Sacred Music. It is exalted music with a message of universal brotherhood. Yet the Nazis have been among those deeply devoted to the symphony, and they insisted it represented the holy nature of their cause. Could this be what His Holiness means about the danger of attachment?


"I've noticed this danger in martial music, too, with its heroic spirit," the Dalai Lama replies. "If good kinds of emotions arise from music, that by itself is all right. But, yes, once somebody becomes too attached to the music, this negative aspect may also arise."


Nevertheless, His Holiness has gone on record crediting music with the ability to accomplish nothing less than bringing together different cultures and increasing mutual understanding.


"That's right, that's right," he acknowledges. "I feel the message of peace, the message of tolerance, the message of dialogue, the message of nonviolence, is very crucial and urgent. And if various artists through their own professions promote human values, that is very important. I think my own way of making a contribution through a public talk or, like today, through Buddhist texts is one way to do it, but this is very limited. Singers singing songs reach a much larger audience, so I always admire and respect their contribution and the powers of the media."


Still, the Dalai Lama remains blissfully removed from the singers and their songs.


"In a hotel in Geneva," he replies to a question about whether he hears much music at all, "I had just come out of my room, where I found a TV crew waiting to ask me about a famous singer who was also at the hotel - the name slips me. I have no interest in music, so there was no reason for me to know the singer. Then later they showed me on television saying I that I didn't know who the singer was, even though there was a French Christian monk who actually visited the singer."


The Dalai Lama laughs richly at this anecdote, but he also indicates that it disturbed him to seen as, in his word, crude. He does not want to appear indifferent to the efforts of others. "Through music or through songs, an awareness of the Tibet issue has reached thousands of people. So I certainly appreciate this."


But the Dalai Lama also wants us to remember that the music will not make us better people or change the world. We must do that ourselves. We can learn from Beethoven's Ninth, but will the experience at the Hollywood Bowl be transient or lasting?


Perhaps an inspirational address by the Dalai Lama, and music from different world sacred traditions that will precede the Ninth, can help free us from Beethovenian attachments - say, that the symphony must have this or that tempo or phrasing or balance - and can open us more directly to its potentially positive message.


And the Hollywood Bowl could be the ideal venue in which to prove it - that is, if the glow of brotherly and sisterly love withstand the parking lot.

Source: http://hem.bredband.net/ritnyb/music.html

image030

Clair De Lune của Debussy

image031
https://www.youtube.com/watch?v=FwEN89Tmgkc
20 Tháng Giêng 2023(Xem: 1516)
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 1439)