CLB Lê Hiếu Đằng kiến nghị chính quyền Tp.HCM trả lại lư hương tại tượng Đức Thánh Trần

21 Tháng Chín 20218:13 SA(Xem: 3958)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ BA 21 SEP 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


CLB Lê Hiếu Đằng kiến nghị chính quyền Tp.HCM trả lại lư hương tại tượng Đức Thánh Trần


image007image008Ảnh trên: Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh (Q.1) chỉ tay xuống sông Saigon trước năm 1975. Đức Thánh Trần Hưng Đạo có lời thề bất hủ: “Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không trở lại bến sông này nữa!” Ảnh của Ron Ryan chụp năm 1967.


Tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo do điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên 1960 tại bến Bạch Đằng, Thủ đô Saigon trước năm 1975 ghi dấu Ngài đánh tan ba cuộc xâm lược Đại Việt của quân Nguyên – Mông năm 1285, năm 1287 và nổi tiếng nhất trận Bạch Đằng năm 1288.


Trước lúc qua đời ngày 20 tháng Tám âm lịch năm Canh Tý (3 tháng 10 năm 1300), Ngài khuyên Vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Ngoài ra, Ngài còn để lại các tác phẩm kinh điển như Hịch Tướng Sĩ, Binh Thư Yếu Lược, Vạn Kiếp Tông Bí Thư Truyền Thư.


Trước ngày giỗ Đức Thánh Trần 20 tháng 8 âm lịch năm 2019, không khỏi bùi ngùi khi thấy quang cảnh tại đây vắng lặng, không lư hương, không hương khói. Chân và thân tượng bên trên cùng các bức phù điêu bên dưới loang lổ, bong tróc. Nền gạch chung quanh nhiều chỗ sụp lún, xuống cấp…


Trong tín ngưỡng, tâm thức dân gian, Hưng Đạo Đại Vương là một vị thần trừ tà, giúp dân thoát khổ thoát nạn. Ngài được tôn thờ là Cha, là Đức Thánh trong đạo giáo. Về hàng bậc, Ngài được đồng nhất với Vua Cha trong đối sánh với Thần Mẹ. Ngày giỗ và lễ hội kèm theo của Đức Thánh Trần cũng đồng nhất với ngày giỗ Cha “tháng Tám giỗ Cha” (nguyên câu là "tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ") cùng với Bát Hải Đại Vương và được thờ riêng ở phủ Trần Triều. (Văn Hóa Online 21/9/2021)


Vài bức ảnh kỷ niệm với nhà tranh đấu Dân chủ Lê Hiếu Đằng, sáng hội Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng:


image009image010Bức ảnh kỷ niệm với nhà Dân chủ Lê Hiếu Đằng: Một cuộc trao đổi thú vị giữa nhà Dân chủ Lê Hiếu Đằng và nhà báo Lý Kiến Trúc ngày 06/6/2014 tại Sàigon, sau 10 ngày đêm nhà báo đi quan sát quần đảo Trường Sa về ngày 28/4/2014. Ông Lê Hiếu Đằng từng tham gia trong phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn - Gia Định , từng giữ chức phó chủ tịch Ủy Ban MTTQ VN ở Tp.HCM, nguyên đảng viên ĐCS VN sau này tuyên bố từ bỏ đảng. Ảnh tài liệu của VHO.


VOA 20/09/2021

image011

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng hôm 20/9/2021 kiến nghị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo và trả lại lư hương tại tượng đài này.


Bản kiến nghị được công bố trên internet mở đầu với những lời tóm tắt về bài viết có tựa đề “Nhân giỗ Đức thánh Trần: Cần đặt lại lư hương và tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo” được đăng trên báo Người Đô Thị hôm 17/9.


Theo Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, đã có thế lực gây sức ép nên bài viết nhanh chóng bị gỡ bỏ dù nội dung của bài được đánh giá là “rất thấu tình, đạt lý, đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và được nhiều ngàn người con dân nước Việt ở khắp nơi hưởng ứng”.


VOA tìm hiểu và được biết bài viết của tác giả Phúc Tiến nhắc lại rằng tượng đài Đức thánh Trần được xây dựng trong các năm 1966-1967 tại quảng trường Mê Linh ở Sài Gòn, nay là Tp.HCM. Tác giả cho rằng đây là tượng đài Trần Hưng Đạo đầu tiên trên cả nước.


Vẫn theo ông Phúc Tiến, chiếc lư hương trước tượng đài “đã bị di dời một cách ‘kỳ lạ’ cách đây 2 năm”, đúng vào ngày 17/2/2019 là dịp kỷ niệm 40 năm quân và dân Việt Nam đánh trả cuộc xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía bắc.


Sau đó, lư hương được đưa đến đền Trần Hưng Đạo trên đường Võ Thị Sáu ở quận 1, bài báo của ông Phúc Tiến cho biết.


“Việc di dời lư hương từ tượng đài Trần Hưng Đạo đến đấy đã vi phạm các nguyên tắc về kính lễ tổ tiên và anh hùng, liệt sĩ”, tác giả đưa ra lời lên án.


Theo tác giả, chính quyền Tp.HCM đang đứng trước một thời điểm phù hợp để khắc phục hậu quả. “Ngày Giỗ Đức Thánh Trần sắp đến - Chủ nhật 26/9 - là ‘cơ hội vàng’ sớm nhất để làm ngay nghi lễ tái an vị lư hương kết hợp dâng hương kính lễ Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho Quốc thái dân an”, ông viết.


Ông Phúc Tiến là từng là một nhà báo có tên tuổi ở Việt Nam kể từ cuối những năm 1970, được kính nể về hiểu biết sâu rộng và sự sắc sảo, nhất là về lĩnh vực giáo dục. Sau khi rời nghề báo, ông mở công ty tư vấn du học và rất thành công.


Dẫn lại nội dung chính của bài viết nêu trên, bản kiến nghị của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho rằng việc bài viết bị gỡ bỏ đã “gây nên sự bất bình” của nhiều người dân ở Tp.HCM và trên cả nước Việt Nam.


“Chúng tôi kiến nghị với Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố hãy chân thành thực hiện những điều mà bài báo đã đề xuất”, bản kiến nghị của câu lạc bộ viết.


Bản kiến nghị nhấn mạnh ba việc chính quyền thành phố cần phải làm là “Bước đầu chỉnh trang khuôn viên Tượng đài Đức thánh Trần tại quảng trường Mê Linh dọc Bến Bạch Đằng, giữ được sự tôn nghiêm vốn có”; “Trả lại Lư hương dưới chân tượng đài và an vị đúng vị trí cũ”; và “HĐND cùng các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức Lễ tạ tội với Đức Thánh Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho Quốc thái Dân an”.


Cũng như ông Phúc Tiến, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho rằng việc di dời lư hương “phạm vào sai lầm nghiêm trọng về tâm linh” và “sai lầm này càng để lâu thì tội càng nặng”.


Theo đạo lý thông thường, “làm sai thì phải nhận lỗi, sửa lỗi, tạ lỗi”, bản kiến nghị của câu lạc bộ viết, và đưa ra quan điểm rằng nếu các lãnh đạo của Tp.HCM sửa sai, điều đó “chỉ càng tăng thêm sự tín nhiệm của dân chúng với quý vị”.


Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ra đời năm 2015 và có tôn chỉ là tưởng nhớ luật gia Lê Hiếu Đằng, bảo vệ chủ quyền đất nước, lên tiếng phản biện và xây dựng xã hội dân chủ.


Ông Lê Hiếu Đằng từng là một đảng viên cộng sản lâu năm có tên tuổi, nhưng lúc cuối đời, ông cùng nhiều người kêu gọi đa nguyên, đa đảng, bỏ Điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam quy định về độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản.


Sau khi bản kiến nghị của câu lạc bộ được công bố hôm 20/9, chính quyền Tp.HCM chưa có động thái hồi đáp. VOA cố gắng liên lạc với đại diện của chính quyền song không kết nối được.


++++++++++++++++++++++++++++


TP.HCM: Vì sao Quận 1 di dời lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo?


(16:02:20 PM 18/02/2019)


http://www.tinmoitruong.vn/phong-thuy/tp-hcm--vi-sao-quan-1-di-doi-lu-huong-o-tuong-dai-tran-hung-dao_15_55485_1.html


(Tin Môi Trường) - Việc chính quyền di dời lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) khiến dư luận thắc mắc.


Ngày 17/2/2019, Quận 1 thực hiện di dời lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo (Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé) về Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (số 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định). Ngay sau đó, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh lực lượng chức năng di dời lư hương khiến người dân đặt ra câu hỏi về lý do di dời.


 Trong buổi làm việc sáng nay về cải cách hành chính của quận 1 có Bí thư Thành ủy Tp HCM Nguyễn Thiện Nhân tham dự, bà Trần Kim Yến, Bí thư quận này đã giải thích lý do di dời lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo. 


image012Bí thư quận 1 Trần Kim Yến


Theo bà Trần Kim Yến, quận 1 đang trang trí lại khu vực tượng đài Trần Hưn Đạo trở thành một thắng cảnh phục vụ cho người dân và du khách đến tham quan.


Còn việc thờ cúng, dâng hương, dâng hoa sẽ được đưa về Đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo.


Nữ Bí thư quận 1 nói rằng quận đã có đền thờ Đức thánh Trần nên việc dời lư hương và thực hiện việc thờ phụng ở đền là điều hợp lý.


“Khu vực tượng đài chỉ là nơi tham quan, trong khuôn viên này mà đặt lư hương thì không phù hợp”, bà Trần Kim Yến khẳng định.


image013Lư hương được di dời về đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định


Bí thư quận 1 cho biết thêm, trước Tết, quận đã tổ chức trang trí hoa, cảnh ở công viên tượng đài Trần Hưng Đạo.


"Sau Tết, khi dọn dẹp, chỉnh trang khu vực này, quận cũng tiến hành dời lư hương vào đền thờ. Đây cũng là việc làm hết sức bình thường”, bà Yến khẳng định.


Bà Yến cho hay, việc đặt lư hương đúng vị trí tại đền sẽ hoàn thành vào ngày 20/2/2019 tới đây (tức 16 tháng giêng âm lịch). (Theo VNN)


Ai tạc tượng Trần Hưng Đạo ở bờ sông Saigon ?


by Dansaigon


https://dansaigon.com/ai-tac-tuong-tran-hung-dao-o-bo-song-saigon/


Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người được xem là Thánh tổ Hải quân do điêu khắc gia Phạm Thông tạc, Ông đã thổi hồn vào tượng dựa theo truyền thuyết sau :


Năm 1288, một lần xuất quân đánh quân của Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng, voi chiến của Trần Quốc Tuấn bị sa lầy bên bờ sông Hóa. Mọi người tìm đủ cách kéo voi lên nhưng không được. Trần Quốc Tuấn đành nuốt nước mắt bỏ voi lại. Voi ứa nước mắt nhìn chủ tướng, rống lên thảm thiết rồi từ từ chìm vào lòng đất. Tiếc thương voi chiến, Hưng Đạo Đại Vương phẫn khích tuốt gươm chỉ xuống dòng sông, hét lên thề rằng:


“Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không trở lại bến sông này nữa !”.


Câu nói bất hủ ấy vẫn còn lưu truyền đến tận ngày nay thể hiện ý chí, tinh thần đánh giặc ngoại xâm…

image007

Nhắc đến điêu khắc gia Phạm Thông, ai cũng nghĩ ngay đến bức tượng Trần Hưng Đạo để đời nằm ở công trường Mê Linh, cuối đường Hai Bà Trưng, sát bờ sông Sài Gòn. Ít người để ý một chi tiết rằng tượng đài các anh hùng dân tộc ở Việt Nam khá nhiều: Quang Trung, Lê Lợi, Hai Bà Trưng…, nhưng ở những tỉnh thành khác nhau thì lại có hình tượng khác nhau của vị các anh hùng đó. Chỉ riêng có tượng Trần Hưng Đạo thì ở ba thành phố lớn là Sài Gòn, Vũng Tàu và Qui Nhơn đều dùng chung một mẫu tượng của Phạm Thông. Hơn thế nữa, hình như mọi người Việt từ Nam chí Bắc đều mặc định rằng đó là hình tượng tiêu biểu của một trong những chiến binh lỗi lạc nhất của dân tộc, đã hơn một lần đại phá quân Mông Cổ hùng mạnh vào đời Trần.

image014

Ông Phạm Thông – Tác gi tượng đài Trn Hưng Đạo qua đời ti Hoa K. Điêu khắc gia, nhà báo và một người Anh đáng kính, Phạm Thông, ông cũng là Người tạc ra tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ nằm trên đường Bellaire thành phố Houston Texas …

image008image015

baomai.blogspot.com


Tượng đài Đức Thánh Trần thường hướng mặt về phía sông, biển; vì sao?

image016

Hoài Nhân


21/02/2019 Thanh Niên Online


Hầu hết các tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở các tỉnh, thành phố đều hướng mặt, chỉ tay về phía sông, biển. Vì sao lại có điều này?


image017Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh (Q.1) hướng mặt về phía sông Sài Gòn


HOÀI NHÂN


Không chỉ có tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh, mà hầu hết các tượng đài vị tướng vĩ đại này tọa lạc ở công viên Trần Hưng Đạo (TP.Vũng Tàu), công viên Bạch Đằng (TP.Nha Trang), đảo Song Tử Tây (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa), đồi Hải Minh (Quy Nhơn, Bình Định),... đều hướng mặt, chỉ tay về phía sông, biển.


Chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết, Trần Hưng Đạo được tôn thờ với nhiều vai trò.


Trước hết, ông là một nhân vật lịch sử, một thống soái thao lược, trí dũng song toàn, đã lãnh đạo quân dân Việt 3 lần chiến đấu và đại thắng quân Nguyên - Mông, giữ vững nền độc lập của nước nhà. Ông cũng được vinh danh là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới.


Trong tín ngưỡng, tâm thức dân gian, Hưng Đạo Đại Vương là một vị thần trừ tà, giúp dân thoát khổ thoát nạn. Ngài được tôn thờ là Cha, là Đức Thánh trong đạo giáo. Về hàng bậc, Ngài được đồng nhất với Vua Cha trong đối sánh với Thần Mẹ. Ngày giỗ và lễ hội kèm theo của Đức Thánh Trần cũng đồng nhất với ngày giỗ Cha “tháng Tám giỗ Cha” (nguyên câu là "tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ") cùng với Bát Hải Đại Vương và được thờ riêng ở phủ Trần Triều.

image018

Tại Công trường Mê Linh (Q.1), tượng đài Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Phạm Thông thiết kế hướng ra sông Sài Gòn. Vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, một tay chỉ xuống sông và nói: “Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở lại khúc sông này nữa”.  KHẢ HÒA


image019Tượng đài Trần Hưng Đạo uy nghi trên mỏm núi ở làng chài Hải Minh (Quy Nhơn). Mỏm núi này nối liền với các dãy núi trên báo đảo Phương Mai, 3 mặt còn lại giáp với biển Đông. HOÀNG TRỌNG


image020Được thể hiện trong tư thế một vị tướng chuẩn bị xung trận, tượng Trần Hưng Đạo ở Quy Nhơn cũng hướng mặt, chỉ tay về phía biển . HOÀNG TRỌNG


“Việc thờ Ngài gồm đủ các loại hình đền, đình, điện, miếu, phủ, tĩnh, am và tượng đài đặt ở các vị trí công cộng cũng là một trong số đó. Hưng Đạo Đại Vương gắn liền với Bạch Đằng Giang - trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử, thể hiện được sự tài tình trong việc “nhân hòa” đoàn kết ba quân, hiểu “địa lợi” sông nước Việt Nam để cắm cọc, và nắm được “thiên thời” khi nào lui, khi nào đánh. Vì vậy, tượng đài Đức Thánh Trần thường hướng mặt về phía sông, phía biển cũng là điều dễ hiểu”, ông Dương Hoàng Lộc cho biết.


Cũng theo ông, tượng đài vị danh tướng thời Trần này khi được xây dựng ở hải đảo, biên giới, có hướng nhìn về sông, biển cũng ngầm mang ý nghĩa trấn giữ biên cương, bờ cõi nước nhà.


Lư hương trước tượng Đức Thánh Trần để người dân 'bốn mùa hương khói'

image021

Hoàng Trọng


20/02/2019 Thanh Niên Online


Mấy mươi năm qua, lư hương luôn được đặt trước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở TP.Quy Nhơn (Bình Định) để người dân 'bốn mùa hương khói' tưởng nhớ. Phía dưới tượng có câu nói bất hủ: 'Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng'.


image022Tượng đài Đức Thánh Trần ở Quy Nhơn. HOÀNG TRỌNG


Từ đường Xuân Diệu ở TP.Quy Nhơn, du khách dễ dàng nhìn thấy tượng đài Trần Hưng Đạo uy nghi trên một mỏm núi cao khoảng 50m so với mực nước biển, bên dưới là làng chài Hải Minh (thuộc khu vực 9, P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn) tuyệt đẹp. Mỏm núi này nối liền với các dãy núi trên báo đảo Phương Mai, 3 mặt còn lại giáp với biển Đông.


Lư hương và câu nói bất hủ: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”


Theo ông Mai Văn Xin, Khu vực (KV) trưởng KV.9, tượng Đức Thánh Trần ở Quy Nhơn được khởi công xây dựng vào năm 1971, khánh thành năm 1972. Kinh phí xây dựng do sự quyên góp của Hội Thánh Trần Bình Định và các mạnh thường quân.


Ban đầu, người dân gọi là Linh tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, sau này chính quyền đổi tên thành Tượng đài Trần Hưng Đạo. Tượng đài này được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2007.


image023Tượng Trần Hưng Đạo ở Quy Nhơn được thể hiện trong tư thế một vị tướng chuẩn bị xung trận  ẢNH: HOÀNG TRỌNG


Theo hồ sơ di tích, tượng Đức Thánh Trần ở Quy Nhơn được đúc bằng xi măng cốt thép, gồm 2 phần chính: bệ và tượng. Bệ tượng cao 3,9 m được tạo thành 2 cấp, 4 mặt xung quanh được ốp bằng đá cuội, giữa được tạc 4 bức phù điêu mô tả những hình ảnh, sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược.


Bức phù điêu trước mặt tượng thể hiện Trần Hưng Đạo đang trong tư thế đứng trước mũi thuyền rồng thống lĩnh ba quân trong trận chiến Bạch Đằng giang lịch sử. Phù điêu bên trái là hình ảnh Trần Hưng Đao dâng gươm cho vua Trần với câu nói bất hủ: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”.


Phù điêu bên phải mô tả hình ảnh tướng Trần Bình Trọng hiên ngang trước mặt kẻ thù: “Ta thà làm quỷ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc”. Phù điêu ở mặt sau là bức tranh diễn tả hình ảnh các bô lão trong hội nghị Diên Hồng đang giơ cánh tay với quyết tâm “Quyết đánh”.


image024image025image026image0274 phù điêu trên bệ tượng Đức Thánh Trần ở Quy Nhơn ẢNH: HOÀNG TRỌNG


Tượng Trần Hưng Đạo được tạo dáng trong tư thế dũng mãnh, khuôn mặt quyết đoán của một vị tướng đang chỉ huy ba quân tiêu diệt quân xâm lược phương Bắc. Mặt tượng hướng về phía Bắc, mình mặc chiến bào, bên ngoài khoác áo choàng, đầu đội mũ sắt, chân trái đứng trụ, chân phải gác trên bệ thuyền, tay phải chỉ ra phía trước, tay trái nắm chuôi kiếm đeo ở thắt lưng trong tư thế chuẩn bị xung trận.


Phía trước tượng đài là hương áng, được đúc bằng xi măng, ốp đá mài, hai bên được tạo vắt cong lên. Trước hương áng là một lư hương (đỉnh) đúc bằng xi măng, trên thân có trang trí hình rồng, mây. Lư hương và án thờ này là nơi người dân và du khách thường xuyên đến dâng hương, dâng hoa.


image028Lư hương trước tượng Đức Thánh Trần ở Quy Nhơn. ẢNH: HOÀNG TRỌNG


image029Người dân thắp nhang trước tượng Trần Hưng Đạo trên đảo Song Tử Tây (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa). LÂM VIÊN



Giải thích về điều này, chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (Trung tâm phong thủy Đông Phương Cát, TP.HCM) cũng cho biết, tượng đài hướng mặt ra sông, ra biển là tuân theo cấu trúc phong thủy. Cấu trúc chung sẽ có các phần liên kết nhau theo thứ tự: sau lưng là “hậu sơn” (thế dựa núi); giữa là kiến trúc chính; trước mặt là “minh đường” (sông, biển, cánh đồng, mặt đường,…).


Theo đó, nếu “minh đường” quá rộng lớn, thì giữa kiến trúc chính và “minh đường” phải có một bức tường hoặc tượng đài lớn gọi là “án sơn”. “Án sơn” này có mục đích không cho “khí” trong kiến trúc chính thoát ra ngoài “minh đường” quá rộng kia.


“Như vậy, cứ cho thành phố là kiến trúc chính, sông Sài Gòn là “minh đường”, thì giữa đó phải có “án sơn”, nên người ta thường xây dựng các tượng đài. Các tượng đài này lại có quy luật là lấy mình làm gốc. Bởi việc giữ “khí” cho kiến trúc cũng giống như chủ nhà muốn giữ nhà vậy, mà muốn giữ thì phải ở thế chủ nhà, hướng mặt ra ngoài để quan sát, không được ở thế khách từ ngoài nhìn ngược vào. Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Q.1 cũng tuân theo cấu trúc phong thủy như thế”, bà Mi lý giải.


Bà cũng nói thêm: “Trong mọi niềm tin về tâm linh, khi muốn áp đảo một người, một vật, chúng ta phải nhìn thẳng vào người, vật đó. Dùng tượng trấn cũng vậy, mặt tượng phải nhìn ra để áp chế các khí xấu bên ngoài”.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Lê Hiếu Đằng
20 Tháng Giêng 2023(Xem: 1516)
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 1439)