Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh

24 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 15990)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA" THỨ BA 25 NOV 2014

 

Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh

image026
Xuan Mai Dang

 

Hát Quan Họ là một lối Hát Thơ rất đặc thù nổi tiếng vùng Kinh Bắc ( gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). hay còn gọi là Dân Ca Quan Họ. Hằng năm cứ dip Xuân về vào tháng Giêng Âm Lịch là Hội Làng mở các Lễ Hội đầy mầu sắc văn hóa dân gian, trong đó Lễ Hội Lim làng Tiên Du là lễ hội lớn và hoành tráng nhất.

Hát Quan Họ bắt nguồn từ lối hát đối giao duyên giữa nam và nữ,từ làng nọ kết thân với làng kia trong mối tương giao bằng hữu mà không được ra ngoài khuôn khổ, Dẫu đôi bên có phải lòng nhau cũng không được phép cưới nhau, cũng vì thế mà tiếng hát Quan Họ luôn tha thiết ,mượt mà , càng nghe càng say đắm đến rưng rức lòng người.

 

Trong số những tư liệu cho rằng Hát Quan Họ đi từ những sinh hoạt văn hóa, nghi lể dân gian, rồi vào cung đình rồi trở lại với dân gian. Còn một số lại cho rằng Quan Họ là đi từ sự giao lưu văn hóa của các vương quan và người dân vùng Kinh Bắc. Cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm nào được đa số học giả xác định rõ rệt. Theo các tài liệu được sưu tập ghi lại thì có 49 làng Quan Họ truyền thống vùng Kinh Bắc quy định các liền anh liền chị phải tuân thủ những điều lệ khắt khe và phải đạt đủ tiêu chuẩn để thể hiện các làn điệu như hát Thờ, hát Hội, hát thi, hát Cửa Đình, hát Canh,v.v... 

 

Dân ca Quan Họ có trên 200 làn điệu và trên 300 bài hát mà hầu hết các tiết tấu giai điệu của bài hát đi từ âm giai ngũ cung cùng với các kỹ thuật luyến láy, lấy hơi nhả chữ; giọng hát phài vang rền,nền nảy, tròn vành rõ chữ để tạo sắc thái sinh động mượt mà, tình tứ và lãng mạn. Một sự kết hợp hài hòa giữa thi ca và âm nhạc mà người nghệ sĩ phải thổi được cái hồn qua vài hát.

Về hình thức Dân Ca Quan Họ còn đòi hỏi người nghệ sĩ khả năng sáng tạo, đối đáp, tài ứng biến, linh hoạt và phong phú để diễn đạt được cái tinh túy sắc sảo của loại hình âm nhạc nghệ thuật này.

 

Dân Ca Quan Họ truyền thống không có nhạc đệm, chỉ chú trọng vào thanh nhạc, Liền anh liền chị khi hát giao duyên chỉ nhìn mắt môi như truyền lại cái "thần" và "tình" đến người bạn hát. Các âm điệu :Hư là rằng, tình tang, bạn Kim lang, cái Ả trong mỗi câu như nét chấm phá làm duyên và cường điệu thêm cho bài hát.

Ngày nay Dân Ca Quan Họ mang nhiều sắc thái ,đa dạng , dồi dào và phong phú hơn như khi hát có thêm nhạc đệm,với nhiều khí cụ khác nhau và người trình diễn có thể hát đơn, hát đôi, hát nhóm, hát có múa phụ họa v.v...

 

Về y phục trong Dân Ca Quan Họ cũng thể hiện nét văn hóa đặc thù, Liền anh thì áo the, áo lụa, khăn xếp,quần lĩnh, tay cầm ô, hay quạt. Liền chị thì áo tứ thân, mớ bảy mớ ba, nhiễu tía, nhiễu điều, yếm trắng, yếm đào, thắt lưng thiên lý, tóc đuôi gà vấn nhung đen, chít khăn mỏ quạ, cổ đeo kiềng vàng, khuyên vàng, lưng đeo xà tích, chân đi hài mũi cong, tay cầm nón quai thao...v.v...

Tất cả những mầu sắc trong y phục được chọn lựa, pha trộn hài hòa, nét đẹp cổ điển nền nã, không lòe loẹt diêm dúa tạo nên một cái nhìn tổng thể theo truyền thống đẹp thanh tao lịch lãm đài các và duyên dáng.

Năm 2009 Dân Ca Quan Họ được UNESSCO công nhận là Di Sản phi vật thể của Thế giới. Âu đó cũng là niềm hãnh diện và tự hào cho nét đẹp văn hóa của người con đất Thăng Long nghìn năm văn vật.

 

Xuân Mai

27 Tháng Ba 2017(Xem: 7408)
- https://www.youtube.com/watch?v=p_m-a66M45I - https://www.youtube.com/watch?v=Y5VhjRCEnTY