Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác

02 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 20058)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 03 DEC 2014

 

Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác

Hồ Trường là một thi phẩm nổi tiếng của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác vào đầu thập niên hai mươi. Tác giả người làng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Chau Trinh. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, Ông cũng là nhà biên khảo cho Phủ Toàn Quyền Đông Dương và là chủ bút ( phần Hán Văn) của tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập.

Bài Hồ Trường ( nghĩa đen là chiếc bình nậm rượu) được trích dịch từ phiên bản Hán Việt trong tuyển tập Hạn Mạn Du Ký ( Nghĩa là Ký sự cuộc đi chơi phiếm) phát hành vào năm 1920 do dịch giả Dương Bá Trạc chuyển dịch và được đăng trong tờ Nam Phong Tạp Chí số 41. Cho đến nay đã ngoài 70 năm bài thơ này đã tốn không bao nhiêu giấy mực của các văn thi nhân, học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử văn học diễn bàn và khảo cứu về nguyên bản của bài thơ, cũng như các bài chuyển dịch mà cũng chưa có một luận cứ nào được định vị đúng mức. Chúng tôi xin để phần ấy cho các vị thức giả luận bàn và chỉ xin giới thiệu bài thơ nổi tiếng này và nội dung của nó đến quí khán giả.

Bài thơ Hồ Trường được tác giả sáng tác trong bối cảnh là nơi đất khách quê người. Với tâm sự của một người con xa xứ, tấm lòng lúc nào cũng đau đáu khắc khoải hướng về quê hương. Tác giả mượn chén rượu tiêu sầu để gởi tấm lòng mình trong nỗi buồn vong quốc.

Lời thơ da diết, dạt dào đượm vẻ bi hùng tráng, gói ghém cả tâm hồn ưu tư, mênh mang quốc sự. Từng lời thơ đầy hào khí chứa đựng bao khí phách hào hùng của con người làm cách mạng phải xa quê hương và ngóng lòng trước thời cuộc. Bài thơ bắt đầu bằng câu

 Đại Trượng Phu không hay xé gan bẻ cật

 Phù cương thường hà tất tiêu dao.!

Và kết thúc với tâm trạng

 Nào ai tỉnh? Nào ai say

 Chí ta, ta biết! Lòng ta, ta hay!

 Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ! Hà tất cùng sầu với cỏ cây.

Xuân Mai

Ghi Chú: Phần sau đây được trích từ vi.wikipedia.org/ Để độc giả tham khảo thêm.

Sau đây là bản phiên âm Hán-Việt trích từ Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920, trang 400 - 401 và bản dịch của Dương Bá Trạc (đã chỉnh lại lỗi chính tả) do nhà biên khảo Phạm Hoàng Quân sao chép lại.

Nam phương ca khúc

Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường

Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương

Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương

Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu cơ thời hề, toạ thị bách niên thân thế khu âm dương

Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ hề, thí lai đối chước hữu dư thương.

Dư thương trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan

Dư thương trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương

Dư thương trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương

Dư thương trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy

Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí

Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử.[3]

Dịch nghĩa:[4]

Kẻ trượng phu sống mà không vạch gan, bẻ cột lo giềng mối cho đời

Rong chơi bốn biển, quê hương ở nơi đâu?

Quay đầu trông về nam, miệt mù vậy hỉ! Trời mây nối màu xanh ngắt

Lập công chẳng được, học không xong, trai trẻ có bao lâu, ngồi ngó trăm năm, thân đuổi cuộc sớm chiều.

Vỗ tay hát khùng, hỏi đời kia, đất trời mờ mịt vậy, một người tri kỷ tìm ở đâu, thử đến giúp ta rót chén rượu này

Ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông, nước biển đông nổi cuộn vạn lớp sóng

Ta quăng chén rượu đầy vào mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao lênh láng

Ta quăng chén rượu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác

Ta quăng chén rượu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có người há miệng điềm nhiên say tràn

Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm

Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng, cớ gì sùi sụt sầu cố hương.

Nguyễn Bá Trác dịch thơ:

Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường;

Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương

Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương

Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.

Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.

Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?

Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;

Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan

Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;

Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng

Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay

Nam nhi sự ngiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.[5]./

 

Nguyễn Bá Trác có phải là tác giả bài "Hồ Trường"?

Từ sau năm 1975 trên nhiều bàn nhậu đơn sơ của những con người thất chí bỗng xuất hiện một bài thơ mang tên Hô Trường.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-04-01

Cứ mỗi lần ai đó say thì bài thơ lại được ngân nga đủ mọi chất giọng. Lời thơ kiêu bạc, chen lẫn hùng tráng mà lại bi ai khiến những người thất cơ lỡ vận một phen ngậm ngùi lấy bài thơ ngầm so sánh với thân phận của chính mình.

Bài thơ Hồ Trường trên Nam Phong tạp chí

image029

Danh Sỹ Nguyễn Bá Trác. Source Nguoivietboston

Lớp người buông tay súng về quê làm ruộng cũng như những sĩ quan cải tạo trở về khi nghe Hồ Trường thì ít nhiều gì cũng cảm thấy bài thơ gần gũi với họ một cách kỳ lạ. Rất nhiều người biết tên tác giả là Nguyễn Bá trác nhưng khi hỏi thêm về thân thế của tác giả này thì ai nấy đều nhìn nhau!

Thật ra bài thơ Hồ Trường xuất hiện trên Nam Phong tạp chí vào đầu thế kỷ 20. Bài thơ được nhiều thế hệ thuộc lòng vì nó ngắn và lời lẽ lại tha thiết bi tráng khó có bài nào trong văn học sử Việt Nam sánh bằng.

Mà cần gì biết tác giả là ai. Bài thơ tự nó hay là đủ. Còn gì sung sướng hơn khi những lời thơ như gián tiếp chia sẻ cùng những chàng tráng sĩ thời mới, nay buông gươm ngồi quây quần bên chiếu rượu nhìn nhau ngâm nga bài thơ Hồ Trường mà cảm thấy mình tự thương mình biết bao!
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu? Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan. Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương; Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng….
Và cứ thế hết chén này tới chén khác rượu chảy xuống lòng cho tan nỗi nhục nhằn và rượu cũng biết người uống chúng đang buồn nỗi buồn Hồ Trường…
Thật ra bài thơ Hồ Trường xuất hiện trên Nam Phong tạp chí vào đầu thế kỷ 20. Bài thơ được nhiều thế hệ thuộc lòng vì nó ngắn và lời lẽ lại tha thiết bi tráng khó có bài nào trong văn học sử Việt Nam sánh bằng. Bài thơ này ai cũng cho rằng tác giả nó là Nguyễn Bá Trác vì khi in trên Nam Phong tạp chí không thấy ghi chú là được dịch từ một bài thơ của Trung Quốc. Mãi cho tới năm 1998 thì bài thơ mới được Đông Trình dẫn lời của Nguyễn Văn Xuân công bố là dịch từ một ca khúc của Trung Quốc.

Mãi cho tới năm 1998 thì bài thơ mới được Đông Trình dẫn lời của Nguyễn Văn Xuân công bố là dịch từ một ca khúc của Trung Quốc.

Gần đây nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc Phạm Hoàng Quân mới sưu lục được tác phẩm gốc đã được Nguyễn Bá Trác dịch thoát thành bài thơ bất hủ Hồ Trường

“Hạn mạn du ký” bản gốc của bài Hồ trường

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân cho chúng tôi biết nguyên nhân dẫn ông đến bài thơ bất hủ này:
-Đó cũng là một việc tình cờ trong lúc tôi làm cái tổng mục lục cho phần Hán văn của Nam Phong. Mặc dù trứơc đó mình có biết bài Hồ trường nhưng khi làm mục lục thì vô tình phát hiện bài “Hạn mạn du ký” bằng chữ Hán. Đọc lướt qua và khi dừng lại thì thấy có bài lời ca Hồ trường bằng chữ Hán ở đó.
Khi gắn kết bài thơ lại tôi mới nhớ lại thì biết rằng đây là bản gốc của bài Hồ trường, bài mà ông Nguyễn Bá Trác dịch ra tiếng Việt. Bản dịch của ông Nguyễn Bá Trác dịch thẳng từ chữ Hán qua thẳng lời ca chữ Việt không có phiên âm thành ra nó hơi lạ một chút nhưng nội dung nó còn giữ được tinh thần của bản gốc
Từ đó tôi mới làm cái đối chiếu để cho rõ cái nguồn gốc thì một số anh em thấy vậy cũng hứng thú. Sau đó tôi có viết lại một lần nữa bài viết cho nó đầy đủ hơn về nguồn gốc đó.

Đó cũng là một việc tình cờ trong lúc tôi làm cái tổng mục lục cho phần Hán văn của Nam Phong. Mặc dù trứơc đó mình có biết bài Hồ trường nhưng khi làm mục lục thì vô tình phát hiện bài “Hạn mạn du ký” bằng chữ Hán. Đọc lướt qua và khi dừng lại thì thấy có bài lời ca Hồ trường bằng chữ Hán ở đó.

Nam Phong tạp chí là nơi ông Nguyễn Bá Trác từng làm chủ bút phần chữ Hán còn ông Phạm Quỳnh chủ bút phần tiếng Việt.Ông Nguyễn Bá Trác làm chủ bút chữ Hán trong những năm đầu của Nam Phong nên ông ấy có đăng những công trình nghiên cứu hay du ký của ông ấy lên trên phần chữ Hán.

image030

Bìa Nam Phong Tạp chí số 1, xuất bản năm 1917.Wikipedia

Có một số đã được dịch và đăng bên phần tiếng Việt còn một số vẫn còn ở bản chữ Hán cho đến hiện nay thì vẫn còn một số công trình của Nguyễn Bá Trác chưa được dịch ra tiếng Việt.
Theo nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân thì cho đến nay, có ít nhất 5 bản in lời ca Hồ Trường mà các bản có nhiều chỗ không giống nhau. Một trong năm bản ấy là Nam phương Ca khúc. Hồ Trường so với Nam phương ca khúc có nhiều điểm khác biệt. Nguyễn Bá Trác đã linh động nương theo âm điệu tiếng Việt và có chỗ thêm tứ có chỗ bớt lời, khéo giữ được cái thần thái hào sảng của nguyên tác. Sau dây là bản dịch từ Nam phương ca khúc đã được Phạm Hoàng Quân phiên âm

Nguyễn Bá Trác đã linh động nương theo âm điệu tiếng Việt và có chỗ thêm tứ có chỗ bớt lời, khéo giữ được cái thần thái hào sảng của nguyên tác.

Bản dịch từ Nam phương ca
Kẻ trượng phu sống mà không vạch gan, bẻ cột lo giềng mối cho đời
Rong chơi bốn biển, quê hương ở nơi đâu?
Quay đầu trông về nam, miệt mù vậy hỉ! Trời mây nối màu xanh ngắt
Lập công chẳng được, học không xong, trai trẻ có bao lâu, ngồi ngó trăm năm, thân đuổi cuộc sớm chiều.
Vỗ tay hát khùng, hỏi đời kia, đất trời mờ mịt vậy, một người tri kỷ tìm ở đâu, thử đến giúp ta rót chén rượu này
Ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông, nước biển đông nổi cuộn vạn lớp sóng
Ta quăng chén rượu đầy vào mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao lênh láng
Ta quăng chén rượu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác
Ta quăng chén rượu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có người há miệng điềm nhiên say tràn
Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm
Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng, cớ gì sùi sụt sầu cố hương.

điểm đặc biệt nhất của bài Hồ Trường là chữ “thương” ở cuối câu thứ 5 đã đựơc lập lại nhiều lần trong lời ca. Chữ này có thể đọc là “trường” hay “tràng” đều đựơc. Nguyễn Bá Trác đã sáng tạo từ một chữ “thương” đơn giản thành chữ “Hồ trường” rồi thành hẳn một bài ca thì cũng là điều kỳ thú.

Chữ “thương” trong bài Hồ Trường

image031

Trang trong tờ Nam Phong Tạp chí .

Theo nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân thì điểm đặc biệt nhất của bài Hồ Trường là chữ “thương” ở cuối câu thứ 5 đã đựơc lập lại nhiều lần trong lời ca. Chữ này có thể đọc là “trường” hay “tràng” đều đựơc. Nguyễn Bá Trác đã sáng tạo từ một chữ “thương” đơn giản thành chữ “Hồ trường” rồi thành hẳn một bài ca thì cũng là điều kỳ thú.
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân phân tích chữ “thương” trong bài ca như sau: Thứ nhất, “thương” là cái chén uống rượu giống như cái tước, làm bằng sừng, “thương” là chén rót đầy rượu, khi chưa rót rượu vào thì gọi là “chí”;
Thứ hai, khi mời rượu người khác một cách kính trọng gọi là “thương”.
Thứ ba, khi tự uống rượu một mình cũng gọi là “thương”, Phạm Thành Đại trong bài “Túc tư khẩu thỉ văn nhạn” có câu “bá tửu bất năng thương” có nghĩa là nâng ly khó uống một mình.
Bản dịch trên Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920
Sau đây là nguyên bản lời ca Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác dịch thoát trích từ Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920. Do Việt Long đọc
Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
Nam nhi sự ngiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Quý vị vừa nghe một ít chi tiết về xuất xứ của bài thơ Hồ Trường do Nguyễn Bá Trác dịch thoát từ một bài ca trong Nam phương ca khúc. Sau đây mời quý vị thưởng thức toàn bộ bài thơ qua giọng ngâm của nghệ sĩ Trần Lãng Minh….với dàn nhạc cụ cổ truyền do các nghệ sĩ Phạm Đức Thành, Thanh Hòa và Chí Hòa phụ trách.

+++++++++++++++++++++++++++++++

Tống Biệt trong Mê Thảo- Một Thời Vang Bóng

Bài thơ Tống Biệt của Tản Đà là bài hát gói ghém nội dung của cuốn phim Mê Thảo, Thời Vang Bóng phỏng theo truyện Chùa Đàn của Nguyễn Tuân.

 Qua âm nhạc khán giả có thể đắm mình trong thế giói âm thanh khi tiếng đàn hòa quyện cùng tiếng hát thanh tao đưa nguồn cảm xúc dâng tràn hoát nhiên kỳ diệu.

Truyện phim Mê Thảo nói về một vùng quê hẻo lánh miền Trung du Bắc Bộ, nổi tiếng về ngành dệt tơ nuôi tằm. Chủ ấp là một người thanh tao lịch lãm, yêu chuộng những nghệ thuật dân gian, ông dang chuẩn bị lấy người yêu nhưng không ngờ cô dâu bị chết trong tai nạn xe hơi vào ngày cưới. từ đó ông căm hận mọi thứ trong thế giới văn minh,cơ khí. Người quản lý trọng đại giúp chủ trong việc điều hành thôn ấp lại là nguyên án trong một vụ ngộ sát và đã được chủ ấp bảo vệ che chở. Người này mang ơn chủ và hết lòng muốn giúp chủ tìm lại lẽ sống qua âm nhạc để tiêu sầu. Người phò tá Ấp Mê Thảo cũng từng là kép đàn tri âm tri kỷ của người Đào Nương.Qua bao nghịch cảnh vật đổi sao rời,Kẻ nguyên án phải sống ngoài vòng pháp luật ,Người này muốn cứu chủ thoát khỏi căn bệnh trầm cảm và phát triển thôn làng bằng cách đưa chủ đi tìm đào Nương năm xưa , người của Một thời vang bóng có giọng hát bay bổng, mượt mà và ngón phách điêu luyện, thần kỳ. Cô đào này cũng là người yêu khi xưa của người phụ tá....

Sau vụ án mạng xảy ra, người chồng đã chết,cô Đào Nương quyết tâm giải nghệ và có một lời nguyền là không bao giờ cất tiếng hát hoặc cầm lấy cây đàn linh thiêng của chồng, nếu không sẽ bị chết hoặc bất kỳ người nào cầm cây đàn ma ấy cũng sẽ bị chết bất đắc kỳ tử.

Sau một khoảng thời gian ẩn náu, người phụ tá đưa chủ đi tìm đào nương chữa tâm bệnh. Bất chấp mọi nguy cơ xảy ra từ lời nguyền, người phụ tá cố thuyết phục người Đào Nương cho nghe lại khúc hát, vì dẫu có chết chàng cũng được thỏa lòng vì được chết bên cạnh người yêu trong tình thơ ý nhạc còn hơn là phải sống xa lánh cuôc đời. Định mệnh thật trớ trêu, khi ngón đàn của chàng và tiếng hát của nàng dừng ở câu cuối, những ngón tay chàng bắt đầu rỉ máu và chàng guc ngã trên thành đàn giữa đường tơ phím nhạc....

Câu chuyện nói về chiếc Đàn Đáy như tiếng Đàn Lòng mà khi âm thanh bật ra như vết thương nhỏ máu,thật não nuột đau lòng nhưng đồng thời cũng toát ra những giai điệu thăng hoa cho cuộc tình bất ly, bất diệt để đưa chuyện tình vào một Cõi Thiên Thu vô tận.

Xuân Mai

 

27 Tháng Ba 2017(Xem: 7412)
- https://www.youtube.com/watch?v=p_m-a66M45I - https://www.youtube.com/watch?v=Y5VhjRCEnTY