Tu bổ chùa Trăm Gian: Văn hóa thấp?

20 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 9055)

BBC Cập nhật: 10:42 GMT - thứ tư, 29 tháng 8, 2012

Truyền thông Việt Nam đang có loạt bài về vụ ngôi chùa gần ngàn năm tuổi nổi tiếng khắp miền Bắc Việt Nam bị dỡ bỏ và đang trong quá trình xây mới.

Một trong những khối kiến trúc cổ hiếm hoi còn lại của Việt Nam, nay bị chính những người coi sóc mình phá hủy bằng dự án trùng tu cấp tốc.

Chùa Trăm Gian được tái dựng từ thời Mạc‎, và mang giá trị lịch sử, tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật vô cùng quan trọng, theo giáo sư Trần Lâm Biền, chuyên gia nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam.

Chùa đặt tại Chương Mỹ, Hà Tây, vốn là nơi các sinh viên miền Bắc khi học lịch sử, mỹ học, vẫn thường được giáo viên cho đi ‘thực tế’.

chua_tram_gian_photo_tuoi_tre

Tranh cổ trong chùa được 'phục dựng' bóng loáng

Chùa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử đã gần nửa thế kỷ nay.

Lý do phía nhà chùa đưa ra là “di tích cổ sắp đổ, chúng tôi phải dỡ ra khẩn cấp trước mùa mưa bão 2012”.

Theo báo Tuổi Trẻ, người phụ trách dự án trùng tu chùa này là cụ Tuệ, ở địa phương, cho biết: “Di tích còn tốt, gỗ lạt còn tốt, nhiều cái không cần thay, cứ để vậy thì còn lâu mới hỏng, nhưng có điều kiện thì chúng tôi tổ chức dỡ ra, thay mới toàn bộ cho nó bền”.

Cụ cũng khẳng định “không lấy lại một cái cấu kiện cũ nào cả. Thay tất”.

‘Thiếu hiểu biết’

Giáo sư Trần Lâm Biền, chuyên nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam, nói với BBC Việt ngữ, những người thực hiện dự án tu bổ chùa Trăm Gian là những nhà ‘tu hành không đến nơi đến chốn, không hiểu biết cả về chính đạo Phật nữa.’

“Họ không giác ngộ về di tích của chính mình,” ông nói thêm.

Giáo sư cũng cho rằng, việc nhà chùa tự cho mình là ‘chủ nhân của ngôi chùa, ngôi đình, ngôi đền ấy là sai lầm.’

Kinh phí dành để tu bổ chùa không phải từ những gì họ có, mà là do tiền công đức, “cho nên là khi ngành văn hóa can thiệp và yêu cầu họ phải làm lại như cũ thì họ cũng không có tiếc nuối gì,” theo ông Trần Lâm Biền.

canh_tu_bo_chua_tram_gian

Cảnh tu bổ chùa Trăm Gian

Ông cho rằng những người thực hiện dự án tu bổ chùa Trăm Gian này là có thể làm theo một sự ‘xúi bẩy nào đó,’ hoặc do ‘văn hóa thấp’.

Ông cũng nói thẳng, hiện nay nhiều nhà chùa, khi hỏi Phật là gì, câu tụng cửa miệng Nam mô a di đà Phật nghĩa là gì cũng không biết một cách đầy đủ.

Cách đây hai năm chùa đã trình dự án trùng tu lên Bộ nhưng chưa thực hiện được do còn thiếu kinh phí.

Theo giáo sư Biền, việc trùng tu hiện nay là do nhà chùa đã không thực hiện theo đề án đó mà thuê thợ địa phương, ‘không có nghề’ để làm bừa, không có bài bản nào cả.

Chính quyền ‘không biết’

Còn phía chính quyền, từ địa phương tới xã, huyện, đều trả lời ‘không biết’ khi được hỏi về dự án này, và chỉ kịp đình chỉ thi công khi gác khánh và nhà Tổ đã dỡ hết, công trình mới đã được dựng.

Cột lim, ngói cổ, chân đá xanh, lân rồng đá, nền gạch cũ,... bị đào xới, vứt chỏng chơ giữa đống gạch đá mới.

Những tranh trang trí cổ thì nay sơn bóng loáng, đỏ vàng, bằng sơn mài công nghiệp của Nhật.

Người trụ trì chùa Trăm Gian cho biết, tiền trùng tu tôn tạo đều là do đóng góp từ “bên ngoài,” không phải của nhà nước.

Giáo sư Biền cho rằng, chính phía chính quyền địa phương cũng không ý thức được giá trị quan trọng của ngôi chùa.

Còn theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết phát biểu trên Tuổi Trẻ, rằng trước đây cũng có vài vụ tu bổ di tích dẫn đến biến dạng, sai lệch công trình... Nhưng sự việc như ở chùa Trăm Gian là “việc làm dại dột, hết sức đáng kinh ngạc, cần phải lên án mạnh mẽ trước công luận”.

gac_chuong_chua_tram_gian

Gác chuông cổ của chùa Trăm Gian

 

01 Tháng Ba 2015(Xem: 10744)
Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 11135)
Có những điều không thể ngờ, hay không thể tin mà có thể xảy ra. Ví dụ chúng tôi có tạp chí Vấn Đề số 52 – số bị tịch thu - ở xứ Mỹ này khi mà 43 năm về trước trên số 53 đăng lời cáo lỗi cùa Ban Chủ trương nguyệt san Vấn Đề như sau:
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11841)
Điều làm du khách không khỏi ngạc nhiên là nhiều hạng mục cổ của các di tích này bị phá đi và xây mới lại. Không gian đỉnh Yên Tử những ngày này trở nên ồn ào bởi hàng loạt công trình dở dang cùng tiếng máy xây dựng vang vọng khắp vùng núi.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12414)
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11055)
Xuân Tân Mùi-791-Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương Kỷ Mùi-889-Năm sinh Ngô Quyền , anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20170)
Hồ Trường là một thi phẩm nổi tiếng của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác vào đầu thập niên hai mươi. Tác giả người làng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Chau Trinh. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, Ông cũng là nhà biên khảo cho Phủ Toàn Quyền Đông Dương và là chủ bút ( phần Hán Văn) của tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16085)
Hát Quan Họ là một lối Hát Thơ rất đặc thù nổi tiếng vùng Kinh Bắc ( gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). hay còn gọi là Dân Ca Quan Họ. Hằng năm cứ dip Xuân về vào tháng Giêng Âm Lịch là Hội Làng mở các Lễ Hội đầy mầu sắc văn hóa dân gian, trong đó Lễ Hội Lim làng Tiên Du là lễ hội lớn và hoành tráng nhất.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10450)
Chiều 27-9, ông Nguyễn Đức Kiếm - phó giám đốc bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, bảo tàng đã tổ chức trao thưởng của UBND tỉnh cho ông Nguyễn Văn Bình (ngụ ở xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - người đã có công phát hiện và giao nộp 2 khẩu súng thần công cho bảo tàng.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 10637)
(Dân trí) - Ngày 6/10, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) cho biết chiếc xe kéo của vua Thành Thái đang làm một số thủ tục, chuẩn bị được đưa về cố hương.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 11795)
Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con người xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 14741)
Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn, nhà giáo nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Ông đã dậy học tại các trường Trung học như Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu Văn An (Hà Nội) Trần Lục (Sài Gòn). Làm Hiệu trưởng trường Trung học Hà Tiên, Giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn Giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo dục và trở về nước dậy học cho tới 1975.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 10708)
Một giá hầu bóng đang cử hành giá “Quan lớn Tuần Tranh” tại đền ngã Năm Sàigon. Khởi động cho giá hầu là ban nhạc Cung Văn gồm đàn nguyệt, đàn đáy, phách, trống chầu, trống con, sáo, ngâm hát những bài ca vinh danh vị tướng “Trấn thủ Lưu đồn” trong lịch sử Việt Nam.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12516)
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 11251)
Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
20 Tháng Ba 2014(Xem: 11832)
Kể từ ngày 20 tháng Ba cho đến 20 tháng Năm năm 2014, Viện Lưu trữ Quốc Gia (Archives Nationales) tổ chức cuộc triển lãm với tựa đề ‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’. Sau khi được trưng bày ở Hà Nội và Sài Gòn, nay cuộc triển lãm được đưa sang Paris, trong khuôn khổ chương trình Năm Việt Nam tại Pháp.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 12336)
Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.