Bảo tàng Orsay trưng bày tranh chân dung của Họa sĩ Cézanne

04 Tháng Bảy 20177:21 CH(Xem: 7416)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA LỊCH SỬ  - THỨ  TƯ  04 JULY  2017


Bảo tàng Orsay trưng bày tranh chân dung của Cézanne


Tuấn Thảo 04-07-2017


image056Bức chân dung tự vẽ của Cézanne tại bảo tàng Orsay.REUTERS /John Schults


Phong cảnh, chân dung, tĩnh vật. Lúc sinh tiền, danh họa Cézanne đã vẽ hầu hết các thể loại. Trong vòng 40 năm, từ năm 1866 đến 1906, ông đã vẽ trên dưới 200 bức chân dung, trong đó có 26 bức là chân dung tự họa. Hầu hết các tác phẩm quan trọng nhất nay được tập hợp về cùng một nơi.


Trong suốt mùa hè 2017, Viện bảo tàng Orsay hợp tác với National Portrait Gallery (Luân Đôn) và National Gallery of Art (Washington) để tổ chức tại Paris một cuộc triển lãm lớn về chủ đề tranh chân dung của Cézanne từ 13/06 đến 24/09/2017.


Nơi Cézanne (1839-1906), đối tượng bức tranh (theo quan điểm truyền thống) dường như không quan trọng lắm. Ông có thể vẽ đi vẽ lại hàng chục lần chân dung của người vợ (Hortense Fiquet) mà không có bức nào giống nhau. Theo nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật John Elderfield, Cézanne vẽ không phải là để tả chân tả cảnh, chân dung của người vợ không có mục đích đề cao vẻ đẹp hay tôn vinh nét duyên dáng của người đàn bà.


Theo ông, Cézanne vẽ đi vẽ lại cùng một đề tài để tìm cho mình một quy tắc toàn phần, một ‘‘ngữ pháp’’ riêng biệt : bố cục, màu sắc, chất liệu, cách thể hiện chi tiết theo xúc cảm chứ không theo như những gì con mắt nhìn thấy. Những yếu tố ấy hợp lại thành một tổng thể, cái hay cái thần toát lên từ nguyên cả bức tranh chứ không còn đơn thuần là đối tượng hay nhân vật được vẽ trong tranh.


Còn theo lời ông Xavier Rey, giám đốc các viện bảo tàng thành phố Marseille và cũng là một trong những người khởi xướng cuộc triển lãm tại Orsay lần này, ngay từ những bức tranh chân dung đầu tiên, trong khoảng thời gian 1866-1867, Cézanne đã lao mình vào thử nghiệm tìm tòi qua 10 bức chân dung. Ông không vẽ bằng cọ mà là vẽ bằng dao (loại giống như cái bay nhỏ của thợ nề).


Vào lúc mà các họa sĩ còn chăm chút màu sắc, trau chuốt nét vẽ, Cézanne lại tìm cách thoát khỏi quan niệm hàn lâm, "kinh viện" về nét thẩm mỹ trong hội họa. Trong những bức vẽ sau đó, Cézanne vẽ theo góc nhìn cá nhân : trái với khoa học, nghệ thuật không cần phải chính xác. Có lẽ cũng vì thế mà Cézanne vẽ thân hình con người mà không nhất thiết phải cân đối. Màu sắc da thịt hay chi tiết cơ thể không cần phải giống như ngoài đời.


Điều hiển nhiên nhất trên một khuôn mặt chính là lỗ mũi, trong một số bức tranh, Cézanne cố tình vẽ chân dung không có mặt mũi như bức Chân dung của một nông dân vẽ vào những năm tháng cuối đời (1905-1906). Phải chăng vì chán ghét cái quan điểm áp đặt về sự ‘‘hoàn chỉnh’’ trong tác phẩm, mà Cézanne cố tình vẽ không đầy đủ, chủ ý vẽ thiếu sót là một cách để phủ nhận quan điểm bảo thủ, cựu truyền…


Đằng sau một số bức vẽ của Cézanne còn có nhiều giai thoại lý thú. Theo nhà nghiên cứu John Elderfield, trưởng ban tổ chức triển lãm, Cézanne thường nói thời trẻ của ông là thời ‘‘gan lì’’, trong giai đoạn này ông luôn thể hiện sự đối đầu với gia đình ông, đặc biệt là với thân phụ. Bố của danh họa Paul Cézanne (ông Louis Auguste Cézanne) trở nên giàu có nhờ nghề làm nón, ông sau đó thành lập ngân hàng Cézanne & Cabassol ở thành phố Aix-en-Provence, ông bố hy vọng là con trai nối nghiệp ông sau này, nhưng ông không khỏi thất vọng trước thái độ kiên quyết của Paul.


Trước khi chọn nghề hoạ sĩ, Paul Cézanne bị gia đình buộc phải theo học trường luật khoa. Paul Cézanne bỏ học và lên Paris ‘‘lập nghiệp’’ với sự giúp đỡ của bạn học cũ là văn hào Émile Zola. Trong bức chân dung vẽ bố ông, Paul Cézanne đã cố tình vẽ một người đàn ông không giống như đại gia, không có bề ngoài giàu sang trưởng giả. Thậm chí, nhân vật trong bức vẽ còn cầm trên tay một tờ báo nổi tiếng là cấp tiến thời bấy giờ (tờ báo L’Évènement) chuyên đả kích tư tưởng thủ cựu.


Đối với người vợ, Cézanne cũng không tỏ ra trìu mến và âu yếm cho lắm. Tuy ông vẽ chân dung của bà hàng chục lần, nhưng ngoài đời hai người không sống chung với nhau dưới cùng một ‘‘mái ấm’’. Cézanne cũng chỉ thành hôn với bà Hortense Fiquet hơn 10 năm sau khi hai người đã có con. Hội họa không cần phản ánh thực tế và nơi Cézanne lại càng không phải là nơi để ông đề cao đời tư hay gia cảnh.


Tuy nhiên, trên phuơng diện hội họa, khi nhìn các bức chân dung theo trình tự thời gian, ta sẽ thấy sự biến chuyển thay đổi trong bút pháp của ông. Sau khi từ bỏ hẳn lối vẽ truyền thống theo phối cảnh, và ông vẽ chân dung như một nhà nhiếp ảnh chụp hình cận ảnh, trên mặt tranh tất cả được dàn trải trên tuyến đầu’’, như thể không còn cần phải phân biệt phía sau hay phía trước.


Càng về những năm cuối đời, Cézanne càng vẽ mà không cần kẻ rõ đường viền, bút pháp của ông khi ẩn khi hiện, có lúc mờ hẳn rồi biến mất. Các khối màu sắc khi được sắp đặt cạnh nhau tự phân định đường nét ranh giới. Cũng chính vì thế mà ngoài là dấu gạch nối giữa hai trường phái hậu ấn tượng và lập thể, Cézanne còn được xem như là người đã khai sinh dòng hội họa hiện đại./
06 Tháng Hai 2014(Xem: 15080)
Vào những ngày đầu xuân, Người Việt có thú vui là đi xem quẻ đầu năm, xem gia đạo có được yên lành ấm no trong năm mới hay không? Cũng vì thế, mời quý thính giả cùng đến với Hòa Ái và chiêm tinh gia Phước Lộc để nghe chia sẻ về quẻ “kỳ môn độn giác” của năm Giáp Ngọ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14047)
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12034)
Theo ông, Tổng thống Eisenhower (Jan1953-Jan 1961) cho rằng nếu Đông dương mất về tay CS sẽ là mối đe dọa Mỹ nhưng người Mỹ không muốn đưa quân vào (1). Năm 1954 Eisenhower nói nếu Đông Dương mất, Đông Nam Á sẽ mất theo y như ván cờ Domino, Mỹ đã thỏa thuận với khối SEATO (2) để bảo vệ Đông Dương và đã bơm 7 tỷ viện trợ quân sự kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa từ 1955-1961.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12720)
Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln, đứng trên một cánh đồng ở Pennsylvania đã đọc bài diễn văn ngắn trước đám đông mà có lẽ chính những người có mặt cũng khó có thể nghe được từng lời ông nói.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11734)
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10743)
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít phụ nữ nổi bật trên chính trường. Đấy không phải là bởi vì phụ nữ nước ta không có tài làm chính trị, mà bởi vì ngày xưa phụ nữ luôn bị kềm kẹp trong cái câu “tam tòng tứ đức”, luôn sống trong cái cảnh “khuê môn bất xuất”. Chính vì thế, nhân vật nữ nào được nổi bật thì ất phải là kiệt xuất lắm. Và cách đây hơn 800 năm, lịch sử Đại Việt đã biết đến một phụ nữ kiệt xuất có tài kinh bang tế thế: Thái Hậu Ỷ Lan.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 13521)
Từ sự kiện: “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội” được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhiều nhân sỹ trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại về mục đích thật sự của nó.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 10584)
Trong những thập niên gần đây, nhân chủng học là ngành khoa học thực hiện được nhiều tiến bộ vượt bực trong công trình nghiên cứu để tìm đáp số cho các vấn đề liên hệ đến đời sống con người . Văn hóa là khái niệm chủ yếu cùa nhân chủng học.Tuy nhiên đến nay , các học giả vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về định nghĩa chung của văn hóa .
01 Tháng Mười 2013(Xem: 12186)
Hai năm trước, khi đến thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia ở Kualar Lumpur, tôi đã thấy nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên, Việt Nam và hiểu rằng văn minh Đông Nam Á cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 10974)
Hoa Kỳ lập quốc 1776 có 4 triệu dân, ngày nay 2013 có 314 triệu. Qua hai trăm ba mươi năm gia tăng 310 triệu.-- Năm 1976 người Việt tại Mỹ có 170 ngàn, ngày nay có 1 triệu 700 ngàn.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 13614)
Non nước hữu tình với cảnh ngư dân và bầy trâu, bãi biển thơ mộng với làn nước trong xanh như ngọc đổ ra biển Đông đã tạo cho phố cổ Hội An một nét đẹp yên bình quyến rũ du khách.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 15168)
Ngay từ đầu, khi đặt vấn đề xây dựng nhà Quốc Hội, tôi đã có ý kiến đề nghị với đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng là cần bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình - một di tích không thể thiếu của bề dày di tích lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tôi có đề nghị hai phương án:
16 Tháng Năm 2013(Xem: 14684)
Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 12604)
Đối với ai quan tâm về Việt Nam, Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris là một địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là nơi lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20, thời ngành nhiếp ảnh vẫn còn sơ khai. Giá trị của bộ sưu tập này rất lớn vì nó giúp cho các thế hệ hiện nay thấy rõ được bằng hình ảnh, với màu sắc rõ ràng, một phần diện mạo của Việt Nam cách nay một thế kỷ.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16090)
Một triển lãm ảnh mang tên "Hanoi: Spirit of Place", với bộ ảnh do một nhà cựu ngoại giao Anh, Sir John Ramsden, chụp trong thời gian ông làm việc ở Hà Nội từ năm 1980-83 vừa được khai trương tại London nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Anh Việt.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12351)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.