Hành trình bí mật của tàu ngầm Nhật đến Cam Ranh lần thứ hai

14 Tháng Mười 20209:23 SA(Xem: 7369)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG HOA ĐÔNG - THỨ TƯ 14 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Hành trình bí mật của tàu ngầm Nhật Bản đến Cam Ranh lần thứ hai

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

14/10/2020


image003Ảnh trên: Tàu ngầm Nhật - Shoryu neo đậu tại quân cảng Cam Ranh ngày/10/2020. Nguồn: JMSDF. Ảnh dưới: Nhìn từ lầu Bộ chỉ huy Cam Ranh: Vị trí chiến lược của quân cảng Cam Ranh ví như cái ban công khổng lồ quan sát khu vực biển đảo Trường Sa. Cảng Cam Ranh đã được Hải quân Việt Nam tu bổ trở thành hải cảng quốc tế đón các chiến hạm quốc tế ghé thăm. Ảnh VH 17/8/2016.


Lần thứ nhất tàu ngầm Nhật - Kuroshio (vốn được sử dụng để huấn luyện) đến Vịnh Subic - Manila Philippines vào tháng 4, 2016 cùng với hai khu trục hạm, sau đó sẽ di chuyển đến Vịnh Cam Ranh - Việt Nam. Phát ngôn viên quân đội Philippines, Chuẩn tướng Restituto Padilla cũng cho biết quốc gia Đông Nam Á này đã không biết chính thức một tàu ngầm Nhật Bản sẽ đến thăm Vịnh Subic vào tháng Tư.


Việc tàu ngầm Nhật "hành quân" đến biển South China Sea (biển Đông Việt Nam và biển Tây Philippines nhắn gửi một thông điệp quân sự mạnh mẽ đến các hành vi phi pháp Trung cộng ở biển Đông. Theo nguồn tin giấu tên, điều quan trọng là Nhật Bản phải thể hiện sự hiện diện của mình ”. (theo Prashanth Parameswaran March 08, 2016/The Diplomat)


Lần thứ hai, đội chiến hạm Nhật Bản gồm Mẫu hạm trực thăng JS Kaga, khu trục hạm JS Ikazuchi và tàu ngầm JS Shoryu đã đến quân cảng Cam Ranh hai ngày từ thứ Hai 10-11/2020. Sau khi "nghỉ ngơi" ở Cam Ranh, đội chiến hạm đã ra khơi biển Đông để tập trận chung với hải quân Mỹ.


Không thể biết chắc chắn hành trình của đội chiến hạm Nhật Bản trong đó có tàu ngầm phát xuất từ căn cứ nào và di chuyển theo hải lộ nào để đến cảng Subic và cảng Cam Ranh. Hải lộ ưu tiên có lẽ từ Okinawa (Hoa Đông) tiến xuống cửa biển Cao Hùng - Luzon vào biển Tây Philippines rồi vào biển Đông Việt Nam. Hải lộ thứ hai đội chiến hạm từ Okinawa lừng lững băng qua eo biển Đài Loan - Hoa lục đi ngang qua bãi cạn Scaborough đến cảng Subic.


Cuộc hành quân của đội chiến hạm Nhật Bản tiến vào Biển Quốc Tế Đông Nam Á được xem như một hoạt động quân sự ngoạn mục chào quân trước khi tân Thủ Tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đến thăm Việt Nam và Indonesia.


Nhật Bản là một trong bộ tứ kim cương: Mỹ - Nhật - Ấn - Úc hoạt động nằm trong chiến lược Indo-Pacific do Tổng thống Trump  và Ngũ giác Đài đề xuất.


Vùng biển South China Sea bao gồm hai khu vực biển quan trọng là biển Đông - Việt Nam và biển Tây - Philipoines bao trùm tuyến đường hàng hải quốc tế, từ eo biển Malacca xuyên qua cửa Cao Hùng-Đài Loan và đảo lớn Luzon của Philippines.


South China Sea là tên đặt trên Google Map không có nghĩa là toàn bộ vùng biển này thuộc chủ quyền Trung Hoa nay là Trung cộng. Hơn bốn thập niên qua, vùng biển này là khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Trung cộng và các quốc gia ven biển, đặc biệt Việt Nam, nổi bật sự kiện trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 giữa hải quân Trung cộng và hải quân Việt Nam Cộng Hòa sau đó là trận G5c Ma 1988.


Hàng ngàn thương thuyền quốc tế qua lại ở vùng biển tranh chấp chưa được đổi tên mới. Theo Văn Hóa Online-California, lâu nay đã đề nghị đổi tên mới từ South China Sea thành Biển Quốc Tế Đông Nam Á. 


Theo chuyên gia quân sự Mỹ Jeffrey Hornung, sự kiện một hải đội tối tân của Nhật Bản quá cảnh Việt Nam và hoạt động tại Biển Đông là một thông điệp mạnh mẽ chứng minh ai là bạn, ai là thù ở khu vực tranh chấp này. (theo RFI 14/10/2020)


Nhắc lại, đầu Tháng Ba năm 2020, Đại Tướng Yamazaki Koji, tham mưu trưởng Liên Quân Nhật Bản sang thăm chính thức Việt Nam bốn ngày. “Việt Nam và Nhật Bản thống nhất triển khai hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu, chuyển giao các công nghệ ngành đóng tàu quân sự,” (theo Thanh Niên).


Cuộc thăm viếng Cam Ranh “được cho là nằm trong các nỗ lực tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản với Việt Nam giữa những gia tăng hành động của Trung Quốc trên Biển Đông,” (theo NHK)


image005 Tàu ngầm Nhật - Shoryu neo đậu tại quân cảng Cam Ranh ngày/10/2020. Nguồn: JMSDF


image006Tàu ngầm JS Shoryu Nhật bản neo đậu tại Cam Ranh từ ngày 10-11/Oct 2020.


+++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Lần đầu tiên, tàu ngầm Nhật Bản cập cảng Cam Ranh

image007

Nguyễn Chung


17/09/2018  Thanh Niên Online


Tàu ngầm Kuroshio của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn đã cập cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa).


image008Lần đầu tiên tàu ngầm Kuroshio của Nhật Bản cập cảng Cam Ranh. Ảnh: Nguyễn Chung


Sáng 17.9, tàu ngầm huấn luyện Kuroshio của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn đã cập cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), bắt đầu chuyến thăm Việt Nam, từ ngày 17 - 21.9.


Đây là lần đầu tiên tàu ngầm huấn luyện thuộc lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản đến thăm Việt Nam. Chuyến thăm là một trong những hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản; triển khai thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao và Bộ Quốc phòng hai nước.


image009Tàu ngầm Kuroshio cập cảng quốc tế Cam Ranh Ảnh: Nguyễn Chung


Trong khuôn khổ chuyến thăm, nhóm chỉ huy tàu ngầm Nhật Bản Kuroshio sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa và Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.


Thủy thủ đoàn tàu ngầm Nhật Bản sẽ có các hoạt động giao lưu thể thao, trao đổi chuyên môn tại Vùng 4 Hải quân; tham quan TP.Nha Trang.


image010image011Các Sĩ quan hải quân Vùng 4 Hải quân VN đón tiếp đoàn chỉ huy tàu ngầm Nhật Bản Kuroshio. Ảnh: Nguyễn Chung


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Tàu ngầm Nhật Bản lớp Oyashio (tấn công)

image012

Tàu ngầm lớp Oyashio (tiếng Nhật: おやしお) là một lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ điện-diesel do Nhật Bản tự phát triển và được đưa vào biên chế Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) kể từ năm 1998 đến nay.


Thiết kế


Do hạn chế từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân. Do vậy, Nhật Bản cũng không có kế hoạch đóng các tàu ngầm hạt nhân, tuy nhiên việc trang bị cho lực lượng tàu ngầm các tàu chạy bằng diesel lại được phát triển một cách linh hoạt. Tàu ngầm lớp Oyashio được phát triển trên nền tảng tàu ngầm lớp Harushio. Nó lớn hơn loại tàu ngầm lớp Harushio để có chỗ cho hệ thống định vị thủy âm đặt bên sườn. Quá trình nghiên cứu, đóng mới các tàu ngầm thuộc lớp Oyashio được thực hiện bởi Kawasaki Heavy Industries và Mitsubishi Heavy Industries. Đã có 11 chiếc thuộc lớp này được hạ thủy và đi vào hoạt động trong giai đoạn 1994 - 2006.


Tàu ngầm lớp Oyashio vốn được thiết kế để chống tàu ngầm và tàu mặt nước, rải thùy lôi, quét ngư lôi, làm nhiệm vụ tuần tra và trinh sát, bảo vệ các căn cứ hải quân, những tuyến đường biển...Lớp tàu ngầm này vận hành rất tốt trong vùng biển nông, có khả năng di chuyển ở gần khu vực đáy biển hơn các loại tàu ngầm tấn công khác.


Tàu được tích hợp thiết kế thân tàu dạng lá cuốn với kiểu giọt nước ở thiết kế trước đây của JMSDF, boong tàu dạng thẳng, khác với các tàu thế hệ trước có đặc điểm tròn hoặc hình thuôn. Tàu có cánh lái ở đuôi tàu dạng chữ thập và một trục chân vịt đơn lớn để làm giảm sức cản khi di chuyển trong lòng biển. Thân tàu làm bằng loại thép cường độ cao và ít nhiễm từ, cho phép lặn nhiều lần tới độ sâu tối đa khi cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng thép cường độ cao cũng giúp làm giảm được trọng lượng của vỏ tàu chịu áp lực, cho phép chở được nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn. 


Toàn bộ phần thân tàu được chia thành 8 khoang kín nước. Các khoang được ngăn cách bởi vách ngăn bên trong lớp vỏ kép có tác dụng điều hoà áp suất, tăng khả năng sống sót cho tàu lên rất nhiều, thậm chí với một khoang và hai két liền kề bị ngập nước, tàu vẫn có khà năng hoạt động bình thường. Bên trong tàu rất chật hẹp vì không gian xung quanh có vô vàn thiết bị. Dọc theo thành tàu là cơ man hệ thống đường ống thủy lực và khí với rất nhiều van, đồng hồ. Khi di chuyển từ khoang này sang khoang kia là thông qua các cửa tròn, các phòng rất nhỏ từ bếp đến cabin ngủ, có thể nhận ra rằng tiện nghi trong tàu ngầm là rất khó. Mọi thứ phải phù hợp với không gian hạn chế. Hệ thống chì huy và hệ thống điều khiển hoả lực được bố trí trong phòng điều khiển chính, phòng này tách biệt với các khoang khác.


Các tàu ngầm thuộc lớp Oyashio được trang bị hệ thống điều hòa không khí để duy trì độ ẩm và nhiệt độ ở mức phù hợp trong các khoang, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của thủy thủ đoàn. Ngoài ra tàu còn được trang bị hệ thống lọc và tái tạo không khí, cung cấp lượng oxy đầy đủ, đồng thời hấp thụ lượng khí Cacbonic, các khí độc khác có hại cho cơ thể con người.


Để giảm bớt dấu hiệu bộc lộ âm thanh, các cửa xả nước được bố trí cách xa phần thân tàu phía mũi và vỏ tàu được phủ một lớp ngói bảo vệ bằng cao su để hấp thu sóng âm, làm giảm thiểu và chệch tín hiệu dội lại của thiết bị dò tìm đối phương. Lớp vỏ này cũng làm giảm tiếng ồn do tàu ngầm phát ra, do đó làm giảm khoảng cách bị phát hiện bởi sona thụ động của đối phương. Đuôi tàu có lớp che phủ bên ngoài hấp thụ âm thanh. Động cơ của tàu cũng được đặt cách ly trên bệ đỡ cao su và không chạm vào thân tàu, làm giảm rung động và triệt tiêu tiếng ồn. Vì thế, Oyashio được xem là một trong những lớp tàu ngầm ít gây tiếng ồn nhất khu vực châu Á.


Để có thể luôn sẵn sàng chiến đấu cho sự sống còn và cứu hộ thuyền viên của tàu, trong các khoang đầu tiên, thứ hai và thứ sáu là các khoang sinh tồn, chứa bè và thiết bị thông tin liên lạc. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, thuỷ thủ đoàn có thể rời khỏi tàu ngầm, mặc bộ quần áo lặn và dụng cụ thở rồi đi qua các cửa khoan để đến lối thoát hiểm hoặc buồng giảm áp. Thuỷ thủ cũng có thể thoát ra khỏi tàu thông qua ống phóng ngư lôi ở khoang thứ nhất. Mỗi khoang (trong trường hợp xảy ra tai nạn có thể được đóng kín) luôn có dự trữ thực phẩm và nước cho các pin không khí tái sinh. Trong trường hợp xảy ra cháy nổ, ngay lập tức người ta phải ngăn chặn các phản ứng đốt cháy, trong đó có việc sử dụng hệ thống hoá chất bảo vệ như phun khí trơ (Freon). Hệ thống này có thể dập lửa nhưng nó có thể gây chết người nếu không cẩn thận.


Tàu ngầm lớp Oyashio có chiều dài 82 m, chiều rộng 8.9 m, độ mớn nước 7.4 m, lượng giãn nước là 2,750 tấn (tiêu chuẩn) và 4,000 tấn (khi lặn). Tàu có độ sâu hoạt động khoảng 240 m và độ sâu lặn tối đa 300 m, cho phép thuyền trưởng tự do hơn về chiến thuật so với mức độ vẫn có trước đó trên các tàu ngầm thông thường. Tàu không hạn chế về thời gian khi lặn sâu ở mức tối đa. Tàu có thể hoạt động liên tục 240 ngày trên biển trong một năm. Tàu được trang bị hệ thống xử lý thông tin tình báo chiến đấu thông minh cùng hệ thống tự động cao nên thủy thủ đoàn chỉ cần 70 người (gồm 10 sĩ quan) để vận hành.[1][2][3][4][5][6]


Không gian sinh hoạt của thủy thủ đoàn


Điều kiện sống trên các tàu ngầm lớp Oyashio khắc nghiệt và khó khăn hơn nhiều so với các tàu chiến khác thuộc JMSDF. Bên trong tàu ngầm lớp Oyashio, không gian sống, trang thiết bị, ánh sáng, nơi nghỉ ngơi, ăn uống, công tác đảm bảo y tế vô cùng hạn chế. Lịch trình làm việc của mỗi thủy thủ sẽ kéo dài trong khoảng 18 giờ và chia thành 3 ca. Cuộc sống kéo dài trong 18 tiếng và không tiếp xúc ánh sáng tự nhiên khiến nhận biết thời gian trở thành việc khó khăn. Các thủy thủ thường nhận biết thời gian qua thực phẩm mà họ sử dụng. Nhà bếp, nơi cung cấp thực phẩm cho thủy thủ đoàn khá rộng so với những phòng khác. Thực phẩm tươi sống mang theo chỉ đủ sử dụng trong 1-2 tuần đầu. Những tuần còn lại, thực phẩm đóng hộp là lựa chọn số 1. Nơi này luôn hoạt động liên tục 24/7 để phục vụ cho 3 ca làm việc mỗi ngày, các thủy thủ sẽ có đồ ăn nóng phục vụ bất cứ lúc nào họ muốn. Đồ ăn của sĩ quan được chuẩn bị riêng. Khẩu phần ăn của thủy thủ Nhật Bản thường mang đậm chất truyền thống và cá là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật nói chung và binh sĩ JMSDF nói riêng.


Không gian trên tàu khá hẹp nên chỗ ngủ của các thủy thủ cũng không rộng rãi cho lắm. Khu vực phòng ngủ của thuyền trưởng thường được thiết kế riêng biệt, các giường ngủ dành cho thủy thủ được lắp đặt dạng tầng nhằm tiết kiệm không gian, mỗi chiếc giường chỉ có diện tích khoảng 1,4 m2. Các thủy thủ Nhật Bản ví von giường của mình như những chiếc “quan tài” vì nó chỉ vừa đủ cho một người nằm. Do không gian chật hẹp, các giường ngủ được bố trí ngay bên cạnh những quả ngư lôi. Thời gian thư giãn của thủy thủ đoàn gói gọn trong một hội trường nhỏ, nơi họ có thể xem phim, nghe nhạc để xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng. 70 thủy thủ trên tàu phải sử dụng chung một nhà tắm. Nhà sản xuất cũng thiết kế kích thước phòng tắm nhỏ để dành không gian cho những khu vực quan trọng. Nước sạch trên tàu cũng rất hạn chế, các tàu ngầm thuộc lớp này đều sử dụng các máy chưng cất từ nước biển. Nước biển sẽ được đun nóng tạo ra hơi và sẽ được làm lạnh lại để sử dụng. Thường thì chỉ có vài sĩ quan, gồm thuyền trưởng và bếp trưởng còn có cơ hội để tắm. Còn lại các thuỷ thủ sẽ sử dụng loại quần short và áo sơ mi ngắn tay dùng một lần. Họ luôn đối phó với các điều kiện chật chội và bị giới hạn. Về mặt sức khoẻ thì thủy thủ các tàu lớp Oyashio có tinh thần và thể chất mạnh hơn so với các thuỷ thủ tàu khu trục.


Cảm biến/radar


Về cảm biến, Oyashio trang bị hệ thống sonar, radar trinh sát do Nhật Bản tự thiết kế. Cảm biến chính của tàu là hệ thống định vị thủy âm đa chức năng Hughes/Oki ZQQ 5B/6 với một mảng hình cầu phía trước mũi, 4 mảng gắn ở thân tàu.


(theo wikipedia / sửa lần cuối ngày 14/8/2020)


image006The SS590 Oyashio

26 Tháng Tư 2015(Xem: 14698)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18439)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17920)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 14963)
Kỳ 1: "Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối.""Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 16975)
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT
09 Tháng Tư 2015(Xem: 15579)
Khoảng cách bãi đá Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, bãi Cỏ Mây (thuộc biển Tây Philippines) cách bờ biển Phi khoảng hơn 100 miles. Vành Khăn nối liền Chữ Thập được bảo vệ tuyến giữa là hải điểm đảo Gạc Ma (TQ chiếm từ năm 1988), vừa là hậu cần, vừa là đầu mối hiệp đồng tác chiến với các hải điểm đảo khác, trực tiếp uy hiếp căn cứ Subic (tàu ngầm nguyên tử Mỹ thường tu bổ, tiếp tế ở đây),thủ đô Manila nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 18011)
Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản?
29 Tháng Ba 2015(Xem: 14737)
"Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau".
24 Tháng Ba 2015(Xem: 14358)
"Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền"."Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện..." "Hồng Lỗi yêu cầu Hoa Kỳ “sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ”.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 14735)
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine... Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo... một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông... "
17 Tháng Ba 2015(Xem: 21620)
Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16344)
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 16506)
Trong một lời nhắn gởi trực tiếp đến Ấn Độ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác định rằng Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào : « Ấn Độ được quyền hoạt động tự do ở bất cứ nơi nào mà mình muốn. Nếu nơi đó là Biển Đông thì cứ việc đến hoạt động ở đó.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 19287)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.