Dec 2020: Hải quân Mỹ "tự do hàng hải"cuối năm ở Trường Sa

23 Tháng Mười Hai 20208:02 SA(Xem: 8072)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG HOA ĐÔNG - THỨ TƯ 23 DEC 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image007USS Vandegrift ghé bến Sàigon  ngày 19 tháng 11 năm 2003.


image006Đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ, do TNS John McCain dẫn đầu, đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017. (Ảnh Người Lao động)


Hải quân Mỹ "tự do hàng hải"cuối năm 2020 ở Trường Sa


Khu trục hạm McCain vào gần Trường Sa để thực hiện 'tự do hàng hải'


23/12/2020


image008Nguồn hình ảnh, U.S. Navy/Getty Images. Chụp lại hình ảnh, khu trục hạm USS John S. McCain của Mỹ


Một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ đã 'thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông' vào hôm thứ Ba 22/12, Hải quân Mỹ tuyên bố.


USS John S. McCain (DDG-56) hoạt động gần quần đảo Trường Sa mà Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền, Hạm đội 7 của Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí.


"Các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và sâu rộng ở Biển Đông gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do trên biển, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do và thương mại không bị cản trở, và cơ hội tự do kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông," thông cáo báo chí của hải quân Mỹ cho hay, theo USNI News.


Hoạt động này diễn ra sau khi quân đội Mỹ cảnh báo trong một tài liệu công bố tuần trước rằng Mỹ sẽ "quyết đoán hơn" để chống lại Bắc Kinh. Tài liệu này đưa ra các mục tiêu cho Hải quân, Thủy quân lục chiến và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ năm 2021.


Trong khi đó, trong một tuyên bố vào chiều thứ Ba, ông Điền Quân Lý (Tian Junli), phát ngôn viên của Chiến khu Nam Bộ thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói rằng tàu khu trục USS John S. McCain đã đi gần quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa. theo SCMP.


Ông Điền nói: "Trung Quốc kiên quyết phản đối loại hành vi này của Mỹ làm tổn hại đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, đồng thời phá vỡ nghiêm trọng hòa bình và ổn định ở Biển Đông".


Ông Điền nói thêm rằng tàu khu trục Mỹ đã 'bị xua đuổi' sau khi bị quân đội Trung Quốc cảnh báo.


Theo Tổ chức Sáng kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông của Bắc Kinh, đây là lần thứ chín trong năm nay một tàu Hải quân Hoa Kỳ vào phạm vi 12 hải lý trên vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố hoặc chiếm đóng trên Biển Đông - nhiều nhất trong năm năm qua.


Tuy nhiên, trong một động thái mà SCMP bình luận là 'hiếm hoi', Mỹ đã chỉ trích cả Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, vì đã yêu cầu "xin phép hoặc thông báo trước trước khi đưa tàu quân sự đi qua vùng lãnh hải này". Mỹ nói yêu cầu này là vi phạm luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ nói rằng "các tàu của mọi quốc gia - bao gồm tàu chiến - được hưởng quyền đi lại qua vùng lãnh hải này."


"Bằng cách tham gia và các hoạt động đi lại thông thường mà không thông báo trước hoặc xin phép bất kỳ bên tranh chấp nào, Hoa Kỳ đã thách thức các quy định bất hợp pháp do Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam áp đặt," thông cáo của Hạm đội 7 cho hay.


Hải quân Mỹ đã tiến hành nhiều hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông trong năm 2020 nhằm duy trì sự hiện diện ổn định của Mỹ ở vùng biển này như một 'nỗ lực bảo vệ Mỹ trước Trung Quốc', theo USNI News.


Trước đó, tàu chiến USS Montgomery (LCS-8) hồi tháng Giêng đã "thực hiện hoạt động tự do hàng hải" đầu tiên của năm 2020 khi đi qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa.


Tháng trước, tàu McCain cũng 'thực hiện tự do hàng hải' ở vùng biển gần Vịnh Peter Đại đế, một vùng vịnh ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Nga trên Biển Nhật Bản. Hải quân Mỹ vào thời điểm đó đã bác bỏ tuyên bố của Nga rằng một trong những tàu khu trục của Nga đã xua đuổi tàu McCain ra khỏi vùng biển. (theo BBC)


(VOA 23/12/2020) - Theo Viện Sáng kiến điều tra tình hình chiến lược biển Đông (SCSPI) của Trung Quốc, hoạt động mới nhất của chiến hạm John S. McCain là lần thứ 9 trong năm nay một tàu hải quân Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý từ bờ biển mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của họ hoặc do họ chiếm đóng trên Biển Đông- phần lớn chỉ trong vòng 5 năm qua.


Trong một hành động được coi là hiếm thấy, ngoài Trung Quốc, Hoa Kỳ còn chỉ trích cả Đài Bắc và Hà Nội vì đã đòi hỏi tàu quân sự nước ngoài đi qua vô hại phải “xin phép hoặc thông báo trước”, điều mà thông báo của Mỹ nói là đi ngược với luật pháp quốc tế như được thể hiện trong Công ước Quốc tế về Luật Biển.


Một ngày trước đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ chia sẻ trên trang Twitter của họ rằng chiến hạm John S. McCain đã cùng Hải quân Pháp thực hiện các cuộc diễn tập trong Biển Philippines. (Theo Naval News, AP)

18 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 8243)
Mặt trận Indo - biển Đông - Pacific
07 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 8490)