Châu Âu "xoay trục”: Đức nối gót Anh và Pháp cho chiến hạm tiến vào Biển Đông

05 Tháng Ba 20218:11 SA(Xem: 7715)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ SÁU 05 MAR 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image001Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc vẽ năm 1735 trong bữa tiệc tối 28/3/2014 tại thủ đô Đức quốc. Getty Images


Indo-Pacific


Châu Âu "xoay trục”: Đức nối gót Anh và Pháp cho chiến hạm tiến vào Biển Đông


04/03/2021


image002Ảnh mịnh họa: Chiến hạm Đức FGS Bonn tuần tra trên Biển Egée, ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ ngày 21/04/2016, trong khuôn khổ một chiến dịch chống vượt biên vào châu Âu của khối NATO. AP - Lefteris Pitarakis


Trọng Nghĩa


Lần đầu tiên trong gần 20 năm, vào tháng 8 năm 2021, một chiến hạm Đức sẽ đi ngang qua Biển Đông trên đường về nước sau khi tham gia tập trận cùng với Hải Quân Nhật Bản. Đức là cường quốc châu Âu thứ ba sau Pháp và Anh thúc đẩy điều có thể gọi là “chiến lược xoay trục” qua châu Á, với tầm nhắm là thế lực đang bành trướng của Trung Quốc.


Theo hãng tin Anh Reuters, nhiều quan chức cao cấp trong bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao Đức hôm 02/03/2021 đã xác nhân các thông tin báo chí trước đó, theo đó một hộ tống hạm Đức sẽ lên đường qua châu Á vào tháng 8 tới đây, và trên đường về sẽ di chuyển qua Biển Đông.


Đối với Reuters, đây là một sự kiện rất đáng chú ý vì đó sẽ là lần đầu tiên trong gần 20 năm gần đây - cụ thể là từ năm 2002 - mà một chiến hạm Đức đi ngang qua Biển Đông.


Cho dù các quan chức được Reuters trích dẫn đã thận trọng xác định rằng trong hành trình của mình, chiến hạm Đức sẽ không di chuyển qua khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm đóng tại Biển Đông, chỉ riêng việc tàu Đức đi qua Biển Đông đã được giới quan sát xem là một hoạt động nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải trong một vùng biển mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ diện tích.


Nguyên tắc của Đức: Thượng tôn luật pháp và tự do hàng hải


Theo các nhà quan sát, mục tiêu cổ vũ cho quyền tự do hàng hải đã được Berlin nêu bật trong một bản hướng dẫn về chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương được nội các Đức thông qua vào tháng 9 năm 2020. Văn kiện này nhấn mạnh đến các nguyên tắc tôn trọng trật tự dựa trên luật pháp và quyền tự do hàng hải, đồng thời kêu gọi hợp tác với các quốc gia có “giá trị chung” như Úc, Nhật và Hàn Quốc.


Publicité


Theo trang mạng tờ báo Nhật Bản Nikkei ngày 26/01 vừa qua, việc Đức gởi chiến hạm qua châu Á-Thái Bình Dương tham gia các hoạt động cùng với Hải Quân của các đồng minh như Úc, Nhật, Pháp, ghé thăm nhiều cảng trong khu vực, là bước đầu tiên nhằm khẳng định chiến lược mới của Berlin.


Thomas Silberhorn, quốc vụ khanh tại bộ Quốc Phòng Đức, đã xác nhận với báo Nikkei rằng Berlin muốn “làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các đối tác của Đức trong phe dân chủ”. Dù quan chức này nhấn mạnh rằng kế hoạch triển khai “không nhằm vào bất kỳ ai”, nhưng theo Nikkei, Berlin rõ ràng muốn đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc.


Phát biểu với với tờ báo Nhật, ông Silberhorn không ngần ngại xác định là không thể chấp nhận việc “áp đặt trật tự thông qua sức mạnh”.


Theo Nikkei, việc Đức tăng cường chú ý đến vấn đề thượng tôn luật pháp và thị trường rộng mở ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương là dấu hiệu cho thấy là Berlin đang trong chiều hướng từ bỏ lập trường lâu dài trong quan hệ với Bắc Kinh, vốn đặt trọng tâm trên vế hợp tác kinh tế, thương mại và né tránh các vấn đề chính trị.


Pháp và Anh mạnh dạn "xoay trục" qua châu Á


Hướng đi của Đức, theo giới quan sát, nằm trong chiều hướng chung của châu Âu trong những năm gần đây là “xoay trục” qua châu Á, mà một trong những biểu hiện thu hút sự chú ý nhiều nhất là cử chiến hạm đến hoạt động trong các vùng biển ở khu vực, trong đó có Biển Đông.


Một trong những cường quốc châu Âu năng động nhất là Pháp, hiện đang có một chiến hạm hoạt động trong khu vực, và hai chiến hạm khác trên đường đến nơi.


Báo mạng Nhật Bản Nikkei, trong số ra ngày 04/03, đã trích dẫn một thông báo của đại sứ quán Pháp tại Tokyo nhấn mạnh đến hoạt động của một hộ tống hạm Pháp trong vùng biển châu Á trong những ngày gần đây.


Nội dung thông báo nói rõ: “Hộ tống hạm Prairial hiện đang được triển khai ở vùng châu Á - Thái Bình Dương để tham gia vào chiến dịch chung nhằm chống lại việc Bắc Triều Tiên vi phạm các lệnh trừng phạt của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc… vì lợi ích an ninh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong một bài đăng trước đó, đại sứ quán Pháp cho biết là chiếc Prairial đã có một chuyến ghé quân cảng Sasebo, thuộc tỉnh Nagasaki, trong thời gian 4 ngày.


Ngoài chiếc Prairial đang hoạt động, vào thượng tuần tháng Hai, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly đã xác nhận sự kiện tàu ngầm hạt nhân Emeraude cùng tàu hỗ trợ Seine của Pháp đã tuần tra tại Biển Đông trước khi hoàn tất chiến dịch triển khai ở châu Á khởi sự từ tháng 9 năm 2020.


Ngoài ra, ngày 18 tháng 2 vừa qua, tàu đổ bộ tấn công Tonnerre và hộ tống hạm Surcouf của Pháp cũng đã rời cảng lên đường qua hoạt động ở vùng Thái Bình Dương, ghé cảng nhiều nước và tham gia một số cuộc tập trận với các đồng minh và đối tác. Trên đường đi và về, hai chiến hạm Pháp đều sẽ đi qua Biển Đông.


Ngoài Pháp, Anh Quốc cũng là nước có dấu hiệu rất quan tâm đến vùng châu Á. Hôm 23/02 vừa qua, Luân Đôn cho biết là hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth đã rời cảng lên đường đến châu Á và Biển Đông. Tháp tùng theo chiếc tàu sân bay Anh là cả một đội chiến hạm bao gồm hai khu trục hạm, hai hộ tống hạm, một tàu ngầm hạt nhân, và hai tàu tiếp liệu.


Đức vẫn thận trọng


So với Pháp và Anh, quyết định cử hộ tống hạm đến hoạt động trong vùng biển châu Á của Đức có phần khiêm tốn hơn. Mặt khác đây là một động thái rất thận trọng khi Berlin tránh không cho tàu của mình tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Cho dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng hành động của Đức rất có ý nghĩa.


Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 03/03 đã trích lời bà Helena Legarda, chuyên gia phân tích cấp cao thuộc Viện Nghiên Cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin, cho rằng động thái đi qua  Biển Đông của chiến hạm Đức sắp tới đây chủ yếu “mang tính biểu tượng”, vì sẽ gới thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh, cho thấy là Berlin sẽ dứt khoát hơn và sẵn sàng đối đầu với các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực.


Theo bà Legarda, cách tiếp cận của Berlin bắt đầu thay đổi, phản ánh một cách nhìn nhận mới về tầm quan trọng của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đối với sự ổn định toàn cầu và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.


Đối với chuyên gia này, Đức đã cảm thấy cần phải cấp tốc phản ứng trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực”.


Lợi ích kinh tế có thể là động lực thúc đẩy Anh, cùng với Pháp và Đức nói riêng, và Liên Hiệp Châu Âu nói chung, quan tâm đến quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Nhật báo Nikkei ngày 09/02 nêu bật một vài số liệu: Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và EU đạt 480 tỷ euro vào năm ngoái, trong lúc đầu tư trực tiếp của Liên Âu vào 10 quốc gia ASEAN đã lên đến 337 tỷ euro vào năm 2017 - nhiều hơn bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào khác.


Trong bối cảnh đó, từ 8 đến 12% giao dịch thương mại giữa Anh, Pháp và Đức với khu vực đều đi qua Biển Đông.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13317)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 12900)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 13783)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 13885)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13369)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19544)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61446)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14683)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14660)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13316)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 12940)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14551)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18240)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?
19 Tháng Tư 2015(Xem: 17781)
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm – bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 (?) và gọi là đảo Vĩnh Hưng – đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.