Bè lũ Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông: Vết đâm chí mạng / Tàu khựa xây căn cứ Gạcma

05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 15821)

Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông / TC xây căn cứ quân sự ở Gạcma

* Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.

Thứ hai, 2/6/2014 | 16:52 GMT+7

Vết đâm chí mạng làm chìm tàu cá Đà Nẵng

june-5-2014-1

Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng Trần Văn Lĩnh khẳng định sẽ giúp bà Huỳnh Thị Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 TS, đóng tàu mới. Còn chiếc tàu vừa được trục vớt với nhiều thương tích sẽ được giữ lại làm bằng chứng tố cáo tội ác của Trung Quốc.

june-5-2014-2

16h ngày 26/5, tàu cá ĐNa 90152 TS do thuyền trưởng Đặng Văn Nhân cầm lái, đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thì bất ngờ bị tàu cá Trung Quốc hung hãn đâm chìm ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương-981 mà nước này hạ đặt trái phép 17 hải lý. Mười ngư dân may mắn thoát chết. Chiếc tàu bị chìm theo phương thẳng đứng, mất 4 ngày tàu cứu hộ, kiểm ngư Việt Nam mới lai dắt về đến vịnh Đà Nẵng.

june-5-2014-3

Từ sáng 1/6, hợp tác xã trục vớt và đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An (Đà Nẵng) tiếp tục lai dắt tàu cá bị nạn về vịnh Mân Quang và tiến hành trục vớt. Sau khi dùng thiết bị đẩy đuôi tàu lên cao để chiếc tàu trở về vị trí ban đầu, công việc đưa tàu lên bờ vẫn gặp khó khăn vì nước ngập hết các khoang. Một chiếc xà lan lớn chở theo một máy cẩu hạng nặng để nâng dần từng vị trí của con tàu lên khỏi mặt nước.

june-5-2014-4

Những thợ lặn phân công nhau tiếp cận mọi hướng con tàu chìm.

june-5-2014-5

Một thợ lặn đảm nhận việc rửa sạch thân tàu, mỗi khi tàu nhích thêm được vài chục cm. Suốt trưa nay, những người thợ này ăn cơm ngay tại chỗ để tranh thủ làm việc.

june-5-2014-6

Khoảng 50 thùng phuy lớn được buộc chặt xung quanh mạn tàu để tạo thêm lực đẩy, đưa thân tàu nổi dần lên khỏi mặt nước.

june-5-2014-7

Mạn tàu nổi trên mặt nước được khoảng gần 1 m, người thợ lặn phát hiện vết thủng ở thân tàu - chứng tích sau cú đâm chí mạng của tàu cá Trung Quốc - nên cẩn thận dùng dao cắt sạch lưới dính vào, rồi bịt tạm bằng giẻ rách.

june-5-2014-8

Phía trên tàu, những người thợ cứu hộ dùng vòi và máy hút cỡ lớn để hút nước trong các khoang ra ngoài.

june-5-2014-9

Những "vết thương" của con tàu dần hiện ra. Ở cabin, một cánh cửa bị bật tung do chịu lực lớn trong quá trình con tàu bị lật úp xuống biển. Kính chắn gió vỡ tan, ghế của thuyền trưởng xiêu vẹo. Một cánh cửa tàu bị bung ra ngoài, vướng vào những mảnh lưới lớn ở đuôi tàu.

june-5-2014-10

Bên trên ca bin, nhiều thanh gỗ gãy vụn và mắc vào lưới. Khi bị tàu Trung Quốc đâm, các thuyền viên trên tàu vừa thả lưới xong. Ước tính riêng thiệt hại về lưới đã là hơn 1 tỷ đồng.

june-5-2014-11

Khắp tàu là cảnh đổ nát, bùn đất còn bám lại trên boong.

june-5-2014-12

Máy móc của con tàu bị chìm trong nước biển, hư hại hoàn toàn. Ngày mai, cơ quan chức năng bắt đầu đánh giá những thiệt hại, bàn phương án xử lý tiếp theo với tàu ĐNa 90152 TS.

june-5-2014-13

14h chiều, con tàu được kích lên cao. Những thùng phuy được tháo dỡ chuyển lên bờ, trong khi một bộ phận khác vẫn tiếp tục bơm nước ở phía trong tàu ra ngoài. Vết đâm của tàu Trung Quốc ở phía mạn trái. Theo ông Nguyễn Văn Sĩ, phó chủ nhiệm hợp tác xã đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An, thân tàu ngấm nước, nặng hơn những tàu bình thường, nước tràn vào kín các khoang nên trục vớt rất khó khăn, mất gần 2 ngày mới đưa được tàu lên bờ.

june-5-2014-14

"Thân tàu được làm bằng gỗ kiềng kiềng, là loại gỗ rất tốt và bền, dày 7 cm. Cú đâm rất mạnh mới khiến tàu nghiêng và lật ngay", ông Nguyễn Văn Sĩ nhận định. 

june-5-2014-15

15h chiều 2/6, tàu bị nạn được đưa lên bờ. Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng, nói tàu ĐNa 90152 bị hư hỏng nhiều bộ phận, máy móc bị hư hại hoàn toàn do chìm sâu trong nước biển. Khả năng tàu sẽ được giữ làm bằng chứng, nhằm tố cáo việc làm coi thường luật pháp quốc tế, cố ý giết người, xem thường tính mạng ngư dân Việt Nam của tàu cá Trung Quốc. 

 Nguyễn Đông

+++++++++++++++

Tàu chiến, tàu vận tải Tàu khựa xây căn cứ quân sự, phi trường ở đảo Gạcma

june-5-2014-16

Vị trí quan trọng của đảo Gạcma trong hệ thống quần đảo Trường Sa. Ảnh tư liệu của Văn Hóa

june-5-2014-17

Giàn khoan khổng lồ HD-981

Văn Hóa Magazine (theo Gs NVC) - HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.

Từ năm 2011, TC đã loan báo về hoạt động của HD 981 sẽ được thực hiện ở Biển Đông.

Trung Cộng tuyên bố là sẽ đưa thêm 24 giàn khoan nữa vào trong các khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam mà phía TC cho biết rằng nằm trong ‘vùng lưỡi bò’ của Trung Cộng.

Cũng trong ngày 4 tháng 5, 2014, báo chí Việt Nam viện dẫn tin từ Đài Loan cho biết Trung Quốc có thể xây dựng một sân bay mới trên đảo Gạc Ma để tăng cường khả năng triển khai lực lượng ở Biển Đông.

TC cũng đã gửi 2 tàu vận tải được tàu chiến hộ vệ xuống hoạt động tại vùng biển Gạc Ma để xây cất căn cứ quân sự. 1 trong 2 là tàu hộ vệ tên lửa và 1 cái kia là chiến hạm đổ bộ thủy quân lục chiến.

Cứ điểm chiến lược Gạcma gồm 3 đảo bao quanh: Gạcma, Lenđao,và Lincon. Gạcma mất về tay Trung cộng năm 1988, hai đảo kia hiện do VN kiểm soát. (xem thêm phỏng vấn của Lý Kiến Trúc với Đại tá Vũ Hữu Lễ, anh hùng trận Gạcma).

june-5-2014-18

june-5-2014-19

june-5-2014-20

june-5-2014-21

 

++++++++++++++++

 

VietnamEpress:

30 ngtày Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

 

Bất chấp luật pháp quốc tế, phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam và thế giới, suốt một tháng qua, Trung Quốc vẫn hạ đặt và duy trì trái phép giàn khoan...

june-5-2014-22

 

23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18010)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13474)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13705)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13698)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13517)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13501)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 13070)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 13970)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 14050)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13531)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19735)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61730)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14863)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14845)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13463)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.