Kỷ niệm 56 năm ngày Quân Lực 19 tháng 6 (1965-2021)

19 Tháng Sáu 20217:15 SA(Xem: 6826)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG – THỨ BẨY 19 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Kỷ niệm 56 năm ngày Quân Lực 19 tháng 6 (1965-2021)


image001Tượng đài Chiến sĩ Việt-Mỹ ở Tp. Westminster, Quận Cam nam California. Ảnh Lý Kiến Trúc


LỜI TÒA SOẠN: 56 năm trước, ngày 19 tháng 6 năm 1965, thủ đô Sàigon miền nam Việt Nam rộn ràng đón chào ngày Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đó là ngày Lễ lớn của quân dân cán chính miền Nam, cũng là ngày đánh dấu sự trưởng thành của quân đội miền Nam. Ý nghĩa quan trọng của sự kiện Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói lên tinh thần tự chủ, độc lập của một đội quân chiến đấu cho Dân, vì Dân, của Dân, đã cống hiến thân xác và tâm hồn cho nền Cộng hòa-Tự do-Dân Chủ.


Ngày Quân Lực 19 tháng 6 ra đời sau cuộc chính biến lật đổ chế độ nền Đệ nhất Cộng Hòa do cố Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo (1/11/19630). Gác qua các nhân tố chính trị, thời sự trong bối cảnh xu thế quốc tế ảnh hưởng sâu nặng vào “sân khấu chính trị” miền Nam, trở về với ý nghĩa thuần túy của quân đội, đến nay đã 56 năm Ngày Quân Lực trôi qua, chúng ta vẫn không nén được mối thương cảm dâng lên cuồn cuộn hòa nhịp với hồn đại nghĩa dân tộc, xin chân thành thắp nén hương thơm tưởng niệm hàng triệu người lính vô danh đã chiến đấu, đã nằm xuống, đã gởi gấm nắm xương tàn vào lòng đất Mẹ biển Mẹ Tổ Quốc.


Những người Lính của đại gia đình Việt Nam, dù bất cứ ở nơi nào, chiến tuyến nào, danh vị nào, tuyên ngôn nào, khẩu hiệu nào … cũng đều là Lính với trăm ngàn khổ cực hy sinh. Biển Đông – Hoàng Sa – Trường Sa nổi sóng hôm nay cho chúng ta thấy sự hy sinh anh dũng của người Lính Việt bao la đến dường nào.


Nhận thấy bài viết dưới đây của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc gởi cho Văn Hóa nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Quân Lực 19 tháng 6, 1965 - 19/6/2015 còn nguyên giá trị, tòa soạn Văn Hóa Online trích đăng lại, giới thiệu cùng bạn đọc. Trân trọng (lý kiến trúc)


*ct:Tòa soạn lược bỏ vài câu chữ không cần thiết. 


https://nhatbaovanhoa.com/a2628/50-nam-ngay-quan-luc-19-thang-6

19 Tháng Sáu 2015 6:51 CH (Xem: 7353)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BẢY 20 JUNE 2015

image004

Ngày Quân Lực 19 tháng 6

image005

Giao Chỉ, San Jose

19/6/2015


 Nửa thế kỷ đã trôi qua, cựu quân nhân VNCH vẫn còn nhớ mãi ngày quân lực. Khắp mọi nơi đều tổ chức họp mặt... bởi vì…"Hồn lính còn vương trên tóc bạc, anh nhớ sa trường, em có hay..."


Ý nghĩa và lịch sử


Lịch sử miền Nam Việt Nam của chúng ta ngoài bất hạnh to lớn là ngày mất nước tan hàng 30 tháng 4-1975 còn có những bất hạnh nhỏ cũng khá đau thương.


Nếu chúng ta có những ngày ghi dấu rõ ràng như giỗ Tổ Hùng Vương, Hai bà Trưng, rồi trải qua các triều đại anh hùng chiến đấu chống Bắc phương của thời xưa thì ngày tháng lịch sử của một trăm năm qua có nhiều điều phiền muộn.


Không thể kể đến các ngày tháng mà phía cộng sản ồn ào tưởng niệm, riêng miền Nam chúng ta vẫn còn nhớ ngày 20 tháng 7-1954 chia đôi đất nước. Rồi đến 30 tháng 4-1975 mất nốt miền Nam. Đó là hai ngày quốc hận. Chúng ta có đến 2 ngày Quốc Khánh nhưng chẳng ngày nào được coi là toàn quân toàn dân đồng thuận. Ngày 26 tháng 10 của nền đệ nhất Cộng Hòa với tổng thống Ngô Đình Diệm cũng phải trả giá mở đầu bằng cuộc truất phế ông vua cuối cùng của triều Nguyễn trong chức vụ quốc trưởng và chấm dứt bằng cái chết của chính vị tổng thống đầu tiên. Qua nền đệ nhị Cộng Hòa của Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đã ra đời bắt đầu bằng một ngày Quốc Khánh mới 1 tháng 11. Ở giữa 2 nền Cộng Hòa có ngày 19-6-1965. Ngày mà Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ gọi là ngày quân đội lên cầm quyền. Đó là ngày được chọn là ngày Quân Lực, chúng ta vẫn tưởng nhớ và kỷ niệm cho đến nay. Tại hải ngoại đây là ngày quân lực lần thứ 50.


Mặc dù không trọng tâm vào ý nghĩa nguồn gồc lịch sử của ngày Quân Lực, nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi không tôn trọng. Đây chính là điều hẹn ước, đây chính là một sự thỏa hiệp. Đây là cái cây của tình chiến hữu, phải chăm sóc mới tồn tại và phải tưới nước bón phân mới sống được. Sau cùng, khi nói chuyện cũ vẫn có anh em trẻ hỏi rằng tại sao ngày xưa không lựa chọn một ngày nào khác có ý nghĩa và không hệ lụy với biến chuyển thời sự cuả các triều đại. Bèn kể lại chuyện lịch sử ngày Quân lực như sau:


50 lần Quân Lực, viết cho đời lính

image007

Tôi đã từng đọc biết bao lần về lịch sử Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi lần đọc là một lần khắc khoải, nhưng rồi bụng lại bảo dạ, thôi không than thở nữa. Lần này vào dịp Quân Lực 19 tháng 6 năm 2015, lại xin gửi đến các chiến hữu một chút tâm sự. Số là ngay sau khi đảo chính ông Diệm, tôi là sĩ quan đại diện Quân Khu I từ miền Đông lên họp Tổng Tham Mưu về đề tài đi tìm một ngày ghi dấu cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

image008

Anh em trong ủy ban các cấp ngồi bàn thảo. Lấy biết bao nhiêu ngày tháng lịch sử từ Bắc vào Nam, từ 1950 đến 1965 để đưa ra lựa chọn. Suốt cả chiều dài của lịch sử đều là những ngày tháng có liên quan đến việc hình thành quân đội quốc gia, nhưng chẳng chọn được ngày nào cho trọn vẹn ý nghĩa. Cái đắng cay của vấn đề là giai đoạn trước di cư 54, nghị định văn thư và hồ sơ thành lập đơn vị Việt Nam đều bằng tiếng Pháp và từ bộ tư lệnh quân đội Viễn Chinh đưa xuống. Lệnh cho thành lập BVN gọi là các tiểu đoàn Việt Nam cũng bằng Pháp văn. Lệnh cho tiểu đoàn 5 nhảy dù Việt Nam vào Điện Biên Phủ cũng do tướng Pháp ký. Tiểu đoàn trưởng cũng là người Pháp. Đọc lịch sử quân đội quốc gia trước thời 1954, bộ tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn chưa tìm được một ngày cho đủ ý nghĩa của Quân Lực. Sau 1954 thì cũng có một số ngày tháng được trình lên để duyệt xét.


Bản phúc trình có ghi lại một số dữ kiện mà ký ức mòn mỏi của tôi còn hình dung được một vài chi tiết như sau: Thời kỳ 46 – 47, quân đội Liên Hiệp Pháp bắt đầu tuyển mộ tân binh Việt Nam, các đơn vị bổ túc ra đời, các đại đội nhảy dù lính Việt do sĩ quan Pháp chỉ huy. Hiệp ước Hạ Long ngày 6 tháng 6-1948, vua Bảo Đại nhân danh Quốc Trưởng ký với Pháp có điều khoản thành lập Quân Đội Quốc Gia.


Ngày 1 tháng 6-1949, khóa sĩ quan Việt Nam đầu tiên mở ra tại Huế. Bốn tiểu đoàn Việt Nam thành lập. Trong Nam là tiểu đoàn 1 Bạc Liêu và tiểu đoàn 3 Rạch Giá. Ngoài Bắc, tiểu đoàn 2 Thái Bình và tiểu đoàn 4 Hưng Yên. Tiểu khu Hưng Yên ngày đó là thời kỳ các sĩ quan trẻ gặp nhau. Trung úy Nguyễn Văn Thiệu, trung úy Cao Văn Viên và đại úy Trần Thiện Khiêm. Cao cấp nhất là đại úy Nguyễn Khánh sau thăng cấp thiếu tá. Sau này các sĩ quan ngày xưa trở thành quốc trưởng, tổng thống, thủ tướng và đại tướng tổng tham mưu trưởng.


Quân Đội Quốc Gia gia tăng dần lên 60,000 quân nhưng chưa có được một ngày quân lực mang ý nghĩa rõ ràng. Phía chính phủ trước đó thì đã có ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 tổ chức duyệt binh hàng năm ghi dấu Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau đó là đến thời kỳ đảo chính và những năm xáo trộn giữa các tướng lãnh với cả chục lần binh biến. Tuy nhiên, sau cùng miền Nam đã gượng gạo nhận ngày cách mạng 1 tháng 11 làm ngày Quốc Khánh mới.


Tiếp theo, với sức ép của Hoa Kỳ và đòi hỏi của dân chúng, các vị tướng lãnh của thời kỳ hỗn loạn chính trị ở miền Nam đã miễn cưỡng lập ra một chính phủ dân sự tạm thời mời cụ Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng và ông Phan Huy Quát làm thủ tướng. Tuy nhiên, các vị chính khách dân sự này không đủ bản lãnh để lãnh đạo đất nước trong một hoàn cảnh rất đen tối và phức tạp. Biết bao nhiêu tranh chấp giữa các đảng phái, các tôn giáo và rất nhiều khó khăn trong hoàn cảnh chiến tranh ngày một gia tăng và Mỹ ào ạt đổ quân vào Việt Nam (Đà Nẵng 8 tháng 3, 1965 https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/thuy-quan-luc-chien-hoa-ky-do-bo-vao-dha-nang-ngay-8-thang-3-nam-1965) để chặn đứng làn sóng đỏ.


Thêm vào đó, quốc trưởng và thủ tướng lại bất đồng ý kiến nên nội các dân sự bèn tuyên bố bỏ cuộc, trao quyền lại cho các tướng lãnh. Các tướng lãnh niên trưởng của chúng tôi rất vui mừng họp bàn để nhảy ra chính trường gọi là nhận trách nhiệm lịch sử. Một cách hết sức khách sáo, các xếp vẫn nói là muốn rửa tay chính trị, không ham quyền lực nhưng tình thế bắt buộc phải ra nhận lãnh.


Nhân danh quân đội, các đàn anh chúng tôi vẫn đeo sao trên cổ áo, họp hội nghị tranh cãi suốt ba ngày, đưa ông Thiệu, ông Kỳ ra cai trị đất nước gọi là ngày quân đội đứng lên làm lịch sử 19 tháng 6-1965. Không bao giờ tôi quên được ngày 19 tháng 6 đó. Tình cảm chân thành với quân đội thì luôn luôn gắn bó.


Với bút hiệu Lính Chiến, tôi viết báo Chính Luận cho tổng thư ký Từ Chung qua mục “Một tuần vòng chân trời quân sự”. Tôi đã đưa ra quan điểm như trên. An Ninh Quân Đội của Quân Khu I ở Thủ Đức đã mời lên hỏi thăm sức khỏe. Gặp anh bạn quen nói rằng, “Thôi ông ơi, ông làm ơn nghỉ viết lách cho chúng tôi nhờ. Thời ông Diệm lên thì có 26 tháng 10. Đến thời ông Minh thì 1 tháng 11. Bây giờ ông Kỳ thì chọn 19 tháng 6.


image009Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng). Ảnh tài liệu


Tuy nhiên, ngày đó các xếp đã chọn thì cứ coi như một hẹn ước giữa anh em mình. Bàn làm gì chuyện xa xôi cho thêm phiền. Viết lách làm gì cho rắc rối.” Đó là anh bạn đại úy an ninh quân đội đã nói chuyện với tôi đầu năm 1966. Năm đầu tiên có Ngày Quân Lực. Cho đến năm nay là 50 năm. Đúng như vậy, anh bạn cũ nhân danh An Ninh Quân Đội ngày xưa tra vấn tôi, nay đã qua đời. Đó là đại tá Trần Duy Bính. Nhưng lời chiến hữu nói ra vẫn còn ở lại.


Quả thật, 19 tháng 6 hàng năm đối với chúng tôi chỉ là một ngày hẹn ước để gặp nhau. Người được cho là khai sinh cho ngày 19 tháng 6 là cố Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương - nay đã ra đi. Vị chủ tịch ký giấy ban hành nghị định 19 tháng 6 là Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia cũng trở thành người thiên cổ.


image010Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh tài liệu


Vậy thì, nếu đã nhìn thấy những cay đắng của lịch sử như thế thì cái ý nghĩa của ngày 19 tháng 6 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nằm ở chỗ nào. Nghĩ như thế mà sao mỗi năm đến 19 tháng 6 vẫn thấy lòng rung động. Kỷ niệm 19 tháng 6 lần thứ nhất vào năm 1966 làm trong Bộ Tổng Tham Mưu.


Năm sau 1967, duyệt binh lớn ở đường Trần Hưng Đạo. Rồi từ đó mỗi năm là có Ngày Quân Lực. Lúc làm quy mô, lúc thì thu hẹp. Cho đến năm 1973, sau khi vừa ký hiệp định Paris thì Tổng Tham Mưu tổ chức một cuộc duyệt binh vĩ đại đã được ghi vào bộ phim lịch sử ngày nay vẫn còn có dịp coi lại trên DVD. Năm đó chúng tôi tham dự trong ủy ban tổ chức tại Bộ Tổng Tham Mưu. Xin nhắc lại một vài kỷ niệm đáng ghi nhớ. Trước đó một tuần, anh hùng quân đội từ các đơn vị được chào đón tại thủ đô, dẫn đi thăm các danh lam thắng cảnh, các công xưởng quân đội, sau cùng còn du ngoạn Đài Loan.


image011Diễn binh trọng thể Ngày Quân Lực trên đại lộ Trần Hưng Đạo thủ đô Sàigon. Ảnh tài liệu.


Ngày nay, tại San Jose chúng ta vẫn còn các bạn anh hùng quân đội đại diện không quân trung tá Nguyễn Quan Vĩnh và đại tá Ngô Văn Định của TQLC. Thời đó các đoàn thể và thương gia khoản đãi đại tiệc suốt tuần. Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và phái đoàn chính phủ lên làm lễ tại Nghĩa Trang Biên Hòa.


Khu Nghĩa Trang Quân Đội vào đầu tháng 6-1973 đã là nơi yên nghỉ gần 15 ngàn chiến sĩ, chiếm một nửa toàn thể khu vực dự trù cho 30 ngàn phần mộ. Các trận đánh khốc liệt từ 1968 Mậu Thân đến 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa đều có đại diện Hải Lục Không Quân về nằm dưới lòng đất Mẹ. Tiếp theo ngày 19 tháng 6-1973, các đơn vị Hải Lục, Không Quân, các quân đoàn, các binh chủng, địa phương quân, nhân dân tự vệ, xây dựng nông thôn, thiếu sinh quân và nữ quân nhân đều có mặt tham dự một cuộc diễn hành lịch sử được coi là xuất sắc nhất. Và cũng thật đau thương, đây là cuộc diễn hành cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


image013Từ trái: Tổng thống nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, Đại tướng Cao Văn Viên chủ tọa buổi lễ Ngày Quân Lực VNCH tại thủ đô Sàigon trước 1975. Ảnh tài liệu.


Đoạn phim được dân Hà Nội coi lén sau 1975 hết sức trầm trồ là đoàn diễn hành nữ quân nhân. Nhịp bước quân hành của các thiếu nữ trong quân phục đã làm cho rung động cô sinh viên văn khoa Nông Thị Thanh Nga. Sau khi xem diễn hành ở đường Trần Hưng Đạo, cô ghi tên vào học niên khóa 1973-1974 để về sau ra trường trở thành thiếu úy huấn luyện viên cho đến lúc tan hàng tháng 4-1975. Ngày nay cô thiếu úy của quân đội Sài Gòn trở thành quả phụ bán hàng rong ở vỉa hè chợ Tân Định. Hàng năm đem vàng hương lên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nhớ về ngày 19 tháng 6.


image014Nữ quân nhân VNCH đội quân tóc dài không ngại gian lao đóng góp xương máu cho quân hương.


Nhưng bây giờ chúng ta hãy trở lại với Ngày Quân Lực năm 1973. Sau buổi diễn hành, Tổng thống đãi tiệc buổi trưa các anh hùng quân đội tại Dinh Độc Lập. Buổi chiều Thủ tướng khánh thành khu triển lãm của Hải Lục Không Quân và các công xưởng tiếp vận. Buổi tối là cuộc rước đuốc và xe hoa. Hàng ngàn ngọn đuốc sáng rực đô thành Sài Gòn hoa lệ tưởng chừng như hòn ngọc viễn đông sẽ vĩnh viễn sống mãi với Việt Nam Cộng Hòa. Cùng buổi tối, Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng tiếp tân tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phó tổng thống Trần Văn Hương, thủ tướng Trần Thiện Khiêm, toàn thể nội các, ngoại giao đoàn, phái đoàn quốc hội và các anh hùng quân đội tham dự đêm văn nghệ của biệt đoàn trung ương. Ngày vui quân lực của cả một thời xưa xa cách 50 năm tưởng chừng như mới hôm qua.


Bây giờ năm 2015 đã trải qua 50 năm quân lực. Nếu ngày 19 tháng 6-1975, đất nước mà còn giữ được thì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa sẽ có lễ khánh thành đợt sau cùng với Nghĩa Dũng Đài hoàn tất cao ngất từng không, rực rỡ hàng đèn hai bên lối đi. Khu mộ chí tướng lãnh nằm ở vòng trong, rồi đến sĩ quan các cấp và hàng binh sĩ. Nhưng rồi ngày 30 tháng tư 2015 chợt đến, ai là người còn nhớ về thắp hương tại nghĩa trang Biên Hòa?


image016Nghĩa Dũng Đài. Ảnh LKT


Khu nghĩa trang xưa trên 120 mẫu năm 1975 tính đến năm 2015 diện tích nghĩa trang thu hẹp lại chỉ còn trên 50 mẫu. Các gia đình đă cải táng di chuyển 5,000 và vẫn còn 11000 ngôi mộ với cỏ gai lấp đầy lối vào. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 2015 vừa qua, phong trào hải ngoại về trùng tu nghĩa trang đã hoàn tất được tổng cộng gần 2000 ngôi mộ, Khu Nghĩa dũng đài đã được dọn sạch. Cây cối được chính đốn lại và các con đường đuợc tu sửa. Các tổ chức hoàn toàn tự nguyện và hoạt động riêng biệt nhưng rất hữu hiệu.


image018Vẫn còn nhiều những ngôi mộ không tên,
không bia đang chờ thân nhân hoặc chiến hữu cũ trùng tu.
 Ảnh Lý Kiến Trúc.


Không phối hợp nhưng cùng chung mục đích. Anh em đã về từ Úc châu, từ Pháp quốc và từ Hoa Kỳ. Hồ sơ nghĩa trang quân đội Biên Hòa đã có mặt tại bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam. Có mặt tại tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nói và Sài Gòn. Tại văn phòng huyện ủy Bình Đường và thủ tướng Hà Nội. Đặc biệt hơn nữa hồ sơ cũng luôn luôn trong tay vị đại tá Hoa Kỳ gốc Việt tùy viên quân sự Mỹ tại Hà Nội.


image019Mộ chí Chuẩn tướng Nguyễn Văn Phước VNCH vẫn nằm trong Nghĩa Trang Biên Hòa, khu tướng lĩnh. Có lẽ mộ tướng Phước là ngôi mộ duy nhất của một vị tướng còn nằm lại với các chiến hữu. Ảnh: Lý Kiến Trúc 2014.


Trong khi đó các Việt Kiều về thăm quê hương cũng đã có chương trình thăm nghia trang Biên Hòa.Như vậy, trên phương diện chính thức, dù hoang phế điêu tàn nhưng Nghĩa trang Quân đội tại Biên Hòa vẫn còn tồn tại như một chứng tích của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Với những biến chuyển thời sự hiện nay, tuy muộn màng nhưng chắc chắn nghĩa trang sẽ trở thành vĩnh cửu cũng như lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa.

image021

Các di vật của Liên Đội Chung Sự và của quân lực đã thu về Viện Bảo Tàng tại San Jose. Ngày quân lực năm nay, Việt Museum sẽ đón chào các cựu chiến sĩ ghé lại thăm. Đặc biệt các vị từ nơi xa về thăm sẽ có dịp ghi dấu hình ảnh ý nghĩa tại San Jose với tượng đài anh hùng và hàng ngàn di tích lịch sử. Các hội đoàn quân đội họp mặt xin liên lạc với chúng tôi để thu xếp thăm viếng chung và có thể tổ chức Picnic cho từng khóa anh em trong tinh thần thực sự huynh đệ chi binh./


Giao Chi San Jose


giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17175)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16158)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16333)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15138)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17695)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15011)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22416)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17144)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15387)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 14947)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16589)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16172)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17398)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16489)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19455)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17261)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 24061)
Một báo cáo đáng tin cậy của Philippines cho biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 19671)
Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay. Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 15674)
(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cho rằng Trung Quốc cần phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các bên tranh chấp trên Biển Đông nên giải quyết tranh chấp tại một tòa án quốc tế.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 14504)
Việt Nam hiện đang kiểm soát một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã có một ngày thi đấu thể thao tại quần đảo Trường Sa hôm Chủ nhật ngày 8/6 trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.