Chống khủng bố: Mỹ chôn hàng ngàn tỷ đô la tại Afghanistan và Irak

08 Tháng Chín 20219:56 SA(Xem: 5113)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ TƯ 08 SEP 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chống khủng bố: Mỹ chôn hàng ngàn tỷ đô la tại Afghanistan và Irak


Afghanistan War: Mỹ chọn nhầm lãnh đạo bất tài, tham nhũng, hèn nhát, bỏ chạy; Kabul thua là phải

image009

07/09/2021


image010Lính thủy quân lục chiến Mỹ chuẩn bị tiếp nhận những người cần được di tản khỏi Afghanistan. Sân bay Kabul, Afghanistan, ngày 19/08/2021. via REUTERS - US MARINES


Thanh Hà


Mỹ đã huy động hàng ngàn tỷ đô la tại hơn 80 mặt trận trên thế giới trong suốt 20 năm với một mục đích : tiêu diệt khủng bố. Hai thập niên sau loạt tấn công 11 tháng 9, Al Qaeda vẫn tồn tại, mối đe dọa khủng bố vẫn nguyên vẹn. Ai đài thọ những số tiền hàng ngàn tỷ đó, chúng được sử dụng như thế nào, những phí tổn thực sự của cuộc chiến chống khủng bố là bao nhiêu ?


Một tháng sau khi bị tấn công ngay trên lãnh thổ quốc gia, Hoa Kỳ dẫn dầu liên quân quốc tế tấn công Afghanistan sào huyệt của Al Qaeda, tác giả loạt khủng bố tự sát 11/09/2001. Irak là mặt trận thứ nhì trong cuộc chiến “toàn diện” chống khủng bố. Trung Đông, châu Phi, dưới những hình thức khác nhau, tổng cộng Mỹ “hiện diện” tại 85 điểm nóng trên địa cầu.


Vào lúc nước Mỹ chuẩn bị tưởng niệm đúng 20 năm đợt tấn công khủng bố 11/09, đại học Brown, bang Rhode Island, công bố nghiên cứu Costs of warNhững phí tổn chiến tranh. Các tác giả tổng kết : “8.000 tỷ đô la phí tổn chiến tranh, hơn 900.000 người trên thế giới thiệt mạng, đó là cái giá đè nặng lên Hoa Kỳ trong 20 năm kể từ biến cố 11 tháng 9 (…) Đây là một cuộc chiến kéo dài, phức tạp, khủng khiếp và không đem lại thành công”.


8.000 tỷ đô la do ai đài thọ và được dùng vào những việc gì?


Theo các chuyên gia của đại học Brown, 8.000 tỷ đô la do cả bên bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao Hoa Kỳ đảm nhiệm, vừa để đài thọ trực tiếp những chi phí chiến tranh trên các mặt trận từ Trung Đông tới Nam Á và châu Phi trong mục tiêu chống khủng bố, vừa để bảo đảm chăm sóc các cựu chiến binh trở về, vừa để tăng cường an ninh nội địa, vừa trang trải lãi suất ngân hàng khi chính quyền liên bang phải đi vay.


Nghiên cứu nói trên ghi nhận : phí tổn thuần túy về quân sự của Mỹ tại Irak và Syria đã lên tới 2.100 tỷ đô la trong hai thập niên qua. Châu Phi cũng được dành 355 tỷ đô la trong ngân sách 8.000 tỷ chống khủng bố đó.


Riêng trong trường hợp Afghanistan, tổng thống Joe Biden phát biểu hôm 31/08/2021 giải thích quyết định rút quân khỏi Afghanistan đã dẫn lại nghiên cứu của đại học Brown : 2.300 tỷ đô la trên tổng số 8.000 tỷ đã đổ vào Afghanistan và Pakistan. Từ 2001 “đã chi hơn 2.000 tỷ đô la trong cuộc chiến Afghanistan, (...) và liên tục từ 20 năm qua, mỗi ngày 300 triệu đô la” không cánh mà bay.


Tháng 2/2020, khi chính quyền Trump đạt được với Taliban một “thỏa thuận lịch sử” cho Afghanistan, Lầu Năm Góc cho biết vẫn còn khoảng 14.000 quân nhân Mỹ tại hiện trường. Ngày 31/08/2021, vào lúc phong trào Hồi giáo cực đoan này tiếp quản sân bay Kabul, các phương tiện truyền thông đồng loạt tổng kết cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cướp đi sinh mạng của 2.400 lính Mỹ, làm hơn 20.000 quân nhân bị thương.


Giải mã những hồ sơ địa chính trị của thế giới trên kênh Youtube cá nhân, Pascal Boniface, giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp lưu ý, Mỹ đã tốn kém rất nhiều trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan, nhưng hiệu quả mong đợi không bao nhiêu, ngoại trừ thành tích tiêu diệt được trùm khủng bố Oussama Ben Laden hồi năm 2011, sau một cuộc săn lùng kéo dài gần một chục năm :   


“Điều đáng chú ý ở đây là hồi 2001, cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ và đồng thanh ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến Afghanistan, bởi vì Afghanistan là nơi Al Qaeda ẩn náu và như vậy đủ tính chính đáng để can thiệp. Hơn nữa, Mỹ đã can thiệp một cách hợp pháp trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc. Nhưng rồi cuộc chiến từng được cộng đồng quốc tế hậu thuẫn đó đã kết thúc một cách thảm hại. Đây là một sự nhục nhã do sức mạnh quân sự bất tương xứng : Mỹ đã chi ra hơn 2.200 tỷ đô la trong 20 năm tham chiến ở Afghanistan, đã cung cấp 83 tỷ đô la trang thiết bị quân sự cho quốc gia Nam Á này, để rồi giờ đây, phần lớn những trang thiết bị đó rơi vào tay Taliban. Siêu cường số một thế giới lại bị các toán dân quân đánh bại. Chúng ta cần đặt câu hỏi là vì sao ?”  


Chống khủng bố : Chiến dịch quân sự “đắt đỏ” nhất trong lịch sử Hoa Kỳ


Vẫn theo nghiên cứu của đại học Brown, “2.260 tỷ đô la chi phí quân sự trong chiến tranh Afghanistan” đủ là một khoản tiền làm mọi người “chóng mặt”. Chính quyền liên bang trong hai thập niên qua đã bơm thêm 1.435 tỷ đô la cho ngân sách của bộ Quốc Phòng và Ngoại Giao. Gần 300 tỷ dành riêng cho các chi phí y tế chăm sóc các cựu chiến binh Mỹ từ Afghanistan trở về, thêm 530 tỷ đô la tiền lãi bộ Tài Chính trực tiếp rót cho các chủ nợ, để Washington có thể tài trợ cho những phí tổn chiến tranh Afghanistan.


Tiền của Mỹ rơi vào túi ai?


Mỹ đã sang trang 20 năm chiến tranh Afghanistan, nhưng quốc gia Nam Á này tiếp tục là “cái hòm không đáy” đeo đuổi Hoa Kỳ trong hàng chục năm nữa. Theo giới nghiên cứu đại học Brown, bên cạnh số tiền 2.260 tỷ đã vĩnh viễn bay vào hư không, thì “trong những thập niên sắp tới, các phí tổn dành cho  các quân nhân từng phục vụ ở Afghanistan và Irak sẽ tăng thêm từ 600 đến 1.000 tỷ đô la nữa. Nhưng con số khiến độc giả giật mình hơn cả chắc chắn là thẩm định của đại học Brown về 6.500 tỷ đô la tiền lãi mà chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phải thanh toán cho các chủ nợ từ nay đến năm 2050.


Trong số các chủ nợ của Hoa Kỳ, “có nhiều quốc gia không hẳn là những đồng minh của Mỹ”, như ghi nhận của bà Heidi Peltier, kinh tế gia đại học Boston, qua công trình nghiên cứu được công bố hồi tháng 10/2020. Tính đến mùa thu năm ngoái, Washington đã trả 530 tỷ đô la tiền lãi cho các chủ nợ.   


Trung Quốc đang nắm giữ 16 % nợ của Mỹ để đài thọ cho chiến tranh chống khủng bố, trong lúc Bắc Kinh là một đối thủ quân sự trực tiếp của Washington.


Theo tài liệu này, gần như “toàn bộ hai cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Irak đều được tài trợ bằng các khoản tín dụng”. Nhưng có “vay” thì có “trả”. Heidi Peltier đại học Boston lưu ý : Cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ là xung đột đầu tiên mà chung cuộc “số tiền lãi trả cho các chủ nợ sẽ cao hơn cả các phí tổn thuần túy quân sự”.


Ngoài các chủ nợ, thành phần hưởng lợi thứ nhì là các tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ. Bộ Quốc Phòng ghi nhận trong 20 năm qua đã cấp gần 90 tỷ đô la trang thiết bị quân sự cho quân đội Afghanistan, đào tạo cho một đội quân hơn 300.000 lính.


Nhưng khi Taliban tràn vào Kabul thì đội quân hùng hậu đó đã chẳng mấy kháng cự. Báo Le Monde của Pháp trích dẫn nhiều nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho hay, các chính quyền Kabul liên tiếp đã “thổi phồng quân số” để nhận viện trợ của Mỹ. Có ít nhất 46 binh đoàn “ma” với tổng số 36.800 quân nhân chỉ có tên trên giấy tờ. Đó là chưa kể những người lính nhận tiền của chính phủ, nhưng chỉ trung thành với Taliban.


Thất bại trong công cuộc tái thiết Afghanistan


Báo Washington Post tháng 12/2019 nhắc lại ba đời tổng thống Mỹ liên tiếp là George Bush, Barack Obama và Donald Trump cùng cam kết sẽ không sa lầy trên hồ sơ tái thiết Afghanistan. Nhưng theo điều tra của tờ báo này, từ 2001 đến 2019 Washington đã giải ngân “133 tỷ” giúp các chính quyền liên tiếp tại Kabul “xây dựng lại” hệ thống hành chính, tái thiết kinh tế, tăng cường an ninh. Số tiền đó tính ra còn “cao hơn cả kế hoạch Marshall của Mỹ giúp châu Âu tái thiết sau Thế Chiến Thứ Hai”. Ngay cả trên mặt trận này, Mỹ cũng đã “thất bại”.


Hoa Kỳ theo Washington Post đã “dựng lên một chính quyền tham nhũng, bất tài, phải lệ thuộc vào sự hiện diện quân sự của Mỹ (…) Chính thất bại đó đã giải thích vì sao công luận Afghanistan lại căm thù các lực lượng nước ngoài (…) Afghanistan cùng với việc sa lầy tại Irak (…) đã tạo cơ hội cho tổ chức tự nhận là Nhà Nước Hồi Giáo phát triển. Về phía Mỹ, một lần nữa Washington lại chứng minh rằng sức mạnh quân sự và tài chính không đủ để tạo dựng những định chế vững vàng cho Afghanistan.


Nhà địa chính trị học Didier Billion Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp trong bài nghiên cứu hôm 21/08/2021 đưa ra hai con số cụ thể : tỷ lệ nghèo khó tại Afghanistan đang từ 34 % năm 2007-2008 nhảy vọt lên thành 54 % một chục năm sau đó ; 1/3 trẻ em không được cắp sách đến trường : cả hai chỉ số này là mầm mống đưa Taliban trở lại cầm quyền ở Afghanistan.


Đối đầu với sức mạnh và những phương tiện khổng lồ của Mỹ, Taliban có những lá chủ bài không thể chối cãi : “kỷ cương, là quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm (…) và cả một chiến lược chính trị rõ ràng”. Chuyên gia người Pháp này kết luận : Đấy là một thực tế mà liên quân quốc tế dưới sự dẫn dắt của Hoa Kỳ đã mất 20 năm, mất hơn 2.200 tỷ đô la, mà vẫn không hiểu gì về Afghanistan”


Stephanie Savell, đồng giám đốc chương trình nghiên cứu Costs of War của đại học Brown, Hoa Kỳ, nhìn tổng quát hơn về “cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ. Theo bà, “20 năm nữa, một thời gian dài khi không còn những người lính Mỹ, chúng ta vẫn sẽ phải tính sổ những phí tổn nghiêm trọng về mặt xã hội từ những cuộc chiến ở Afghanistan và Irak”.

10 Tháng Tám 2014(Xem: 18141)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20087)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 18038)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17884)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17370)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16327)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16487)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15306)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17867)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15181)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22626)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17336)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15575)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15122)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16766)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16331)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17589)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16692)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19655)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17473)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.