Trung cộng xâm phạm EEZ Đài Loan, EEZ Malaysia, tướng Ấn Độ đến Ngũ Giác Đài thảo luận Indo-Pacific

05 Tháng Mười 20218:39 SA(Xem: 4892)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ BA 05 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Trung cộng xâm phạm EEZ Đài Loan, EEZ Malaysia, tướng Ấn Độ đến Ngũ Giác Đài thảo luận Indo-Pacific


Văn Hóa Online

05/10/2021

(tổng hợp)

image001

TT Thái Anh Văn: Trung Quốc chiếm Đài Loan sẽ là thảm họa cho châu Á


05/10/2021


image004Ảnh minh họa: Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (ngồi bên phải) đang quan sát hoạt động của  căn cứ Không Quân Giai Đông (Jiadong) thuộc Bình Đông (Pingtung), ngày 15/09/2021. AP


Thụy My


Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm nay 05/10/2021 cảnh báo nếu hòn đảo rơi vào tay Bắc Kinh, điều đó sẽ mang lại hậu quả « thảm khốc » cho châu Á. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh liên tục trong bốn ngày qua đã có đến 148 chiến đấu cơ Trung Quốc ồ ạt xâm nhập vùng nhận dạng phòng không Đài Loan. Đài Bắc cũng chuẩn bị bổ sung ngân sách quốc phòng.


Trong bài viết trên tờ Foreign Affairs, bà Thái Anh Văn nhấn mạnh, nếu Trung Quốc chiếm được Đài Loan, điều đó có nghĩa là trong cuộc đối đầu giữa các giá trị hiện nay trên thế giới, toàn trị đã thắng được dân chủ. Bà đồng thời khẳng định Đài Loan sẽ chống trả bằng mọi cách nếu Trung Quốc tấn công.


Cũng trong hôm nay, thủ tướng Tô Trinh Xương (Su Tseng Chang) tuyên bố: Đài Loan phải luôn trong tình trạng cảnh giác trước các hoạt động quân sự thái quá của Bắc Kinh, làm phương hại đến hòa bình khu vực.


Thông tín viên Adrien Simorre tường trình từ Đài Bắc:


« Các vụ xâm nhập ồ ạt vào vùng nhận dạng phòng không Đài Loan bắt đầu từ thứ Sáu tuần trước, đúng vào ngày lễ quốc khánh Trung Quốc. Từ đó đến nay lại càng dồn dập thêm: Quân Đội Đài Loan ghi nhận có 39 chiếc phi cơ hôm thứ Bảy, 52 chiếc Chủ nhật và hôm qua 56 chiếc bay vào.


Hoàn Cầu Thời Báo đắc chí viết « Trung Quốc đã dời cuộc diễu hành sang eo biển Đài Loan ».


Đây là con số kỷ lục kể từ đợt xâm nhập năm ngoái, sau khi bà Thái Anh Văn - vốn kiên quyết chống lại việc sáp nhập vào Trung Quốc - tái đắc cử.


Hoa Kỳ, đối tác chính của Đài Loan, hôm Chủ nhật đã tỏ ra lo ngại trước hành động khiêu khích này, nhắc nhở rằng những cam kết với Đài Loan vẫn « vững chắc như bàn thạch ».


Tuy vậy việc chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập sẽ còn diễn ra trong những ngày tới, vào lúc Đài Loan chuẩn bị mừng lễ quốc khánh Chủ Nhật này. Tất nhiên là Bắc Kinh không ưa, và chừng như quyết tâm phá rối ngày lễ. »


Đài Loan gia tăng ngân sách quốc phòng


Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết chi tiêu quân sự sẽ được tăng thêm 240 tỉ đài tệ (8,6 tỉ đô la) trong 5 năm tới, trong đó 64% dành cho Hải Quân kể cả hỏa tiễn và chiến hạm. Bản dự chi mà hãng tin Reuters có tham khảo được trình lên Quốc Hội hôm nay, và nhiều khả năng sẽ được thông qua vì đảng của bà Thái Anh Văn chiếm đa số tuyệt đối.


Cũng theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, Trung Quốc đã tăng mạnh chi tiêu quân sự, đặc biệt là chiến đấu cơ hiện đại, tàu đổ bộ, và các hoạt động không quân, hải quân gần Đài Loan. Do bị đe dọa chưa từng thấy, Đài Loan cần nhanh chóng củng cố khả năng răn đe để tránh xảy ra chiến tranh.


Gần 30 tỉ Đài tệ (1,5 tỉ đô la) được dành cho các loại hỏa tiễn Vạn Kiếm (Wan Chien), Hùng Phong (Hsiung Feng) IIE phiên bản nâng cấp, Hùng Thăng (Hsiung Sheng); một số hỏa tiễn được đặt trên xe quân sự để cơ động hơn, địch quân khó tìm thấy và phá hủy. (RFI)


Sách nhiễu Đài Loan, Trung Quốc muốn đi đến chiến tranh?


04/10/2021


image006Ảnh minh họa : Một chiến đấu cơ F-CK-1 của Đài Loan áp sát một vận tải cơ Tu-154M của quân đội Trung Quốc. Ảnh do bộ Quốc Phòng Đài Loan cung cấp ngày 11/05/2018. AFP – HANDOUT


Thanh Hà


Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định đưa Đài Loan trở về với « đất mẹ » bằng mọi giá, kể cả bằng giải pháp quân sự. Các hoạt động quân sự của Trung Quốc càng lúc càng dồn dập tại eo biển Đài Loan khiến một số chuyên gia cho rằng « xung đột vũ trang là điều khó tránh khỏi » và « chiến tranh có thể nổ ra sớm hơn dự kiến ». Có thực là Bắc Kinh đang khơi mào chiến tranh ?  


Trong cả năm 2020 chiến đấu cơ Trung Quốc thâm nhập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Đài Loan tổng cộng 380 lần. Mới chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, Đài Loan đã ghi nhận 500 vụ và gần 100 trong số đó được thực hiện nội trong ba ngày vừa qua, vào lúc Bắc Kinh mừng lễ Quốc Khánh và một chục ngày trước Quốc Khánh Đài Loan. 


Đài Bắc mạnh mẽ tố cáo thái độ hung hăng của Bắc Kinh « đe dọa hòa bình khu vực ». Cộng đồng quốc càng lúc càng lo ngại trước những động thái với những hậu quả khó lường của Trung Quốc. Chuyên gia về Đông Bắc Á Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS của Pháp, Antoine Bondaz giải thích Trung Quốc theo đuổi nhiều mục tiêu cùng một lúc đó là « thách thức khả năng phòng thủ của Đài Loan, làm nản lòng công luận xứ này » vốn muốn độc lập với Hoa Lục, nhưng quan trọng hơn nữa là Bắc Kinh muốn « dọ xét phản ứng của cộng đồng quốc tế, tạo nên không khí bất ổn về mặt chiến lược. Điều gì sẽ xảy ra nếu như chiến đấu cơ Trung Quốc thâm nhập không phận Đài Loan ? ». 


Trên mặt trận truyền thông, báo chí Bắc Kinh không ngần ngại sử dụng những từ ngữ đằng đằng sát khí, báo trước kịch bản chiếm đóng Đài Loan bằng sức mạnh quân sự. Trong một bài xã luận từ năm 2020, Global Times từng phân tích, những chiến dịch dồn dập của Không Quân Trung Quốc « không chỉ là những lời cảnh báo mà còn là một cuộc tập dợt để kiểm soát Đài Loan ». Giới quan sát cũng ghi nhận rằng, kể từ giữa thập niên 1990, tình hình tại eo biển Đài Loan chưa bao giờ căng thẳng như hiện nay. Tháng 3/2021 đô đốc John Aquilino, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương cảnh báo kịch bản Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan « gần hơn rất nhiều » so với dự báo.   


Điều tra của Học Viện Quân Sự Pháp IRSEM vừa được công bố hôm đầu tháng cũng cho rằng « nguy cơ nổ ra chiến tranh tại eo biển Đài Loan ngày càng lớn ». Việc liên tục điều chiến đấu cơ đến địa điểm được cho là « nơi nguy hiểm nhất thế giới » này cho thấy rõ ý đồ của Bắc Kinh : một là nhắc nhở công luận Đài Loan về một mối « đe dọa thường trực và thậm chí là kịch bản không thể tránh khỏi » và mục tiêu thứ nhì là nhằm « tạo những điều kiện để có thể dẫn tới một sự cố » và đấy sẽ là cái cớ để Trung Quốc thực hiện kế hoạch thôn tính Đài Loan, « mảnh ghép cuối cùng còn thiếu trong giấc mộng Trung Hoa ». 


Publicité


Nhà Trung Quốc học Jean- Pierre Cabestan, tác giả cuốn Trung Quốc ngày mai : chiến tranh hay hòa bình, NXB Gallimard, nhìn nhận « Những tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông, quyết tâm của ông Tập Cận Bình thống nhất Đài Loan là những thùng thuốc súng có thể nổ bất cứ khi nào (…) và càng lúc càng có nhiều tiếng nói cho rằng Trung Quốc sẽ giành lấy phần thắng trong một cuộc đối đầu quân sự tại eo biển Đài Loan ». 


Câu hỏi còn lại là những đòn hù dọa và sách nhiễu chính quyền Đài Bắc của nữ tổng thống Thái Anh Văn liên tiếp trong thời gian gần đây là những dấu hiệu Bắc Kinh chuẩn bị ra tay hay chế độ Tập Cận Bình muốn thị uy với cộng đồng quốc tế ?  


Chuyên gia Cabestan tin rằng, « kịch bản chiến tranh chưa thể xảy ra nay mai ». Trả lời tuần báo L’Express hôm 02/10/2021 ông giải thích : « Ít có khả năng, Trung Quốc khơi mào một cuộc chiến », bởi « một thế cân bằng về lực lượng đang được hình thành với vai trò ngày càng lớn của Nhật Bản trong khu vực » và yếu tố « hạt nhân » trong trường hợp Mỹ - Trung đọ sức về quân sự.  


Một câu hỏi khác cũng có thể được nêu lên : phải chăng Trung Quốc bắt cộng đồng quốc tế và nhất là công luận trong nước tập trung vào điểm nóng là eo biển Đài Loan để quên đi hàng loạt những khó khăn nội bộ từ nguy cơ tập đoàn bất động sản lớn thứ nhì toàn quốc vỡ nợ đến những chỉ số kinh tế cho thấy tăng trưởng đang chựng lại ?  


Trong mọi trường hợp, những tính toán đó cũng bao hàm một mối nguy hiểm. Cho đến nay, Đài Loan vẫn bình tĩnh phản ứng chừng mực, nhưng liệu rằng sự kiên nhẫn đó của Đài Bắc kéo dài được bao lâu?  (RFI) 


Malaysia triệu tập Đại sứ Trung cộng, phản đối tàu Hải dương Địa chất xâm phạm EEZ


Khánh An


05/10/2021


image008Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung cộng từng xâm phạm EEZ Malaysia. Ảnh chụp màn hình Scmp


Hãng Bernama ngày 5.10 đưa tin Bộ Ngoại giao Malaysia đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Âu Dương Ngọc Tịnh để phản đối hành vi của tàu của Trung Quốc, trong đó có một tàu khảo sát, tại vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia ngoài khơi Sabah và Sarawak.


Trong thông cáo đưa ra vào cuối ngày 4.10, Bộ Ngoại giao Malaysia cho rằng sự hiện diện và hành vi của những tàu trên vi phạm Đạo luật Vùng đặc quyền kinh tế Malaysia 1984 và Công ước UNCLOS 1982.


“Quan điểm và hành động nhất quán của Malaysia dựa trên luật pháp, nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền lãnh hải”, theo thông cáo.


Theo Bộ Ngoại giao Malaysia, Kuala Lumpur đã nhiều lần phản đối việc các tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước này.


Thông cáo tái khẳng định quan điểm của Malaysia rằng tất cả các vấn đề liên quan Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình và xây dựng, phù hợp với các nguyên tắc được luật pháp quốc tế công nhận rộng rãi, bao gồm UNCLOS 1982.


Tuyên bố được đưa ra sau khi Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob tuyên bố nước này sẽ không “thỏa hiệp về chủ quyền” liên quan tranh chấp biển. (TNO)


Thủ tướng Ấn Modi và Tổng thống Mỹ Biden họp tại Bạch Cung, Tướng Ấn tới Ngũ giác Đài


HÒA ĐẶNG


04/10/2021


(PLO)- Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng Ấn Độ Bipin Rawat có chuyến thăm "lịch sử" tới Ngũ giác Đài, qua đó hai bên tái khẳng định cam kết lâu dài đối với khu vực AĐD-TBD.


Tờ Hindustantimes đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd James Austin ngày 3/10/2021 đã mô tả chuyến thăm gần đây của Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng Ấn Độ Bipin Rawat tới Lầu Năm Góc là "lịch sử", đồng thời cho biết hai bên đã tái khẳng định cam kết lâu dài đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.


Chuyến thăm của ông Rawat tới Mỹ diễn ra một tuần sau cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bạch Cung, trong đó hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định nhu cầu hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Mỹ.


image010Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng Ấn Độ Bipin Rawat (trái) và Tướng Mark Milley - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Ảnh: PTI


“Thật vinh dự khi được gặp Tổng Tham mưu trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Tướng Rawat - trong chuyến thăm lịch sử của ông tới Lầu Năm Góc vào tuần trước” – ông Austin bày tỏ.


“Chúng tôi đã tái khẳng định cam kết lâu dài của mình đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở và thảo luận về các cách thúc đẩy khả năng tương tác cao hơn giữa các lực lượng vũ trang của Mỹ và Ấn Độ” - ông Austin cho biết trên trang Twitter.


Theo Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc John Kirby, Tướng Rawat và ông Austin đã trao đổi quan điểm về các ưu tiên thúc đẩy quan hệ đối tác quốc phòng Mỹ-Ấn Độ, gồm cả việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng mới như vũ trụ, mạng và các công nghệ mới nổi.


“Ông Austin nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Lực lượng vũ trang Ấn Độ hướng tới hội nhập thể chế và hoạt động chung” – ông Kirby cho hay.


“Cuộc gặp lịch sử này nêu bật sức mạnh lâu bền của Quan hệ Đối tác Quốc phòng lớn giữa Mỹ và Ấn Độ khi hai nước phối hợp với các đối tác cùng chí hướng để duy trì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” – ông Kirby nhấn mạnh. (PLO)
18 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6755)
Mặt trận Indo - biển Đông - Pacific
07 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6953)