Tòa trọng tài PCA mở trụ sở tại Hà Nội: Biến cố luật pháp quốc tế về South China Sea?

01 Tháng Mười Một 20218:36 SA(Xem: 6548)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ HAI 01 NOV 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Tòa trọng tài PCA mở trụ sở tại Hà Nội: Biến cố luật pháp quốc tế về South China Sea?


Biển Đông trước thềm sự kiện Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng tại VN.

VN, Indonesia, Malaysia - hưởng lợi từ phán quyết này ra sao?


image005Tổng thư ký Tòa Trọng tài Thường trực Hugo Siblesz (phải) chụp ảnh với Thứ trưởng Ngoại giao VN Phạm Quang Hiệu (trái) và trong lễ ký thỏa thuận trực tuyến ngày 27/10/2021. Ảnh: Báo Quốc tế.


Tổng thư ký Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye ký thỏa thuận về việc mở trụ sở đại diện của cơ quan này tại Hà Nội - Việt Nam.


Ông Hugo Siblesz, Tổng thư ký Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) và Thứ trưởng Ngoại giao VN Phạm Quang Hiệu vào ngày 27/10/2021 ký thỏa thuận thành lập trụ sở đại diện PCA tại Việt Nam. Ký kết được tổ chức theo hình thức trực tuyến.


PCA cũng thông báo trên website của mình về việc mở một văn phòng đại diện có nhân viên tại Hà Nội. Đây sẽ là văn phòng đại diện thứ tư của PCA ngoài trụ sở tại The Hague, Hà Lan.


Hai bên khẳng định việc PCA mở văn phòng đại diện tại Hà Nội minh chứng cho vị thế của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, cũng như quan điểm ủng hộ nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình của Việt Nam.


Văn phòng đại diện ở Hà Nội giúp PCA thực hiện tôn chỉ "sẵn sàng phục vụ mọi lúc", giúp Việt Nam và các nước trong khu vực dễ dàng sử dụng các dịch vụ pháp lý của PCA.


Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu và Tổng thư ký Siblesz nói quan hệ hợp tác của Việt Nam và PCA coi trọng vai trò của PCA trong đào tạo chuyên gia pháp lý của Việt Nam ở mọi lĩnh vực khác nhau của ngành luật.


PCA là tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1899 tại thành phố The Hague, đến nay có 122 thành viên. PCA là nơi thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), thông qua các hình thức trọng tài, trung gian và hòa giải. Một số luật gia của Việt Nam giữ vai trò trọng tài viên tại PCA từ năm 2012 tới nay. (VNEXPRESS)


Ngày 21/10/2021 trong buổi họp báo thường lệ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là các quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của những quốc gia ven biển". (VN Express)


+++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Thứ ba, 24/6/2014


VN ký kết hợp tác với Tòa Trọng tài thường trực PCA


Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và Tổng Thư ký Tòa Trọng tài thường trực (PCA) Hugo Hans Siblesz đã ký Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và PCA.


image006Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Tổng Thư ký PCA Hugo Hans Siblesz. Ảnh: Chinhphu.vn


Sáng 23/6/2014, sau khi ký biên bản Hiệp định này, Việt Nam chính thức xác nhận tư cách pháp lý của PCA tại Việt Nam; cho phép PCA thực hiện các hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và cung cấp hỗ trợ thích hợp cho các tổ chức liên chính phủ và thực thể khác tại Việt Nam.


Văn kiện trên là cơ sở để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên, đặc biệt trong lĩnh vực trao đổi thông tin, đào tạo và tư vấn các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành.


Tổng Thư ký PCA đánh giá, Hiệp định sẽ giúp Việt Nam tiếp cận tốt hơn với các thủ tục trọng tài, tăng cường tính thượng tôn pháp luật, góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực.


PCA là tổ chức liên chính phủ với 115 quốc gia thành viên, được thành lập theo Công ước Lahay năm 1899 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Việt Nam tham gia Công ước này từ ngày 29/12/2011.


Theo thạc sĩ Mạc Thị Hoài Hương (Khoa Pháp luật quốc tế thuộc Đại học Luật Hà Nội), PCA có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các thực thể tư nhân cũng có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp tại PCA.


Ban Thư ký của PCA, đứng đầu là Tổng Thư ký, cung cấp các dịch vụ đăng ký, hỗ trợ hành chính và pháp lý cho các hoạt động của PCA và các quốc gia thành viên.


Ban Trọng tài của PCA gồm các trọng tài viên được chỉ định bởi các quốc gia thành viên của Công ước (hiện có khoảng 300 trọng tài viên). Khi có tranh chấp phát sinh, mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định số lượng trọng tài viên bằng nhau tham gia Hội đồng Trọng tài. Phán quyết của Hội đồng Trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số, có giá trị chung thẩm và bắt buộc với các bên.


Cùng ngày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh có buổi tiếp Tổng Thư ký Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) Hugo Hans Siblesz. Phó Thủ tướng nói vai trò của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong việc hỗ trợ các quốc gia giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế bằng thủ tục trọng tài và hy vọng rằng việc ký kết Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Việt Nam - PCA sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác hai bên, bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ của PCA trong việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ pháp lý Việt Nam để phục vụ đất nước trong quá trình hội nhập.


Theo Chinhphu.vn


Biển Đông trước thềm sự kiện Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng tại Việt Nam


ĐỖ THIỆN-HÒA ĐẶNG


29/10/2021 - 12:09


(PLO)- Việc Tòa trọng tài thường trực (PCA) sẽ thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam có ý nghĩa chính trị và ngoại giao cực kỳ lớn, đặc biệt trong tranh chấp Biển Đông. 


Báo Thế giới và Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Bộ Ngoại giao Việt Nam - đưa tin ngày 27/10/2021 tại trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra lễ ký thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) về việc thành lập văn phòng đại diện của PCA tại Việt Nam.


Diễn biến trên được đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của PCA, nhất là trong việc hỗ trợ đào tạo các luật sư, cán bộ tư pháp của VN thời gian tới.


Nhân sự kiện PCA sẽ mở văn phòng đại diện tại VN, Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Vũ Thanh Ca (nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; giảng viên cao cấp ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) về ý nghĩa của sự kiện quan trọng này.


Vai trò quan trọng của PCA trong giải quyết tranh chấp


image007PGS-TS Vũ Thanh Ca


 Phóng viên: Xin ông giới thiệu sơ lược về lịch sử, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của PCA.


+ PGS-TS Vũ Thanh Ca: PCA là một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1899 với mục đích làm trọng tài phân xử, hỗ trợ các hình thức giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.


Ngày nay, PCA là một thể chế trọng tài hiện đại đa diện, nằm giữa công pháp và tư pháp quốc tế, tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế thông qua hình thức trọng tài trung gian hòa giải.


 Ban thư ký của PCA, do tổng thư ký đứng đầu, gồm một nhóm các chuyên viên pháp lý và hành chính mang nhiều quốc tịch.


PCA có thể trực tiếp giải quyết các tranh chấp hoặc có thể hỗ trợ đề xuất và chỉ định trọng tài để giải quyết các tranh chấp.


. Trong lịch sử tố tụng của PCA có thể kể đến những sự kiện nổi bật nào trong việc thể hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này đối với các vấn đề tranh chấp quốc tế hoặc nâng cao hiểu biết áp dụng pháp luật quốc tế của các quốc gia, thưa ông?


+ PCA có ba phán quyết nổi bật.


Đầu tiên và gần đây nhất là Phán quyết của PCA về tranh chấp biên giới giữa CH Slovenia và CH Croatia ngày 29-6-2017.


Thứ hai là Phán quyết trong vụ kiện về Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc năm 2016. Về cơ bản, phán quyết này có lợi cho bên tranh chấp trực tiếp là Philippines, song tất cả các bên tranh chấp khác không tham gia tố tụng - VN, Indonesia, Malaysia - đều hưởng lợi từ phán quyết này.


Thứ ba là phán quyết về vụ kiện đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, vốn đã trở thành một trong những án lệ trong luật pháp quốc tế. Đảo Palmas - ngày nay còn được biết đến với tên gọi khác là đảo Pula Miangas – hiện thuộc lãnh thổ Indonesia.


image008Tòa trọng tài PCA sẽ mở văn phòng thường trực tại Việt Nam. Ảnh: PCA


Ý nghĩa đối với VN và khu vực


. Việc PCA mở văn phòng đại diện tại VN sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với VN nói riêng và các nước trong khu vực nói chung, đặc biệt là ASEAN?


+ Có thể khẳng định rằng việc PCA mở văn phòng đại diện tại VN có ý nghĩa chính trị và ngoại giao cực kỳ lớn. Điều này nhấn mạnh cách tiếp cận của VN trong bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia trên biển bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.


Mặt khác, diễn biến trên cũng cho thấy VN luôn giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ cũng như các quyền và lợi ích khác trên biển thông qua tiến trình chính trị, ngoại giao và pháp lý.


Đối với VN, PCA có thể hỗ trợ việc đào tạo các chuyên gia pháp lý trong các lĩnh vực khác nhau của luật pháp quốc tế.


Đáng chú ý, bên cạnh giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, PCA còn giải quyết nhiều vấn đề tranh chấp khác giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế, cũng như giữa các tổ chức tư nhân có quan hệ quốc tế với nhau.


Do đó, việc PCA mở văn phòng đại diện tại VN cũng có ý nghĩa trong lĩnh vực thương mại, giúp đào tạo nguồn nhân lực pháp lý và nâng cao hiểu biết về luật pháp quốc tế nhằm giải quyết các rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế VN ngày càng mở cửa.


Đối với khu vực, diễn biến trên cũng có ý nghĩa quan trọng, trong bối cảnh các quốc gia ASEAN chủ trương giải quyết các tranh chấp trên biển, trên đất liền bằng biện pháp hòa bình, mà không phải là cách cách tiếp cận quân sự. Đồng thời, các quốc gia khu vực cũng sẽ hỗ trợ PCA trong việc thực hiện các sứ mệnh của mình.


Vai trò của phán quyết PCA tại Biển Đông


. Trong bối cảnh Trung Quốc thường xuyên có những hành vi gây hấn bảo vệ yêu sách sai trái, thậm chí chiếm giữ cải tạo Biển Đông, quấy rối các nước, sự hiện diện của PCA tại khu vực có ý nghĩa như thế nào?


+ Phán quyết về Biển Đông của PCA năm 2016 là một phần của luật pháp quốc tế, không thể bị thay đổi và có giá trị ở hiện tại và trong tương lai.


Có thể nói, từ khi phán quyết ra đời, các quốc gia trong và ngoài khu vực đã tự tin và sử dụng phán quyết như một công cụ pháp lý để đấu tranh phản đối Trung Quốc, trong đó nổi bật là Mỹ.


Washington đã công khai lên tiếng ủng hộ các quốc gia ASEAN, trong đó có VN, trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, cũng như đã đưa ra các công hàm, thậm chí một số dự luật, đạo luật liên quan.


Không chỉ riêng Mỹ, các quốc gia ngoài khu vực như Anh, Pháp, Đức, Úc, Nhật cũng có những tuyên bố phản đối Bắc Kinh.


Trong khu vực, vai trò của phán quyết thời gian qua đã thể hiện rõ nét ở Philippines. Sau năm năm phán quyết ra đời, Manila đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông.


Trong đoạn băng ghi hình bài phát biểu trong phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 22-9-2021, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khẳng định phán quyết Biển Đông là một phần của luật pháp quốc tế và không quốc gia nào có thể thay đổi phán quyết.


Tuy bên ngoài có vẻ Trung Quốc vẫn phủ nhận phán quyết về Biển Đông, song thực chất, Bắc Kinh được cho là đã có những thay đổi về cách tiếp cận đối với luật pháp quốc tế, trong đó có việc đề xuất các học giả nước này có những nghiên cứu mới nhằm ứng phó những sự kiện tương tự trong tương lai.


Cuối cùng, ý nghĩa của phán quyết đối với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển của VN, cũng như các nước Đông Nam Á khác xung quanh Biển Đông là cực kỳ quan trọng, buộc Trung Quốc dần tuân theo phán quyết và luật pháp quốc tế.


. Xin cám ơn ông.


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông


image009(từ trái) Tiến sĩ Gs. Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ và nhà báo Lý Kiến Trúc từ California tham dự hội thảo Biển Đông. Ảnh VH


Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa


Sau phán quyết của La Haye - VN sẽ còn giữ được bao nhiêu đảo?


Hiểu rõ hơn về phán quyết của PCA ‘đường 9 đoạn’ và các đặc tính về biển - đảo


Thông cáo báo chí của PCA / Thông cáo báo chí của Mỹ


Tuyên bố báo chí của Mỹ / Toàn văn phán quyết của PCA

10 Tháng Hai 2022(Xem: 5670)
CHÂU Á ĐẠI DƯƠNG RẬP RÌNH
07 Tháng Mười 2021(Xem: 6413)
Đường hành quân của HMS Queen Elizabeth