Tàu ngầm Nhật, hải quân Mỹ tập trận chống ngầm ở Biển Đông

18 Tháng Mười Một 20212:15 CH(Xem: 6858)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ NĂM 18 NOV 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


CHIẾN LƯỢC AUKUS KHỞI ĐỘNG


Tàu ngầm Nhật, hải quân Mỹ tập trận chống ngầm ở Biển Đông


image007Tàu ngầm Nhật lần đầu tập trận chống ngầm cùng hải quân Mỹ. Ảnh: USNI. (dưới) Tàu ngầm Nhật. Ảnh minh họa.


image009Tàu ngầm Nhật ở cảng Cam Ranh 20-21/10/2020.


HÒA ĐẶNG


17/11/2021


(PLO)- Hải quân Nhật, Mỹ mới đây đã tiến hành cuộc tập trận chung chống ngầm ở Biển Đông, lần đầu tiên có sự tham gia của tàu ngầm thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật.


Theo thông cáo của Lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật (JMSDF), hải quân Nhật và Mỹ ngày 16-11 đã lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận chung chống tàu ngầm ở Biển Đông, trang USNI News của Viện Hải quân Mỹ đưa tin.


Về phía Nhật, cuộc tập trận có sự tham gia của tàu khu trục trực thăng JS Kaga (DDH-184), tàu khu trục JS Murasame (DD101) cùng trực thăng SH-60J, một tàu ngầm lớp Oyashio và một máy bay tuần tra hàng hải P-1.


Phía Mỹ có sự tham gia của tàu khu trục USS Milius (DDG-69) và một máy bay tuần tra hàng hải P-8A.


image011 Tàu ngầm Nhật lần đầu tập trận chống ngầm cùng hải quân Mỹ. Ảnh: USNI


Theo USNI, đây là lần đầu tiên tàu ngầm của JMSDF tham gia một cuộc tập trận tác chiến chống ngầm với Hải quân Mỹ ở biển South China Sea. 


Hồi tuần trước, cả hai tàu khu trục Kaga và Murasame của Nhật đều đã tiến hành một cuộc tập trận với tàu Milius của Mỹ, và sau đó đã ghé cảng ở vịnh Subic, Philippines hồi cuối tuần. 


Sau khi rời vịnh Subic, hai tàu khu trục của Nhật đã tiến hành một cuộc tập trận ở biển Tây Philippines hay mở rộng ra vùng biển quốc tế với khinh hạm BRP Jose Rizal (FF-150) của Hải quân Philippines.


Vùng biển hoạt động của Mỹ và Nhật chống ngầm chưa thể xác định là ở đâu.


Căn cứ Du Long Hải Nam là căn cứ tàu ngầm quan trọng nhất của Trung cộng ở vùng biển SoUth China Sea.


Theo USNI, Nhóm đặc nhiệm Indo-Pacific Deployment 2021 (IPD21) của JMSDF đã rời Nhật hồi tháng 8, và dự kiến sẽ trở về nước vào ngày 25-11. Ngoài các tàu chiến nêu trên, IPD21 còn có tàu khu trục JS Shiranui.


Trước đó, Hải quân Mỹ và Lực lượng quân đội Hoàng gia Brunei (RBAF) hôm 15-11-2021 đã bắt đầu hoạt động diễn tập trong khuôn khổ cuộc tập trận thường niên "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển" (CARAT) lần thứ 27.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Tàu ngầm tấn công hiện đại nhất Nhật Bản đi vào hoạt động


06/03/2020 |


image013Tàu ngầm tấn công diesel-điện tối tân nhất của Nhật Bản đi vào hoạt động. Ảnh: JMSDF


TPO - JS Oryu là tàu ngầm tấn công diesel-điện được trang bị pin lithium-ion đầu tiên Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản.  


Ngày 5/3/2020, Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF) đã đưa vào hoạt động tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Soryu (SSK) đầu tiên được trang bị pin lithium-ion trong một buổi lễ được tổ chức tại tỉnh Hyogo, phía tây Nhật Bản.


Được đặt tên là JS Oryu (với số hiệu SS 511), chiếc thuyền dài 84m đã chính thức đi vào hoạt động tại đơn vị Tàu ngầm Flotilla 1 của JMSDF, có trụ sở tại Kure, tỉnh Hiroshima.


image014Tàu ngầm tấn công SS 511


JS Oryu là tàu ngầm thứ 11 của lớp Soryu được JMSDF cho vào hoạt động và là chiếc thứ 6 do nhà máy đóng tàu Mitsubishi Heavy Industries chế tạo, Oryu đã được hạ thủy vào tháng 3/2015 và ra mắt vào tháng 10/2018.


Tổng chi phí để sản xuất tàu ngầm lên tới 66 tỷ JPY (615 triệu USD), người phát ngôn cho biết.


Tàu ngầm JS Oryu được trang bị công nghệ pin lithium-ion mới, giúp kéo dài thời gian hoạt động dưới nước, cùng một số công nghệ khác đưa nó trở thành tàu ngầm hiện đại nhất của lớp Soryu. Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trang bị pin lithium-ion thay cho pin axit-chì trên tàu ngầm.


image016Tàu ngầm lớp Soryu dài 84m, rộng 9,1m, cao 8,4m


Được coi là tàu ngầm phi hạt nhân ưu việt bậc nhất trên thế giới, các tàu ngầm lớp Soryu dài 84m, rộng 9,1m, cao 8,4m, có độ giãn nước 4.200 tấn khi lặn và 2.900 tấn khi nổi, tầm hoạt động lên tới 11.300km, tốc độ khi nổi 22km/h, tốc độ khi lặn 37km/h.


Điểm đáng chú ý nhất của tàu ngầm chính là hệ thống động cơ mạnh mẽ, bao gồm 2 động cơ diesel Kawasaki 12V 25S, 1 động cơ điện Toshiba, 4 động cơ Stirling V4-275R Mk-III hoạt động không cần không khí giúp tàu hoạt động yên lặng dưới mặt nước.


Về hệ thống vũ khí-trang thiết bị, tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể triển khai ngư lôi điều hướng hạng nặng Type 89, tên lửa UGM-84 Harpoon của Mỹ, hệ thống tác chiến điện tử ZLR-3-6, radar phòng không ZPS-6F…


Thanh Huyền


Theo Theo Defenseworld


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Việt Nam trước ngưỡng cửa AUKUS và QUAD

Từ AUKUS tới QUAD: Mối tương quan và phản ứng của Trung cộng

10 Tháng Hai 2022(Xem: 6010)
CHÂU Á ĐẠI DƯƠNG RẬP RÌNH
07 Tháng Mười 2021(Xem: 6794)
Đường hành quân của HMS Queen Elizabeth