Biển Đông: Những chuyển động đáng chú ý năm 2021 và sẽ thế nào năm 2022?

04 Tháng Giêng 20227:17 SA(Xem: 4481)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ BA 04 JAN 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Biển Đông: Những chuyển động đáng chú ý năm 2021 và sẽ thế nào năm 2022?


HÒA ĐẶNG

31/12/2021


(PLO)- Năm 2021 khép lại với nhiều diễn biến nổi bật tại Biển Đông trên nhiều mặt trận chính trị, ngoại giao, thực địa, đồng thời mở ra nhiều cơ hội, thách thức mới trong năm 2022.  


Tình hình Biển Đông trong năm 2021 tiếp tục ghi nhận nhiều diễn biến mới ở tầm quốc tế, khu vực và song phương, trên mọi mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế và thực địa.


Năm 2021, Biển Đông đặc biệt chứng kiến sự tăng cường phối hợp về lập trường giữa các nước lớn, sự đẩy mạnh can dự cũng như phản ứng mạnh mẽ hơn đối với các động thái của Trung Quốc tại khu vực.


Mỹ tiếp tục lập trường cứng rắn


Về phía Mỹ, Washington trong năm qua đã khẳng định quan điểm, lập trường nhất quán về Biển Đông, trong đó công khai chỉ trích yêu sách chủ quyền và hành vi phi pháp của Trung Quốc, đề cao luật pháp quốc tế.


Đáng chú ý, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris hồi tháng 8 đã có chuyến công du đầu tiên đến Đông Nam Á, cụ thể là tới Singapore và Việt Nam.


image002Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: REUTERS


Trong bài phát biểu khi đến Singapore, bà Harris khẳng định Mỹ theo đuổi một khu vực châu Á - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, có lợi ích và cam kết lâu dài tại khu vực, đồng thời ủng hộ tự do hàng hải tại khu vực.


Về điểm này, bà Harris tuyên bố Bắc Kinh đang tiếp tục các hành vi “cưỡng ép” và “đe dọa” tại Biển Đông, đồng thời cho rằng hành vi của Trung Quốc đe dọa phá hoại trật tự và chủ quyền dựa trên luật pháp của các quốc gia.


Liên quan các động thái pháp lý nổi bật, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hồi tháng 10 đã thông qua dự luật trừng phạt về Biển Đông và biển Hoa Đông 2021 (còn gọi là S.1657), nhắm đến việc trừng phạt các cá nhân, thực thể Trung Quốc liên quan những hoạt động tranh chấp lãnh thổ do Bắc Kinh gây ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông.


Việc cả hai đảng ủng hộ dự luật S.1657 đã chứng tỏ quyết tâm của Mỹ trong việc ngăn chặn sự bành trướng trái pháp luật của Trung Quốc trên biển.


Trên thực địa, Mỹ trong năm 2021 đã tăng cường hiện diện và các hoạt động quân sự nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc, đồng thời tiến hành các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.


Theo tổ chức Sáng kiến Theo dõi Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) - tổ chức có trụ sở tại Bắc Kinh, Mỹ trong năm 2021 đã thực hiện 1.200 phi vụ trinh sát trên Biển Đông. Ngoài trinh sát cơ, quân đội Mỹ năm qua đã 13 lần điều nhóm tác chiến tàu sân bay và nhóm tác chiến đổ bộ vào Biển Đông, tăng gấp đôi so với năm 2020.


Nổi bật, năm 2021 chứng kiến sự tăng cường phối hợp về lập trường giữa Washington cùng các đối tác, đồng minh - Nhật, Úc, Anh, Pháp, Đức, Canada, New Zealand, theo đó đã tổ chức nhiều cuộc tập trận ở Biển Đông cũng như hình thành các cơ chế liên kết mới ở khu vực (thỏa thuận an ninh ba bên AUKUS giữa Mỹ - Anh - Úc).


Washington cũng tuyên bố sẽ bảo vệ Philippines nếu nước này xảy ra xung đột ở Biển Đông, căn cứ theo Hiệp ước an ninh hỗ tương ký năm 1951.


Trong các chuyến thăm khu vực năm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken đều tuyên bố hậu thuẫn cho đồng minh và đối tác tác ở khu vực, đối phó tham vọng của Bắc Kinh.


Sự tăng cường can dự của các quốc gia ngoài khu vực


Năm 2021, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), cùng Canada, Nhật, Úc đã tăng cường can dự tại Biển Đông.


Điển hình, ba nước Anh, Pháp, Đức, hay còn gọi là nhóm E3, đã xem xét việc thành lập các lực lượng hiện diện thường trực tại Thái Bình Dương nói chung và tại Biển Đông nói riêng.


image001Hải quân các nước Mỹ, Anh, Canada, Hà Lan, Nhật, New Zealand hoạt động chung tại biển Philippines. Ảnh: STUFF


Các quốc gia E3 cũng điều tàu chiến, đặc biệt là nhóm tác chiến tàu sân bay và tổ chức nhiều hoạt động diễn tập quy mô lớn tại khu vực.


Hồi tháng 2, Pháp điều tàu ngầm hạt nhân Émeraude cùng tàu hỗ trợ BSAM Seine đến Biển Đông. Từ tháng 2 đến tháng 7, tàu sân bay trực thăng Tonnerre và tàu hộ vệ Surcouf của hải quân Pháp cũng triển khai sứ mệnh đến khu vực Thái Bình Dương, trong đó có đi qua Biển Đông.


Về phía Anh, hải quân nước này hồi tháng 5 đã điều nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth thực hiện nhiệm vụ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có đi qua Biển Đông.


Đức hồi tháng 8 cũng điều tàu chiến Bayern đi qua Biển Đông.


Cũng trong tháng 8, phía Nhật đã công khai thúc giục EU tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á để đối trọng Trung Quốc. 


Hồi tháng 11, lực lượng phòng vệ biển Nhật (JMSDF) và hải quân Mỹ đã lần đầu tiên tập trận chống ngầm tại Biển Đông.


Về phía Canada, tàu khu trục HMCS Calgary thuộc hải quân nước này hồi tháng 3 đã di chuyển gần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Nhân dịp kỷ niệm 05 năm Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực về Biển Đông (12-7), đồng loạt các nước Mỹ, Nhật, Canada đã nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Phán quyết.


Trung Quốc tự đặt ra các Luật ảnh hưởng trực tiếp tình hình Biển Đông


Năm 2021, Trung Quốc đã ban hành các quy định, nội luật có nguy cơ tác động trực tiếp tình hình Biển Đông, như Luật hải cảnh (chính thức có hiệu lực từ ngày 1-2) hay Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi (chính thức có hiệu lực từ ngày 1-9).


Bên cạnh đó, Bắc Kinh tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát thực tế, tạo ưu thế chiến lược trong cạnh tranh với Mỹ và đồng minh của Washington tại khu vực.


Bên cạnh đầu tư hiện đại hóa lực lượng hải quân cùng năng lực tác chiến trên nhiều mặt trận – đóng tàu sân bay thứ ba, tàu đổ bộ, tăng cường năng lực tác chiến điện tử xung quanh khu vực, v.v, Bắc Kinh cũng gia tăng hiện diện trên thực địa.


image003Các tàu được cho là lực lượng dân quân biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Ảnh: REUTERS


Đáng chú ý là sự hiện diện của lực lượng dân quân biển Trung Quốc tại Biển Đông, điển hình là vụ Philippines hồi tháng 3 công bố phát hiện hàng trăm tàu Trung Quốc tập trung tại đá Ba Đầu (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Diễn biến trên kéo theo loạt “khẩu chiến”, cũng như công hàm ngoại giao phản đối của Philippines đối với phía Bắc Kinh.


Hồi tháng 11, căng thẳng giữa Philippines – Trung Quốc một lần nữa leo thang liên quan vụ các tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng ngăn chặn tàu của Manila tiếp tế cho lực lượng đồn trú trái phép trên bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).


Liên quan vụ việc, loạt quốc gia - Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Nhật, Úc, EU - đã lên tiếng ủng hộ Phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016, kêu gọi các bên ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời phản đối các hành động gây bất ổn tại khu vực.


Phía Trung Quốc cũng đã tổ chức các hoạt động huấn luyện quân sự với tần suất, quy mô lớn tại Biển Đông, cùng các hoạt động diễn tập như điều oanh tạc cơ H-6J thực hành rải thủy lôi và ném bom trên Biển Đông.


Lập trường của ASEAN


Trong vấn đề Biển Đông, lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2021 tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải tăng cường xây dựng lòng tin và tin cậy lẫn nhau; kiềm chế và không làm phức tạp tình hình; duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.


image004Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-G7 lần thứ nhất khai mạc ngày 12-12. Ảnh: ASEAN


Các nước ASEAN nhấn mạnh lập trường về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.


ASEAN khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hoan nghênh việc nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.


Tuy nhiên vẫn có các nước trong ASEAN cẩn trọng xem xét kỹ lưỡng về DOC và COC.


Năm mới, nhiều thách thức mới


Năm 2021 báo hiệu những thách thức lớn trong năm tiếp theo, dự báo những sự kiện, kết quả có thể đạt được do sự nỗ lực của các nước trong quá trình đấu tranh cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Biển Đông.


Biển Đông trong năm 2022 được dự báo tiếp tục là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.


Trong số các bên tranh chấp, Philippines đang ở một vị trí đầy thách thức trong cuộc cạnh tranh đó. Quốc gia Đông Nam Á này có hiệp ước quốc phòng chung với Mỹ, trong khi Trung Quốc là nước láng giềng lớn nhất và đối tác kinh tế hàng đầu của Manila.


Cuộc đua tổng thống Philippines trong năm 2022 hứa hẹn là sự kiện thu hút sự chú ý của các nước trong và ngoài khu vực, đặc biệt về cách tiếp cận của tân chính quyền Manila đối với Bắc Kinh và trong vấn đề Biển Đông.


Trong đó, các diễn biến như Campuchia đảm nhiệm ghế chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2022, hay những tranh cãi còn tồn tại giữa các bên về phạm vi và nội dung của COC, sự cạnh tranh địa chính trị gay gắt giữa Mỹ-Trung và tình hình đại dịch COVID-19 là các yếu tố được dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tiến trình hoàn tất COC. (HÒA ĐẶNG)


Chú thích: Khả năng Trung Quốc và ASEAN hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) theo như thời hạn đặt ra trong năm 2022 là một sự kiện không có gì là không thể tiếp tục dậm chân tại chỗ. (VHO)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16816)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17443)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16990)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17596)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17360)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17273)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16718)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19195)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23619)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19171)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 17944)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24624)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18720)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18301)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 24921)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18233)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18937)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19743)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20280)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 18089)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».