Chiến hạm “tàng hình bombay” cập cảng hòn ngọc viễn đông Saigon

25 Tháng Sáu 20229:43 CH(Xem: 5926)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG- HOA ĐÔNG – CHỦ NHẬT 26 JUNE 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


ẤN ĐỘ HÀNH ĐỘNG HƯỚNG ĐÔNG


Chiến hạm “tàng hình bombay” cập cảng hòn ngọc viễn đông Saigon


VĂN HÓA ONLINE

26/6/2022


Tribune News hôm 24/6/2022 loan tin “Nằm trong kế hoạch triển khai tới Đông Nam Á”, hai chiến hạm tàng hình của Hải quân Ấn Độ, INS Sahyadri và INS Kadmatt, đang có chuyến thăm Việt Nam ba ngày từ 24-26/6/2022.


Hai chiến hạm đã cập cảng Nhà Rồng – hòn ngọc viễn Đông Saigon.


Trước đó, nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh cùng phái đoàn Ấn Độ đã đến Hà Nội làm việc trong ba ngày 7-10/6/2022.


Bộ trưởng Phan Văn Giang đón tiếp Bộ trưởng Rajnath Singh duyệt hàng quân danh dự tại khuôn viên Bộ Quốc phòng Hà Nội.


Tại Hà Nội, ông Rajnath Singh làm việc với Chủ tịch nước CsVN Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính.


image003Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath đến sân bay Nội Bài.


image005Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh cùng các đại biểu quân sự Ấn Độ chụp ảnh lưu niệm.


Kết quả chuyến đi Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã đem lại cuộc hành trình dài hơn 11,000 km của hai chiến hạm Ấn Độ nằm trong chính sách – “Hành động hướng Đông”.


Dưới sự chỉ huy của Đề Đốc (1 sao) Sanjay Bhalla, Sĩ quan Chỉ huy Hạm đội Miền Đông, chuyến thăm trùng với dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời nhằm tăng cường hợp tác hàng hải và tăng cường tình hữu nghị giữa Hải quân hai nước, góp phần hướng tới an ninh. và sự ổn định trong khu vực.


Chiến hạm INS Sahyadri có trọng lượng rẽ nước 6.222 tấn, dài 142,5m và dầm 17,5m. Tàu có thể đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h (khoảng 60km/h).

 

Tàu trang bị một loạt cảm biến vũ khí cho phép tàu hoạt động hiệu quả trong môi trường có nhiều mối đe dọa, khiến tàu trở thành một vũ khí chết người trên biển. Hệ thống vũ khí trên tàu gồm tên lửa chống hạm/đất đối đất tầm xa, tên lửa đất đối không tầm trung và tầm ngắn, ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống ngầm...


Ngoài ra chiến hạm còn mang theo 2 trực thăng đa năng giúp tăng khả năng chiến đấu và phòng vệ.


image007Chiến hạm INS Sahyadri tiến vào cảng Nhà Rồng, ngày 24/6/2022 - Ảnh: QUANG ĐỊNH


image008Chiến hạm INS Kadmatt có trọng lượng rẽ nước 3.490 tấn, dài 109,2m và dầm 14,17m. Tàu có thể đạt tốc độ trên 25 hải lý/h (46km/h). Tàu sở hữu nhiều thành tựu đầu tiên như hệ thống chuyển hướng trực thăng không ray, cửa nhà chứa máy bay dạng gập... - Ảnh: QUANG ĐỊNH

 

Cách đây 2 năm, chiến hạm Hải quân Ấn Độ INS Kiltan đã tạm dừng kỹ thuật tại cảng Nhà Rồng từ ngày 24-26 /12/2020 trong khuôn khổ “hoạt động triển khai liên tục của Hải quân Ấn Độ đối với các tàu của họ đến khu vực Đông Nam Á”.


Theo Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội, INS Kiltan là hộ tống hạm tàng hình chống tàu ngầm mới nhất được đóng trong nước. (Hanoi Times)


image010Chiến hạm tàng hình của hải quân Ấn Độ INS Kiltan warship đến Việt Nam hôn 24-26/12/2020. Photo: Vietnam News Agency


Theo tin TTO, ngày 24/6/2022, hai chiến hạm của hải quân Ấn Độ INS Sahyadri và INS Kadmatt có mặt tại cảng Nhà Rồng, bắt đầu chuyến thăm từ ngày 24 đến 26/6/2022. Đại tá Lê Nam Sơn, phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125, Vùng 2 hải quân, đã có mặt đón tiếp và tham gia cuộc họp báo trên tàu INS Sahyadri.


"Dù 2 quốc gia cách xa nhau hơn 11.000km, đại dương đã kết nối chúng ta với mục tiêu chung hướng đến hòa bình và thịnh vượng. Chúng tôi có mặt ngày hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, với thông điệp về tình hữu nghị giữa con người và hải quân Ấn Độ với Việt Nam", chuẩn đô đốc (Đề Đốc 1 sao) Sanjay Bhalla, sĩ quan chỉ huy Hạm đội miền Đông Ấn Độ, nói tại cuộc họp báo.


image012Chuẩn Đô Đốc (theo cách gọi của quân hàm VN), (Rear Admiral là Hải quân Thiếu tướng 1 sao) Sanjay Bhalla, sĩ quan chỉ huy Hạm đội miền Đông Ấn Độ (giữa), đại tá Lê Nam Sơn, phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125, Vùng 2 hải quân (trái) và tùy viên quốc phòng Ấn Độ, đại tá Varadan Kumar, tại cuộc họp báo ngày 24/6/2022 tại cảng Nhà Rồng Saigon - Ảnh: QUANG ĐỊNH


Tùy viên quốc phòng Ấn Độ - đại tá Varadan Kumar - nhấn mạnh rằng Việt Nam là một nhân tố quan trọng nằm trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ. 


"Tôi cho rằng việc tăng cường hợp tác về an ninh và quốc phòng với Việt Nam là một trụ cột chính. Xét về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cả hai quốc gia Ấn Độ và Việt Nam đều cam kết hướng đến sự hòa bình, ổn định của khu vực. Do đó hợp tác an ninh quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt là một phần quan trọng giúp gìn giữ sự hòa bình và ổn định đó", ông Kumar trả lời Tuổi Trẻ Online.


Về quân sự, Việt- Ấn có mối quan hệ hợp tác lâu đời và chặt chẽ. Mới đây, Việt Nam - Ấn Độ đã ký tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng song phương đến năm 2030, xác định đường hướng phát triển của quan hệ đối tác quốc phòng trong thập kỷ tới. Ấn Độ cũng đã bàn giao 12 tàu tuần tra tốc độ cao cho lực lượng biên phòng Việt Nam nằm trong gói tín dụng quốc phòng trị giá 100 triệu USD của Ấn Độ dành cho Việt Nam.


Việc Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath đến Việt Nam trong chuyến thăm ba ngày để thúc đẩy quan hệ quốc phòng thắt chặt hơn nữa quan hệ quốc phòng song phương, trong bối cảnh cả hai nước đều cảnh giác với các hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. (theo theworldnews.net/in-news/china-on-mind-rajnath-visits-vietnam-to-boost-defence-ties)


  • Có một nhà thơ viết về Bombay: Những câu chuyện Bombay sẽ tồn tại mãi mãi”.
  • Bombay là tên một thành phố lớn rất nổi tiếng của Ấn Độ đổi tên từ thành phố cổ xưa Mumbay.
  • Ở Saìgon trước năm 1975, Bombay là tên gọi quen thuộc các hiệu buôn vải vóc lớn của người Ấn Độ. Nói đến người Ấn ở Saigon trăm năm trước là nói đến tiệm buôn vải lụa tơ tằm.
  • Ngoài khu phố sầm uất riêng của người Ấn Độ ở ngay trung tâm Quận 1 Saigon, họ còn có một ngôi đền lớn nằm trên đường Trương Định, cách chợ Bến Thành vài bước. Đền thờ là một kiến trúc tôn giáo đặc sắc của phái Hindu thờ nữ thần Mariamman linh thiêng.
  • Hơn 100 năm trước, thời kỳ đất Nam kỳ Lục tỉnh là thuộc địa Pháp, khá nhiều người Ấn làm đại điền chủ ở Lục tỉnh, dân chúng miền Nam thường gọi là Chà già. Chà già làm chủ ruộng đất rộng lớn cùng với các đại điền chủ người Pháp, người Nam bộ (ví dụ như Công tử Bạc Liêu, hoặc các quan lại, trí thức Việt làm việc cho Pháp; đại đa số dân chúng Nam Bộ làm tá điền hoặc cày thuê cuốc mướn cho bọn đại điền chủ). Các đại điền chủ Chà già thu mua lúa thóc kéo về cảng Nhà Rồng bán cho đầu nậu Hoa thương Chợ Lớn, cho nên đường đi nước bước sông rạch. Con sông Saigon và cảng Nhà Rồng là bến đậu quá quen thuộc đối với người Ấn.
  • Người Ấn rất khôn khéo khi đến Việt Nam, họ không có ý chiếm đất làm thuộc địa, chỉ làm ăn buôn bán và thu vén lợi lộc.  
  • Ấn Độ có rất nhiều danh nhân nổi tiếng, ví dụ như nhà lãnh đạo phong trào tranh đấu bất bạo động Mohandas Karamchand Gandhi, thi hào kiệt xuất Rabindranath Tagore (tác giả tập thơ Lời Dâng-Tâm Tình Hiến Dâng, bản tiếng Việt của dịch giả tài hoa Dỗ Khánh Hoan, NXB An Tiêm Saigon 1969).
  • Hiện nay, không có gì lạ khi chiến hạm Ấn Độ thường ghé bến cảng Nhà Rồng Saigon mà ít ghé Cam Ranh hay Đà Nẵng. (VHO sơ lược)