USS Reagan hành quân Biển Đông, USS Benfold áp sát Hoàng Sa, Trung cộng tập trận

16 Tháng Bảy 20221:21 SA(Xem: 3526)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG- HOA ĐÔNG - THỨ SÁU 15 JULY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


BIDEN FONOPs 2022


USS Reagan hành quân Biển Đông, USS Benfold áp sát Hoàng Sa, Trung cộng tập trận

image057

Thụy Miên


14/07/2022 Thanh Niên Online


Nhóm tác chiến hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-77) hiện hoạt động tại Biển Đông, trùng với thời điểm khu trục hạm USS Benfold thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của VN.


image060HKMH USS Ronald Reagan. Hải quân Mỹ


Hạm đội 7 hôm 13.7 thông báo HKMH USS Ronald Reagan lần đầu tiên vào Biển Đông trong năm 2022, theo USNI News hôm 14/7/2022.


Trong thời gian ở đây, nhóm tác chiến HKMH USS Ronald Reagan sẽ triển khai các chiến dịch an ninh hàng hải, bao gồm phối hợp huấn luyện chiến thuật giữa các đơn vị trên không và trên biển.


“Nhóm tác chiến của chúng tôi hoạt động không ngơi nghỉ để duy trì năng lực và sự sẵn sàng, và chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc này trong lúc hoạt động ở Biển Đông để thể hiện cam kết của Mỹ tại khu vực”, Chuẩn đô đốc Michael Donnelly, Tư lệnh Hạm đội đặc nhiệm 70/Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5.


Nhóm tác chiến USS Ronald Reagan bao gồm USS Ronald Reagan, Không đoàn tàu sân bay số 5, tuần dương hạm USS Antietam (CG-54) và khu trục hạm USS Higgins (DDG-76).


Tháng trước, nhóm tác chiến USS Ronald Reagan tham gia cuộc tập trận Valiant Shield 2022 ở vùng biển Philippines. Các chiến đấu cơ thuộc Không đoàn tàu sân bay số 5 đã diễn tập bắn đạn thật, tấn công các mục tiêu tầm xa trên biển.


Theo trang Defense News, khoảng 13.000 quân nhân thuộc hải quân, không quân, lục quân, thủy quân lục chiến và không gian của Mỹ đã phối hợp diễn tập trong khuôn khổ Valiant Shield 2022. Sự kiện chỉ dành cho các lực lượng Mỹ tập trung vào nỗ lực tăng cường sự tương tác liên quân, được xây dựng dựa trên môi trường thực tế nhằm đối phó các lực lượng thù địch.


Bên cạnh đó, tàu ngầm HMAS Collins của Hải quân Hoàng gia Úc hiện có mặt tại Biển Đông. Còn USS Frank Cable, tàu tiếp liệu tàu ngầm của Mỹ, đã đến quân cảng RMN Kota Kinabalu của Malaysia hôm 13/7/2022.


Cũng theo thông báo của Hạm đội 7, hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải (FONOP) của khu trục hạm USS Benfold đã được thực hiện vào ngày 13/7/2022 tại Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.


Chiến hạm Benfold áp sát Hoàng Sa


Vi Trân


/07/2022 Thanh Niên Online


Theo thông báo của Hạm đội 7 thuộc hải quân Mỹ, hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải (FONOP) của khu trục hạm USS Benfold được thực hiện vào ngày 13/7/2022 tại Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.


image062Khu trục hạm USS Benfold áp sát Hoàng Sa ngày 13/7/2022. Hải quân Mỹ


Thông cáo nói hoạt động này phù hợp với luật quốc tế và tàu Benfold sau đó tiếp tục hoạt động tại Biển Đông. Bên cạnh đó, hoạt động của Mỹ còn nhằm thách thức tuyên bố của Trung Quốc về đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa, cho rằng tuyên bố này không phù hợp với luật quốc tế.


Cùng ngày, Bộ Chỉ huy Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc thông báo đã cho các đơn vị theo dõi và xua đuổi tàu Benfold, đồng thời chỉ trích hành động của Mỹ gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định tại Biển Đông, theo Reuters.


Hồi tháng 1, tàu Benfold cũng thực hiện một cuộc FONOP tương tự gần quần đảo Hoàng Sa.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác trên các vùng biển của Việt Nam được xác lập trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển đó đều vô giá trị và không được công nhận.


Trung Quốc sắp tập trận trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa?

image064

Văn Khoa


15/07/2022 Thanh Niên Online


Một thông báo được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) hôm nay 15.7 nói rằng tập trận sẽ diễn ra ở Biển Đông từ ngày 17-20.7.


Cũng theo thông báo trên, cuộc tập trận sẽ diễn ra từ 0 giờ ngày 17.7 đến 24 giờ ngày 20/7/2022, với khu vực tập trận được giới hạn bởi các điểm có 7 tọa độ.


Kết quả đối chiếu 7 tọa độ lên Google Maps cho thấy khu vực tập trận dường như có một phần nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


image065Thông báo về cuộc tập trận ở Biển Đông được đăng trên website của MSA ngày 15.7
Chụp Màn Hình msa.gov.cn

Thông báo không nói rõ quy mô tập trận, chỉ nói cấm tàu thuyền vào khu vực liên quan.


Trước đó, MSA đã đăng số một thông báo cho thấy Trung Quốc tiến hành ít nhất 3 cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 7-13/7/2022.


image067Một chiến hạm thuộc Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc trong cuộc tập trận tác chiến vào ngày 11/6/2022. Chụp màn hình ChinaMil.COM


Tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã tiến hành hoặc lên kế hoạch khoảng 45 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có 9 cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Việt, theo các thông báo được đăng trên website của MSA và thông tin từ tờ South China Morning Post. Trong đó có ít nhất 2 cuộc tập trận phi pháp ở khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bao gồm một cuộc tập trận vào ngày 19.6.


Chiều 23.6, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông báo tập trận quân sự ngày 19.6 tại khu vực nằm trong lãnh hải 12 hải lý của đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.


"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và không tái diễn vi phạm tương tự", bà Hằng nhấn mạnh.


++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


USS Benfold áp sát quần đảo Hoàng Sa lần đầu năm 2022


Vi Trân


20/01/2022 0 Thanh Niên Online


Hải quân Mỹ thông báo một tàu khu trục vừa thực hiện hoạt động bảo vệ tự do hàng hải tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa.


Website của Hạm đội 7 thuộc hải quân Mỹ ngày 20.1 đăng thông cáo cho hay tàu khu trục USS Benfold (DDG-65) trong ngày đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOPs)) quanh quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc cưỡng chiếm phi pháp.


image069Tàu khu trục hạm USS Benfold áp sát Hoàng Sa ngày 20/1/2022. Hải quân Mỹ


Thông cáo nói hoạt động này phù hợp với luật quốc tế và tàu Benfold sau đó tiếp tục hoạt động tại Biển Đông. Bên cạnh đó, hoạt động của Mỹ còn nhằm thách thức tuyên bố của Trung Quốc về đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa, cho rằng tuyên bố này không phù hợp với luật quốc tế.


Cùng ngày, Bộ Chỉ huy Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc thông báo đã cho các đơn vị hải quân và không quân theo dõi tàu Benfold, theo Reuters.


Chuyến FONOP của tàu khu trục USS Benfold diễn ra chỉ một ngày sau kỷ niệm 48 năm Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.


Việt Nam đã nhiều lần lên án và kiên quyết phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác trên các vùng biển của Việt Nam được xác lập trên cơ sở UNCLOS 1982. Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển của mình đều vô giá trị và không được công nhận.


Việt Nam lên tiếng về báo cáo của Mỹ liên quan tới tranh chấp Biển Đông


Liên quan đến các vấn đề ở Biển Đông, Việt Nam luôn phản đối và không chấp nhận mọi yêu sách liên quan không phù hợp với luật pháp quốc tế.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm nay (14/1) đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam liên quan đến việc Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố báo cáo số 150 về các ranh giới biển.


Người phát ngôn nhấn mạnh, Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển.


Liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định quan điểm nhất quán và rõ ràng của mình, cả trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương. Theo đó, Việt Nam luôn phản đối và không chấp nhận mọi yêu sách liên quan không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).


image072Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Minh Anh


Nhân dịp này, Phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Việt Nam một lần nữa đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, có đóng góp tích cực và thực chất nhằm duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tính toàn vẹn của UNCLOS và trật tự dựa trên luật lệ”.


Mỹ công bố tài liệu 47 trang bác bỏ cơ sở địa lý và lịch sử liên quan đến các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.


Tài liệu nghiên cứu công bố ngày 12/1 của Cục Đại dương, Môi trường Quốc tế và Các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phi pháp hoặc một số hình thức "thẩm quyền riêng" đối với hầu hết Biển Đông.


"Những tuyên bố này làm suy yếu nghiêm trọng pháp quyền ở các đại dương và nhiều quy định được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế được nêu trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982", tài liệu viết.


Khi công bố tài liệu, Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa kêu gọi Bắc Kinh “ngừng các hoạt động trái pháp luật và cưỡng ép ở Biển Đông”. Đây là bản cập nhật của một nghiên cứu tiến hành năm 2014, trong đó bác bỏ cái gọi là "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh ở Biển Đông. Thành Nam


Mỹ công bố tài liệu bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông


Mỹ vừa đưa ra một tài liệu gồm 47 trang bác bỏ những yêu sách “bất hợp pháp” của Trung Quốc tại Biển Đông, phủ nhận cả cơ sở địa lý lẫn lịch sử mà nước này nêu ra.


image074Tàu hải cảnh của Trung Quốc


Trang NDTV dẫn tin tức từ Cục Đại dương, Các vấn đề khoa học và Môi trường quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 12/1 cho biết, Trung Quốc không có cơ sở nào theo luật pháp quốc tế đối với các tuyên bố về Biển Đông.


Tài liệu nêu rõ: “Ảnh hưởng của những yêu sách về hàng hải này là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp hoặc có một số hình thức độc quyền tài phán đối với hầu hết Biển Đông.


Những tuyên bố này làm suy yếu nghiêm trọng pháp quyền ở các đại dương và nhiều quy định được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế được nêu tại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982". 


Khi công bố tài liệu, Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa kêu gọi Bắc Kinh “ngừng các hoạt động trái pháp luật và cưỡng ép ở Biển Đông”. Đây là bản cập nhật của một nghiên cứu tiến hành năm 2014, trong đó bác bỏ cái gọi là "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh ở Biển Đông.


Năm 2016, một tòa án quốc tế đã ra phán quyết ủng hộ Philippines khi nước này khiếu nại về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh đáp lại bằng cách đưa ra những lý lẽ mới, gồm cả việc nước này có "quyền lịch sử" với khu vực này.


Tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, những tuyên bố về quyền lịch sử như vậy là "không có cơ sở pháp lý" và Trung Quốc không đưa ra lý lẽ cụ thể. Nghiên cứu cũng chỉ ra các lý do về mặt địa lý nhằm bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc, nói rằng hơn 100 thực thể mà Bắc Kinh đề cập ở Biển Đông đều chìm dưới mực nước biển khi thủy triều lên, vì thế "vượt quá giới hạn hợp pháp về lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào”.


Bắc Kinh viện dẫn các đặc điểm địa lý như vậy để tuyên bố chủ quyền với bốn nhóm đảo, song nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ ra rằng nó không đáp ứng các tiêu chí về đường cơ sở theo công ước của Liên Hợp Quốc.


Tài liệu trên được đưa ra trong bối cảnh cạnh tranh Trung - Mỹ ngày càng gay gắt.


Năm 2020, Ngoại trưởng Mỹ thời đó là Mike Pompeo đã ủng hộ tuyên bố chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, vượt xa lập trường của Mỹ trước đây là thách thức Trung Quốc nhưng không chỉ rõ ràng quốc gia nào có quyền hợp pháp. Hoài Linh


https://vietnamnet.vn/my-cong-bo-tai-lieu-bac-bo-yeu-sach-cua-trung-quoc-tai-bien-dong-808569.html