Đi vào một lịch sử không hề mơ ước

26 Tháng Mười Một 20223:53 CH(Xem: 2826)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG – HOA ĐÔNG – THỨ BẨY 26 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


image001image003Tập đoàn PetroVietnam công bố bản đồ các lô khai thác dầu khí ở Biển Đông vào năm 2012. Getty Images

 

Dầu hỏa Việt Nam Cộng Hòa:


Đi vào một lịch sử không hề mơ ước

image004image005

Trần Văn Khởi


Nguyên Tổng Cục Trưởng Dầu Hỏa và Khoáng Sản VNCH trước 1975.


Ảnh: Kỹ sư Trần Văn Khởi (trái) và Ngoại trưởng Vương Văn Bắc. Nguồn Net.


Bài viết của tác giả Trần Văn Khởi đăng trên Văn Hóa Online chuyển tiếp từ hộp thư nhà văn Phạm Quốc Bảo.


Sau nhiều năm thăm dò sơ khởi ngoài khơi, chương trình tìm dầu của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã thực sự lăn bánh trên phi đạo với việc ban hành Luật Dầu Hỏa cuối năm 1970. Khi giao cho tôi phụ trách chương trình, Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc đã chia sẻ với tôi viễn ảnh phát triển bền vững do khai thác dầu hỏa dẫn đầu, cùng với những cải tổ cơ cấu căn bản, đưa tới một nền kinh tế thị trường tiến bộ và cởi mở trong tương lai. Trong hơn bốn năm kế tiếp, chương trình đã được xúc tiến mạnh mẽ, đưa tới khoan sáu giếng ngoài khơi, tìm được hai mỏ và một vết dầu triển vọng. Rồi bước ngoặc lịch sử 30 tháng Tư đã làm sụp đổ chế độ cộng hòa, kết thúc giấc mơ lấy dầu hỏa thay viện trợ Mỹ để phát triển miền Nam.


Chính phủ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tiếp thu ngay chương trình tìm dầu. Mấy năm đầu thì tiến độ công tác rất chập chững, một phần vì bị cấm vận không được tiếp cận kỹ thuật dầu khí tây phương, một phần vì, như sau này tự nhận định, “quan điểm tự lực trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài biển chưa có tính khả thi về vốn, cán bộ và công nghệ.” Mấy năm sau, ngành dầu khí đã trưởng thành nhanh chóng dựa trên khám phá mới ở mỏ Bạch Hổ và hàng loạt mỏ dầu mới ngoài khơi miền Nam. Đến nay, sau 40 năm khai thác, công trình dầu khí đã mang lại cả trăm tỉ Mỹ kim cho Việt Nam, chưa kể đến những hệ quả kích động dây chuyền trong sinh hoạt kinh tế.


Nhiều tài liệu và biểu hiện trong mấy năm gần đây cho thấy CSVN đã đối xử sòng phẳng với những bước sơ khởi trong thời VNCH, đánh giá cao nhiều công tác ban đầu, và khi viết lịch sử đã đưa dầu hỏa VNCH vào lịch sử dầu khí Việt Nam. Nhưng đó không phải là lịch sử nhiều người hằng mơ ước trước 75.


Loạt bài ở báo Tuổi Trẻ


Trong nhiều ngày cuối tháng Tư năm 2018, báo Tuổi Trẻ đã đăng một loạt bài về Mỏ Dầu Bạch Hổ, trình bầy rất chi tiết những bước VNCH đã thành tựu trước đây, và đã đưa ra nhiều nhận định tương đối khách quan, có phần khen ngợi. Bài báo đã:


            * mở đầu bằng xác nhận ngay “Bạch Hổ, mỏ dầu chủ lực quyết định thành-bại của ngành dầu khí Việt Nam, được tìm thấy từ trước 30-4-1975;”


            * ghi nhận lần lượt các công trình nghiên cứu ngoài biển đầu tiên từ năm 1967, ban hành Luật Dầu Hỏa cuối năm 1970; một tháng sau thành lập Ủy Ban Quốc Gia Dầu Hỏa, đi học bài với CONOCO mà báo gọi là “đi đêm”; công bố đầu tháng 6-1971 lịch trình đấu thầu quốc tế để cấp quyến tìm kiếm và khai thác dầu hỏa; nhận bản trả lời vấn-đề-lục (TVK: questionnaire) của 18 công ty; rồi một lần nữa thông báo gọi thầu dầu hỏa ngày 24-3-1973, đưa tới ký hợp đồng cho tám lô, được 16.6 triệu USD tiền hoa hồng chữ ký; rồi đầu tháng 2-1974  tổ chức thêm một cuộc gọi thầu thứ hai, với điều kiện khắt khe hơn, các lô rộng chỉ bằng nửa các lô kỳ trước, thâu thêm được 29.1 triệu USD tiền hoa hồng chữ ký, mà các công ty trả chỉ để được phép đi tìm dầu;


            * mô tả chi tiết công việc của 6 nhân viên ở Văn Phòng Dầu Hỏa (TVK:  hai thư ký là Bà Trước và ông Sỹ; 4 chuyên viên là Võ Anh Tuấn, Nguyễn Văn Vĩnh, Phí Lê Sơn, và tôi), “đánh máy, chữa lỗi từng trang stencil mờ cả mắt, quay ronéo trên giấy trắng cỡ 21x33cm, in bìa, đục lỗ, đóng thành tập;”


            * đăng hình Ủy Ban Dầu Hỏa VNCH thăm viếng dàn khoan, và hình ông Vĩnh và tôi đi tham quan ở hTái Lan;


            * đưa ra những thẩm lượng tích cực, có phần khen ngợi chương trình tìm dầu của VNCH trước đây:


                        -  “ Lần đầu soạn thảo và chưa từng có trải nghiệm để chỉnh sửa nhưng đạo luật dầu hỏa VNCH được giới chuyên môn đánh giá khá chặt chẽ, chú trọng quyền lợi quốc gia;”


                         -  “Quan điểm của Chính Phủ VNCH là vừa làm vừa “học nghề’ của các công ty quốc tế. Nhưng ngay trong tình thế hạn chế đó, họ vẫn làm được nhiều việc hiệu quả, nhanh chóng, đặc biệt là tổ chức hai cuộc đấu thầu triệu đô thành công trên cả mong đợi;”


                        -  “ Nhiều ý kiến chuyên môn khẳng định một năm nỗ lực của ngành dầu hỏa miền Nam Việt Nam bằng hành trình 10 năm của các quốc gia khác;”


                         -  “ Theo TS Ngô Thường San, chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam, Chính Phủ VNCH trước năm 1975 đã có nỗ lực rất lớn trong việc tìm kiếm và khai thác tài nguyên dầu khí. Họ thực hiện đúng những tiến trình bài bản, từ việc ban hành đạo luật dầu hỏa để có nền tảng pháp lý, thành lập Ủy Ban Quốc Gia dầu hỏa điều hành công việc, và mời gọi các công ty quốc tế có năng lực mạnh tiến hành thăm dò khai thác. Chỉ với 6 mũi khoan đầu tiên mà đã tìm thấy hai giếng dầu có khả năng thương mại, một giếng có dấu vết, là sự thành công rất lớn. Tỉ lệ thành công này cao hơn cả tỉ lệ trung bình của ngành dầu khí thế giới.”


Bộ Lịch Sử Ngành Dầu Khí Việt Nam (đến năm 2010)


Phần lớn các chi tiết trong bài báo Tuổi Trẻ được lấy từ bộ Lịch Sử Ngành Dầu Khí Viêt Nam (đến năm 2010) do Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam soạn thảo, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, Hà Nội (2011), Đây là một sử liệu khổng lồ, có rất nhiều chi tiết, gồm 3 tập tổng công hơn 1700 trang. Hội Đồng Biên Soạn và Ban Biên Tập gồm toàn là những lãnh đạo dầu khí và các cấp chỉ huy kỹ thuật của CSVN suốt hàng chục năm qua. Bộ sử liệu cũng đã viết về các tổ chức và hoạt động của các đảng bộ đảng đoàn và tổ chức chính trị CS trong mọi cấp mọi ngành dầu khí. Bộ sử liệu này có thể tìm đọc được trên internet.


Các chi tiết thời VNCH tương đối trung thực và khách quan, và việc soạn thảo đã có sự đóng góp ban đầu của ông Nguyễn văn Vĩnh (nguyên Cục Trưởng Dầu Hỏa) và trợ giúp của ông Phí Lê Sơn (nguyên Giám Đốc Kế Hoạch và Huấn Luyện). Cả hai ông Vĩnh và Sơn đã quyết định không di cư hồi tháng Tư 75 vì lý do gia đình. Như đa số nhân viên của Tổng Cục Dầu Hỏa và Khoáng Sản, hai ông đã ở lại làm việc với cơ quan tiếp quản CS được mấy năm cho đến khi tổ chức dầu khí dời đi Vũng Tàu để chuẩn bị hợp tác lâu dài với Sô Viết đầu thập niên 1980. Hai ông được mời hợp tác soạn thảo sử liệu sau khi đã thôi việc và rời ngành dầu khí hơn 20 năm.


Năm 2002, tôi có tự xuất bản cuốn “Dầu Hỏa Việt Nam 1970-1975: Những Ngày Còn Nhớ,” như là phúc trình của một chuyên viên. Cuốn sách không hề ra mắt, và chỉ in một lần. In xong, tôi có gởi biếu cho hai ông Vĩnh và Sơn ở Saigon và 5 cuốn cho Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam ở Hà Nội. Cuốn sách này có được liệt kê trong phần Tài Liệu Tham Khảo của bộ sử liệu, Tập III trang 584, và hiện nay có thể đọc được ở vietmessenger.com.


Bộ sử liệu không nhắc nhở gì đến các công tác về luật biển và thềm lục địa dưới thời VNCH. Hồi đó UBQGDH đã đưa đề mục luật biển vào ưu tiên hàng đầu và đã phân công Luật Sư Vương Văn Bắc phụ trách; Luật Sư Bắc là một luật sư tư nhân nổi tiếng, đã được đích danh mời vào UBQGDH, về sau làm Tổng Trưởng Ngoại Giao của VNCH. Tại Tổng Cục, tôi cũng đã dành phần lớn thời giờ để làm việc trong lãnh vực luật biển thềm lục địa.


Bộ sử liệu cũng không đề cập gì về hoạt động trong luật biển và thềm lục địa dưới thời CSCN. Trong các chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Tập Đoàn Dầu Khí thì không thấy có gì về luật biển hay thềm lục địa.


Tên Giếng Dầu


Mười mỏ dầu lớn nhất ở Việt Nam hiện nay tên là: Bạch Hổ, Sư Tử Đen / Vàng / Trắng / Nâu, Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Tây và Lan Đỏ. Hai mỏ Bạch Hổ và Đại Hùng được đặt tên trước tháng Tư 75; các mỏ khác đặt tên sau mà đại khái cũng theo phương thức cùng là hoa lá cây cỏ, thú vật trên bờ dưới biển ở Việt Nam.


Hồi 1974 trước khi các công ty khởi sự khoan giếng, họ bàn với tôi cần đặt tên giếng dầu. Thay vì theo thông lệ quốc tế lúc đó đặt tên theo địa dư hay danh số của lô mà tôi thấy nhàm chán, tôi muốn tên sẽ có một cái gì gắn bó với Việt Nam. Tôi nghĩ ngay đến các vị anh hùng trong lịch sử; còn gì hay bằng mỏ dầu Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.  Ngặt một điều là không có gì bảo đảm giếng sẽ khoan trúng dầu – sác xuất trúng dầu khi khởi đầu chỉ là 1 trên 10, 10 giếng mới may ra trúng một mỏ, mà biết giếng nào trúng đây. Và lỡ giếng Trần Hưng Đạo bị “khô” thì quả là một điều phạm thượng tày trời. Tôi cũng nghĩ đến tên các thi hào văn nhân, thì cũng kẹt vậy: Nguyễn Du tội tình gì mà 300 năm sau có người khóc chỉ vì tên dính liền với một giếng khô ở thềm lục địa?


Rồi tôi nghĩ đến tên các tỉnh, các quận, sông núi ở các địa phương thì cũng kẹt vậy: mỏ dầu An Giang nghe elegant, nhưng một loạt giếng khô mang tên Quảng Trị, Nha Trang, Ngự Bình…thì cũng rất khó nghe cho đồng bào ngoài Trung. Rốt cục lại, tôi đã chọn tên hoa lá cây cỏ và thú vật trên bờ dưới biển, những tên gần gũi với Việt Nam mà nếu giếng đó có bị “khô” thì cũng không phiền lòng ai. Tên các giếng đầu tiên là Hồng, Dừa I, Dừa II, Mía, Bạch Hổ và Đại Hùng.


Sau 1975, tôi có để ý theo dõi tiến triển hoạt động dầu khí ở Việt Nam, đặc biệt là tên các giếng dầu mới, nhưng tin tức lúc đầu không có nhiều, một phần vì tiến độ chậm chạp, và phần lớn là vì CSVN mấy năm đầu thì như là một lỗ đen (black hole), ánh sáng không lọt ra ngoài được còn nói gì đến tin tức. Đến khoảng đầu thập niên 1980, tôi đọc thấy có tên ba giếng mới ở ngoài khơi là Cam, Vải Thiều, Đu Đủ; tôi rất ngạc nhiên. Rồi lại nghe một loạt giếng nữa mang tên Mãng Cầu, Cau, Phong Lan, tôi rất hài lòng.


Năm 1995, tôi gặp lại hai ông Vĩnh và Sơn khi tôi tham dự hội thảo dầu khí do PetroVietnam tổ chức ở Saigon. Tôi có hỏi ông Vĩnh sau này khi đặt tên giếng dầu thì làm sao. Ông Vĩnh nói ông đưa ra ý kiến với một số tên rồi anh em chọn, ai cũng thấy mọi chuyện tự nhiên, rồi cứ tiếp tục như trước. Có lần tôi nghĩ nếu hồi đó tôi đổi tên giếng qua thành những chữ thời thượng của VNCH như Tự Do, Công Lý, Vì Dân…thì biết đâu bản đồ thềm lục địa hôm nay đã tràn đầy những tên thời thượng CSVN như tên đường phố mới, thay vì những tên cây cỏ thú vật bình dân và quen thuộc trong đại chúng.


Mới đây có tin tìm được một mỏ nhiều triển vọng ở ngoài khơi Quảng Trị, đặt tên là Kèn Bầu. Nghe cũng thú vị, thật là gắn bó với Việt Nam.


Chuyên viên dầu khí CS


Trong buổi triển lãm dầu khí ở Saigon năm 1995, tôi đã có dịp trò chuyện xã giao với Tiến Sĩ Ngô Thường San, và qua danh thiếp trao đổi, với nhiều kỹ thuật gia cao cấp của PetroVietnam và một vài cố vấn dầu khí của chính phủ. Cuộc trao đổi rất là cởi mở giữa những người mới gặp nhau lần đầu. Tôi khen chuyên viên Việt Nam đã đưa dầu khí Việt Nam vào kỹ nghệ và kỹ thuật dầu khí quốc tế. Các viên chức PetroVietnam thì liên tiếp gởi nhắn tôi những lời thân thiện:


            - “Nghe tên anh lâu bây giờ mới thấy mặt;”


            - “Tôi có biết chuyện hồi trước anh làm;”


            - “Anh về đây làm việc với tụi tôi đi;”


            - “Anh có rảnh thì mời anh đi thăm Bạch Hổ;”


            - “Anh có dịp ghé thăm cơ sở Vũng Tàu:”


Tôi rất cảm kích những lời cởi mở và thân thiện này, mà phải đi Indonesia ngày hôm sau.


Trên đường bay về, và nhiều lần sau này, tôi đã nghĩ tới buổi trò chuyện đó, và lần nào tôi cũng nghĩ rằng thái độ vồn vã và ân cần của chuyên viên PetroVietNam đã phản ảnh phần lớn sự đánh giá thuận lợi của họ đối với các bước đầu cẩn thận và thành công của chương trình dầu hỏa VNCH trước 75.


Cách đây mấy năm, tôi có theo dõi vụ “ô nhục” (từ điển Anh-Việt Nguyễn Văn Khôn dịch chữ scandal) ở PetroVietnam, gây ra do vị chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí vốn không có gốc gác kỹ thuật chuyên nghiệp mà là một phó bí thư tỉnh ủy được đề bạt vào làm. Thấy tin một số chuyên gia dầu khí có thành tích kỹ thuật xuất sắc đã bị vướng vào vòng tù tội, tôi cũng rất áy náy cho các chuyên viên này.


Một lịch sử không mơ ước


Năm 1973, trong buổi tối trước ngày ký các hợp đồng đầu tìm dầu đầu tiên, tôi mang 32 tập hợp đồng (8 lô, mỗi lô 2 bản tiếng Việt 2 bản tiếng Anh) đến nhà Tổng Trưởng Phạm Kim Ngọc để ông ký tắt trên từng trang (hai chữ pn). Vừa uống trà sâm vừa ăn bánh ngọt, hai người vừa nói chuyện trong khi tay ông Ngọc cứ như máy ký nhanh trên cả mấy trăm trang. Tôi nhớ ông nói với tôi “Khi nào có dầu thì mình sẽ đi vào lịch sử.”


Đầu năm 1975, VNCH tìm thấy nhiều dầu ở mỏ Bạch Hổ, rồi chỉ mấy tháng sau là tan hàng đành phải bỏ lỡ. Các chuyên viên kỹ thuật của CSVN sau đó đã nỗ lực phát triển mạnh mẽ và thành công việc khai thác tài nguyên dầu khí ở ngoài khơi. Họ đã đưa sự nghiệp dầu khí vào lịch sử, và theo đó đã đưa dầu hỏa VNCH vào lịch sử.


Nhưng lịch sử này không phải là lịch sử trong viễn kiến của Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngoc, không nằm trong tầm nhìn của UBQGDH, và cũng không phải là lịch sử mà các chuyên viên dầu hỏa VNCH thời đó mỗi ngày hằng mơ tưởng./.


Trần Văn Khởi


Houston, tháng 11 năm 2022


* Chú thích: Bài viết của tác giả Trần Văn Khởi đăng trên Văn Hóa Online được chuye3n tiếp từ hộp thư nhà văn Phạm Quốc Bảo.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Tài liệu dầu khí Việt Nam ở Biển Đông

Sưu tập của www.nhatbaovanhoa.com


Hồi ức Khương Hữu Điểu: Khai Khẩn Dầu Hỏa Ngoài Khơi


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2416/hoi-uc-khuong-huu-dieu-khai-khan-dau-hoa-ngoai-khoi


Làm gì khi mỏ Bạch Hổ cạn dầu?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a7441/lam-gi-khi-mo-bach-ho-can-dau-


Phát hiện mỏ Kèn Bầu 'lớn nhất' lịch sử ở vùng biển tỉnh Quảng Trị


https://www.nhatbaovanhoa.com/a10103/phat-hien-mo-ken-bau-lon-nhat-lich-su-o-vung-bien-tinh-quang-tri


VN tiến hành khai thác dầu khí trong vùng biển EEZ khẳng định lưỡi bò vô giá trị


https://www.nhatbaovanhoa.com/a5959/vn-tien-hanh-khai-thac-dau-khi-trong-vung-bien-eez-khang-dinh-luoi-bo-vo-gia-tri


Vùng biển khai thác sẽ xác lập hải giới EEZ cho các quốc gia ven biển?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a8345/vung-bien-khai-thac-se-xac-lap-hai-gioi-eez-cho-cac-quoc-gia-ven-bien-


Công an bắt Đinh La Thăng và đồng bọn


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6758/cong-an-bat-dinh-la-thang-va-dong-bon


Tỷ phú Philippines giành quyền khai thác mỏ dầu khí lớn ở bãi Cỏ Rong


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11276/ty-phu-philippines-gianh-quyen-khai-thac-mo-dau-khi-lon-o-bai-co-rong


Manila hợp đồng với Bắc Kinh khai thác dầu khí ở biển Tây EEZ Philippines


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9805/manila-hop-dong-voi-bac-kinh-khai-thac-dau-khi-o-bien-tay-eez-philippines


Hoạt động thăm dò dầu khí của VN ở Biển Đông


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2920/hoat-dong-tham-do-dau-khi-cua-vn-o-bien-dong


Cấm xâm nhập vùng an toàn thăm dò khai thác dầu khí


https://www.nhatbaovanhoa.com/a3136/cam-xam-nhap-vung-an-toan-tham-do-khai-thac-dau-khi


Mỏ dầu khí Mèo Trắng Đông-1X và các lô 05-1b & 05-1c nằm ở đâu?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a7912/mo-dau-khi-meo-trang-dong-1x-va-cac-lo-05-1b-05-1c-nam-o-dau-


Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ có đi đôi với việc khai thác dầu khí ở biển Đông Nam Á?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a4880/tranh-chap-chu-quyen-lanh-tho-co-di-doi-voi-viec-khai-thac-dau-khi-o-bien-dong-nam-a-


Dầu khí Việt - Nga ở mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh


https://www.nhatbaovanhoa.com/a8873/dau-khi-viet-nga-o-mo-hai-thach-moc-tinh


PVN mất hơn 700 triệu USD vì đầu tư không hiệu quả


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9130/pvn-mat-hon-700-trieu-usd-vi-dau-tu-khong-hieu-qua


Có hay không việc VN phải ngưng khai thác dầu khí ở biển Đông?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6083/co-hay-khong-viec-vn-phai-ngung-khai-thac-dau-khi-o-bien-dong-


Mặt trận Biển Đông: "Cuộc chiến Dầu khí, lưỡi bò và 7 đảo quân sự"


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6115/mat-tran-bien-dong-cuoc-chien-dau-khi-luoi-bo-va-7-dao-quan-su-


Chưa có thông tin chính xác về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông


https://www.nhatbaovanhoa.com/a3620/chua-co-thong-tin-chinh-xac-ve-tru-luong-dau-khi-o-bien-dong


Ấn: Ký thêm hợp đồng khai thác dầu khí ở Lô 128 ngoài khơi Phan Thiết


https://www.nhatbaovanhoa.com/a5974/an-ky-them-hop-dong-khai-thac-dau-khi-o-lo-128-ngoai-khoi-phan-thiet


"Nghệ thuật tác chiến dầu khí" mỹ mãn, đã đến lúc "Xâm thực COC"?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6003/nghe-thuat-tac-chien-dau-khi-my-man-da-den-luc-xam-thuc-coc-


Phát ngôn viên Bộ ngoại giao nói về hoạt động dầu khí của VN ở Biển Đông


Hoạt động dầu khí liên quan của Việt Nam diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.


image007Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.


Ngày 28/7, trả lời câu hỏi của phóng viên về những ý kiến, thông tin gần đây liên quan đến hoạt động dầu khí của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Hoạt động dầu khí liên quan của Việt Nam diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam và cùng nỗ lực đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và hợp tác ở Biển Đông”.


Năm Giáp Ngọ, biết chúc Biển Đông những gì?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a817/nam-giap-ngo-biet-chuc-bien-dong-nhung-gi


Kỳ2 - Đường đi bí ẩn của HD-8


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9928/ky2-duong-di-bi-an-cua-hd-8


"Nghệ thuật tác chiến dầu khí" Việt Mỹ bác bỏ - công kích phá thủng lưỡi bò 9 đoạn


https://www.nhatbaovanhoa.com/a5972/nghe-thuat-tac-chien-dau-khi-viet-my-bac-bo-cong-kich-pha-thung-luoi-bo-9-doan

image008

Hợp tác Việt-Nga: Vũ khí, dầu khí và tiền tệ


https://www.nhatbaovanhoa.com/a8004/hop-tac-viet-nga-vu-khi-dau-khi-va-tien-te


Nga - Việt: xây lò điện hạt nhân, khai thác mỏ dầu khí trên thềm lục địa


07 Tháng Mười Hai 201412:00 SA

image009

(Theo Tuổi Trẻ) - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin. Kết thúc chuyến thăm, hai bên ra tuyên bố chung về tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.


Tập đoàn dầu khí kiện Việt Nam để tránh đóng thuế 179 triệu đôla


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9257/tap-doan-dau-khi-kien-viet-nam-de-tranh-dong-thue-179-trieu-dola


Việt - Nga họp bàn hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí

image010

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TTXVN


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9144/viet-nga-hop-ban-hop-tac-tham-do-khai-thac-dau-khi


Philippines tham khảo ASEAN về việc cùng thăm dò dầu khí với Trung Quốc


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6065/philippines-tham-khao-asean-ve-viec-cung-tham-do-dau-khi-voi-trung-quoc


image011Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines: 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.


Manila và Bắc Kinh sẽ họp bàn cùng thăm dò dầu khí Biển Đông


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6936/manila-va-bac-kinh-se-hop-ban-cung-tham-do-dau-khi-bien-dong


Dầu khí và những toan tính chính trị-quân sự


https://www.nhatbaovanhoa.com/a7283/dau-khi-va-nhung-toan-tinh-chinh-tri-quan-su


Hội đàm Việt - Nga: Mở rộng thăm dò, khai thác dầu khí


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6031/hoi-dam-viet-nga-mo-rong-tham-do-khai-thac-dau-khi


Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) xài hết 5.000 tỉ, nhà máy phá sản


https://www.nhatbaovanhoa.com/a5801/tap-doan-dau-khi-vn-pvn-xai-het-5-000-ti-nha-may-pha-san


Phi sẽ cùng thăm dò dầu khí với TQ ở vùng biển Tây Philippines


https://www.nhatbaovanhoa.com/a4737/phi-se-cung-tham-do-dau-khi-voi-tq-o-vung-bien-tay-philippines


Nga – Nhật hợp tác khoan thăm dò dầu khí ở Việt Nam


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2940/nga-nhat-hop-tac-khoan-tham-do-dau-khi-o-viet-nam


Vụ Repsol: Phía sau hàng trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a10033/vu-repsol-phia-sau-hang-tram-trieu-dola-vn-phai-den-bu-la-gi-


Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa dầu khí VN trên Biển Đông?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a10022/repsol-nhuong-co-phan-ba-lo-dau-tq-de-doa-dau-khi-vn-tren-bien-dong-


Repsol: Vật tế thần cho Việt Nam "thắng lợi về kinh tế và chính trị"


https://www.nhatbaovanhoa.com/a10032/day-va-bu-lo-200-trieu-do-cho-repsol-de-nga-hay-trung-quoc-nhay-vao-khai-thac-


Tháng 6/2012, Tàu khựa CNOOC đã gọi thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Trung Việt với hãng Crestone Mỹ

image012

https://www.nhatbaovanhoa.com/a1070/thang-6-2012-tau-khua-cnooc-da-goi-thau-9-lo-dau-khi-tren-them-luc-dia-trung-viet-voi-hang-crestone-my


Ts Jill Biden thăm VN / Phát hiện mỏ khí khổng lồ ở Quảng Ngãi


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2752/ts-jill-biden-tham-vn-phat-hien-mo-khi-khong-lo-o-quang-ngai


HD-981 tìm thấy mỏ khí lớn


https://www.nhatbaovanhoa.com/a1461/hd-981-tim-thay-mo-khi-lon


Mổ xẻ vụ giàn khoan Hải Dương-981 phát hiện mỏ khí lớn trên Biển Đông


https://www.nhatbaovanhoa.com/a1468/mo-xe-vu-gian-khoan-hai-duong-981-phat-hien-mo-khi-lon-tren-bien-dong


Dầu khí VN: Trữ lượng nhỏ nhưng tỷ trọng khai thác lớn làm nền kinh tế có vấn đề


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6421/dau-khi-vn-tru-luong-nho-nhung-ty-trong-khai-thac-lon-lam-nen-kinh-te-co-van-de


Philippines cũng muốn kéo Nga vào thăm dò dầu khí


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9392/philippines-cung-muon-keo-nga-vao-tham-do-dau-khi


Đại Sứ David Shear nói chuyện Biển Đông ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí


17 Tháng Sáu 201312:00 SA


Đại Sứ David Shear và nhà báo Lý Kiến Trúc tại Câu Lạc bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam hôm 3/6/2013. PHOTO: CORONA


Sau vụ Repsol đến Lan Đỏ: Độc kế xác định hải giới chữ U?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a7515/sau-vu-repsol-den-lan-do-doc-ke-xac-dinh-hai-gioi-chu-u-


Từ trận Hoàng Sa 1974 tới trận Giàn khoan HD981 năm 2014


05 Tháng Sáu 201412:00 SA


Trước các ý kiến cho rằng ông Thiệu "phải chịu trách nhiệm" trong việc để mất cao nguyên Trung phần cũng như để mất Huế, Đà Nẵng "quá dễ dàng và bất ngờ", ông Hoàng Đức Nhã, cựu bí thư của tổng thống Thiệu nêu ra các lý do khác, và cho rằng thất bại của Miền Nam được "định đoạt bởi Hoa Kỳ".


HD-8 cách bờ biển Malaysia 325 km


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9924/hd-8-cach-bo-bien-malaysia-325-km


VN có nên hợp tác với TQ cùng khai thác Biển Đông?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a8144/vn-co-nen-hop-tac-voi-tq-cung-khai-thac-bien-dong-


Tàu khựa thả cái lưới cá sâu độc ở biển Đông: "Tạo ra tranh chấp, rồi lấn chiếm, rồi xây căn cứ, rồi gác tranh chấp - cùng khai thác!"


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2239/tau-khua-tha-cai-luoi-ca-sau-doc-o-bien-dong-tao-ra-tranh-chap-roi-lan-chiem-roi-xay-can-cu-roi-gac-tranh-chap-cung-khai-thac


Ấn Độ tiếp tục bám trụ dầu hỏa ở Việt Nam


https://www.nhatbaovanhoa.com/a4471/an-do-tiep-tuc-bam-tru-dau-hoa-o-viet-nam


Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a5112/mo-khi-ca-voi-xanh-co-nam-trong-vung-tranh-chap-


Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng Lô 136-03 ở nam Côn Sơn?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6059/giai-phap-nao-cho-cuoc-khung-hoang-lo-136-03-o-nam-con-son-


Tank chứa dầu và đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn


https://www.nhatbaovanhoa.com/a5987/tank-chua-dau-va-duong-ong-dan-khi-nam-con-son


Sau vụ Repsol, VN mời Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông có ý đồ gì?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6917/sau-vu-repsol-vn-moi-an-do-khai-thac-dau-khi-o-bien-dong-co-y-do-gi-


Chỉ vì một bài báo, "đóng băng" lỗ cũ, Repsol đi khoan lỗ mới ở Malaysia


image003image013Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption PetroVietnam hồi 2012 đã công bố bản đồ các lô khai thác dầu khí ở Biển Đông


Một bài báo: 27 triệu đô đi đoong!


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6181/mot-bai-bao-27-trieu-do-di-doong-


Trung Quốc loan báo phát hiện dầu khí ở Biển Đông


https://www.nhatbaovanhoa.com/a1970/trung-quoc-loan-bao-phat-hien-dau-khi-o-bien-dong

image014

Mỹ, Nga, Ấn Độ vẫn khoan, Repsol "đóng băng" tạm khoan lô 136/03 sẽ khoan lỗ khác


https://www.nhatbaovanhoa.com/a6106/my-nga-an-do-van-khoan-repsol-dong-bang-tam-khoan-lo-136-03-se-khoan-lo-khac


'Âm mưu mới nhất của TQ trên Biển Đông'


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2247/am-muu-moi-nhat-cua-tq-tren-bien-dong

image015

TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn


https://www.nhatbaovanhoa.com/a998/tq-dua-gian-khoan-vao-gan-dao-ly-son


9 Tháng Chín 201412:00 SA


Mạng quân sự Sina Trung Quốc ngày 3 tháng 9 có bài viết tỏ ra đố kị, thèm thuồng vì Việt Nam khai thác dầu khí, xuyên tạc Việt Nam và các nước ăn cắp dầu mỏ của Trung Quốc (ý nói Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nhưng trên thực tế cực nam của họ là đảo Hải Nam).


Biển Đông trong chuyến đi của ông Sang


https://www.nhatbaovanhoa.com/a534/bien-dong-trong-chuyen-di-cua-ong-sang


Trung Quốc gọi thầu thăm dò dầu khí gần Hoàng Sa


https://www.nhatbaovanhoa.com/a3640/trung-quoc-goi-thau-tham-do-dau-khi-gan-hoang-sa


TQ tài trợ cuộc nghiên cứu quốc tế thăm dò dầu khí tại Biển Đông


https://www.nhatbaovanhoa.com/a852/tq-tai-tro-cuoc-nghien-cuu-quoc-te-tham-do-dau-khi-tai-bien-dong


Dầu khí Biển Đông: Malaysia cũng bị Trung Quốc 'ngăn trở'


https://www.nhatbaovanhoa.com/a9317/dau-khi-bien-dong-malaysia-cung-bi-trung-quoc-ngan-tro


………. Xem tiếp trên


www.nhatbaovanhoa.com


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Hồi ức Khương Hữu Điểu: Khai Khẩn Dầu Hỏa Ngoài Khơi


Đặc biệt của Văn Hóa Online


https://nhatbaovanhoa.com/a2416/hoi-uc-khuong-huu-dieu-khai-khan-dau-hoa-ngoai-khoi


04 Tháng Năm 201512:26 SA(Xem: 7375)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 04 MAY 2015


CHƯƠNG 13


Khai Khẩn Dầu Hỏa Ngoài Khơi

Việt Nam có Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Dầu và Khí Đốt Ngoài Khơi


image016image017Trang bìa Nguyệt san Quản Trị Xí Nghiệp, tháng Mười, 1974

    


 Trong thời chiến, việc khám phá được dầu hỏa là một biến cố lớn

1968: KHỞI ĐIỂM CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN DẦU HỎA VÀ KHÍ ĐỐT NGOÀI KHƠI VIỆT NAM


image004Kỹ sư Trần Văn Khởi, nguyên Tổng cuộc trưởng Tổng Cuộc Dầu Hỏa Và Khoáng Sản, đã cho phát hành cuốn “Dầu Hỏa VIỆT NAM 1970-1975,” để ghi lại cuộc khai khẩn dầu hỏa và khí đốt của Việt Nam trong khoảng thời gian đã nêu.


Trong năm 1966, cơ quan CCOP (“Coordinating Committee for Offshore Prospecting in Asia”) được thành lập bởi Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn và Phi Luật Tân với sự đỡ đầu của ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) và Liên Hiệp Quốc. CCOP trở thành một tổ chức liên quốc gia độc lập vào năm 1987 dựa trên căn bản đồng thuận giữa các quốc gia hội viên và những nguyện vọng của Liên Hiệp Quốc. Tuy tên gọi của cơ quan nầy có thay đổi vào năm 1994, nhưng tên tắt CCOP vẫn được giữ nguyên như cũ. CCOP đặt trọng tâm vào việc phối hợp và cộng tác trong các hoạt động khoa học liên quan tới miền duyên hải và ngoài khơi như địa vật lý/geophysical, khảo sát/surveys, sưu tập bản đồ cấp vùng/map compilations, phát triển cơ sở dữ liệu/database, phát triển nguồn nhân lực/development of human resources và chuyển nhượng kỹ thuật hiện đại/ transfer of state of the art technology.

Công cuộc khai khẩn dầu khí tại Việt Nam khởi sự vào năm 1968. Khi còn ở Bộ Kinh Tế, tôi có liên lạc với CCOP bên Bangkok để tiếp đón một phái đoàn chuyên viên quan trọng của họ tới làm việc tại xứ mình. CCOP gởi một nhóm gồm ba chuyên gia xuất sắc của London Imperial College tới Sài gòn để cộng tác với Dự Án Thăm Dò Ngoài Khơi của Việt Nam. Nước mình cũng là hội viên của CCOP trong khi các quốc gia như Anh, Đức và Hòa Lan yểm trợ về tài chánh và kỹ thuật. Tờ phúc trình đầu tiên của họ về tiềm năng dầu khí ở Việt Nam không mấy gì là phấn khởi lắm.
image018
Bản đồ các giếng dầu ngoài khơi Việt Nam năm 2001

Vào năm 1968, chúng tôi chọn khách sạn nổi tiếng Majestic trên đường Tự Do để đặt văn phòng làm việc cho nhóm chuyên gia quốc tế nầy. Họ cần 10,000 kg chất nổ và hai chiếc tàu đi biển để khảo sát địa chấn của thềm lục địa nước mình trong vòng hai tháng. Tôi đích thân gặp vị Chỉ huy trưởng Hải quân Việt Nam là Đô đốc Trần Văn Chơn để trình bày tầm quan trọng của dự án và những yêu cầu về kỹ thuật của nhóm chuyên viên quốc tế nầy. Hiển nhiên là vào thời điểm đó của cuộc chiến, việc khám phá ra dầu khí cho nước nhà thật quan trọng, đúng ra là tối cần, cho sự sống còn của nền kinh tế quốc gia. Vì lẽ đó tôi nhận được sự cộng tác tối đa từ phía quân đội.

Tôi nhận trách nhiệm phối hợp với nhóm quân nhân của kho đạn Thành Thủy Hạ nằm ở ngoại ô Sài gòn để chuyên chở chất nổ tới tàu hải quân. Việc di chuyển của đoàn quân xa chở đầy chất nổ từ kho đạn đi qua trung tâm thành phố để tới hai chiếc tàu thật đầy bất trắc và phức tạp vì nguy cơ có thể bị cộng sản phá hoại. Đoàn xe có quân cảnh hộ tống đi tới bến tàu an toàn. Để đánh dấu ngày lịch sử nầy của nền kinh tế nước nhà, đô đốc Chơn mời tôi cùng ông tham dự lễ tiễn đưa hai chiếc tàu có đủ hàng quân danh dự và dàn quân nhạc tại bến tàu Sài gòn. Chúng tôi cảm thấy thật may mắn và hãnh diện được đóng góp phần nào vào công cuộc thăm dò dầu khí đầu tiên của Việt Nam. Để tỏ thiện chí của mình, tôi gửi hai thùng Johnny Walker Black Label lên hai chiếc tàu để đoàn chuyên viên uống mừng trong hải trình kéo dài khoảng hai tháng của họ.

Các chuyên viên dầu khí cho tôi biết là thay vì chỉ dùng mỗi lần 100 kg chất nổ như trên các tàu dân sự, lần nầy, nhờ tàu chiến có vỏ thép dầy hơn họ sẽ dùng 200 kg mỗi lần. Nhờ vậy, việc ghi lại làn sóng phản xạ/reflection và khúc xạ/refraction xuyên qua các lớp trầm tích và đá sẽ được chính sác hơn cho việc khảo cứu thềm lục địa. Tin mừng là, kết quả thâu nhận được cho biết lớp trầm tích ở hai phía Sài gòn và Mã Lai của Sabu Basin tương tự giống nhau. Các loại đá và thảo mộc dưới đáy biển cũng y hệt nhau. Đây là điều đáng khích lệ vì dầu khí bên phía Mã lai đã được khai thác trước đó nhiếu năm rồi.  

Trong một tiệc khoản đãi buổi tối tại Majestic Hotel, tôi ngồi cạnh ông giám đốc tổ chức Massachusetts Wood Hole Oceanographic Institute. Ông nầy là hội viên của nhóm ECAFE (The United Nations Economic Commission for Asia and the Far East) và có rất nhiều kinh nghiệm về việc khai khẩn dầu khí ở giai đoạn đầu. Tôi hỏi ông về tiềm năng dầu khí của vùng Saigon Sabu Basin - về phía của Việt Nam. Lúc đầu ông còn do dự không cho tôi một con số phỏng đoán nào. Sau khi tôi nài nỉ và hứa sẽ không tiết lộ lời chia sẻ của ông thì ông nói nhỏ: “10 tỉ thùng” dựa vào những gì ông thấy ở vùng địa chất tương tự nơi phía Borneo Sabu. Ông nhắc đi nhắc lại là tôi không đuợc tiết lộ bất cứ con số nào cho báo chí đang đói tin cả. Lòng tôi thật hoan hỉ khi nghe tin nầy và tôi tự nhủ: “Trời ơi! Đây quả là một tin bất ngờ, thiết yếu cho sự sống còn của nền kinh tế thời chiến nước nhà! Có thể với một nguồn tài nguyên đáng giá như vậy, người Mỹ sẽ không để nó rơi vào tay cộng sản và Quốc Hội xứ họ sẽ ngưng không cắt giảm viện trợ một cách nghiêm trọng ngõ hầu giúp chúng ta thoát nạn trong vài năm tới.” Tiếc thay, đó chỉ là một mơ ước hão huyền!

Điều then chốt là cần vài năm đặng đặt xong một số dàn khoan cần thiết để có thể chuyển từ giai đoạn thăm dò qua giai đoạn khai thác. Đáng buồn thay! Như chúng ta đã rõ, Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định cắt ngân khoản viện trợ cho chiến tranh Việt Nam bất chấp sự chống đối của Tòa Bạch Ốc.

image019

Chiều sâu đo bằng mét của thềm lục địa Việt Nam

Viếng thăm dàn khoan của Vietnam Shell Oil năm 1974

image020

Từ trái qua phải:
Ông Hố Tấn Phát, Tổng giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam
Ông Trần Văn Khởi, Tổng cuộc trưởng Tổng Cuộc  Dầu Khí và Khoáng Sản
Ông Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Việt Nam
Ông Đại sứ Nguyễn văn Kiểu, Đại sứ Việt Nam tại Trung Hoa Dân Quốc
Ông Khương Hữu Điểu, Tổng giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ Việt Nam
Chuyên viên dầu khí của Shell
Chiếc trực thăng Sikorsky ở phía sau.


(Ảnh tài liệu VHO)

image021
Máy khoan dầu đầu tiên của Việt Nam đặt trên dàn khoan Ocean-Prospector Platform
Thời điểm: 14:10, ngày 17 tháng 8 năm1974  
image022
Nguyệt san Quản Trị Xí Nghiệp tháng 10 năm 1974
Petroleum Prospects and Economic Development in Vietnam


Tác giả; KHƯƠNG HỮU ĐIỂU


image023Trang bìa Nguyệt san Quản trị xí-nghiệp tháng 10 năm 1974
Dầu Hỏa Tại Việt Nam
. Ảnh tài liệu VHO

Dầu hỏa được khám phá ngoài khơi Việt Nam trong năm 1974. Lúc đó, tôi rất hãnh diện đem trưng bày một lọ dầu thô trong phòng làm việc của tôi như một biểu tượng của niềm hy vọng cho nền kinh tế nước nhà. Trong thời chiến, tôi làm chủ tịch của nhà máy lọc dầu liên doanh Vietnam-Shell-Esso. Chúng tôi quyết định không xây nhà máy lọc dầu tại Quảng Ngãi vì nhiều lý do kinh tế dễ hiểu. Ngoài ra, chúng tôi không thể xây một nhà máy lọc dầu trị giá hàng tỉ Mỹ Kim để thấy nó bị thiêu rụi bởi một trái rốc két chỉ đáng giá 1.000 Mỹ Kim.

Thật đáng tiếc là giấc mộng và niềm hy vọng của tôi thấy được một miền Nam Việt Nam thịnh vượng rốt cuộc cũng không thành hình. Vào tháng tư năm 1975, nó đã biến thành một cơn ác mộng với cuộc cách mạng “Bolshevik” ở bên nhà.

Lần đầu tiên trong một cuộc họp năm 2010 tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Kissinger xác nhận việc chiến bại ở Việt Nam không vì quân đội miền Nam không chịu chiến đấu mà bởi người Mỹ đã thay đổi đường lối đối đầu với cộng sản. Vào thời điểm đó, chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ coi việc mở cửa vào Trung Cộng quan trọng hơn là đối phó với cộng sản Bắc Việt. Điều rõ ràng là Mỹ càng cô lập Tàu Cộng thì Mao Trạch Đông càng mạnh hơn. Một lần nữa, nước Việt Nam nhược tiểu lại trở thành con cờ thí trên bàn cờ chánh trị giữa các Cường Quốc.

Sau năm 1975, cộng sản Việt Nam không còn phải đương đầu với vần đề an ninh của thời tiền chiến nữa. Các nghiên cứu khả thi cho thấy việc đặt nhà máy lọc dầu tại Dung Quất đều đi ngược lại mọi tiêu chuẩn kinh tế. Tại địa điểm đó, không có một thương cảng nào. Ngược lại, hải cảng tại đó có nhiều vấn đề như quá nhỏ và không đủ trang thiết bị để cất dỡ máy móc dụng cụ nặng cho nhà máy lọc dầu. Thêm nữa, con đường nối liền hải cảng với nhà máy lại khó xử dụng vì quá xấu.

Nhà nước cộng sản mất 34 năm để xây xong một nhà máy lọc dầu đầu tiên cho đất nước. Tệ hại nhứt, nó lại bị đặt ở một địa điểm và xây với một năng xuất không thích hợp. Tại sao vậy? Câu trả lời vẫn là: chánh sách làm việc của người cộng sản.

Cả thế giới đều biết nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận việc xây nhà máy lọc dầu hoàn toàn dựa trên lý do chánh trị. Họ phải đặt nhà máy tại Quảng Ngãi, miền Trung, vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn của lãnh tụ Phạm Văn Đồng. Ông là thành viên sáng lập của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và làm thủ tướng của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong ba thập niên.

Theo dự tính, dự án nhà máy lọc dầu sẽ được khởi công trong thập niên 1980. Lúc đầu, địa điểm được chọn là Vũng Tàu chỉ cách các giếng dầu ngoài khơi 100 cây số. Tuy nhiên, dự án đó bị loại bỏ. Vì sao? Vào khoảng đầu thập niên 1990, công ty Total SA (Pháp Quốc) tỏ ý muốn tham gia vào dự án. Cùng lúc đó, chánh phủ bên nhà quyết định dời nhà máy ra Dung Quất. Kết quả là, trong năm 1995, Total SA rút ra khỏi dự án viện lẽ địa điểm mới không phù hợp với tiêu chuẩn kinh tế. Sau đó, Total SA được thay thế bởi một nhóm nhà đầu tư ngoại quốc kể cả LG Group and Petronas. Nhưng rồi họ rút ra hai năm sau đó cũng vì lý do kinh tế.

Qua năm 1998, công ty liên doanh Viet Ross được thành lập giữa Việt Nam và Nga. Hai chánh phủ ký kết giao kèo xây cất và điều hành nhà máy vào ngày 25 tháng 8 năm 1998. Hợp đồng thiết kế kỹ thuật tiên khởi loại FEED (Front End Engineering Design) được các công ty PetroVietnam, Zarubezhneft và Foster Wheeler Energy ký kết sau đó. Lúc đầu, công trình xây cất nhà máy lọc dầu Dung Quất được dự tính khởi công trong năm 2000 nhưng bị trì hoãn nhiều lần. Tới ngày 25 tháng 12 năm 2002, Nga cũng lại rút lui vì lý do kinh tế đưa tới việc công ty nhà nước PetroVietnam đứng ra một mình điều hành dự án. Cuối cùng, lễ khánh thành nhà máy được tổ chức ngày 25 tháng 2 năm 2009 – 34 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh. Việc trì hoãn dự án và quyết định xây tại một địa điểm không thích hợp đã gây ra thiệt hại tài chánh lâu dài cho quốc gia. Bằng chứng là chi phí dự án đã gia tăng từ 1,3 tỷ tới 3 tỷ Mỹ Kim.

Trong hơn 30 năm, nhà cầm quyền cộng sản liên tục xuất cảng dầu thô trong lúc phải hao tốn ngoại tệ nhập cảng sản phẩm dầu tinh chế như dầu diesel và xăng nhớt để dùng với giá cao. Họ nhận thấy nhu cầu cần xây nhà máy lọc dầu cho chương trình phát triển trong nước nhưng đã tỏ ra bất lực khi phải thực hiện việc này.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất nằm cách giếng dầu Bạch Hổ (White Tiger) ngoài khơi miền Nam 1.000 cây số. Điều nầy khiến chi phí chuyên chở dầu thô và sàn phẩm dầu tinh chế gia tăng. Có lẽ họ sẽ phải xây thêm một đường ống dẫn dầu để giải quyết vấn đề hậu cần nầy về lâu về dài. Địa điểm nhà máy cũng nằm xa các trung tâm kinh tế của nước nhà như Sài gòn và Hà Nội. Sản phẩm dầu tinh chế sẽ được phân phối như sau: 60% đi Sài gòn, 30% đi Hà nội và chỉ 10% được tiêu thụ tại địa phương mà thôi. 

Phải đợi tới năm 2011, nhà nước cộng sản Việt Nam mới chịu thú nhận họ đã sai lầm khi xây nhà máy lọc dầu đầu tiên của PetroVietnam. Người ta kể lại rằng vị chủ tịch công ty này đã tuyên bố các nhà máy trong tương lai cần được xây cất dựa trên những nghiên cứu khả thi về kinh tế vững chắc.
 image024
Bồn dầu tại nhà máy lọc dầu Dung Quất (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

Cơ quan nhà nước Vietnam News đăng lời tuyên bố của ông Đinh La Thăng chủ tịch PetroVietnam, là việc đầu tư vào các nhà máy lọc dầu trong tương lai với năng xuất không hợp lý sẽ làm giảm thiểu hiệu năng của chúng.

Ông Thăng nói: "Đấy là bài học rút tỉa được từ Dung Quất." Ông còn cho biết thêm dự tính xây tại miền Bắc và Nam mỗi nơi một nhà máy lọc dầu với năng xuất hàng năm lên tới 10 triệu tấn dầu thô. Điều nầy cũng đã được ông xác nhận với AFP.


image025Địa điểm những nhà máy lọc dầu tương lai tại miền Bắc và Nam trong nước.

image026Nhà máy lọc dầu Dung Quất

image027

+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


NHỚ VỀ LUẬT SƯ VƯƠNG VĂN BẮC


Trần Văn Khởi*


https://thunhan.org/a744/nho-ve-luat-su-vuong-van-bac-tran-van-khoi


image028Tác giả Trần Văn Khởi (trái) và luật sư Vương Văn Bắc.


“Saigon 17-1-1974 (VTX): Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc chiều nay đã lên tiếng tố cáo trước dư luận quốc tế và quốc nội việc Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền VNCH trên các quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cho rằng việc xâm phạm chủ quyền này không thể chấp nhận được. Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố:
“Ngày 11-1-1974, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng bỗng nhiên lên tiếng mạo nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao VNCH đã bác bỏ đòi hỏi vô căn cứ đó. Mặc dầu vậy, trong những ngày gần đây, nhà cầm quyền Trung Cộng không những đã không rút lại sự đòi hỏi vô lý của mình lại còn ngang nhiên xâm phạm vào chủ quyền lãnh thổ của VNCH bằng cách cho người và tàu bè xâm nhập vào vùng lãnh hải chung quanh các đảo Cam Tuyền (Robert), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond) thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracels Islands) của VNCH. Thậm chí bọn người này còn dám đặt chân lên các hòn đảo này, dựng chòi và kéo cờ Trung Cộng, trắng trợn chà đạp lên chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VNCH.


Trước những sự vi phạm thô bạo đó, Chính phủ và Nhân dân VNCH rất công phẫn và quyết không dung thứ. Sự kiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những phần tử bất khả phân của lãnh thổ VNCH là một sự kiện hiển nhiên và không chối cãi được, căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử và pháp lý quốc tế. Thật vậy….”


Thái độ cương quyết, lời văn chính xác, ý văn mạch lạc và luận cứ hùng hồn của bản tuyên bố trên đây đã phản ảnh nhiều nét tiêu biểu của tác giả bản văn, Luật Sư Vương Văn Bắc, người vừa vĩnh viễn ra đi hôm thứ Hai ngày 20 tháng Sáu vừa qua.


LS Vương Văn Bắc có một tiểu sử sáng chói: ông đã thành công vượt bực trong lãnh vực tư ở Saigon trước khi tham gia vào các hoạt động của chính phủ VNCH, mà chức vụ sau cùng là Tổng Trưởng Ngoại Giao. Nhiều người biết về LS Bắc trong nhiều tư cách khác nhau – luật sư, cố vấn công ty, giáo sư, thành viên phái đoàn Hòa Đàm Paris, đại sứ ở Luân đôn, Ngoại Trưởng.


Tôi chỉ xin được nhớ về LS Bắc khi cùng làm việc ở Ủy Ban Quốc Gia Dầu Hỏa, cùng làm và dự hội nghị về luật biển, và sau này khi cùng duy trì mối thân tình.


Tiêu Chuẩn Cao


Tôi gặp LS Bắc lần đầu tiên hồi đầu năm 1971. Tôi vừa được giao phó thực thi chương trình tìm kiếm dầu hỏa, và đang xúc tiến sáng kiến Ủy Ban Quốc Gia Dầu Hỏa và lập văn phòng điều hành. LS Bắc là một trong ba nhân vật trong lãnh vực tư được ông Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc đề nghị, và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận, làm hội viên của Ủy Ban, cùng với quí vị Tổng Thư Ký / Tổng Giám Đốc của các bộ liên hệ. (Hai vị hội viên thuộc lãnh vực tư khác là Kỹ Sư Đinh Quang Chiêu và Kỹ Sư Âu Ngọc Hồ). LS Bắc cũng vừa nhận lời cầm đầu một phái đoàn đi Ba Tư để nhờ giúp cho VNCH tổ chức xúc tiến tìm dầu mà Ông Ngọc vừa móc nối được qua tình cờ quen biết với ông Tổng Trưởng Kinh Tế Ba Tư hồi cùng học ở Luân đôn.


Tôi trịnh trọng tự giới thiệu “Như có hẹn, ông Tổng Trưởng Kinh Tế gởi tôi qua đây để bàn chuyện với Luật Sư về chuyến đi Tehran sắp tới của phái đoàn”. LS Bắc bắt tay tôi, thân mật nói ngay: “Luật sư gì, gọi là anh và tôi được rồi. Anh Ngọc có nói về anh. Mình sẽ cùng nhau làm việc.” Lần đó, chúng tôi bàn về mọi chi tiết của chuyến đi, từ các lãnh vực chuyên viên mình muốn mời qua, đến quà sơn mài để biếu Thủ Tướng Hoveyda và Tổng Trưởng Dầu Hỏa Amouzegar, một sáng lập viên của OPEC. Tôi rất cảm kích lề lối làm việc và thái độ ân cần của LS Bắc. Khi gần xong, tôi nói tôi rất tiếc không cùng đi được; Kỹ Sư Võ Anh Tuấn sẽ thay tôi. Ông rất ngạc nhiên, nhưng sau đó hoàn toàn đồng tình khi biết tôi còn phải cấp bách lo tổ chức Ủy Ban, kiếm người cùng làm việc, và nhất là lo cấp tốc dịch Luật Dầu Hỏa vừa được ban hành ra Anh ngữ để phổ biến cho các công ty và để các chuyên viên Ba Tư có tài liệu làm việc ngay.


Ấn tượng đầu tiên thường lâu bền: tôi ghi nhớ tiêu chuẩn cao trong suy nghĩ cũng như cách tiếp cận vấn để của Anh Bắc. Sau này, Anh cũng nói với tôi là Anh nhận thấy ngay tinh thần trọng ưu tiên của tôi, bỏ qua dịp đi xuất ngoại lúc đó.


Không được cùng đi Tehran với Anh nhưng sau đó tôi lại được dịp cùng đi nhiều nơi khác, cùng làm việc ở Ủy Ban Quốc Gia Dầu Hỏa, rồi cùng liên hệ lâu dài.


* Chỉ mấy tháng sau, Anh làm trưởng phái đoàn tham dự hội thảo về pháp lý dầu hỏa ở Bangkok; tôi làm thuyết trình viên tại hội nghị, giới thiệu Luật Dầu Hỏa VNCH. Sau buổi thuyết trình, phái đoàn VNCH cùng với Tòa Đại Sứ ở Bangkok đã tổ chức một buổi tiếp tân rất thành công. Anh Bắc và tôi rất hài lòng với kết quả công tác này, và đã thưởng cho nhau đi coi xi-nê ở Bangkok, một phim mới ra đang ăn khách với bài hát chóng thịnh hành lúc đó là Love Story;


* Qua năm 1972, đáp lời mời của công ty quốc doanh dầu hỏa Pertamina của Indonesia, tôi cùng Anh đi Jakarta. Là khách của Pertamina, chúng tôi lưu trú trong khuôn viên của Pertamina ở xa phố xá. Nhưng được mấy ngày buồn chán quá, chúng tôi quyết định dọn ra khách sạn ở ngoài. Nào ngờ khách sạn này gồm toàn người Liên Sô, phần lớn là phi hành đoàn của Aeroflot. Chúng tôi thấy không yên tâm và tôi đã cẩn thận dọn qua ở cùng phòng với Anh. Anh rất phiền lòng vị đại diện ngoại giao VNCH ở Jakarta lúc đó không đủ bén nhạy, đã chọn một khách sạn không thích nghi;


* Cũng trong năm 1972, trong lần đi Mã Lai Á sơ thảo về tranh chấp thềm lục địa, Anh bàn với tôi vì vùng tranh chấp tương đối nhỏ nên mình nên thử gieo ý kiến thăm dò khai thác chung trong tương lai. Bên phia Mã cũng lịch sự ghi nhận; nhưng không bên nào thấy cấp bách. Mãi sau này, vào cuối thập niên 1980 hai nước Mã Lai Á và Việt Nam thỏa thuận khai thác chung trong vùng tranh chấp, nay gọi là Vùng Dàn Xếp Thương Mại Mã-Việt. Đến cuối thập niên 1990 thì Việt Nam được chia phần dầu hỏa sản xuất trong vùng tranh chấp do công ty quốc doanh Petronas khai thác;


* Giữa năm 1974, Anh Bắc lại một lần nữa nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của VNCH cho Hoàng Sa-Trường Sa; lần này trước khoáng đại hội nghị gồm tới 150 quốc gia tham dự Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Kỳ III về Luật Biển ở Caracas. Anh đã lưu loát trình bày nội dung khúc chiết như trong bản tuyên bố hồi đầu năm. Một số phái đoàn bỏ ghế trống, một số đứng lên rời phòng hội, nhưng Anh vẫn bình tâm, vẫn hùng hồn trình bày lập trường chính thức của VNCH để đưa vào biên bản của Liên Hiệp Quốc. Lịch sử Hoàng Sa- Trường Sa ở Liên Hiệp Quốc, trước đây đã có tuyên bố Trần Văn Hữu ở San Francisco 1951, nay lại ghi thêm tuyên bố Vương Văn Bắc ở Caracas 1974;


* Tiêu chuẩn cao của Anh không những chỉ thấy trong các công tác ở luật biển và thềm lục địa, mà còn được thể hiện trong các thảo luận, phân tích và đúc kết của Ủy Ban Quốc Gia Dầu Hỏa. Anh đã luôn luôn coi kỹ hồ sơ và suy nghĩ về các đề án trước khi họp Ủy Ban – always come prepared, Anh nói. Ai cũng công nhận Anh là hội viên rường cột của Ủy Ban.


Lịch Thiệp và Witty


LS Bắc là một trong rất ít người khởi đầu một tập tục mới ở VNCH lúc đó: thành công và nổi tiếng ở lãnh vực tư trước khi tham chính – một tập tục đã có lâu đời ở Hoa Kỳ, trong truyền thống từ luật sư công ty (corporate lawyer) tới ngoại trưởng như John Foster Dulles và Cyrus Vance. Anh rất lịch thiệp, và không cần quen biết lâu cũng thấy Anh có một óc hài hước rất tinh tế. Anh rất witty.


* Trong những lần xuất ngoại, nhiều khi chúng tôi đi ăn chung. Lần nào Anh mời thì Anh cũng lịch sự nói “Cho phép chiều nay tôi mời anh đi…”. Những lúc tôi mời lại Anh thì Anh tế nhị đề nghị một tiệm hay một món ăn ít tốn kém, “để thay đổi không khí”, “để diversify”, Anh mỉm cười thân mật.


* Sau này khi Anh định cư ở Paris, tôi lại có dịp gặp Anh Chị khi ghé thăm gia đình bào huynh là nhà báo Từ Nguyên Trần Văn Ngô: khi đi nghỉ hè, đi đám cưới, hay trên đường công tác về từ vùng Trung Á. Cũng như nhiều cựu nữ sinh Trưng Vương, nhà tôi gọi Chị bằng Cô. Lần nào chúng tôi cũng cùng ăn cơm Việt ở tiệm Le Palanquin. Và lần nào Anh cũng đưa đi một tiệm cơm Tây có món đặc biệt, khác mấy lần trước.


* Anh rất thích chơi chữ. Một giai thoại về cái wit của Anh là câu chuyện thú vị với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy tại một buổi họp Hội Đàm Paris mà Anh kể lại trong bài “Tưởng Nhớ Nguyển Ngoc Huy” hồi 1997, in lại năm 2003. Tôi xin mạn phép ghi lại như sau:


image029Ông Vương Văn Bắc (quần áo màu nhạt, đứng giữa) cùng thân hữu tại Paris, 2008.


“Óc yêu thơ có khi theo chúng tôi đến tận bàn hội đàm. Một bữa, sau khi đã nghe nhắc lại lần thứ mấy mươi lập trường của đôi bên: Cộng Sản đòi quân Mỹ phải rút nhanh, rút hết, rút không điều kiện ra khỏi Miền Nam Việt Nam, đồng thời lật đổ chính quyền Saigon; còn bên mình đòi quân Bắc Việt phải rời khỏi Miền Nam Việt Nam và phía Cộng Sản phải chấp nhận tổng tuyển cử thật sự dân chủ tự do để giải quyết vấn đề chính quyền…tôi (LS Bắc) viết vào một mảnh giấy nhỏ vế đối như sau: BÌNH BỊ BÍP BẮT BẦU, trong đó Bình chỉ Nguyễn Thị Bình trưởng phái đoàn Việt Cộng, Bip là Philip C. Habib quyền trưởng phái đoàn Mỹ, còn ”bầu” nhắc lại yêu sách bầu cử tự do nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa khác. Tôi đẩy mảnh giấy nhỏ ấy sang phía Nguyễn Ngọc Huy, thường thường ngồi cạnh tôi bên phía tay mặt ở bàn hội, rồi nói: “Cậu đối đi, mà nhớ để ý là tất cả các chữ đều bắt đầu bằng B đấy nhé!”. Nguyễn Ngọc Huy suy nghĩ một lúc, rồi viết vào mảnh giấy đẩy lại chỗ tôi. Vế đáp của anh như sau: LÂM LO LÂU LẤP LIẾM, trong đó Lâm chỉ anh đại sứ Phạm Đăng Lâm, Lâu chỉ Hà Văn Lâu quyền trưởng phái đoàn Bắc Việt, còn lấp liếm là nhắc tới mánh khóe của phái đoàn Cộng Sản, dùng những luận điệu vu khoát hòng che lấp vấn đề thực sự tức là sự có mặt của quân Cộng Sản Bắc Việt ở Miền Nam Việt Nam”.


* Anh thích diễu, nhưng khuôn mặt Anh bình thường lại nghiêm nghị, như đăm chiêu. Anh ít khi cười lớn tiếng, thường thì cười mỉm, mà cũng không cười lâu. Khi tìm được hay nghe xong một chuyện ý nhị thì Anh mỉm cưới, thú vị. Nhưng rồi Anh sớm trở lại khuôn mặt nghiêm nghị. Người mới quen thấy vậy có thể đâm lo ngại, thắc mắc, không hiểu có chuyện gì. Quen lâu thì nhận thấy Anh chừng mực, tự chế ngay cả trong thú vị. Và nếu mình còn cười thêm thì Anh cũng như rộng lượng thông cảm, nhiều khi còn cười thêm theo.


Suy Tư / Cảm Xúc


Anh thuộc loại người vừa nghiêng về hành động thực tế vừa thấm đậm trong suy tư và cảm xúc.
Anh viết nhiều về những vấn đề Anh quan tâm, nhưng hầu như không hề công khai nhắc lại những đóng góp lớn trong công vụ của Anh, hay những thành công trong đời Anh. Trong hai năm 2003-2004, Anh có cho in lại những bài vở của Anh, trong hai cuốn gởi riêng cho bạn bè, không thấy phát hành ra ngoài.


* Trong “Suy Tư”, Anh đã tập hợp lại những bài nghị luận hay phát biểu về những vấn đề chính trị tổng quát hay đặc biệt: những vấn đề của quê hương, suy nghĩ về tương lai đất nước, bình luận về vài sinh hoạt chính trị của Hoa Kỷ, chuyện chính trường quốc tế nói chung, và viết về một vài người quen đã ra đi, trong đó có Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy như đã trích ở trên;


* Trong “Cảm Xúc”, Anh thâu gồm những bài thơ, chuyện ngắn, bài tùy bút ghi lại dư âm dư ảnh của những ngày đã qua của đời mình: những ngày thơ ấu, những ngày học trường Bưởi, những ngày sống tha hương, những ngày lưu lạc quê người. Anh cũng đã gom góp lại mười mấy bài thơ Anh sáng tác, có vài bài bằng tiếng Anh, đặc biệt có nhiều bài thơ làm từ thời 1947-1952 mà Anh còn lưu giữ.


* Bàng bạc trong hai cuốn sách, và trong những lá thư Anh trao đổi với tôi hai ba lần một năm trong nhiều năm qua, là những ưu tư nặng trĩu cho số phận đồng bào và tương lai đất nước. Với Anh, không có lý tưởng nào đẹp hơn và chủ nghĩa nào hay hơn là hạnh phúc của dân Việt Nam và thịnh vượng của nước Việt Nam.


Có Tài - Có Lòng - Có Mệnh


Trong một tiệm ăn ở Paris cách đây cũng khá lâu rồi, nhìn lại những thành quả đời Anh, tôi có nói với Anh: Anh rất có tài, Anh rất có lòng. Anh mỉm cười, tưởng như bắt được ý tôi, “nhưng không có mệnh”. Tôi không phản đối, nhưng cũng không hoàn toàn đồng ý với Anh: Vì bị lôi cuốn trong vận mệnh ngập tràn của quốc gia trong thời 1945-1975, nhiều thế hệ Việt Nam đã bị chối bỏ định mệnh cho riêng mình. VNCH đã có không ít người có tài, và bình tâm mà xét thì đã có rất nhiều người có lòng. Đó là niềm hãnh diện lớn lao, và cũng là niềm an ủi sâu xa cho một số đông đã và đang lần lẫn theo nhau đi vào dĩ vãng.


Nhưng đối với riêng Anh thì Anh đã có mệnh. Do tình cờ của lịch sử, và qua tài và lòng của Anh, mệnh Anh đã dính liền với tiền đồ của Hoàng Sa- Trường Sa.


Anh nằm xuống giữa lúc Biển Đông lại dậy sóng, Trung Cộng tiếp tục ngang nhiên gây hấn trong âm mưu chiếm đất, chiếm biển.


Lúc này, một thế hệ mới ở quê nhà đang phải đương đầu với những thử thách lịch sử đó. Văng vẳng đâu đây, họ phải lắng nghe, họ hãy lắng nghe, lời nhắn của Luật Sư Vương Văn Bắc:


“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia; chính phủ VNCH cương quyết làm tròn nghĩa vụ ấy, bất luận những khó khăn, trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu…”


Anh đã làm xong phần và vụ của mình.


Nguyện cầu hương hồn Anh thanh thản tiêu dao ở cõi Vĩnh Hằng.


  • Kỹ sư Trần Văn Khởi, nguyên Tổng Cục Trưởng Dầu Hỏa và Khoáng Sản VNCH

(Nguồn: bandoclambao.worldpress.com)


* Theo Website Chính Phủ, ngành dầu khí đóng góp hơn 20% trong tổng thu ngân sách quốc gia, đóng góp 16-18% GDP trong các năm qua (TNO 12/2017)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa


https://www.nhatbaovanhoa.com/a10792/bach-thu-saigon-1975-va-mot-so-van-de-o-bien-dao-truong-sa


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM TÀI LIỆU:


Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình


Nguyên Chủ tịch dầu khí là ông Nguyễn Xuân Sơn đã bị kết án tử hình trong đại án sai phạm tại Oceanbank. Như vậy, tính đến nay, cả ba đời chủ tịch PVN đều dính vòng lao lý và bị bắt giam."

image030

24 quan chức PVN bị khởi tố tạo 'chuyện không vui'?


BBC 10 tháng 12 2017

image031

Nguồn hình ảnh, VGP


Chụp lại hình ảnh,


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp về sự phát triển của ngành dầu khí hồi tháng Mười


Việc Bộ Công an đã khởi tố 24 lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có liên quan gì đến lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng tập đoàn này "có nhiều chuyện không vui"?


Báo Việt Nam cho hay, tính đến ngày 8/12, đã có 24 người là lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị khởi tố trong quá trình điều tra các sai phạm xảy ra tại tập đoàn này.


Việt Nam: Khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng


‘Làm sạch tận gốc’ Tập đoàn Dầu khí VN?


Quảng cáo


Vụ OceanBank: Xuân Sơn tử hình, Văn Thắm chung thân


5 điều cần biết về ngành dầu khí Việt Nam


Lãnh đạo Lọc dầu Dung Quất bác việc 'nhận tiền'


Hồi tháng Mười, website Chính Phủ đăng bài dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi họp về sự phát triển của ngành dầu khí tại trụ sở Chính phủ: "Gần đây, nhất là từ năm 2015 đến nay, PVN gặp nhiều khó khăn, "có nhiều chuyện không vui". Những vấn đề như vậy ảnh hưởng đến PetroVietnam, một tập đoàn lớn của đất nước, tạo tâm lý không tốt trong đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động."


"Tôi mong muốn PVN trong khó khăn, càng phải vững vàng."


Lưu lại audio,


Việc ông Đinh La Thăng bị bắt không làm giới quan sát bất ngờ, theo TS. Lê Hồng Hiệp.


Website này ghi nhận tại buổi họp ở thời điểm đó, ông Phúc "tiếp tục lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của tập đoàn về một số vấn đề liên quan để ngành dầu khí tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với đất nước."


Cũng liên quan đến các cựu lãnh đạo tập đoàn PVN, Theo trang Vietnam Plus, lúc 17:25 ngày 9/12, Thông tấn xã Việt Nam phát tin số TTN1209.031 với tiêu đề "Khởi tố bị can đối với hai nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phùng Đình Thực và Đỗ Văn Hậu."


"Tuy nhiên, do chưa thẩm định kỹ nguồn tin, thông tin trên là chưa chính xác."Thông tấn xã Việt Nam thành thật cáo lỗi cùng Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an; cá nhân ông Phùng Đình Thực và ông Đỗ Văn Hậu, cùng các khách hàng sử dụng thông tin," báo VietnamPlus cho biết hôm 9/12/2017.

image032

Nguồn hình ảnh, PVN


Chụp lại hình ảnh,


Theo Website Chính Phủ, ngành dầu khí đóng góp hơn 20% trong tổng thu ngân sách quốc gia, đóng góp 16-18% GDP trong các năm qua


Theo báo Zing hôm 8/12, ngoài ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN), có 22 cán bộ ngành dầu khí dính vòng lao lý trong năm 2016 và 2017. Trong số này có 17 người liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh, 5 người bị khởi tố trong vụ án Oceanbank.


Báo này còn mô tả ông Thăng "châm ngòi hàng loạt sai phạm" và "có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các dự án ở thời kỳ ông làm lãnh đạo tập đoàn."


VN: Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?


Công ty nước ngoài có rủi ro khi VN chống tham nhũng?


‘Không hẳn giảm quan tham là tăng nhân tài’

image030

Nguồn hình ảnh, EPA


Chụp lại hình ảnh,


Ông Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình hồi cuối tháng Chín


Cùng thời điểm, báo VietnamNet tường thuật: "Cả hai ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh bị khởi tố để điều tra, làm rõ trách nhiệm liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra. Trước đó, một chủ tịch dầu khí là ông Nguyễn Xuân Sơn đã bị kết án tử hình trong đại án sai phạm tại Oceanbank. Như vậy, tính đến nay, cả ba đời chủ tịch PVN đều dính vòng lao lý và bị bắt giam."


Theo Website Chính Phủ, công nghiệp dầu khí là "ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác. Ngành dầu khí đóng góp hơn 20% trong tổng thu ngân sách quốc gia, đóng góp 16-18% GDP trong các năm qua."


++++++++++++++++++++++++++++++


Vụ OceanBank: Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình, Hà Văn Thắm chung thân

image033

29 tháng 9 2017


Nguồn hình ảnh, AFP


Chụp lại hình ảnh,


Ông Nguyễn Xuân Sơn (trái) bị kết án tử hình còn ông Hà Văn Thắm bị tuyên án chung thân


Nguyên tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn bị kết án tử hình còn cựu chủ tịch Hà Văn Thắm nhận án chung thân, sau phiên tòa tuyên án sáng 29/9, theo báo Tuổi Trẻ.


Cựu Tổng Giám đốc OceanBank, cựu Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn bị kết án tử hình về ba tội: tham ô, lạm dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.


Cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm bị mức án chung thân vì bốn tội: cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.


Bàn tròn Điểm tin tức cuối tuần (từ 24-30/9/2017)


Quảng cáo


Vụ xử OceanBank: Các bị cáo ‘nói lời cuối’


Luật sư nói gì về 'mắt xích' PVN-OceanBank?


Công an VN bắt thêm lãnh đạo PetroVietnam


Những bị cáo khác như Nguyễn Minh Thu, cũng nguyên TGD Oceanbank bị kết án 22 năm tù về tội cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản.


Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng, bị phạt 14 năm tù về tội vi phạm quy định trong cho vay , tổng hợp với hình phạt trong vụ án trước đó, phải chấp hành hình phạt chung 30 năm tù.


Bà Hứa Thị Phấn bị phạt 17 năm tù về tội vi phạm về quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

image030

Nguồn hình ảnh, EPA


Chụp lại hình ảnh,


Ông Nguyễn Xuân Sơn ngày 29/9/2017

image035

Nguồn hình ảnh, EPA


Chụp lại hình ảnh,


Ông Hà Văn Thắm vào ngày cuối phiên tòa, 29/9/2017


Cho vay không đảm bảo, sai quy định


HĐXX kết luận Hà Văn Thắm đã cho Phạm Công Danh vay 500 tỉ thông qua Công ty Trung Dung không đảm bảo tiền góp vốn, không có tài sản đảm bảo.


"Ông Danh vay 500 tỉ đồng để thanh toán các khoản vay cho nhóm bà Hứa Thị Phấn chứ không phải để thực hiện dự án sân vận động Chi Lăng, tuy nhiên Thắm vẫn duyệt cho Danh vay.


"Hành vi của Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn đã phạm vào tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng," báo Tuổi Trẻ dẫn lời HĐXX.


Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt hơn 300 tỉ


HĐXX kết luận trong thời gian làm tổng giám đốc OceanBank, Nguyễn Xuân Sơn đã chiếm đoạt hơn 60 tỉ từ việc thu phí tỉ giá ngoại tệ thông qua công ty BSC do Thắm lập.

image036

Nguồn hình ảnh, EPA


Chụp lại hình ảnh,


Ngày cuối phiên tòa, 29/9/2017


Thêm vào đó, trong số tiền hơn 1.500 tỉ của Oceanbank mà Hà Văn Thắm cố ý làm trái, 246 tỉ đã đưa cho Nguyễn Xuân Sơn để chi lãi ngoài hợp đồng. Trong khi đó PVN đã góp vốn tương ứng 20% vốn điều lệ của Oceanbank, tức Sơn đã chiếm đoạt 49 tỉ của PVN, của ngân sách nhà nước.


Hà Văn Thắm, cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 1.500 tỉ


Năm 2011, khi là Chủ tịch HĐQT của Oceanbank, Hà Văn Thắm ra chủ trương chi ngoài lãi suất huy động vốn. Từ 2011-2014, Oceanbank đã chi hơn 1.576 tỉ đồng.


Theo HĐXX, điều này đã dẫn đến lỗ luỹ kế trên 10.000 tỉ đồng, nợ xấu hơn 14.000 tỉ, âm vốn chủ sở hữu 2,5 lần, khiến Ngân Hàng Nhà Nước phải đưa OceanBank vào dạng kiểm soát đặc biệt.


Sau đó NHNN đã mua lại Oceanbank với giá 0 đồng và phải gánh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho OceanBank.


Thêm vào đó, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn vào OceanBank mất 800 tỉ đồng còn Tổng công ty xây dựng Sông Đà mất hơn 200 tỉ đồng.


Và khi còn là đối tác chiến lược, không chỉ PVN mà các công ty con, đối tác chiến lược,… đều gửi tiền ở OceanBank, thời điểm cao nhất 30.000 tỉ.


Theo báo Dân Trí, Hà Văn Thắm và các bị cáo liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường hơn 1.500 tỉ thất thoát, trừ số tiền Sơn đã chiếm đoạt.


Trong khi đó ông Sơn phải bồi thường hơn 60 tỉ chiếm đoạt thông qua công ty BSC, 49 tỉ cho PVN và gần 200 tỉ còn lại cho Oceanbank.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Luật sư nói gì về 'mắt xích' PVN-OceanBank?


BBC 15 tháng 9 2017

image037

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,


Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia, nguyên Tổng giám đốc OceanBank bị đề nghị án tử hình về các tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.


Luật sư bào chữa cho bị cáo bị đề nghị lĩnh án tử hình trong phiên xử "đại án" nói thân chủ của mình "không phạm tội".


Luật sư Nguyễn Minh Tâm, một trong các luật sư bào chữa cho cựu Tổng Giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn hôm 14/09 lập luận rằng thân chủ của mình "không thể lợi dụng sự phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) vào Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vì không thể làm trái thỏa thuận được lãnh đạo của hai tổ chức này đã ký kết".


Luật sư Tâm mô tả điều ông gọi là "cáo trạng có điểm bị nhầm lẫn" bởi trong thời gian làm TGĐ Oceanbank ông Nguyễn Xuân Sơn "không có tư cách người đại diện phần vốn góp của PVN" tại ngân hàng OceanBank và do vậy "không lợi dụng và không thể lợi dụng uy tín, vị thế của PVN" để buộc Chủ tịch HĐQT ngân hàng này là ông Hà Văn Thắm phải chi tiền cho mình.


Bàn tròn thứ Năm về các vụ Đại án, BOT...


Luật sư Tâm được Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lời nói rằng có một văn bản thỏa thuận cam kết giữa PVN và Oceanbank ký ngày 18/9/2008 giữa ông Đinh La Thăng - Chủ tịch HĐQT PVN và ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT OceanBank.


"Quan hệ giữa Oceanbank với PVN đã được hai ông Chủ tịch thống nhất, thỏa thuận và triển khai những cam kết hỗ trợ tối đa từ trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác, kể cả sau khi Nguyễn Xuân Sơn đã rời khỏi OceanBank," VOV dẫn lời luật sư Nguyễn Minh Tâm trong bài "Thỏa thuận giữa Oceanbank và PVN có từ thời ông Đinh La Thăng", đăng vào chiều tối 14/09.


Thỏa thuận giữa PVN và OceanBank được mô tả là xác định việc "PVN hỗ trợ cho Oceanbank về tài chính đồng thời sử dụng và khuyến khích các đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên của PVN sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, các dịch vụ liên quan do OceanBank cung cấp".


Luật sư Tâm cũng đưa ra một loạt văn bản của PVN trong đó có văn bản yêu cầu các đơn vị thành viên và các đơn vị có vốn góp của PVN mở và phát triển hệ thống tài khoản thanh toán của đơn vị mình tại Oceanbank để tạo ra "sự liên thông và hiệu quả trong quá trình thanh toán, chuyển tiền giữa PVN và các đơn vị, khách hàng được nhanh chóng và tiện lợi".


Một văn bản nữa của Tổng Giám đốc PVN vào tháng Chín 2009 yêu cầu các đơn vị chưa mở tài khoản tại OceanBank khẩn trương phối hợp ngân hàng thực hiện mở và sử dụng tài khoản.


Một tháng sau đó đã có thêm một văn bản của Chủ tịch HĐQT PVN yêu cầu gửi các đơn vị, kể cả các nhà thầu dầu khí phải thực hiện việc mở tài khoản và thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank.


Do đó luật sư Nguyễn Minh Tâm biện luận rằng không thể kết tội ông Nguyễn Xuân Sơn đã "lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền gửi huy động từ PVN" để gây áp lực hoặc chi phối lãnh đạo OceanBank (ông Hà Văn Thắm) nhằm "chiếm đoạt tài sản" của ngân hàng này như trong cáo trạng bởi gốc rễ nắm ở thỏa thuận ban đầu và các văn bản sau đó giữa lãnh đạo PVN và OceanBank.


Nội dung tranh tụng của luật sư Nguyễn Minh Tâm cũng được một số báo trong nước đưa tin trong đó có báo Thanh Niên, Dân Trí,...


Cây bút Huy Đức mô tả điều ông gọi là OceanBank "không cần 800 tỷ góp vốn" [của PVN].


Viết trên Facebook cá nhân hôm 14/09, ông nói "đừng ngạc nhiên khi mai mốt ta biết 800 tỷ này vào túi ai - OceanBank cần dòng tiền lên tới 500 nghìn tỷ của PVN đi qua tài khoản của mình".


Trong khi đó Luật sư Nguyễn Thị Minh Phương, là một trong bốn luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Xuân Sơn vào sáng hôm 15/09 trong phần tranh tụng nói PVN với số tiền gửi lớn tại Oceanbank thì liệu có nhận được tiền "chăm sóc" của nhà băng này hay không bởi nhiều công ty con của PVN nhận được.

image038

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,


Ông Hà Văn Thắm nguyên chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thân


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘giám sát kém’


Đảng CS: 12 đại án của năm 2017


Lãnh đạo Lọc dầu Dung Quất bác việc 'nhận tiền'


Khởi tố cựu Phó thống đốc Đặng Thanh Bình


Luật sư Phương đặt ra câu hỏi vì sao Bộ Công an phải khởi tố vụ án hình sự lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại 3 công ty liên quan đến ngành dầu khí và khởi tố bổ sung với cựu kế toán trưởng PVN.


Luật sư này biện luận trong thời gian thân chủ của mình bị buộc phạm vào tội Tham ô tài sản, ông Nguyễn Xuân Sơn không phải là Chủ tịch thành viên PVN, không được giao quản lý vốn, không điều hành PVN và đây là quyền hạn của hội đồng thành viên PVN và không có ông Nguyễn Xuân Sơn trong đó.


"Dựa vào căn cứ nào để cáo buộc Nguyễn Xuân Sơn quản lý tài sản và rút tiền của Oceanbank," Luật sư Nguyễn Thị Minh Phương nói. " Nguyễn Xuân Sơn không thể là chủ thể của tội Tham ô".


Tại các phiên xét hỏi trước, ông Hà Văn Thắm khai đã chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn hơn 300 tỉ đồng để nhờ ông Sơn "chăm sóc nhóm khách hàng tại PVN" và tin rằng ông Sơn "chăm sóc khách hàng rất hiệu quả".


Viện Kiểm sát đề nghị tuyên mức án tử hình với ông Nguyễn Xuân Sơn và án tù chung thân với ông Hà Văn Thắm, đều là các cựu lãnh đạo OceanBank.


Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia, nguyên Tổng giám đốc OceanBank, bị đề nghị án tử hình về các tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.


Ông Hà Văn Thắm nguyên Chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thân về các tội tham ô, cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ và vi phạm quy định về cho vay.


Hàng chục bị can còn lại bị đề nghị các mức án tù trong khoảng từ 3 tới 27 năm tù trong vụ xử được gọi là đại án.


++++++++++++++++++++++++++++++++


Khởi tố ông Phan Đình Đức, cựu lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam


Đức Hoàng - 17:57 19/12/2017

image039

(VNF) - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, khám xét đối với ông Phan Đình Đức, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".


Khởi tố ông Phan Đình Đức, cựu lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam


Cụ thể, căn cứ tài liệu điều tra thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với ông Phan Đình Đức, thành viên HĐTV PVN về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 165, Bộ luật Hình sự.


Ông Phan Đình Đức bị tình nghi liên quan đến vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại PVN, gây thiệt hại 800 tỷ đồng khi góp vốn vào OceanBank.


Ngày 18/12/2017, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) đã phê chuẩn Quyết định và Lệnh trên. Cùng ngày Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và thi hành Lệnh khám xét đối với ông Phan Đình Đức theo đúng quy định của pháp luật.


Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án và thu hồi tài sản để sớm kết luận điều tra, truy tố và xét xử theo đúng quy định của pháp luật.


Trước đó, 2 nguyên lãnh đạo của PVN, từng là sếp của ông Phan Đình Đức là Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN và Nguyễn Quốc Khánh, nguyên quyền Chủ tịch HĐTV, nguyên Tổng giám đốc PVN, cũng đã bị Cơ quan điều tra Bộ Công an bắt giữ. Đức Hoàng


https://vietnamfinance.vn/khoi-to-ong-phan-dinh-duc-cuu-lanh-dao-tap-doan-dau-khi-viet-nam-2017121917561025.htm


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM TÀI LIỆU:


Bổ nhiệm Tổng Giám đốc PETEC và Giám đốc PVOIL Trans


17:18 | 05/11/2020


3,754 lượt xem


|


(PetroTimes) - Ngày 4/11, Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư - CTCP (PETEC) tổ chức Lễ công bố trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tổng công ty.


PV GAS bổ nhiệm Trưởng ban Tài chính Tổng công ty và Giám đốc Công ty Khí Cà Mau


PVOIL bổ nhiệm Lãnh đạo Ban Kỹ thuật Công nghệ Dầu khí và Ban An toàn Chất lượng


PVOIL bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tổng công ty


Thực hiện văn bản số 6369/DVN-TCNS ngày 28/10/2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) về công tác nhân sự, Hội đồng quản trị PETEC đã ban hành Quyết định số 004418/QĐ-PTC ngày 4/11/2020 bổ nhiệm ông Trần Văn Dưỡng giữ chức Tổng Giám đốc - Người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty.


Ông Trần Văn Dưỡng sinh ngày 30/12/1977, trình độ Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế, đã công tác tại nhiều vị trí trong ngành Dầu khí trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc PETEC.


Tham dự buổi lễ công bố quyết định có ông Đoàn Văn Nhuộm - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL; ông Hạng Anh Minh - Thành viên HĐQT PVOIL; ông Nguyễn Tuấn Tú - Phó Tổng Giám đốc PVOIL và đại diện các Ban chuyên môn của PVOIL.


Ông Đoàn Văn Nhuộm - Tổng Giám đốc PVOIL và ông Đỗ Hoàng Phúc - Chủ tịch HĐQT PETEC trao quyết định bổ nhiệm ông Trần Văn Dưỡng


Thay mặt Ban lãnh đạo PVOIL, ông Đoàn Văn Nhuộm phát biểu, giao nhiệm vụ cho tân Tổng Giám đốc PETEC, mong muốn ông Trần Văn Dưỡng trên cương vị mới phối hợp tốt với Hội đồng quản trị và tập thể CBNV PETEC phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng tập thể đoàn kết, cùng nhau vượt qua giai đoạn kinh doanh xăng dầu khó khăn hiện nay; đẩy nhanh công tác quyết toán cổ phần hóa PETEC để tạo tiền đề cho công tác thoái vốn của PVOIL tại PETEC, tạo điều kiện cho PETEC tiếp tục ổn định và phát triển.

image041

Ông Đỗ Hoàng Phúc - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PETEC phát biểu cảm ơn Ban lãnh đạo PVOIL đã quan tâm, bổ sung cán bộ lãnh đạo trẻ cho PETEC, cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty trong việc quản lý, điều hành đơn vị, cùng xây dựng đơn vị ổn định và phát triển.


Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Trần Văn Dưỡng cảm ơn Đảng ủy, Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc PVOIL đã tin tưởng giao nhiệm vụ. Trên cương vị mới, ông Trần Văn Dưỡng cam kết sẽ nỗ lực hết sức thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình, phát huy kinh nghiệm đã tích lũy được qua hơn 20 năm công tác trong ngành Dầu khí, đồng tâm hiệp lực cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên PETEC cùng vượt qua giai đoạn khó khăn, vững bước phát triển, gặt hái thành công trong thời gian tới.

image042

Ông Trần Văn Dưỡng - Tân Tổng Giám đốc PETEC phát biểu nhận nhiệm vụ mới


Cùng ngày, Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Dầu khí Việt Nam (PVOIL Trans) cũng tổ chức Lễ công bố trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công ty.


Theo đó, ông Cao Trọng Tuấn - Phó Giám đốc Công ty được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc - Người đại diện theo pháp luật của PVOIL Trans.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Khởi tố, bắt giam nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí VN Nguyễn Quốc Khánh


Theo Website Chính Phủ, ngành dầu khí đóng góp hơn 20% trong tổng thu ngân sách quốc gia, đóng góp 16-18% GDP trong các năm qua (TNO 12/2017)


Chí Hiếu

hieub48@gmail.com


19:21 - 08/12/2017 1 Thanh Niên Online


Chiều 8.12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Quốc Khánh.

image045

Ông Nguyễn Quốc Khánh


Ảnh: PVN


Trong thông cáo báo chí vừa phát đi chiều tối nay (8.12), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết cơ quan này vừa có phiên họp lần thứ 18. Tại phiên họp này,  trên cơ sở tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã biểu quyết với tỷ lệ nhất trí cao thông qua Nghị quyết số 457/NQ-UBTVQp4 ngày 8.12.2017 “Về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội khóa XIV”.


Cùng ngày, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 165 bộ luật Hình sự, ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Quốc Khánh. 


Ông Nguyễn Quốc Khánh nguyên là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Sau khi bị cho thôi chức Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN hồi tháng 3 năm nay, ông Khánh sau đó được điều chuyển về công tác tại Bộ Công thương.

image045

tin liên quan


Bộ Công Thương đang xem xét điều chuyển Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí


Nguồn tin Thanh Niên từ Bộ Công thương cho biết, Bộ này chuẩn bị báo cáo Thủ tướng về việc điều chuyển ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thôi chức tại Tập đoàn để chuyển công tác về Bộ.


Ông Nguyễn Quốc Khánh (57 tuổi), quê quán Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Quốc Khánh đã có nhiều năm công tác tại PVN, từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó tổng giám đốc Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP); Tổng giám đốc Công ty Liên doanh dầu khí Mê Kông; Tổng giám đốc Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC); Tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL); Phó tổng giám đốc PVN từ tháng 7.2009. Từ tháng 11.2014, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc PVN.


https://thanhnien.vn/khoi-to-bat-giam-nguyen-chu-tich-tap-doan-dau-khi-vn-nguyen-quoc-khanh-post716983.html

image047

Ông Đoàn Văn Nhuộm - Tổng Giám đốc PVOIL và Lãnh đạo PVOIL, PVOIL Trans trao Quyết định bổ nhiệm ông Cao Trọng Tuấn


Ông Cao Trọng Tuấn sinh ngày 20/3/1981, trình độ Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, đã công tác qua nhiều vị trí tại PVOIL trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc PVOIL Trans.


https://petrovietnam.petrotimes.vn/bo-nhiem-tong-giam-doc-petec-va-giam-doc-pvoil-trans-583585.html.


P.V
25 Tháng Sáu 2022(Xem: 3814)
ẤN ĐỘ HÀNH ĐỘNG HƯỚNG ĐÔNG
10 Tháng Hai 2022(Xem: 3994)
CHÂU Á ĐẠI DƯƠNG RẬP RÌNH