Ai cấm CsVN bồi đắp đảo đá ở vùng biển “Xôi đậu Da beo”?

20 Tháng Mười Hai 20226:22 SA(Xem: 3090)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - CHỦ NHẬT JAN 01, 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Ai cấm CsVN bồi đắp đảo đá ở vùng biển “Xôi đậu Da beo”?

image006image009

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

01/1/2023

Bài đi 2 kỳ. Kỳ 1.


Năm 1974, trận Hoàng Sa nổ ra dưới vĩ tuyến 17; 77 chiến sĩ Hải quân VNCH anh dũng đền nợ nước mang theo những trái tim chìm xuống đáy làm những chứng nhân cho thời đại biển Đông.


Trận hải chiến ngắn kết thúc – bàn thất trận nghiêng về phía VNCH, toàn bộ Hoàng Sa lọt vào tay bọn phản động Bắc Kinh, nhưng trang sử chống quân xâm lược không thể phai mờ trong tâm khảm người dân Việt hai miền Nam-Bắc. (1)


Những năm kế tiếp sau đó, Việt Nam và Trung Quốc đã âm thầm đưa quân đi chiếm giữ, cắm cờ xác định chủ quyền trên các cấu trúc thực thể địa lý ở khu vực biển-đảo Trường Sa.


Âm thầm nhưng không có nghĩa là không đổ máu. Mười bốn năm sau trận Hoàng Sa, ba hòn đá Cô Lin (Johnson North Reef), Len Đao (Lansdowne Reef) và Gạc Ma (Johnson South Reef) liền kề trở thành tâm điểm tranh đoạt giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Ngày 14 tháng Ba, 1988, lính Tầu cộng đã bắn chết lính Việt ngay trên hòn đá Gạc Ma gập ghềnh sóng vỗ trong lúc lính Việt đang cắm cờ chủ quyền. Lính và chiến hạm Tàu cộng bắn xối xả vào tàu công binh Việt Nam giết chết 64 thủy thủ và sĩ quan không mang súng anh dũng đền nợ nước. (2)


Trận Gạc Ma tuy không lớn và vang dội như trận Hoàng Sa, một quần đảo với 36 thực thể đảo, đá, cồn cát rộng khoảng 30 ngàn km2, còn hòn đá Gạc Ma (Johnson South Reef) một rạn san hô gần như chìm hoàn toàn dưới nước chỉ có vài mẩu đá nổi lên, nhưng chính ở chỗ vài mẩu đá nổi lên, lính Hà Nội mang cờ đến cắm chốt; ngược lại, Bắc Kinh cũng nhận ra vị trí chiến lược của hòn đá bèn đưa hải quân quân tới đánh chiếm, và sau đó tiến hành nạo vét, bồi đắp, cắm cờ chủ quyền, biến hòn đá thành tiền đồn quân sự.


Ý đồ sâu xa của Bắc Kinh mở cuộc xâm chiếm đá Gạc Ma xuất phát từ thắng lợi Hoàng Sa. Chiếm được Gạc Ma, Bắc Kinh từ từ nuốt dần Trường Sa.


Nhưng đối với Hà Nội, tuy mất Gạc Ma về tay Tầu cộng, nhưng Gạc Ma đánh dấu một khúc quanh lịch sử mở ra nhu cầu mở rộng địa bàn chiến lược Biển. Những thực thể địa lý ở khu vực phía nam quần đảo Trường Sa chính là những đối tượng của Hà Nội cần phải chiếm đoạt, để trở thành các vị trí tiền tiêu trong chiến lược cắm cờ xác định chủ quyền lãnh thổ.


Do đó, cùng một lúc với trận Gạc Ma, Việt Nam đã mang quân đi chiếm giữ cho bằng được hai đá Len Dao (Lansdowne Reef) và đá Cô Lin (Collins Reef  hoặc Johnson North Reef ). Cô Lin cách Len Dao 7 hải lý (13km), cách Gạc Ma có 3.9 hải lý (7,2km). Ba hòn đá này tạo thành trục tam giác nằm ở điểm cuối Nam quần đảo Trường Sa.


(chú thích thêm: Vào thời điểm bấy giờ, Biển Đông gần như “thả nổi”, Đệ Thất Hạm đội Mỹ mải đi ngóng gió ở tận đâu đâu.)


image011Trục tam giác đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao trong cụm đảo Sinh Tồn (Việt Nam đặt tên). Nguồn hải đồ Thiềm Thừ.


Hiện nay, không chỉ đối với Việt Nam, các nước ven biển như Taiwan, Philippines, Malaysia, Indonesia, các đảo, đá, bãi, rạn lớn hay nhỏ đang được binh lính các nước chiếm giữ, trên thực tế các thực thể nguyên trạng không còn giữ tính chất nguyên thủy nữa mà thay đổi cấu trúc dần dần.


Hầu hết các hải điểm đều được cải tạo thành các căn cứ quân sự xây bê tông kiên cố có lính và vũ khí trấn giữ. Ví dụ như đảo Thị Tứ (Thitu Island, philippines chiếm từ tay VNCH năm 1971 đã được Philippines cải tạo mở mang dần).


Vào thời điểm 1988-2014, vũ khí phòng thủ trên các đảo đá của lính Việt Nam còn thô sơ, một vài khẩu cao xạ cỡ 12,7ly, đại liên từ thời chiến tranh Việt Nam trang bị cho khoảng 1 tiểu đội lính trú phòng trên đó.


Sau này nếu được trang bị vũ khí lớn hơn, hiện đại hơn, tất phải cải tạo tiền đồn lớn gấp nhiều lần.


(chú thích thêm: Với lý do này, tôi không biết các tiền đồn đảo đá ở Trường Sa mà tôi đi thăm năm 2014 có còn giữ nguyên diện tích cũ hay đã xây dựng to lớn hơn.)


Các thông tin từ CSIS cho thấy, việc “bồi đắp nạo vét” mở rộng diện tích ở các đảo Đá Lát, Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh, Tiên Nữ, theo tôi, bản chất không phải là công việc bồi đắp mở rộng đất đai vì diện tích của các hòn đảo này đã khá lớn; tôi cho là xây dựng thêm các vị trí công sự lô cốt phòng thủ và tấn công, bãi chứa vũ khí hạng nặng tối tân đổ tới quan trọng hơn. Ví dụ như xe tăng lội nước, tên lửa đất đối hạm, đất đối không, hệ thống ra đa, cảng sâu, kho chứa khí tài quân sự, sân bay dã chiến bãi đáp ngắn dùng cho các chiến cơ, vân vân…


Nếu các thực thể đá trở thành các tiền đồn nhỏ thì các hòn đảo lớn trở thành căn cứ quân sự lớn. Tựu chung, đáo đá lớn hay nhỏ đều có một mục tiêu, xác định chủ quyền biển-đảo trong bối cảnh tranh chấp hiện nay đang bước vào giai đoạn chung cuộc trên Biển và trên bàn hội nghị.


Do đó, không có gì ngạc nhiên, các hội nghị về DOC, COC do Bắc Kinh dẫn đầu mấy năm gần đây chỉ có ASEAN + CHINA. Bắc Kinh không muốn có sự tham dự của Hoa Thịnh Đốn và quốc tế.


Đây chính là trở ngại lớn đối với Hoa Kỳ và Quốc tế. Lý đo đầu tiên: Biển Đông là thủy lộ hàng hải quốc tế qua lại mang lợi tức 3, 5 ngàn tỉ đô la mỗi năm, chưa kể đến vấn đề an ninh đối với các nước ven biển.


Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi đi thăm Việt Nam năm 2916 từng nói vùng biển South China Sea là vùng biển quốc tế.


Các căn cứ và tiền đồn VN ở vùng biển Trường Sa


image013Tên lửa trong cuộc triển lãm vũ khí tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội ngày 8/12/2022. Chưa biết chừng các vũ khí này sẽ hiện diện ở các đảo đá căn cứ quân sự ở biển Trường Sa.


image015Bộ đội tên lửa trong buổi triển lãm vũ khí tại Gia Lâm từ ngày 8 – 10/12/ 2022. Ảnh trích từ video Huy Mạnh.


Đảo Sơn Ca theo hình ảnh vệ tinh LandsatLook, vào năm 2020, diện tích đất nổi của là 6 ha. Từ tháng 10 năm 2021, Việt Nam bắt đầu tiến hành đợt bồi đắp mới đảo Sơn Ca. Theo hình chụp vệ tinh Sentinel-2 (ESA)), thì tính đến tháng 12 năm 2022, Việt Nam đã bồi đắp thêm khoảng 13hectare cho đảo Sơn Ca.


(ct: năm 2014, tôi đã đến thăm đảo Sơn Ca, lính ở đây thường gọi là đảo Cát, trước năm 1975 đảo chứa đầy phân chim và trứng, trên đảo tới mùa “khai hoa nở nhụy”, loài chim Sơn Ca cánh nâu ở đâu đâu kéo về từng đoàn, sinh con đẻ cái rồi lại bay đi; tác giả ước mong được đi thăm lần thứ hai quần đảo Trường Sa để được nhìn tận mắt sự thay đổi sau 9 năm).


Đảo Nam Yết theo ảnh chụp của vệ tinh Sentinel-2 (ESA)) tính đến đầu tháng 12 năm 2022, diện tích của Nam Yết khoảng 46 hectare.  


Đảo Phan Vinh nguyên thủy là rạn san hô được chia thành hai nhóm A và B, nhóm B quan trọng vì có diện tích lớn hơn A; tính đến đầu tháng 12 năm 2022, B là rạn san hô được mở rộng thêm với diện tích đất nổi khoảng 43hectare, B dài 1.4 km rộng 600m với một âu tầu ở giữa đảo.


Đảo đá Tiên Nữ cách đảo Trường Sa Lớn 162 hải lý (300 km) về phía đông, nguyên thủy là một rạn san hô xa nhất phía nam quần đảo Trường Sa. Vị trí chiến lược của đảo đá Tiên Nữ ngày càng quan trọng vì nó giáp ranh vùng biển Tây Philippines.


Theo AMTI, từ tháng 12 năm 2021, Việt Nam bắt đầu nạo vét và bồi đắp đảo đá Tiên Nữ. Theo ảnh vệ tinh Sentinel-2 (ESA), đến tháng 12 năm 2022, Việt Nam nạo vét và bồi đắp đảo đá Tiên Nữ khoảng 23 hectare.


Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Washington cho biết việc bồi đắp, nạo vét này ở quần đảo Trường Sa, cũng được Trung Quốc và các nước khác tuyên bố chủ quyền, đã tạo ra khoảng 170 héc ta đất mới và nâng tổng diện tích mà Việt Nam đã khai hoang trong thập kỷ qua lên 220 héc ta.


Dựa trên những hình ảnh vệ tinh thương mại, Tổ chức Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của CSIS nói nỗ lực này của Việt Nam bao gồm mở rộng việc bồi đắp tại bốn thực thể và nạo vét mới tại năm thực thể khác. (BBC 15/12/2022).


Đảo Trường Sa Lớn, đảo Trường Sa Lớn rộng 39 héc ta, là trung tâm đầu não của Bộ tự lệnh vùng 4 hải quân Việt Nam, đảo có sân bay dã chiến bằng bê tông từ trước năm 1975, Phi cơ vận tải Caribou hay C-130 có thể hạ cánh xuống đảo, Năm 2014 tôi đi thăm đảo Trường Sa Lớn được biết đảo bắt đầu cải tạo mở rộng sân bay bằng bê tông vững chắc dài rộng thêm.


image017Sân bay đảo Trường Sa Lớn trước năm 1975 dùng cho C-7 Caribou hoặc Hercules C-130 lên xuống được mở rộng và dài thêm dùng cho các chiến cơ. Chiếc trực thăng đáp xuống sân bay là của một tướng hải quân đến thị sát đảo. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đang vẫy tay chào tạm biệt. Ảnh Lý Kiến Trúc tài liệu của VHO.


Đảo Song Tử Tây chiều dài 698m, chiều rộng 295m, diện tích tự nhiên là 12 hecta, là đảo lớn thứ sáu trong số các đảo tại quần đảo Trường Sa, lớn thứ hai sau đảo Trường Sa Lớn. Đảo đã được oc6ng binh Việt nam gia cố mở rộng thêm từ năm 2014.


Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe) có hai nhóm Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông; cách Cam Ranh khoảng 320 hải lý, cách đá Ga5cMa khoảng 10,5 hải lý (19,4 km), đảo có diện tích đất tự nhiên vào khoảng 8 hectare và diện tích cải tạo thêm trên nền san hô là 10,55 hectare[ trong đó có một âu tàu rộng khoảng 6 hectare. Đảo Sinh Tồn tiếp tục được mở rộng thêm bởi vị trí chiến lược của nó đối với quần đảo Trường Sa và nhất là đối với các đảo nhân tạo của Trung Quốc gần kề.


Đảo Đá Lát, hay còn gọi là đảo Bão Tố thuộc cụm đảo Trường Sa nằm về phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, đảo Đá Lát (Ladd Reef, Riji jiao, 8o358 vĩ B, 111o55 kinh Đ) cách đảo Trường Sa Lớn về phía Tây khoảng 14 hải lý, dài khoảng 6 km, rộng gần 2 km, diện tích khoảng 10 km2 (năm 2014), cách Vũng Tàu khoảng 450km, trên đảo có ngọn tháp hải đăng với sức quét ánh sáng xa 20 km. Đá Lát nguyên thủy là một rạn san hô khép kín, tức là không có rạch nước thông thủy vào bên trong, nhưng trong bụng rạn san hô này có hồ nước mỗi khi thủy triều rút xuống. Hồ nước lộ ra các bãi san hô và đá mồ côi nhô lên lởm chởm; ngược lại, khi thủy triều lên, toàn bộ đảo san hô Đá Lát ngập chìm dưới nước. Từ năm 1988, Hải quân Việt Nam đã chiếm giữ rạn san hô Đá Lát và xây trên đó tòa lô cốt bằng bê tông có một đơn vị hải quân đồn trú. (3)


Đảo Nam Yết, rộng 47 héc ta; đảo đá Phan Vinh, rộng 48 héc ta; đảo Sơn Ca cách cảng Cam Ranh 330 hải lý (chưa xác định chu vi vì đang trong giai đoạn cải tạo), rất gần đảo Ba Bình (Taiping Island Đài Loan); đảo đá Tiên Nữ (huyền thoại về một người con gái Việt đẹp như tiên trú ngụ ở đây với hai hòn đá mồ côi), cách cảng Cam Ranh 374 hải lý (700km) chiều dài 6,5km, chiều rộng 2,8km (chu vi này đo vào khoảng năm 1988-2014), khi thủy triều xuống, mặt nước so với chân bê tông tiền đồn khoảng 0,5-0,7m. Tiên Nữ là đảo đá xa  nhất về phía Nam quần đảo Trường Sa.


Vị trí quân sự chiến lược của các hòn đảo lớn kể trên từ trước năm 1975 cho đến hiện nay vẫn là các tiền đồn quân sự quan trọng và lớn nhất của Việt Nam ở Trường Sa.


image019Tác giả đứng trước con đường dẫn từ bờ biển vào cổng đảo Sơn Ca. Ảnh tài liệu chụp năm 2014 của VHO.


image021Một góc đảo Sơn Ca, tới mùa “khai hoa nở nhụy” bầy chim Sơn Ca cánh nâu tụ về sinh con đẻ cái rồi bay đi. Ảnh nguồn Net.


image023Ảnh vệ tinh chụp đảo Sơn Ca năm 2020 (NASA), Nguồn Wikipedia


image025Ảnh chụp vệ tinh chụp rạn san hô đảo Nam Yết (tháng 11 năm 2022). Nguồn Wikipedia


image026Ảnh vệ tinh chụp rạn hô đảo Phan Vinh A (Pearson / tháng 11 năm 2022). Nguồn Wikipedia


image027Ảnh vệ tinh chụp đảo Phan Vinh B. Nguồn Wikipedia


Từ những năm 1951, thế giới coi biển South China Sea như vùng biển vô chủ, nhưng chế độ nền Dệ nhất VNCH thời Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đánh giá Biển Đông là vùng biển cực kỳ quan trọng về chiến lược và chủ quyển lãnh thổ; năm 1956, chính phủ Diệm đã phái các chiến hạm đi xây cột mốc chủ quyền bằng đá cao hơn 3 mét ở 5 đảo lớn ở vùng biển Trường Sa. Sau năm 1975, Tổng bí thư đảng Cs Việt Nam Lê Duẩn đã từng báo động bọn phản động Bắc Kinh sẽ đánh Việt Nam từ hướng Biển Đông, hải quân Việt Nam đã đi tiếp thu tất cả các đảo do VNCH bàn giao.


image028Tác giả đứng bên bia đá chủ quyền bằng đá cao gần 3 mét trên đảo Song Tử Tây được Hải quân VNCH xây dựng từ năm 1956. Ảnh tài liệu của VHO.


Sau trận Gạc Ma 1988, quan niệm chiến lược về chủ quyền lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa được triển khai mạnh mẽ dưới dạng "Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ ". Việt Nam đã chiếm giữ 23 cấu trúc đá, rạn san hô, bồi đắp xây dựng thành 23 tiền đồn đảo đá chiến lược. Hầu hết các tiền đồn được xây dựng bằng xi măng, cốt sắt, gạch, cát do tàu vận tải từ đất liền chở ra.


Cho đến nay, Việt Nam đã chiếm giữ khoảng 48 thực thể đảo đá lớn nhỏ và cải tạo chúng thành tiền đồn quân sự có quân lính trú phòng.


Ý nghĩa của các hải điểm do Việt Nam chiếm giữ không những xác định vị trí quân sự, tọa độ chủ quyền, và quyền chủ quyền chính trị diện tích lãnh thổ trên một vùng biển Trường Sa rộng lớn khoảng 200 ngàn km2.


Tất cả các cấu trúc thực thể địa lý ở South China Sea đều không có nguồn nước ngọt. Nước ngọt được hứng từ mưa chứa vào bể.


Đặc điểm mực nước mặt biển rất thấp xung quanh các đảo đá tiền đồn, khi thủy triều xuống, có nơi tính từ chân đồn lội ra ngoài xa, nước chỉ đến mắt cá chân hay ngang lưng.


Hình ảnh ví dụ dưới đây ở tiền đồn đảo đá Núi Le cho thấy khi mực thủy triều rút, trầm tích lộ ra. Từ tàu lớn muốn đi vào tiền đồn phải đi bằng ca nô.


image030Quang cảnh tiền đồn đảo đá Núi Le lúc thủy triều xuống. Khoảng 1 tiểu đội trú phòng với vũ khí thô sơ chỉ có một hai khẩu cao xạ 12,7ly ở hai đầu tiền đồn. Tài liệu của VHO.


image032Cao xạ phòng không từ thời chiến tranh Việt Nam trang bị trong lô cốt phòng thủ trên đảo Đá Nam. Ảnh Lý Kiến Trúc chụp năm 2014. Tài liệu của VHO.


image034Cắm cờ chủ quyền trên đảo đá Len Đao, một rạn san hô chìm được bồi đắp xây dựng lên thành một tiền đồn quân sự nhỏ với một tiểu đội trú phòng giữa biển cả mênh mông. Ảnh Lý Kiến Trúc chụp năm 2014 đi từ ca nô vào Len Đao. Tài liệu của VHO.


image036Bản đồ Văn Hóa Online chia quần đảo Trường Sa ra 5 vùng chiến thuật. Ghi nhận hiện nay, Việt Nam đã chiếm giữ gần 50 đảo, đảo đá, rạn san hô, bãi cát và nhà giàn ở vùng biển Trường Sa.


Lý Kiến Trúc

(bổ túc ngày 01/1/2023)

(Xem tiếp số báo tới)


(1) 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974?

(2) Chủ đề đặc biệt: Trận Gạc Ma 1988

(3) Đảo Đá Lát nằm ở đâu?

Ai cấm VN bồi đắp Đá Lát thành đảo nhân tạo?

Việt Nam có nên đòi lại đảo Song Tử Đông?

04 Tháng Tám 2021(Xem: 6130)