Mỹ - Phi hợp tác ‘tuần tra’; Úc đến Manila thảo luận ‘hành quân’; Tần Cương đến Jakarta hội COC

22 Tháng Hai 20237:44 SA(Xem: 3780)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG – THỨ TƯ FEB 22, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Mỹ - Phi hợp tác ‘tuần tra’; Úc đến Manila thảo luận ‘hành quân’; Tần Cương đến Jakarta hội COC


VĂN HÓA ONLINE

22/2/2023

(tổng hợp)

image018

Ngô Minh Trí

22/02/2023


Nếu Mỹ và Philippines điều động lực lượng tuần duyên tuần tra chung ở Biển Đông thì sẽ tác động như thế nào?


Ngày 20/2/2023, Reuters đưa tin Mỹ và Philippines đang thảo luận về việc tiến hành tuần tra chung giữa lực lượng tuần duyên 2 nước, trong đó có khu vực Biển Đông.


Ông Jay Tarriela, phát ngôn viên của Lực lượng Tuần duyên Philippines (PCG) về các vấn đề Biển Đông, cho hay việc đối thoại với Mỹ đã bước qua giai đoạn sơ bộ và khả năng tiến hành tuần tra chung là cao. Động tác này diễn ra sau khi Philippines cho rằng tàu tuần duyên của nước này bị tàu hải cảnh Trung Quốc chiếu laser gây nguy hiểm.


Trong khi đó, đầu tháng 2, Philippines đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và sau đó hai bên thông báo về việc cho phép quân đội Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự ở Philippines - nằm trong thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) mở rộng được hai bên công bố.


Mỹ sẽ sử dụng 9 căn cứ quân sự trải dài trên quốc đảo Philippines.


image021Hải cảnh BRP Tubbataha của lực lượng tuần duyên Philippines. Reuters


Bước quan trọng


Trả lời Thanh Niên ngày 21.2, PGS Kei Koga (Chương trình các vấn đề toàn cầu và chính sách công - Trường Khoa học xã hội - Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đánh giá: "Nếu tuần duyên Mỹ và philippines tuần tra chung (hành quân) ở Biển Đông thì sẽ là một bước quan trọng hướng tới việc làm sâu sắc hơn nữa hợp tác song phương giữa hai nước. Tuần duyên là một cơ quan thực thi pháp luật thuộc quyền tài phán trong nước, nên thường không tiến hành các cuộc tuần tra chung trong vùng lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng Philippines và Mỹ sẽ xem xét tổ chức tuần tra chung ở đâu và loại hình nào".


"Vừa qua, Philippines đã có phản ứng mạnh mẽ liên quan cáo buộc hải cảnh Trung Quốc chiếu "tia laser cấp độ quân sự" về phía các tàu tuần duyên Philippines ở Biển Đông. Manila dường như phản ứng nhanh hơn và thực chất hơn đối với hành động của Bắc Kinh ở vùng biển này. Tất nhiên, ý định tuần tra chung giữa tuần duyên Mỹ và Philippines đã được đưa ra bàn thảo từ tháng 1 nhưng các diễn biến gần đây đã thúc đẩy kế hoạch này", PGS Koga chỉ ra.


Kịch bản thế trận


Trả lời Thanh Niên, TS James Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) cho biết: "Đây là điều mà tôi đã thúc đẩy trong một thời gian. Thách thức của Trung Quốc ở Biển Đông chủ yếu là thách thức thực thi pháp luật. Vì vậy, việc tuần duyên Mỹ, cơ quan thực thi pháp luật hàng hải và cứu hộ của nước này, phối hợp cùng các quốc gia Đông Nam Á là hoàn toàn hợp lý". Theo TS Holmes, có 3 điểm cần quan tâm liên quan diễn biến này.


Thứ nhất, Trung Quốc thời gian qua áp dụng chiến lược vùng xám bao phủ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, sẵn sàng leo thang căng thẳng bằng cách điều lực lượng hải quân, để có thể chọn lựa cách thức gia tăng áp lực bằng ngoại giao hay quân sự. Tuy nhiên, nếu tuần duyên Mỹ và Philippines tuần tra chung sẽ đặt Trung Quốc vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không còn có thể muốn dùng gì thì muốn.


Thứ hai, thỏa thuận gần đây giữa Washington và Manila cho phép quân đội Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ của Philippines mở đường cho quân đội Mỹ triển khai các đơn vị gần các điểm nóng trong khu vực. Sự tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines tạo nên sự cạnh tranh hiệu quả. Qua đó, thỏa thuận tuần tra chung của tuần duyên Mỹ và Philippines là một diễn biến quan trọng tiếp theo.


Thứ ba, các cuộc tuần tra chung giữa tuần duyên Mỹ và Philippines sẽ cho các bên liên quan thấy rằng Washington có lợi thế trong việc giữ cam kết của mình với các đồng minh.


Đài Loan tăng cường trao đổi quân sự với Mỹ


Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày 21/2/2023 cho biết Đài Bắc đang củng cố quan hệ quân sự với Washington và sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Mỹ cũng như các nền dân chủ khác để giải quyết những thách thức toàn cầu, theo Reuters.


Đây là phát biểu của bà Thái trước các nhà lập pháp lưỡng đảng Mỹ đang ở thăm Đài Loan, nhưng bà không nói cụ thể hơn. Hạ nghị sĩ Ro Khanna, thành viên của ủy ban chuyên về Trung Quốc thuộc Hạ viện Mỹ và là người dẫn đầu phái đoàn nghị sĩ, nói với bà Thái rằng phái đoàn đến Đài Loan để tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế.


Tuần trước, ông Michael Chase, Phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách Trung Quốc, được cho là đã đến Đài Loan, nhưng không rõ hiện ông còn ở đây hay không. Các bên liên quan chưa lên tiếng xác nhận, nhưng nếu thực sự diễn ra, đây mới chỉ là lần thứ hai một quan chức cấp cao của Ngũ giác Đài đến Đài Loan trong vòng 4 thập niên. Lam Vũ


Úc đến Manila thảo luận ‘hành quân’ chung, Tần Cương đến Jakarta


Khánh An


22/02/2023


Úc đến Manila xúc tiến thảo luận việc tuần tra chung với Phi, trong lúc tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đến Jakarta gặp Ngoại trưởng Retno Marsudi thăm dò về Bộ Quy tắc ứng xử COC - Jakarta sắp tổ chức hội nghị.


Hãng Reuters đưa tin Philippines và Úc ngày 22/2/2-23 thảo luận về khả năng tuần tra chung ở Biển Đông, sau khi Manila và Washington bàn về vấn đề tương tự.


Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles gặp Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Carlito Galvez ở Manila và dự định sẽ gặp gỡ thường niên nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ an ninh giữa 2 nước.


"Hôm nay, chúng tôi đã nói về khả năng xem xét tuần tra chung và sẽ tiếp tục công việc đó, hy vọng sẽ đạt kết quả sớm", ông Marles phát biểu tại cuộc họp báo chung với ông Galvez sau cuộc gặp.


"Là những quốc gia cam kết về trật tự toàn cầu dựa trên pháp luật, điều tự nhiên là chúng tôi phải nghĩ về những cách có thể hợp tác về điều đó", theo ông Marles.


image022Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Carlito Galvez (góc trái) ở Manila vào ngày 22/2/2023. AFP


Mối quan hệ quân sự giữa Úc và Philippines bắt đầu từ năm 1922 và 2 nước hiện có Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng, cung cấp khung pháp lý và vận hành toàn diện về hợp tác quốc phòng.


Trước cuộc gặp với ông Marles, ông Galvez đã điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thảo luận về quyết định nối lại hoạt động hàng hải chung ở Biển Đông, theo thông cáo Lầu Năm Góc đưa ra ngày 22.2.


Hai bên trao đổi về "những diễn biến đáng quan ngại" ở Biển Đông, bao gồm cáo buộc của Philippines cho rằng tàu tuần duyên của nước này bị tàu hải cảnh Trung Quốc chiếu laser gây nguy hiểm. Trung Quốc cho rằng Philippines phản ánh không đúng sự thật và hành động của mình là hợp pháp.


Trước đó vào ngày 20.2, Reuters đưa tin Mỹ và Philippines đang thảo luận về việc tiến hành tuần tra chung giữa lực lượng tuần duyên 2 nước, trong đó có Biển South China Sea (bao gồm biển Đông và Biển Tây Philippines).


Ông Jay Tarriela, phát ngôn viên của Lực lượng Tuần duyên Philippines (PCG) về các vấn đề Biển Đông, cho hay việc đối thoại với Mỹ đã bước qua giai đoạn sơ bộ và khả năng tiến hành tuần tra chung là cao.


Ngoại trưởng Tần Cương đến Jakarta hội COC


Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hôm nay 22.2 cho biết đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) sẽ được tăng cường.


"Indonesia và ASEAN muốn đưa ra một COC hiệu quả, thực chất và có thể hành động được", bà phát biểu ra sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương.


image024Ngoại trưởng Tần Cương (trái) và bà Ngoại trưởng Retno Marsudi tại Jakarta vào ngày 22/2/2023. REUTERS


Ông Tần nói thêm rằng Trung Quốc và Indonesia sẽ cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông.


Indonesia dự định sẽ tổ chức một vòng đàm phán về COC trong năm nay, với cuộc đàm phán đầu tiên diễn ra vào tháng 3, bà Marsudi phát biểu sau khi chủ trì cuộc họp ngoại trưởng ASEAN mới đây.

02 Tháng Bảy 2024(Xem: 981)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines
14 Tháng Năm 2024(Xem: 1512)
TỪ ĐỘNG TÁC CỦA BẮC KINH Ở SANDY CAY và SABINA SHOAL
12 Tháng Tư 2024(Xem: 1610)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA