Dấu hiệu ‘khác thường’ trong vụ tàu cảnh sát biển TQ ‘tuần tra’ giàn khoan Nga

03 Tháng Tư 20238:55 SA(Xem: 2420)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-BIỂN HOA ĐÔNG – THỨ HAI APRIL 03, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Du hiu khác thường trong v tàu cnh sát bin TQ ‘tuần tra’ giàn khoan Nga


image021nh trên: Mt tàu Cnh sát bin Trung Quc được chp gn đảo Th T do Philippines chiếm đóng, thuc qun đảo Trường Sa đang tranh chp South China Sea (Bin Đông), ngày 9 tháng 3 năm 2023. REUTERS/Eloisa Lopez/File Photo. Tàu này được nghi là đã thc hin các cuc tun tra đia thẳng vào các lô khai thác du khí ca Nga; nh gia: Các lô khai thác du khí ca Nga: Lô 05-3, Lô 06-1 lơ lng gia EEZ/VN và đươàng lưỡi bò; nh cui: Khu vc Nam Côn Sơn tiếp giáp ranh gii bin Indonesia và Malaysia. Bn đồ minh haca VHO ly t các ngun.

image024

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

03/4/2023


Ngày 27/3/2023, Reuters đưa tin: “Việt Nam cử tàu theo dõi tàu Trung Quốc tuần tra mỏ dầu khí Nga trong EEZ”.


Tin này được các báo Việt ngữ đồng loạt đưa tin nhưng khá khác nhau. Một phóng viên trong nước đặt câu hỏi với Phó phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng – trích từ bản tin báo Lao Động ngày thứ Ba 28/3/2023 như sau:


“Theo thông tin trên website của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 26/3/2023, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng hôm 24.3 đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị khẳng định thông tin và cho biết phản ứng trước việc tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Tàu Hải Dương Địa chất 4 hay tàu Cảnh sát biển TQ? (PV)


“Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo sát các diễn biến trên Biển Đông, kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp quản lý và thực thi pháp luật trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và pháp luật Việt Nam để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình" -Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ.


Bản tin của Reuters cho thấy:


1/ Việt Nam cử tàu theo dõi tàu Trung Quốc;


2/ Tàu Trung Quốc tuần tra mỏ dầu khí Nga;


3/ Mỏ khí đốt Nga đang khai thác nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam;


4/ Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi thẳng vào các lô thăm dò năng lượng do các công ty Nga điều hành hoặc sở hữu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 40 lần kể từ tháng 1 năm 2022;


5/ Các cuộc tuần tra phản ánh hoạt động của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở những nơi khác trên Biển Đông đã được sử dụng để khẳng định yêu sách lãnh thổ.


Chuyện Việt Nam cả gan cử tàu theo dõi tàu Trung Quốc mặc dù biết tàu của mình yếu, nhỏ, tốc độ kém hơn tàu Cảnh sát biển TQ, đó là chưa nói tầu Cảnh sát biển TQ được thiết kế như một tiểu chiến hạm hoạt động xa bờ trang bị vũ khí, nhưng tàu VN vẫn chạy theo theo dõi!!!


Chuyện thứ hai – động cơ nào thúc đẩy tàu cảnh sát TQ có quyền đi “tuần tra” công việc hợp pháp, đang làm ăn bấy lâu nay của các tập đoàn khai thác dầu mỏ Nga.


Chuyện thứ ba – Reuters không trưng ra vị trí các mỏ dầu khí Nga đang khai thác ở tọa độ nào, nhưng một số báo chí Việt ngữ đưa ra hai hình ảnh vị trí lô Lô 05-3, Lô 06-1 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, tức là bên trong đường lưỡi bò 9 đoạn.


(Bản đồ minh họa của Văn Hóa Online cho rằng các lô 05-3, lô 06-1 nằm (không có nghĩa là trong) ở đoạn số 7 và 6, cận vùng nam Côn Sơn.)

image026

Chuyện thứ tư là Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi thẳng vào các lô thăm dò năng lượng do các công ty Nga khoảng 40 lần kể từ tháng 1 năm 2022 dựa theo dữ liệu của tổ chức phi chính phủ SCSCI (Đại ký sự Biển Đông).


Tàu cảnh sát TQ “tuần tra” tới 40 lần các giàn khoan của Nga để đe dọa Nga (?), để làm khó dễ với Nga (?) hay yêu sách điều kiện với Việt Nam (?) – lấy lý do là vị trí các lô khai thác xâm phạm vào đường 9 đoạn. Hay vì mục đích nào khác – ví dụ như “bảo vệ an ninh cho các giàn khoan?”; ví dụ như đến trao đổi các hợp đồng mua trực tiếp dầu thô từ các giàn khoan đang được hút lên chuyển thẳng vào tàu vận chuyển dầu khổng lồ chở vào kho Trung Quốc?


Hàng loạt các vấn đề khác ở mức độ bí mật quốc phòng mà các phóng viên, nhà báo, nhiếp ảnh gia, điều tra viên khó có thể biết được.


Chuyện thứ năm là Reuters cho rằng các mỏ khí đốt Nga đang khai thác “nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam”, nhưng cho rằng hoạt động “tuần tra” của tàu cảnh sát TQ là để khẳng định yêu sách lãnh thổ của họ.


Nếu điều này được phát triển rộng thêm, sẽ không tránh được rắc rối chính trị và có thể ra các tranh chấp cụ thể tr6en biển giữa Việt Nam và Trung Quốc – vì Việt Nam là nước chủ quản ký hợp đồng cho phép các công ty Nga khai thác. (Xem thêm Phụ lục (1).


Cuối cùng là chuyện cả Việt Nam và Indonesia đều yêu cầu Trung Quốc tránh các khu vực trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ – mặc dù các khu vực này không phải là lãnh hải và không có hạn chế tàu thuyền di chuyển theo luật quốc tế.


Khu vực này là vùng biển Nam Côn Sơn tiếp giáp lãnh hải hai nước Malaysia và Indonesia, vốn xẩy ra nhiều chuyện trong những năm gần đây.


image028Vị trí Lô 06-1 và lô 05-3 của Nga đang khai thác trên bản đồ do Reuters công bố ngày 27/3/2023.


Một bản tin khác lạ (chưa được kiểm chứng chắc) kèm hình ảnh phát từ Twitter ca một nhân vật đang giữ công việc quan trọng ở Hoa Thịnh Đốn – ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, D.C. (Director of the Southeast Asia Program and Asia Maritime Transparency Initiative at the Center for Strategic and International Studies in Washington, D.C.)


Greg Poling Twitter viết kèm theo bn đồ phóng lên năm 2018: “PetroVietnam hp đồng vi hai công ty Idemitsu Kosan và Teikoku Oil (Nhật Bản) khai thác lô 05-1b & lô 05-1c năm 2020 (màu vàng trên bản đồ), sự xuất hiện của các lô trên nằm ‘lơ lửng’ trong đường 9 đoạn không xa Lô 06-1 (màu đỏ) của hãng Rosneft Nga và lô 07/03, lô 136/03 (màu xanh) của hãng Repsol Tây Ban Nha.


Bản tin và hình ảnh của ông Greg Poling không kém phn lơ lng đối vi EEZ ca Vit Nam và đường 9 đon do Trung Quc t v có th giúp cho Bc Kinh khai thác trit để.


image030image032Hai phái đoàn Việt-Nhật ký kết thỏa thuận dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt ngày 31 tháng 7, 2018 tại Hà Nội. Nguồn Tiêu Điểm.


Vấn đề được đặt ra, vì sao chỗ Nga đang làm ăn ngon lành mà tàu cảnh sát biển TQ lại đến ‘tuần tra’ thẳng vào các giàn khoan nhiều lần?


Nga không phải là nước có tranh chấp ở Biển Đông và hầu như rất ít có ý kiến về các vụ tranh chấp, Nga cũng rất ít có các cuộc “hành quân tuần tra’ hỗn hợp trên Biển Đông với các nước trong khối ASEAN.


Phải chăng Moscow và Beijing đã ký với nhau thỏa ước ‘không giới hạn’ – điều đó có nghĩa là từ an ninh quốc phòng đến kinh tế hai nước cần được hỗ tương lẫn nhau – không giới hạn về không gian (bất cứ nơi nào trên đất liền và biển cả) và thời gian (bất cứ lúc nào).


Bản chất của vấn đề mờ ảo những “Du hiu khác thường trong v tàu cnh sát bin TQ ‘tuần tra’ giàn khoan Nga – thiết nghĩ sẽ còn nhiều chuyện hấp dẫn trong những ngày sắp tới.


Trước mắt, Việt Nam phải tự cường bảo vệ quyền và lợi cái mỏ ‘vàng đen’ của mình – thiên nhiên và trời đất đã ban cho.


image034Bản đồ các lô dầu khí nằm trong EEZ/Việt Nam.


image036Bản đồ tranh chấp dầu khí.


image038Bản đồ Reuters công bố hai mỏ 05-3 và 06-1 hiện do các công ty Nga đang khai thác.


Lý Kiến Trúc

California 03/4/2023


(1) PHỤ LỤC


Nga và các hợp đồng hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông VN


Theo Báo cáo số 782/DK-BC ngày 11/4/1977 của Tổng cục Dầu khí (tài liệu lưu trữ Tổng cục Dầu khí) thì tính từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đã có hơn 30 công ty (thời điểm báo cáo) thuộc nhiều quốc gia trong đó có những công ty dầu khí lớn có tên có tuổi quốc tế xin tham gia vào tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam.


Nhà nước đã chọn và cho phép Tổng cục Dầu khí (đại diện là Petrovietnam) ký hợp đồng với 3 công ty: Với Deminex MBH Cộng hòa Liên bang Đức Lô 07 thềm lục địa Nam Việt Nam, ký ngày 4/4/1978; Với AGIP S.P.A thuộc Tập đoàn ENI Italia với Lô 06-TLĐ thềm lục địa Nam Việt Nam, ký ngày 18/4/1978 và Lô 08-TLĐ thềm lục địa Nam Việt Nam, ký ngày 18/4/1978; Với Bow Valley Exploration (Canada) Lô 28, 29 thềm lục địa Nam Việt Nam, ký ngày 2/9/1978.


https://petrovietnam.petrotimes.vn/hop-tac-ve-dau-khi-giua-viet-nam-va-lien-xo-nhung-dau-moc-lich-su-ghi-nho-254211.html


Ngày 15/12/2009, Gazprom và Petro Vietnam đã cùng ký thỏa thuận đối tác chiến lược, trong đó nhấn mạnh hai tập đoàn nhất trí tiếp tục phát triển các mỏ năng lượng tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam.


Gazprom và Petro Vietnam sẽ tiến hành khai thác khí đốt ở Biển Đông. Các chuyên gia cho rằng tổng trữ lượng khí đốt của cả hai mỏ này ước tính lần lượt ở mức 55,6 tỷ m3 và 25,1 tỷ tấn khí ngưng tụ.


Ngày 05/4/2012, Gazprom của Nga ký thỏa thuận liên doanh khai thác khí đốt với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) tại Biển Đông. Gazprom sẽ nắm 49% cổ phần của dự án này, trong khi số cổ phần còn lại do Petro Vietnam nắm giữ.


Kết thúc hội đàm cấp cao, Ch tch nước Trương Tn Sang và Tng thng V. Putin đã chứng kiến lễ ký 17 văn kiện hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 5 văn kin liên quan đến hp tác du khí gia 2 nước.


Ngày 29/03/2013, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký Hợp đồng Chia Sản phẩm Dầu khí (PSC) đối với Lô 42 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và các Bên nhà thầu gồm: Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro).


Lô 42 thuc bin Phú Quc, có diện tích 4.680 km2, nằm ngoài khơi thềm lục địa Tây Nam Bộ Việt Nam với độ sâu nước biển từ 25m đến 40m.


Hợp đồng PSC được ký kết có thời hạn 30 năm, theo đó, tỉ lệ tham gia giữa hai bên nhà thầu PVEP, Vietsovpetro là 51% và 49%.


Ngày 15/5/2013, Thủ tướng Cs VN Nguyễn Tấn Dũng đến Moscow gặp TT Putin ký kết 3 hợp đồng dự án dầu khí.


image039Tng thng Nga Vladimir Putin (phi) tiếp Th tướng VN Nguyn Tn Dũng ti Nga hôm 15 tháng 5 năm 2013. AFP


Việt Nam và Nga vừa ký kết hợp đồng cho 3 dự án dầu khí nhân chuyến thăm của Thủ tướng CsVN Nguyễn Tấn Dũng đến Nga trong chuyến đi từ ngày 12 đến 15 tháng 5, 2013.


Petro Vietnam ký kết hợp đồng sản xuất và sử dụng khí ga thiên nhiên với công ty Gazprom OAO và lên kế hoạch hợp tác với Gazprom Neft về hóa dầu và khai thác dầu khí.


Theo thống kê, giao thương hai chiều giữa Việt Nam và Nga trong năm 2012 là gần 3 tỷ đô la, dự kiến sẽ đạt 7 tỷ đô la vào năm 2015 và lên tới 10 tỷ vào năm 2020. (RFA15/5/2013)


Ngày 03/6/2013, sáng thứ Hai, tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí trên đường Bolsa Thành phố Westminster, Quận Cam nam California do nhà báo Lý Kiến Trúc làm giám đốc điều hành, Đại sứ David Shear đã đến thăm Câu Lạc Bộ; tại đây Đại s Shear thông báo Công ty Chevron tìm thy m du ln gn đảo phú Quc vnh Thái Lan.


image041Nhà báo Lý Kiến Trúc đang thuyết trình v Bin Đông cho Đại S David Shear ti Câu Lc B Văn Hóa Báo Chí ngày 3 tháng 5, 2013.


hân dịp này, Đại sứ David Shear và nhà báo Lý Kiến Trúc có dịp trao đổi về vấn đề Biển Đông - Hoàng Sa Trường Sa, về ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng tự do, di sản văn hóa đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, một số vấn đề tích cực, tiêu cực thông tin tác động đến suy nghĩ trong đời sống cộng đồng.

Nhà báo Lý Kiến Trúc đã trình bày với ngài Đại sứ về tâm tư nguyện vọng của tập thể cộng đồng tập trung vào hai lãnh vực: Nhân quyền và Tự do Báo chí trong nước, một ít suy nghĩ về hiện trạng Biển Đông cũng như chủ quyền bất khả phân ly của quần đảo Hoàng Sa đối với Việt Nam.


image043Đại s david Shear đang nói chuyn v Bin Đông trước tm bn đồ Bin Đông ti Câu Lc B Văn Hóa & Báo Chí ti Tp Westminster, Qun Cam hôm 03/6/2013. PHOTO CORONA


Sau phần nói trình bày của nhà báo Lý Kiến Trúc, Đại sứ David Shear đã lên trước tấm bản đồ Việt Nam-Biển Đông nói về các biến chuyển của Biển Đông hiện nay. Ông cho biết, ngay từ thời làm việc ở Trung Quốc, ông đã cùng với một nhóm chuyên gia soạn thảo về Biển Đông cho nên ông nắm rất vững về lịch sử Biển Đông, cuối cùng Đại sứ thông báo một tin vui là công ty Chevron của Hoa Kỳ đã tìm thấy mỏ dầu lớn ở gần đảo Phú Quốc thuộc Vịnh Thái Lan. M du này nm trong thm lc địa Vit Nam và khu đặc quyn kinh tế do Vit Nam qun lý.


image045Đại Sứ David Shear và nhà báo Lý Kiến Trúc tại Câu Lạc bộ Văn Hóa Báo Chí ở Tp Westminster, Quận Cam hôm 3/6/2013.
PHOTO: CORONA. Văn Hóa Online.com đăng nguyên văn phần nói chuyện của Đại sứ David Shear trên mục Hoa Kỳ - Thế Giới. Quí độc giả cũng có thể xem clip “Đại Sứ David Shear đến thăm Câu Lạc Bộ Báo Chí” trên đài truyền hình Free.net của Giám Đốc Bùi Bỉnh Bân, tại địa chỉ “2685 ĐẠI SỨ MỸ DAVID SHEAR THĂM CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA BÁO CHÍ” http://www.freevn.net/D_1-2_2-69_4-2078_5-50_6-1_17-1338_14-2_15-2/.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a450/cuoc-gap-go-ly-thu-ve-bien-dong-giua-dai-su-david-shear-va-clbvhbc


image047Đại sứ David Shear đang nói chuyện với giới trẻ Việt Mỹ tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí trên đường Bolsa nhân dịp ông đến thăm và tiếp xúc với cộng đồng ở Quận Cam tháng 6, 2013; bên cạnh là cô Gia lý, Chủ tịch Phòng thương mại Việt Mỹ Quận Cam. Ảnh VH


Ngày 12/11/2013, Tng thng Nga Vladimir Putin đến Hà Ni.


Trước khi ông Putin đến Hà Nội, Nga đã làm l ký chuyn giao chiếc tàu ngm đầu tiên cho Việt Nam.


image049Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đón Tổng thống Vladimir Putin tại sân bay Nội Bài ngày 12/11/2013. Nguồn VTV


Đây là lần thứ ba Tổng thống Putin sang thăm Việt Nam trên cương vị Tổng thống Liên bang Nga. Trước đây, nhà lãnh đạo 61 tuổi từng đến Việt Nam vào các năm 2001 và 2006. Việt Nam là quốc gia thứ hai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau Trung Quốc) mà ông đến thăm trong nhiệm kỳ tổng thống mới.


Trong cuộc hội đàm giữa ông Putin và Chủ tịch nước CsVN Trương Tấn Sang, hai bên ra tuyên bố chung về tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - LB Nga và ký 5 văn kiện về hợp tác dầu khí Việt-Nga.


5 văn kin hp tác du khí gia hai nước ký ngày 12/11/2013 bao gm: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Công ty Rosneft về việc tham gia lô 15-1/05 tại thềm lục địa Việt Nam; thỏa thuận giữa Petrovietnam và Công ty Rosneft về các điều kiện cơ bản về hợp tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển Pechora; thỏa thuận giữa Petrovietnam và Công ty Gazprom về việc thành lập công ty liên doanh sử dụng khí làm nhiên liệu động cơ; bản ghi nhớ giữa Petrovietnam và Công ty Zarubezneft về việc phát triển và nâng cao hiệu quả Công ty Liên doanh Rusvietpetro; thỏa thuận khung giữa Petrovietnam và Công ty Gazprom Neft trong lĩnh vực lọc hóa dầu.


Trong bài viết ngay trước chuyến đi, Tổng thống V. Putin đã đánh giá: “Vai trò then cht trong s phát trin quan h hp tác gia Nga và Vit Nam v công nghip và đầu tư t trước đến nay vn thuc v lĩnh vc năng lượng và du khí. đây, ngn c đầu ca chúng ta là Liên doanh Vit - Nga (Vietsovpetro) đã tích lũy được kinh nghim độc đáo v công ngh trong hot động khai thác khu vc thm lc địa. Khi lượng khai thác ca liên doanh nhng năm qua đã đạt 206 triu tn du, tng li nhun đạt con s hàng chc t USD


Hiện nay, Vietsovpetro là liên doanh giữa Petrovietnam và Zarubezhneft.


Vi Rosneft, tập đoàn dầu khí số 1 thế giới đang tham gia hợp đồng khai thác khí lô 06-1, đường ống Nam Côn Sơn.


Vi Gazprom, hai bên tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở một số lô tại Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty trực thuộc của Gazprom là Gazprom E&P International đã chính thức tham gia 49% tại hợp đồng chia sản phẩm dầu khí lô 05-2 và 05-3 và các bên đã đón dòng khí khai thác đầu tiên ngày 04/10/2013.


Theo Việt Nam, trong những năm qua, trong bất cứ hoàn cảnh nào, mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Petrovietnam với các đối tác của Nga vẫn luôn phát triển và ngày thêm bền chặt trong sự quan tâm tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau.(Nguyễn Tiến Dũng)


https://petrovietnam.petrotimes.vn/hop-tac-dau-khi-viet-nga-toan-dien-sau-sac-va-hieu-qua-hon-143565.html


Ngày 09/5/2015, Chủ tịch nước CsVN Trương Tấn Sang qua Moscow gặp Putin.


Các dự án lớn khai thác dầu khí của Nga tại trong vùng EEZ Biển Đông VN được khởi động mạnh hơn từ ngày Chủ tịch nước CsVN Trương Tấn Sang qua Moscow gặp TT Putin.


Hai bên đánh giá cao hoạt động của các công ty dầu khí hai nước và các liên doanh đang hoạt động tại thềm lục địa Việt Nam và trên lãnh thổ Nga, khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án thăm dò và khai thác dầu khí hiện nay cũng như các dự án mới trong các lĩnh vực chế biến và lọc hóa dầu và dự án lò điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận.


image051Chiều 09/5/2015, Chủ tịch nước CsVN Trương Tấn Sang đến Moscow hội đàm với Tổng thống Nga V. Putin. (Ảnh: Ria Novosti)


image052Trương Tấn sang ôm thắm thiết Tt Putin tại Moscow. Ảnh TTXVN; nhưng cuối cùng Sang vẫn bị mất ghế chủ tịch nước và phải về vườn vì không qua nổi quyền lực của nhóm Bắc Kỳ đại diện là Nguyễn Phú Trọng nổi tiếng với phe thân Trung Quốc.


image053Ngày 10/5/2015, tại Thủ đô Moscow, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự kỷ niệm nhân dịp khai thác 10 triệu tấn dầu của Công ty RusVietpetro. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Huân chương Lao động của Nhà nước Việt Nam cho các lãnh của Công ty RusVietpetro. Ảnh: Nguyễn Khang TTXVN


Ngày 16/5/2016, Thủ tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc cùng các đoàn dầu khí đến Moscow gặp Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.


Tháp tùng ông Phúc có Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Quốc Khánh và đoàn Petrovietnam đã có nhiều hoạt động quan trọng, đặc biệt là với các đối tác trong ngành Dầu khí Nga là Rosneft, Gazprom và Zarubezhneft.


image055Chủ tịch HĐTV PVN ký kết một số văn bản hợp tác với các Tập đoàn Dầu khí Nga trước sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước Việt Nam và Nga.


Biên bản ghi nhớ ký tại Moscow nhằm mở rộng hợp tác giữa Petrovietnam và Gazprom tại các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam và các nước thứ 3, ví dụ như các lô Đại Hùng 05-1(a), 09-2/09, 05-2/10, 10 và 11/1, 103 và 107, 102/10 và 106/10, 148 và 149, 06/94, 101-100/04 ở Biển Đông Việt Nam.


image057Trực thăng Nga đáp xuống giàn khoan Nga ở Biển Đông.


image059Một trong những giàn khoan khổng lồ của Nga ở Biển Đông VN


Theo tin báo chí trong nước, hiện nay, Nga và Việt Nam đang xem xét 17 dự án đầu tư lớn với tổng trị giá hơn 20 tỉ USD trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, hàng không, kinh doanh khách sạn.


Năng lượng được xác định là một trong những hướng hợp tác song phương Nga - Việt Nam. Trong suốt thời gian hoạt động từ năm 1981 đến nay, Tập đoàn Vietsovpetro đã khai thác được 210 triệu tấn dầu mỏ, chiếm gần 1/3 sản lượng khai thác dầu ở Việt Nam. Ngày nay, các công ty lớn nhất của Nga đang tích cực hoạt động ở Việt Nam, hóa dầu là lĩnh vực hợp tác mới mẻ giữa Nga và Việt Nam.


Tháng 3/2018, Bc Kinh gây sc ép Vit Nam ngưng dự án khoan dầu của tập đoàn Repsol Tây Ban Nha Repsol tại mỏ Cá Rồng Đỏ, gần khu vực Lan Đỏ. Hiện Repsol đang yêu cầu phía chính quyền Việt Nam bồi thường thiệt hại, nhưng sự thiệt hại này không đáng kể vì nó mang lại lợi ích ‘đại cục’ cho Hà Nội và Bắc Kinh.


Nên nhớ, ‘lá bùa đại cc không thể và không bao giờ tách rời biển liền biển sông liền sông đất liền đất Việt-Trung. Lửa gần nước xa là câu kinh của Hà Nội.


image061Giàn khoan Rosneft ngoài khơi Vũng Tàu. Ảnh chụp ngày 29-04-2018. REUTERS/Maxim Shemetov


Ngày 15/05/2018, tập đoàn dầu khí Nga Rosneft loan báo là chi nhánh của họ tại Việt Nam đã bắt đầu việc khoan dò ở mỏ Lan Đỏ, thuộc lô 6.1 ngoài khơi Vũng Tàu, cách b bin 230 hi lý.


Ngày 17/05/2018, tập đoàn dầu khí Nga Rosneft đã lên tiếng khẳng định rằng nơi họ được phép khai thác hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam


Bản đồ khu vực cho thấy là nơi khai thác nm sâu 53 hi lý (85km) bên trong đường lưỡi bò s 7.


image063Đường lưỡi bò 9 đoạn. (Bản đồ minh họa của VHO)


Ngày 09/8/2018, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết vừa có phát hiện dầu khí mới tại giếng Mèo Trắng Đông-1X (do Liên doanh Việt Nga Vietsopetro tìm kiếm.


Ngày 19/11/2018, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến Hà Nội gặp Thủ Tướng Cs VN Nguyễn Xuân Phúc.


image065Ngày 19/11/2018, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev gặp Thủ Tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội. AFP


Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã gặp Thủ Tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc diễn ra tại Hà Nội. Theo Reuters, Nga hiện nay là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam và các công ty của Nga cũng tham gia vào nhiều dự án năng lượng tại Việt Nam.


Nga đứng thứ 23 trong tổng số các nước đầu tư vào Việt Nam với 116 dự án và tổng vốn đầu tư lên tới 990 triệu USD. Các công ty Nga đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, giao thông vận tải, viễn thông….


Đầu tư ca Nga vào Vit Nam hin vn ch yếu trong lĩnh vc truyn thng du khí. Ngoài Vietsovpetro, được cho là biểu tượng cho mối quan hệ Việt - Nga, còn có các liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom, Gazpromviet…, được thiết lập để mở rộng hợp tác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước thứ ba.


Mới đây, ngày 13/11/2018, Reuters cho biết Vietsovpetro sẽ bắt đầu sản xuất dầu thô tại m Cá Tm ngoài khơi vùng biển phía Nam Việt Nam từ ngày 15/1 năm 2019. Dự báo sản lượng dầu thô khai thác từ mỏ này sẽ ở mức từ 20 ngàn đến 25 ngàn thùng/ ngày.


Ngày 04/2/2022, Putin công bố thỏa thuận dầu khí mới giữa Nga và Trung Quốc trị giá 117,5 tỷ USD giữa lúc Moskva căng thẳng với các khách hàng châu Âu.


Tổng thống Nga V. Putin phát biểu trong cuộc gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình hôm 4/2/2022 tại Bắc Kinh, sau khi hai nước đạt các thỏa thuận dầu mỏ và khí đốt mới.


Nga vốn là nhà cung cấp khí đốt lớn thứ ba của Trung Quốc, đất nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới. Những hợp đồng mới được cho là giúp Moskva giảm phụ thuộc vào các khách hàng truyền thống ở châu Âu, giữa lúc Điện Kremlin và phương Tây căng thẳng vì vấn đề Ukraine.


image067Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Bắc Kinh ngày 04/2/2022. Ảnh: Reuters.


"Ngành công nghiệp khí đốt cũng đã đạt bước tiến mới", ông Putin cho biết, đề cập đến hợp đồng mới giúp cung cấp 10 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ vùng Viễn Đông của Nga cho Trung Quốc. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó cho hay thỏa thuận này có thời hạn 25 năm.


Theo tính toán của Reuters, hợp đồng khí đốt này có thể mang lại khoảng 37,5 tỷ USD trong vòng 25 năm, nếu tính giá khí đốt trung bình là 150 USD/1.000 m3 như mức giá trong hợp đồng hiện nay giữa tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga với Trung Quốc.


Ngoài hợp đồng khí đốt trên, Nga - Trung còn ký thỏa thuận giữa tập đoàn dầu khí Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), nhằm cung cấp 100 triệu tấn dầu trong vòng 10 năm thông qua Kazakhstan, đồng nghĩa với kéo dài hợp đồng hiện có giữa hai bên. Rosneft cho hay thỏa thuận mới trị giá 80 tỷ USD. (theo VNEpress).


https://vnexpress.net/nga-trung-ky-thoa-thuan-dau-khi-hon-117-ty-usd-4424092.html


Ngày 28/02/2022, theo CNN, trong một tuyên bố mới đưa ra, gã khổng lồ năng lượng Anh BP cho biết họ sẽ rút khỏi Rosneft bằng việc bán 19,75% cổ phần của mình ở công ty dầu khí của Nga. (Thúy An)


https://vtv.vn/kinh-te/bp-rut-khoi-cong-ty-dau-khi-rosneft-cua-nga-2022022812002545.htm


image069Bản đồ các lô khai thác dầu khí nằm trong vùng EEZ/VN. Vùng đặc quyền kinh tế thường mở rộng 200 hải lý (370 km).



Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của VN ở Biển Đông và ‘quấn nhiễu’ của Trung Quốc


1. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông


Trong hơn 40 năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đãtriển khaibình thường các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khíở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và các vùng phụ cận.


Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũngđã, đang và sẽ hợp tác với nhiều công ty dầu khí quốc tế để thăm dò khai thác dầu khí trên toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.


Đến nay, Tập đoàn đã ký 100 hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí, trong đó 61 hợp đồng hiện đang có hiệu lực. Khối lượng công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng biển, thềm lục địa Việt Nam đã đạt trên 500.000 km tuyến khảo sát địa chấn 2D, trên 50.000 km2địa chấn 3D và khoảng 900 giếng khoan.Tất cả các hoạt động dầu khí đều nằm trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.


Song song với công tác khảo sát, thăm dò dầu khí ngoài thực địa, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu, đánh giá tiềm năng dầu khí toàn thềm và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bao gồm cả các khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bãi Tư Chính, bãi Vũng Mây.


Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđã và đang triển khai bình thường hoạt động thăm dò, khai thác dầu khíở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và các vùng lân cận. Trong thời gian tớiTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namcùng các công ty dầu khí quốc tế tiếp tục hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Namtừ hơn 40 năm trướcvà liên tục thực hiện cho đến nay.


2. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phản đối các hoạt động dầu khí sai trái của phía Trung Quốc


Ngày 02/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm sâu vào vùng biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vàviệcTrung Quốc cho là có 57 lô du khí ti các vùng bin tranh chp trong buổi họp báo quốc tế ngày 16/5/2014 tại Bắc Kinh,Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao VN và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđã lên tiếng phản đối trong các buổi họp báo ở Hà Nội.


Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namkhẳng địnhTrung Quốc đã dựa vào yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý, mà cả thế giới đều không công nhận,để nói rằng57 lô ca Vit Nam trong vùng bin tranh chp, điều này là toàn không có cơ sở và không có giá trị.


Trung Quốc đang cố tình, có chủ ý biến những vùng biển không tranh chấp thành tranh chấp với các đòi hỏi phi lý.


Thực tế các khu vực khai thác nằm hoàn toàn trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam.


Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành các hoạt động phi pháp, vi phạm vùng biển kinh tế của Việt Nam. Điển hình, một số vụ vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam do Trung Quốcgây ra như sau:


1)Năm 2003 giàn khoan Katan III dự định khoan ở khu vực phía đông lô 113 đã bị Việt Nam phản đối quyết liệt.


2)Năm 2006 phía Trung Quc tiến hành khảo sát địa chấn 2D khu vực gần đảo Tri Tôn của Việt Nam bằng tàu Phấn đấu 4, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã tiến hành xua đuổi.


3)Năm 2007 Trung Quc tiến hành khảo sát địa chấn 3D bằng tàu của nhà thầu Western Geco,Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđã phản đối nhà thầu Western Geco, triệu tập đại diện Western Geco yêu cầu chấm dứt hoạt động này vì vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời cảnh cáo tàu khảo sát không cho tham gia dự thầu cho các dự án ở Việt Nam.


4)Năm 2007-2008, Trung Quc đã thuê giàn khoan của Công ty Khoan Trans Ocean tham gia hoạt động khoan của Trung Quốc tại vùng biển Hoàng Sa,Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđã phản đối quyết liệt và Nhà thầu Trans Ocean đã từ chối khoan cho Trung Quốc.


5)Tháng 6-8/2010, Trung Quc thuê tàu Western Spirit thăm dò địa chấn 3D khu vực thuộc các lô 141-143 (gần đảo Tri Tôn) của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Việt Nam. Các tàu Trung Quốc cản trở lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, có lúc áp sát tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ở khoảng cách gần, phun nước, hú còi, pháo trên tàu hải quân Trung Quốc mở bạt hướng về phía tàu Việt Nam để uy hiếp, đe dọa.


6)Tháng 9/2010, tàu Phn Đấu 4 của Trung Quốc hoạt động ở khu vực phía Đông đảo Lý Sơn khoảng 80-90 hải lý, tàu chấp pháp của Việt Nam ra ngăn cản, mở loa tuyên truyền, xua đuổi, vây ép buộc tàu Phấn Đấu 4 thu cáp và rời khỏi khu vực.


7)Tháng 6-7/2011, tàu kho sát Tanbaohao của Trung Quốc hoạt động ở khu vực phía Tây đảo Tri Tôn khoảng 28 hải lý (lô 141-143), lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã tiến hành ngăn chặn và xua đuổi.


8)Năm 2012 CNOOC đã mời thầu trái phép 9 lô của Việt Nam ở khu vực miền Trung và không được các công ty dầu khí quốc tế tham gia.


9) khu vc Tư Chính, Trung Quốc đã ký Hợp đồng lô WAB-21 trái phép với công ty Crestone Energy, sau chuyển nhượng cho Harvest. Cho đến nay nhà thầu không triển khai hoạt động.


Câu hỏi:Quan đim ca các công ty du khí quc tế đang hot động ti Vit Nam v vic Trung Quc đặt giàn khoan Hi Dương 981 ti lô 143 của Việt Nam (Để trả lời riêng cho phóng viên)


Trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép ngày 02/5/2014 sâu vào vùng biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và việcTrung Quốc cho là “57 lô dầu khí tại các vùng biển tranh chấp” trong buổi họp báo quốc tế ngày 16/5/2014 tại Bắc Kinh,Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđã cực lực phản đối tại các buổi họp báo tại Hà Nội vừa qua.


Tại đây,Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namxin nhấn mạnh lại Trung Quốc đã căn cứ trên “đường lưỡi bò” phi lý mà cả thế giới đều không công nhận để nói rằng tồn tại 57 lô trên là hoàn toàn không có cơ sở và không có giá trị, Trung Quốc đang cố tình, có chủ ý biến những vùng biển không có tranh chấp thành tranh chấp với các đòi hỏi phi lý. Thực tế khu vực này nằm hoàn toàn trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.


Tại khu vực này, hiện có rất nhiều công ty dầu khí quốc tế đang hoạt động, ví dụ như Gazprom (Nga), ExxonMobil (Mỹ), ONGC (Ấn Độ), Talisman (Canada), Murphy (Mỹ), Santos (Úc), vv …


Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđã tổ chức các buổi làm việc và trao đổi với một số công ty dầu khí quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, các công ty dầu khí đã thể hiện sự chia sẻ, ủng hộ quan điểm và lập trường củaTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namvà Chính phủ Việt Nam và khẳng định tiếp tục hợp tác vớiTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Namđể triển khai cam kết của các hợp đồng dầu khí đã ký kết.


(Tài liệu do ông Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cung cấp tại Họp báo quốc tế (17/06/2014)


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2920/hoat-dong-tham-do-dau-khi-cua-vn-o-bien-dong