Hai ông Blinken - Austin ‘phản ứng nhanh hay chậm’ trước trục Bắc Kinh-Mạc Tư Khoa-Bình Nhưỡng gia tăng bành trướng?

30 Tháng Bảy 20243:09 CH(Xem: 691)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - BIỂN TÂY - SOUTH CHINA SEA - THỨ BA 30 JULY 2024


MẶT TRẬN ĐÔNG Á-THÁI BÌNH DƯƠNG


Hai ông Blinken - Austin ‘phản ứng nhanh hay chậm’ trước trục Bắc Kinh-Mạc Tư Khoa-Bình Nhưỡng gia tăng bành trướng?

image003image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

30/7/2024


TÓM TẮT CÁC SỰ KIỆN GẦN ĐÂY:


VHO - Chuyến đi Đông Á-Thái Bình Dương của Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin nhằm ‘trấn an đồng minh’ hay tăng cường chiến lược ‘Indo-Pacific’ nhằm đối phó với trục Bắc Kinh-Mạc Tư Khoa-Bình Nhưỡng đang gia tăng bành trướng?


Mặt trận Đông Á Thái Bình Dương ngày càng có những diễn biến phức tạp ‘khó lường’, đặc biệt ở hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. (Lưu lượng hàng hải băng ngang Biển Đông Việt Nam - Biển Tây Philippines mang lại hàng ngàn tỷ đôla và an ninh bao trùm các thực thể địa lý chung quanh Biển Hoa Đông gồm quốc đảo Đài Loan và quần đảo Okinawa-Senkaku).


Hai ngoại trưởng Bắc Kinh và Nga Xô gặp nhau ở thượng đỉnh Viên Chăn, Lào.


https://www.voatiengviet.com/a/nga-trung-the-chong-lai-cac-the-luc-ngoai-khu-vuc-o-dong-nam-a/7714682.html


image007Ngày 25/7/2024, từ trái: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự cuộc họp của khối Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Vientiane, Lào AFP.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đối thoại với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.


image009Ngày 27/07/2024, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (trái) bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi họ gặp nhau bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 57 tại Vientiane, Lào. (Ảnh: Achmad Ibrahim/AFP qua Getty Images).


Ngoại trưởng Blinken nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo đảm cho sự tự do hàng hải, hàng không, và dòng chảy thương mại hàng hải hợp pháp không bị cản trở.


“Trong một sự kiện do Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ tổ chức hôm 24/07, ông Ely Ratner, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho rằng một cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Đài Loan “không phải là sắp xảy ra và cũng không phải là không thể tránh được,” trích dẫn lại lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.”


“Theo bản thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về cuộc họp, ông Vương đã nói với ông Blinken rằng Đài Loan “sẽ không còn là một quốc gia trong tương lai” và Trung Quốc đang “hướng tới mục tiêu thống nhất.”


https://www.epochtimesviet.com/ngoai-truong-blinken-neu-len-moi-lo-ngai-cua-hoa-ky-trong-cuoc-noi-chuyen-voi-ngoai-truong-trung-quoc-tai-lao_485595.html


image012Ngày 27/7/2024, Ngoại trưởng Blinken tại phủ chủ tịch nước ở Hà Nội, ông đã chuyển thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden gửi tới Chủ tịch nước Tô Lâm trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh trên: Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Ngoại trưởng Anthony Blinken (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).


Trước khi các Ngoại trưởng Nga, Trung, Mỹ đến thủ đô Viên Chăn, Lào tham dự hội nghị các ngoại trưởng Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN lần thứ 57; ý nghĩa sâu kín trong chuyến đi sớm của tân Chủ tịch nước CsVN Tô Lâm đi giao lưu ‘thắt chặt mối quan hệ’ với lãnh đạo hai nước cộng sản Lào và Cam Bốt (từ 11-13/7/2024). (Ba nước Đông Dương Việt-Miên-Lào trong khu vực Đông Nam Á).


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12424/ong-to-lam-di-lao-va-cam-bot-tao-xung-luc-lanh-dao-lien-minh-3-nuoc-dong-duong-


https://www.nhatbaovanhoa.com/p192a12391/2/putin-den-viet-nam-trum-mat-vu-trum-cong-an-bat-tay-nhau-trong-21-phat-dai-bac-vang-ren-ha-noi


image013Giới chức Cam Bốt đón Chủ tịch Tô Lâm-Việt Nam đến Nam Vang ngày 12/7/2024. Ảnh trích từ video.


Bộ Tứ Quad (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) kiện toàn cơ chế, ra Tuyên bố chung, lập Bộ chỉ huy chung, bắt đầu hoạt động từ tháng 03/2025.  (Chúng tôi tạm gọi là khối NATO phương Đông đối đầu với Trục Bắc Kinh-Mạc Tư Khoa-Bình Nhưỡng).


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12456/nhat-my-nhat-an-uc-ra-tuyen-bo-chung-lao-nga-trung-the-chong-lai-cac-the-luc-ben-ngoai-dong-nam-a-


image015Ngày 29/07/2024, từ trái sang phải: Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa, Ngoại trưởng Úc Penny Wong, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tham dự cuộc họp báo sau Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tứ Quad tại Nhà khách Iikura ở Tokyo,. (Ảnh: Kazuhiro Nogi/AFP qua Getty Images)


Các Ngoại trưởng tuyên bố: “‘Không có quốc gia nào thống trị và cũng không có quốc gia nào bị thống trị ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.’


 “Chúng tôi thực sự lo ngại về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông và tái khẳng định sự phản đối mạnh mẽ của chúng tôi đối với bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép,” các ngoại trưởng tuyên bố.


“Chúng tôi tiếp tục bày tỏ sự lo ngại thực sự của mình về việc quân sự hóa các khu vực đang trong tình trạng tranh chấp, và các cuộc diễn tập mang tính cưỡng ép và đe dọa ở Biển Đông.”


“Chúng tôi cũng bày tỏ sự lo ngại thực sự của mình về việc sử dụng tàu tuần duyên và tàu dân quân trên biển một cách nguy hiểm, việc sử dụng ngày càng nhiều các cuộc diễn tập nguy hiểm khác nhau, và các nỗ lực phá hoại hoạt động khai thác tài nguyên ngoài khơi của các quốc gia khác.”


https://www.epochtimesviet.com/ngoai-truong-blinken-va-cac-nha-ngoai-giao-bo-tu-thuc-su-lo-ngai-ve-an-ninh-cua-an-do-duong-thai-binh-duong_486296.html


image017Ngày 28/7/2024, các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Minoru Kihara và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Shin Won Sik ký kết bản Tuyên bố chung ở Tokyo, Nhật Bản ra mắt giới truyền thông quốc tế.


Bộ tứ Quad lập đài quan sát an ninh ở đảo Palau.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12451/my-xay-can-cu-darwin-va-tindal-o-man-bac-luc-dia-uc-nam-thai-binh-duong

image019

Trên đường đi tới Philippines


image021Ngày 30/7/2024, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (giữa) chào đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Điện Malacanang ở Manila.  REUTERS.


"Tôi rất vui mừng vì các đường dây liên lạc luôn mở để tất cả những gì chúng ta đang làm cùng nhau, trong bối cảnh liên minh của chúng ta, trong bối cảnh cụ thể của tình hình tại Biển Tây Philippines và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đều được xem xét để chúng ta có thể linh hoạt trong phản ứng", Reuters dẫn lời Tổng thống Marcos.


https://tuoitre.vn/tong-thong-philippines-cung-luc-tiep-ngoai-truong-va-bo-truong-quoc-phong-my-20240730123930701.htm


Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink: ‘Indo-Pacific’ là trên hết’.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12399/my-phan-ung-vu-putin-den-vn-phu-ta-ngoai-truong-kritenbrink-den-ha-noi-dai-su-nicholas-burns-to-cao-bac-kinh


image023Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Daniel J. Kritenbrink đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương gặp gỡ giới báo chí ở Hà Nội chiều 22/6/2024 tại Hà Nội - Ảnh: DUY LINH.


"Tôi đến đây để thảo luận về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam, về những việc hai nước chúng ta đang cùng nhau làm, cùng nhau đầu tư vào sự thành công của Việt Nam và tương lai của hai đất nước, hai dân tộc", Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Daniel J. Kritenbrink trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online trong cuộc gặp hẹp với báo chí chiều 22/6/2024 tại Hà Nội. Ông Kritenbrink nói: "Điều tôi có thể nói là Mỹ rất tôn trọng Việt Nam. Chỉ có Việt Nam mới quyết định đâu là cách đảm bảo chủ quyền và thúc đẩy lợi ích quốc gia của mình", Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định với Tuổi Trẻ Online và bất kể Mỹ có quan điểm như thế nào với nước thứ ba khác, Washington vẫn duy trì sự tôn trọng đó. https://tuoitre.vn/tro-ly-ngoai-truong-my-chung-toi-ton-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-viet-nam-20240622190030105.


Dưới đây là bài phân tích và nhận định của đài RFI ngày 29/07/2024


An ninh: Quá trễ để Mỹ-Nhật ngăn chận Trung Quốc thay đổi trật tự thế giới?


Thanh Hà


Hôm 28/07/2024, kết thúc đối thoại 2+2 Mỹ-Nhật, Washington thông báo thành lập một bộ chỉ huy chung với Tokyo. Đây được coi là « thay đổi quan trọng nhất trong liên minh quân sự song phương từ 70 năm qua » để chống lại ý đồ của Trung Quốc muốn vẽ lại trật tự thế giới theo ý muốn của họ và trước mối đe dọa từ hợp tác chặt chẽ của trục Bắc Kinh - Matxcơva, cũng như hợp tác giữa Nga với Bắc Hàn.


image025Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (P) tiếp ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (G) và bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tại văn phòng thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/07/2024. AP - Shuji Kajiyama.


Kết thúc cuộc họp tại thủ đô Nhật Bản, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo một Bộ Chỉ Huy Chung sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 03/2025.


Các hoạt động của cơ chế này sẽ từng bước được nâng cấp qua nhiều giai đoạn. Mục tiêu là nhằm « tạo điều kiện đẩy mạnh khả năng tương tác và hợp tác sâu sắc hơn » giữa hai nước « trong thời bình cũng như trong những tình huống đầy bất trắc ». Cơ chế mới này sẽ có « trách nhiệm chính là phối hợp các hoạt động bảo vệ an ninh ngay trên lãnh thổ Nhật và xung quanh Nhật Bản », theo tinh thần của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.


Trong cuộc họp hôm qua, Washington và Tokyo còn đồng ý đẩy mạnh hợp tác chia sẻ thông tin tình báo, và hợp tác quốc phòng, bao gồm cả công nghiệp sản xuất vũ khí và trang thiết bị quân sự. Cụ thể là cỗ máy công nghiệp quốc phòng của Nhật tăng tốc để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Hoa Kỳ và các đồng minh của Washington.


Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp báo hôm qua lưu ý Liên minh quân sự Mỹ - Nhật trước hết mang tính « tự vệ », tăng cường các biện pháp phòng thủ, bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ. Chính những mối đe dọa ngày càng lớn đã « thúc đẩy Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng như Hoa Kỳ và các đồng minh khác tăng cường hợp tác quân sự ».


Trong mắt Hoa Kỳ, Trung Quốc là « thách thức chiến lược hàng đầu trong vùng », chủ yếu do Bắc Kinh « có những hành động uy hiếp và khiêu khích », « quân sự hóa » những nơi có tranh chấp chủ quyền ở biển South China Sea (Biển Đông), Biển Hoa Đông và khẳng định chủ quyền đối với vùng biển này một cách « bất hợp pháp ».


Hiểm họa Trung Quốc lại càng trở nên cấp bách hơn từ khi Bắc Kinh mở rộng hợp tác về nhiều mặt với Matxcơva, tiếp sức cho cỗ máy chiến tranh của Matxcơva trong cuộc xâm lược Ukraina. Bất ổn tại châu Á - Thái Bình Dương lại càng đáng lo ngại hơn nữa khi mà một quốc gia « bất hảo » là Bắc Hàn đang hiện đại hóa cỗ máy quân sự. Công nghệ chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng được nâng cấp nhờ hợp tác với Nga.


Nhưng liệu có quá trễ để bộ chỉ huy chung Mỹ - Nhật kềm hãm những tham vọng của Bắc Kinh trong vùng châu Á Thái Bình Dương? Ngoại trưởng Nhật Bản, Yoko Kamilawa nói đến « một bước ngoặt lịch sử »« những quyết định ngày hôm nay sẽ tác động đến tương lai chung toàn khu vực sau này ».


Thời gian không còn nhiều


Giới quan sát nói đến một « cuộc chạy đua việt dã » của các giới chức Hoa Kỳ 100 ngày trước bầu cử tổng thống Mỹ và sự gấp rút ấy cho thấy hai điều:


- Washington muốn đặt một số nền tảng cho hợp tác an ninh với các đối tác trong vùng trước khi chính quyền Biden mãn nhiệm và trước viễn cảnh cựu tổng thống Donald Trump quay trở lại tòa Bạch Ốc.


- Đồng thời những mối hợp tác « chiến lược » hay « đối tác chiến lược » của hai cặp Trung Quốc - Nga, hay Matxcơva - Bình Nhưỡng buộc Hoa Kỳ và đồng minh phải đề phòng trước mọi tình huống.


Chẳng vậy mà trước ngày khai mạc Đối thoại 2+2 Mỹ Nhật tại Tokyo, hôm thứ Bảy vừa qua (27/07/2024) bộ trưởng Quốc Phòng Austin và hai ngoại trưởng Nhật Bản và Nam Hàn đã ký kết một thỏa thuận khung « hợp tác ba bên ».


Trong ngày thứ nhì tại thủ đô Tokyo, hôm 29/07, ngoại trưởng Mỹ họp tiếp với ba đối tác đối tác quan trọng khác trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương là Nhật Bản, Úc và Ấn Độ trong nhóm Bộ Tứ QUAD. Một lần nữa các bên lại « bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Biển Đông ». Tránh nêu đích danh Trung Quốc, nhóm Đối Thoại An Ninh Bốn Bên lên án mọi hành vi « đơn phương thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông ». Tăng cường an ninh hàng hải và an ninh mạng với các quốc gia trong vùng cũng là nhằm đối phó với « thách thức » mà Trung Quốc đang đặt ra cho khu vực.


Sau Lào và Việt Nam, ngoại trưởng Antony Blinken đến thủ đô Manila vào lúc chính quyền của tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đang trên tuyến đầu đối phó với Trung Quốc về những tranh chấp chủ quyền biển đảo. Tại đây, cùng với bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin, ngoại trưởng Mỹ tiếp tục đối thoại 2+2 với đồng minh lâu đời nhất tại Đông Nam Á là Philippines.


Giới quan sát nhận định lịch làm việc dầy đặc của các ông Blinken và Austin cho thấy chính quyền Biden sắp mãn nhiệm cố gắng trấn an các đồng minh châu Á về sự hiện diện lâu dài của Mỹ tại khu vực này. Thông điệp của Washington là dù kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng 11/2024 có ra sao, điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến hợp tác về an ninh của Mỹ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương. Đây cũng là một lời cảnh cáo Washington gửi tới Bắc Kinh.


https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240729-an-ninh-li%E1%BB%87u-c%C3%B3-qu%C3%A1-tr%E1%BB%85-%C4%91%E1%BB%83-m%E1%BB%B9-nh%E1%BA%ADt-ng%C4%83n-ch%E1%BA%ADn-trung-qu%E1%BB%91c-thay-%C4%91%E1%BB%95i-tr%E1%BA%ADt-t%E1%BB%B1-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi
02 Tháng Bảy 2024(Xem: 983)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines
14 Tháng Năm 2024(Xem: 1527)
TỪ ĐỘNG TÁC CỦA BẮC KINH Ở SANDY CAY và SABINA SHOAL
12 Tháng Tư 2024(Xem: 1638)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA