Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời ảnh hưởng thế cục Biển Đông thế nào?

01 Tháng Tám 20246:22 SA(Xem: 572)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - BIỂN TÂY - SOUTH CHINA SEA - THỨ NĂM 01 AUG 2024


image001Ảnh từ trên: Tbt Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Donald Trump năm 2019 tại Hà Nội; Tiếp Tổng thống Joe Biden năm 2023 tại Hà Nội; Tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2023 tại Hà Nội; Tiếp Tổng thống Vladimir Putin năm 2024 tại Hà Nội. Getty images.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời ảnh hưởng thế cục Biển Đông thế nào?


BBC 01/8/2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj7d4v2y53yo


image004Nguồn hình ảnh, Getty Images.


Báo South China Morning Post ở Hong Kong vừa có bài phân tích những tác động tiềm tàng từ việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời đối với tình hình Biển Đông.


Bài viết trên báo South China Morning Post (SCMP) hôm 26/7 dẫn lời ông Trương Minh Lượng, Phó Giáo sư chuyên về Đông Nam Á và Biển Đông tại Đại học Kỵ Nam (Quảng Châu), nhận định:


"Không như căng thẳng gay gắt của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc đã xoay xở để hòa thuận mà không thổi phồng những khác biệt sâu sắc về vấn đề lãnh thổ.


"Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã xoay xở để thiết lập mối quan hệ khá thân thiện với Trung Quốc, ít nhất là bề ngoài. Nhưng đồng thời, mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Nga cũng được nâng lên mức độ chưa từng có.


"Tất cả đều nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc để Việt Nam có thể có một môi trường quốc tế thuận lợi và mối quan hệ tương đối ổn định với Trung Quốc phần lớn nằm trong tầm kiểm soát của Hà Nội."


Diễn biến gần đây


Từ đầu năm đến nay, xung đột giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á diễn ra khá căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas).


Hôm 17/6, tàu hải quân Philippines làm nhiệm vụ tiếp tế gần Bãi Cỏ Mây đã va chạm với cảnh sát biển Trung Quốc, khiến một thủy thủ Philippines mất ngón tay.


Trước đó, hồi cuối tháng 3/2024, lực lượng làm nhiệm vụ của Philippines trên Biển Đông cho biết cảnh sát biển Trung Quốc còn dùng vòi rồng tấn công một tàu dân sự được thuê để tiếp tế cho quân đội.


Tuy không xảy ra các sự kiện căng thẳng mới, Việt Nam và Trung Quốc, do lịch sử tranh chấp lâu dài và không thể hóa giải, tiếp tục thể hiện lập trường khác biệt trong nhiều vấn đề.


Vào giữa tháng 5/2024, một viện nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng Việt Nam đang bồi đắp các đảo "chiếm đóng trái phép".


Vào đầu tháng 3/2024, Trung Quốc giới thiệu bảy điểm cơ bản mới mà khi được kết nối sẽ tạo thành đường cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của mình ở Vịnh Bắc Bộ và phía Việt Nam đã lên tiếng "đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ ký năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc và UNCLOS 1982".


Giữa Việt Nam và Philippines cũng tồn tại mâu thuẫn liên qua đến Biển Đông, trong đó có vấn đề chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.


Vào tháng 8/2023, người biểu tình Philippines đã xé cờ Việt Nam trước Đại sứ quán Việt Nam tại Manila sau khi truyền thông địa phương đưa tin về cáo buộc “quân sự hóa” của Hà Nội ở Biển Đông.


Tuy vậy, hợp tác hàng hải giữa hai quốc gia Đông Nam Á đã ghi nhận những bước tiến, trong đó thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước được ký trong chuyến thăm của ông Marcos tới Hà Nội hồi tháng 1/2024.


Nhận xét về căng thẳng trên Biển Đông, Tiến sĩ Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), chia sẻ với BBC vào cuối tháng 6/2024 rằng Trung Quốc có thể không hung hãn với Việt Nam như cách họ làm với Philippines.


"Hiện nay dường như Bắc Kinh không muốn chọc giận Hà Nội bằng những hành động hung hãn nhằm vào ngư dân Việt Nam. Họ không muốn làm điều đó trong thời điểm đang bận tay với Philippines. Họ không muốn tạo thêm mặt trận khác trên Biển Đông.


"Với việc đặt trọng tâm hiện tại là giải quyết Philippines trên Biển Đông, tôi cho rằng Trung Quốc không muốn gây xích mích không cần thiết trong mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á khác, ít nhất là với Indonesia, Malaysia và Việt Nam.


"Hơn nữa, Trung Quốc muốn bêu tên Philippines như là một kẻ dị biệt, cùng lúc đó họ tăng cường luận điệu rằng họ đã kiểm soát tranh chấp và không để xảy ra xung đột nào với các nước khác trong Đông Nam Á."


Một số chuyên gia cho rằng Philippines và Việt Nam nên củng cố hợp tác nhằm bảo vệ lợi ích chung trước những "hoạt động cưỡng ép" của Trung Quốc ở Biển Đông.


Ông Trọng qua đời có tác động gì?


Nhiều nhà quan sát cho rằng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định.


Nhìn chung, giới quan sát có cái nhìn tích cực về đường lối "ngoại giao giao tre" thực dụng của Hà Nội dưới thời ông Trọng - một lựa chọn cân bằng tinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh mâu thuẫn trên Biển Đông trở nên sâu sắc.


Song song với đó, một số nhận xét cho rằng người kế nhiệm ông Trọng có thể có những nước đi mới.


Các nhà phân tích cũng chỉ ra mối quan hệ cá nhân giữa ông Trọng và ông Tập và mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản, trong những năm qua đã đóng vai trò như một điểm cân bằng trong mối quan hệ vừa yêu vừa ghét giữa Hà Nội và Bắc Kinh.


"Mặc dù Việt Nam mở rộng ngoại giao và cải thiện quan hệ với Mỹ, tôi nghĩ rằng ông Trọng đã có thể trấn an Bắc Kinh rằng Việt Nam thực sự trung lập và việc cải thiện quan hệ với Washington sẽ không ảnh hưởng đến Bắc Kinh," SCMP dẫn lời Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ).


"Điều này là có thể vì sự kiên định với tư tưởng cộng sản của ông Trọng. Ông nhìn thế giới rất giống ông Tập," ông Abuza nói thêm.


Một nhà quan sát chính trị giấu tên nói với BBC rằng ông Trọng là một lãnh đạo quan liêu cộng sản điển hình, "tức ngoài Đảng ra, không có trời, không có đất". Đảng thống lĩnh, lãnh đạo tuyệt đối với ông Trọng là một hằng số không thể thay đổi nên ông luôn nỗ lực loại bỏ những mối đe dọa làm xói mòn quyền lực của Đảng.


Theo ông Nguyễn Khắc Giang, nhà phân tích tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, đã có một mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Trọng và ông Tập do cam kết chung của họ đối với chủ nghĩa Mác-Lênin.


"Điều này đã giúp ổn định quan hệ song phương trong thời kỳ căng thẳng, đặc biệt là về tranh chấp trên biển ở Biển Đông," SCMP dẫn lời ông Giang.


Ông Giang cũng cho biết mặc dù những người kế nhiệm tiềm năng của ông Trọng - chẳng hạn như Chủ tịch nước Tô Lâm - không có mối quan hệ này với ông Tập, nhưng ông không nghĩ điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc của Hà Nội vì mối liên kết giữa hai đảng vẫn mạnh.


Giáo sư Trương Minh Lượng đánh giá tranh chấp hàng hải vẫn là một trong những biến số lớn nhất trong quan hệ song phương.


Ông cho rằng việc Việt Nam nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS) có thể được thực hiện dưới sự giám sát của ông Tô Lâm.


"Thời điểm này thật thú vị - có lẽ nhằm mục đích... thể hiện lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc cho công chúng trong nước xem, đồng thời cố gắng gia tăng lợi thế thương lượng của ông Lâm đối với Trung Quốc.


"Điều đó cho thấy ông Lâm một mặt sẽ làm theo cách tiếp cận của ông Trọng trong việc đối phó với các cường quốc... nhưng mặt khác sẽ có những khác biệt, biến thể và các nước đi sáng tạo," SCMP dẫn lời giáo sư Trương.


Về vấn đề này, bà Nguyễn Hoàng Anh Thư - nhà nghiên cứu về chính sách công, quan hệ quốc tế và an ninh hàng hải tại Đại học Quốc gia Singapore - chia sẻ với BBC hôm 20/7:


"Có thể nói, việc nộp đệ trình có hai mục đích chính. Thứ nhất là để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với vùng biển của mình. Căn cứ vào điều 77 của UNCLOS, các quốc gia ven biển có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng thềm lục địa.


"Trên thực tế, nhiều quốc gia khác trong khu vực như Malaysia và Philippines cũng đã nộp các đệ trình riêng của mình. Thứ hai là để tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng kéo dài trên Biển Đông."


Trong bài viết trên trang Fulcrum chuyên phân tích về Đông Nam Á vào hôm 25/7, nhà nghiên cứu Phan Xuân Dũng từ Đại học Quốc gia Úc cho rằng ông Trọng lên làm tổng bí thư vào thời điểm Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn trên Biển Đông.


Trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng trong cùng năm 2011, hai nước đã ký thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển, bao gồm cả tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Theo ông Dũng, động thái này cho thấy ý định của ông Trọng và Việt Nam muốn tách biệt vấn đề Biển Đông khỏi các lĩnh vực hợp tác khác với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn xung đột trên biển đồng thời xây dựng mối quan hệ song phương ổn định.


Chụp lại video, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Sau Hồ Chí Minh, Trường Chinh, ngang Lê Duẩn'


Chia sẻ với BBC, Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) cho rằng một trong những tác động dẫn tới chuyển biến của ông Nguyễn Phú Trọng là sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014. Sau sự kiện này, ông Trọng đã tìm đến Mỹ, cũng như tham gia các cơ chế đa phương khác, như một cách tạo đối trọng.


Trong năm 2019, thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam leo thang với việc Trung Quốc điều tàu xâm phạm vùng biển Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng việc xử lý mối quan hệ với "người anh em cộng sản" này phải thật khéo léo.


"Xử lý mối quan hệ này không đơn giản. Nặng về bên nào đều bị phê phán.


"Thái độ của Đảng rất dứt khoát, kiên quyết, khôn khéo, nhưng có những việc không thể nói công khai. Làm sao để đất nước yên bình nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền mới là giỏi," VnExpress dẫn lời ông Trọng.


Ông Khang Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Khoa học Chính trị của Đại học Boston, trả lời BBC hôm 25/7 rằng lãnh đạo các nước sẽ mong tổng bí thư mới của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì đường lối ngoại giao này.


"Nếu Việt Nam đủ quan trọng với các cường quốc thì họ vẫn sẽ giúp Việt Nam khi Việt Nam cần, kể cả khi Việt Nam vẫn giữ trung lập. Chính sự trung lập này giúp các cường quốc yên tâm là Việt Nam sẽ không làm tổn hại lợi ích của họ," ông Khang Vũ bình luận.


Trong một diễn biến liên quan, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell phát biểu tại Hà Nội hôm 30/7 rằng EU muốn đảm bảo hòa bình ở Biển Đông - khu vực mà khoảng 40% lượng hàng nhập khẩu và 20% lượng hàng xuất khẩu của EU được vận chuyển qua.


Ông Borrell đồng thời nói rằng khối này có thể giúp tăng cường năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam.


(BBC 01/8/2024 | https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj7d4v2y53yo)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Biển Đông: Va chạm tàu Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây, vì sao tổng thống Philippines ‘chậm trễ’ lên tiếng?


Chụp lại hình ảnh, Phản ứng của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr về vụ va chạm ngày 17/6 được cho là “chậm trễ”, đồng thời thế hiện “lập trường thận trọng” của Philippines.


24 tháng 6 2024


Vụ va chạm giữa cảnh sát biển Trung Quốc và hải quân Philippines xảy ra ngày 17/6/2024 tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) cho thấy những phản ứng khác nhau từ chính quyền của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.


Hôm 24/6, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro rằng Philippines sẽ tiếp tục các nhiệm vụ tiếp tế cho quân đội tại Bãi Cỏ Mây, bất chấp việc cảnh sát biển Trung Quốc gây khó dễ cho công tác này vào tuần trước.


"Đây không phải là sự hiểu lầm hay tai nạn," ông Teodoro nói trong một cuộc họp báo tại phủ tổng thống.


"Chúng tôi không coi nhẹ sự cố này. Đó là một hành động sử dụng vũ lực một cách hung hăng và bất hợp pháp," ông nói thêm.


Chỉ trước đó hai ngày, hôm 22/6, Thư ký điều hành Lucas Bersamin, người đại diện của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, nói hoàn toàn trái ngược.


Ông Lucas Bersamin nói rằng vụ va chạm này nhiều khả năng là "hiểu nhầm hoặc sự cố".


"Chúng tôi chưa coi sự việc là cuộc tấn công vũ trang. Tôi cho rằng đó là vấn đề có thể dễ dàng giải quyết. Nếu Trung Quốc muốn phối hợp, Philippines sẵn sàng làm việc với họ," ông Bersamin nói.


Theo hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Philippines nếu quân nhân, tàu hay phi cơ của Philippines bị tấn công vũ trang ở bất cứ khu vực nào trên Biển Đông.


Hôm 17/6, tàu hải quân Philippines làm nhiệm vụ tiếp tế gần Bãi Cỏ Mây đã có vụ va chạm với cảnh sát biển Trung Quốc.


Tàu hải quân Philippines lúc đó đang làm nhiệm vụ tiếp tế cho chiếc tàu BRP Sierra Madre cũ nát, được Manila sử dụng như tiền đồn ở Bãi Cỏ Mây.


Vụ va chạm, mà quân đội Philippines gọi là “cú đâm tốc độ cao có chủ đích” của cảnh sát biển Trung Quốc trong một nỗ lực ngăn chặn nhiệm vụ tiếp tế tới Bãi Cỏ Mây, đã khiến một thủy thủ Philippines bị thương.


Người phát ngôn quân đội Philippines cho biết thủy thủ này đã bị mất một ngón tay và đang hồi phục trong bệnh viện.


Trong khi đó, Bắc Kinh cáo buộc tàu của Philippines đã “phớt lờ những cảnh báo nghiêm trọng nhiều lần của Trung Quốc… và cố tình tiếp cận tàu Trung Quốc một cách thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến vụ va chạm” và tuyên bố “Philippines hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này”.


Phản ứng ‘chậm chạp’ của tổng thống Philippines


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr từng nhắc tới "lằn ranh đỏ" của Philippines với hải cảnh Trung Quốc trong những vụ va chạm trên Biển Đông, ảnh chụp tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 31/5/2024


Chủ nhật ngày 23/6, tức gần một tuần sau khi vụ xô xát xảy ra, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr nói rằng Philippines không có ý định gây chiến và luôn mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.


Tổng thống Marcos Jr nói: “Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, chúng tôi sẽ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa, hoặc cố tình gây thương tích hoặc tổn hại cho bất kỳ ai”.


Ông không nêu tên Trung Quốc trong bài phát biểu của mình.


Theo bài viết ngày 24/6 trên South China Morning Post (SCMP), phản ứng của ông Marcos Jr được cho là “chậm trễ”, đồng thời thế hiện “lập trường thận trọng” của Philippines.


Vì sao Philippines, nước vốn được nhìn nhận là có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, lại có sự chậm trễ này?


Bài viết trên SCMP dẫn đánh giá của các nhà quan sát cho rằng ông Marcos Jr đang cố gắng giảm nhẹ tính nghiêm trọng của cuộc đụng độ ngày 17/6 nói trên, tránh đề cập đến phản ứng của các bên cũng như “lằn ranh đỏ” có thể khiến căng thẳng leo thang.


“Lằn ranh đỏ” ở đây là nói tới định nghĩa ông Marcos Jr nêu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore khi trả lời câu hỏi về "lằn ranh đỏ" với hải cảnh Trung Quốc trong những vụ va chạm trên Biển Đông.


Khi đó, ông Marcos Jr đã cảnh báo hành động khiến công dân Philippines thiệt mạng trong các vụ chạm trán ở Biển Đông sẽ là "lằn ranh đỏ" gần với việc tuyên chiến.


Quay lại bài viết nói trên của SCMP, ông Matteo Piasentini, nhà phân tích an ninh từ ban Trung Quốc và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Geopolitica, một tổ chức nghiên cứu của Ý, đánh giá rằng Manila đang ở thế khó.


"Theo tôi, khoảng thời gian mà tổng thống đưa ra phản hồi có thể là một nỗ lực hạ nhiệt tình hình, cũng như để tránh nói về các phản ứng và “lằn ranh đỏ” – những điều sẽ không có lợi cho bất cứ ai vào thời điểm này, đồng thời tái khẳng định lập trường của mình,” ông Piasentini nêu.


Trong khi đó, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.


Mới đây, trong chuyến công du tới Hà Nội vào hai ngày 21-22/6, ông Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink đã nói rằng tình hình ở Biển Đông rất đáng lo ngại và cho biết các hành động gần đây của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp là "gây bất ổn sâu sắc"


“Chúng tôi cho rằng các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là các động thái gần đây của nước này xung quanh Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) đối với Philippines, là vô trách nhiệm, hung hăng, nguy hiểm và gây bất ổn sâu sắc,” Reuters dẫn phát biểu của ông Kritenbrink trong cuộc họp báo ở Hà Nội.


Thời điểm diễn ra vụ xô xát, Mỹ cũng đã lên tiếng đứng về phía Philippines.


Đại sứ Mỹ tại Philippines, MaryKay Carlson, lên án các hoạt động "hung hăng, nguy hiểm" của Trung Quốc trên X (Twitter), cho biết vụ va chạm đã "gây thương tích về người".


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án những hành động mà họ gọi là "leo thang và vô trách nhiệm" của Trung Quốc.


Việt Nam và Philippines nên hợp tác


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Đội bảo vệ bờ biển Philippines và các nhà báo chứng kiến ​​cảnh một tàu cảnh sát biển Trung Quốc di chuyển theo cách gây nguy hiểm cho tàu tiếp tế dân sự Unaizah của Philippines trong một nhiệm vụ tiếp tế thường xuyên tại Bãi Cỏ Mây.


Việt Nam và Philippines là hai trong số các quốc gia có nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc.


Ngay trước chuyến công du của ông Kritenbrink đến Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho biết sẵn sàng đàm phán với Philippines sau khi Philippines đệ trình Báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định "Việt Nam bảo lưu toàn bộ quyền và lợi ích của mình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và sẵn sàng trao đổi với Philippines để tìm kiếm và đi đến giải pháp phù hợp với lợi ích của cả hai nước".


Vào đầu tháng 5/2024, tờ Inquirer của Philippines tường thuật nhận định của các học giả tại một viện nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Philippines và Việt Nam nên củng cố hợp tác nhằm bảo vệ lợi ích chung trước những "hoạt động cưỡng ép" của Trung Quốc ở Biển Đông.


Giáo sư Alexander L Vuving từ DKI APCSS nhận xét Việt Nam và Philippines là hai quốc gia dễ bị tổn thương bởi chính sách "chia để trị" của Trung Quốc.


"Là những quốc gia nhỏ hơn, Philippines và Việt Nam nên hợp tác để giảm bớt sự chênh lệch quyền lực với Trung Quốc. Hai nước có thể chia sẻ kinh nghiệm và các cách thức hiệu quả nhất để chống lại hành động cưỡng ép," ông Vuving nói.


Vào tháng 1/2024, Giáo sư Vuving từng chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng:


“Chiến lược tốt nhất của Trung Quốc là ‘tằm ăn dâu’, tức là dần dần đẩy đuổi Việt Nam và Philippines… rồi biến thành điều gọi là ‘bình thường mới’, và dần dần ép các nước chấp nhận thực tế mới của Trung Quốc. Đây là chiến lược tương đối hữu hiệu của Trung Quốc.”


Mặc dù theo nhiều nhà quan sát, hai nước đều xem Trung Quốc là mối đe dọa chung trên Biển Đông, nhưng nhiều người Philippines cũng coi Việt Nam như một "kẻ thù" khác.


Trên báo The Manila Times ngày 10/6, nhà hoạt động và bình luận viên người Philippines Rigoberto D. Tiglao mô tả Việt Nam là “mối đe dọa khác ở Biển Đông”, viện dẫn các hoạt động bồi đắp đảo của Việt Nam.


Tuy nhiên, ông John Bradford, Giám đốc điều hành Hội đồng Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương Yokosuka, nhận định trong bài viết ngày 20/6 của SCMP rằng hoạt động xây đảo của Việt Nam không phải là mối đe dọa trực tiếp đến chủ quyền của Manila, và rất khó có khả năng quan hệ Philippines - Việt Nam sẽ leo thang thành khủng hoảng.


++++++++++++++++++++++++++++++++


Va chạm trên Biển Đông, Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tàu tiếp tế của Hải quân Philippines bị tàu Cảnh sát biển Trung Quốc chặn vào đầu tháng 3/2024.


25 tháng 3 2024


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro hôm 25/3 đã lên tiếng 'thách' Trung Quốc đem yêu sách về chủ quyền Biển Đông ra trọng tài quốc tế.


Trước đó, vào Chủ nhật 24/3, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đã cảnh báo Philippines không nên có những động thái "khiêu khích" và nói rằng Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.


Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi xảy ra cuộc đụng độ ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.


Theo đó, vào ngày 23/3, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã dùng vòi rồng để tấn công tàu Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas), làm hư hại nặng nề tàu này cũng như khiến một số thủy thủ bị thương.


Philippines gọi những hành động này là "vô trách nhiệm và khiêu khích".


Lực lượng làm nhiệm vụ của Philippines trên Biển Đông cho biết cảnh sát biển Trung Quốc còn dùng vòi rồng để tấn công một tàu dân sự được thuê để tiếp tế cho quân đội.


"Chúng tôi cảnh báo Philippines ngừng đưa ra bất kỳ bình luận nào có thể dẫn tới gia tăng xung đột và khiến tình hình leo thang cũng như ngưng mọi hành động vi phạm và khiêu khích," Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sau khi xảy ra sự việc.


"Nếu Philippines liên tục thách thức giới hạn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn và quyết đoán để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của mình.


Nguồn hình ảnh, Maxar/Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tàu tiếp tế Philippines đụng độ tàu cảnh sát biển Trung Quốc hôm 23/3.


Đáp trả lại tuyên bố từ phía Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro đã lên tiếng "thách thức" Trung Quốc đem yêu sách về chủ quyền Biển Đông ra trọng tài quốc tế và khẳng định Manila sẽ không thay đổi quan điểm của mình.


"Nếu Trung Quốc không ngại tuyên bố chủ quyền của mình với thế giới, thì tại sao chúng ta không phân xử theo luật pháp quốc tế?" ông Teodoro nói với các phóng viên.


Cố vấn an ninh quốc gia Philippines đã triệu tập một cuộc họp cấp cao gồm các quan chức an ninh hàng đầu vào thứ Hai 25/3 về vụ việc để chuẩn bị các khuyến nghị trình lên Tổng thống Ferdinand Marcos Jr về các giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả Bãi Cỏ Mây, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.


Bắc Kinh đã triển khai hàng trăm tàu cảnh sát biển trên khắp Biển Đông để tuần tra những khu vực mà họ coi là của mình, bất chấp Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 đã tuyên bố rõ ràng rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.


"Chính họ là những người đã xâm phạm vào lãnh thổ của chúng tôi. Không quốc gia nào tin vào tuyên bố của họ và đây là cách mà họ dùng vũ lực, đe dọa và khiến Philippines phải khuất phục theo tham vọng của họ," ông Teodoro nói.


+++++++++++++++++++++++++++++


Viện nghiên cứu Trung Quốc nói Việt Nam bồi đắp các đảo 'chiếm đóng trái phép', báo Việt Nam phản công


Nguồn hình ảnh, Ezra Acayan/Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Trung Quốc xây đường băng, nhà cửa... trên một đảo nhân tạo tại đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 25/10/2022.


17 tháng 5 2024


Một viện nghiên cứu của Trung Quốc đưa ra cảnh báo với việc gia tăng bồi đắp đảo, Việt Nam đang tạo rủi ro về xung đột trên Biển Đông có thể lan rộng hơn với láng giềng khổng lồ Phương Bắc.


Theo Quốc Quan Trí Khố (Grandview Institution), một viện nghiên cứu tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Việt Nam đang gia tăng bồi đắp đảo ở quần đảo Trường Sa từ năm 2021 đến nay, sử dụng các máy nạo vét lớn.


Trong bài viết trên South China Morning Post (SCMP) hôm thứ Ba 15/5, Viện Grandview cho rằng Việt Nam "đã chiếm thêm đảo và rạn san hô, tăng thêm binh sĩ đồn trú và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng hơn bất kỳ quốc gia ven biển khác".


Đồng thời, Viện Grandview đưa ra nhận định với SCMP rằng, tính trong 3 năm qua, Việt Nam đã bồi đắp đảo trên Biển Đông nhiều hơn 4 thập niên trước đó, cảnh báo hoạt động này có thể "gây phức tạp và mở rộng" tranh chấp về chủ quyền Biển Đông.


Được thành lập vào năm 2013, Viện Grandview là một viện nghiên cứu chính sách độc lập, theo mô tả trong phần tự giới thiệu.


Báo cáo Tình trạng An ninh Biển Đông 2023 (2023 South China Sea Security Situation Report) do Viện Grandview thực hiện và đăng tải vào tháng 1/2024 có nội dung cho rằng Việt Nam đã bồi đắp trên những hòn đảo và bãi san hô "chiếm đóng trái phép" của Trung Quốc từ năm 2022 đến năm 2023 bao gồm:


"Từ năm 2022 đến 2023, Việt Nam đã bồi đắp vùng đất đáng kể trên các hòn đảo và đá san hô chiếm đóng trái phép trong quần đảo Nam Sa của Trung Quốc."


"Trong số 29 hòn đảo và bãi san hô trong quần đảo Nam Sa mà Việt Nam chiếm đóng trái phép thì Việt Nam đã nạo vét đáng kể và bồi đắp đất trên 5 hòn đảo và bãi san hô [...]," báo cáo viết.


Nam Sa là tên gọi của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Hiện nay, ngoài Việt Nam và Trung Quốc, các bên khác gồm Đài Loan, Philippines, Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần và có sự kiểm soát trên thực tế đối với các thực thể tại quần đảo này.


Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Truyền thông Việt Nam ngày 16/5 đã trích dẫn ý kiến chuyên gia nói rằng Viện Grandview "vu cáo, bóp méo sự thật". Ảnh: Tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải cảnh Trung Quốc đối đầu vào ngày 15/5/2014 liên quan đến vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.


South China Morning Post dẫn thông tin từ Grandview cho rằng Hà Nội "cực kỳ kín tiếng và bí mật" về việc xây dựng đảo vì có thể đã học bài học từ Trung Quốc cách đây vài năm và tìm cách tránh sự chú ý của truyền thông quốc tế.


Cơ quan này cũng đánh giá việc xây dựng của Philippines trên các thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa là ở mức độ thấp, và do đó mức phòng vệ cũng thấp, vì vậy không thể tạo ra một mối đe dọa đáng kể đến sự hiện diện quân sự của các quốc gia khác.


Và Viện Grandview cho hay không có dấu hiệu Malaysia đã tiến hành xây dựng trên các đảo và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa trong những năm gần đây.


Truyền thông Việt Nam ngày 16/5 đã trích dẫn ý kiến chuyên gia gọi nhận định của Viện Grandview là "vu cáo, bóp méo sự thật".


Báo Thanh Niên dẫn ý kiến của Tiến sĩ Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng: "Đánh giá của Grandview Institution bỏ qua lịch sử của khu vực này và tuyên truyền thông tin sai sự thật."


"Như vậy, rõ ràng ai là người leo thang căng thẳng! Trung Quốc phải chịu trách nhiệm," ông nhận xét và cho rằng "dù là nguyên nhân gây căng thẳng nhưng Trung Quốc vẫn cứ cho rằng họ là "nạn nhân".


"Đó là lý do vì sao nhiều quốc gia xung quanh quan ngại Trung Quốc. Bắc Kinh nên nhận ra điều đó và tôn trọng lợi ích của các nước khác," ông nói.


Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng chính thức về thông tin của Grandview.


Bắc Kinh 'đạo đức giả'


Nguồn hình ảnh, CSIS/AMTI/Maxar Technology


Chụp lại hình ảnh, Việt Nam tiến hành bồi đắp tại rạn san hô Phan Vinh (Pearson) thuộc quần đảo Trường Sa, hình ảnh do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), một dự án trực thuộc CSIS công bố


Ngày 16/5, nhận định với BBC News Tiếng Việt, nhà nghiên cứu độc lập Song Phan từ Sydney cho rằng Việt Nam bồi đắp đảo là để việc đóng quân, tiếp tế hậu cần, phòng thủ thuận tiện hơn, cải thiện điều kiện sinh sống.


"Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) thì việc bồi đắp không làm thay đổi tình trạng trước đó của thực thể địa lý, tức là nếu trước là bãi nửa chìm nửa nổi (LTE), hay bãi đá thì sau vẫn vậy, không vì bồi đắp mà trở thành đảo (có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) được."


"Ví dụ một bãi nửa chìm nửa nổi (LTE) mà không trong lãnh hải của một bãi đá thì dù sau khi bồi đắp trở thành đảo nhân tạo cao hơn mặt biển vẫn giữ tình trạng là bãi triều thấp, chỉ có 500 m vùng an toàn bao quanh thôi, không được hưởng lãnh hải 12 hải lý và dĩ nhiên ko thể có vùng đặc quyền kinh tế chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở."


Ông đánh giá thêm việc đắp đảo có bến bãi tốt cũng có thể phục vụ cho việc đánh bắt, chế biến, tiếp liệu, làm chỗ tránh giông bão... cho ngư dân và có thể khai thác tiềm năng du lịch sau này.


Ngày 16/5, trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Gregory B Poling, Giám đốc chương trình Đông Nam Á từ Centre for Strategic and International Studies (CSIS) ở Washington, nói:


"Việt Nam đang bồi đắp đảo và dường như nhằm mục tiêu tăng cường khả năng tự vệ cho các căn cứ của mình, tạo ra các cảng và các cơ sở hạ tầng theo đó để triển khai các tàu tuần tra."


Đại tá Raymond M. Powell từ Đại học Stanford, người thường xuyên theo dõi hoạt động tàu của Trung Quốc trên Biển Đông, hôm 16/5 cho rằng báo cáo của Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) trực thuộc CSIS được công bố hồi tháng 12/2023 cho thấy Trung Quốc đã gây phá hủy rạn san hô thông qua việc đào và bồi đắp đất, và lấp khoảng 1.880 hecta san hô.


Báo cáo của AMTI hồi cuối năm 2023 cũng cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục phá hủy khoảng 6.691 hecta san hô khi cào sò tai tượng trên Biển Đông.


"Việc Việt Nam nạo vét và bồi đắp trong thời gian qua rõ ràng là để đáp trả trước việc xây đảo và quân sự hóa của Trung Quốc trong thập kỷ trước."


"Việc một viện nghiên cứu có trụ sở tại Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích về các hoạt động này của Việt Nam là cực kỳ mang tính đạo đức giả," ông nhấn mạnh.


Bình luận với BBC News Tiếng Việt vào tháng 1/2024, Giáo sư Alexander L Vuving từ trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, nhận xét Trung Quốc không muốn có chiến tranh trên Biển Đông mà thay vào đó dần dần thiết lập những thực tế mới.


“Theo tôi nhận định thì cho đến nay, lợi ích của Trung Quốc là không có chiến tranh ở Biển Đông. Vì 40% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Trung Quốc đi qua con đường hàng hải trên Biển Đông. Hậu quả cuộc chiến tranh trên Biển Đông là khôn lường, không đơn thuần là xung đột Việt Nam với Trung Quốc hay Philippines với Trung Quốc. Đám lửa có thể bùng lên tới mức không ai kiểm soát được.”


“Do đó, chiến lược tốt nhất của Trung Quốc là ‘tằm ăn dâu’, tức là dần dần đẩy đuổi Việt Nam, Philippines… rồi biến thành điều gọi là ‘bình thường mới’ và dần dần ép các nước chấp nhận thực tế mới của Trung Quốc. Đây là chiến lược tương đối hữu hiệu của Trung Quốc.”


Hiện Việt Nam đang đối phó với lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương thường niên của Trung Quốc, ban hành từ năm 1999 đến nay, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5 đến 16/9.


Việt Nam thường xuyên lặp lại lời phản đối lệnh cấm này của Trung Quốc, gọi đây là xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông và tuyên bố lệnh cấm "không có giá trị".


++++++++++++++++++++++++++++++++


Biển Đông: Trung Quốc vẽ đường cơ sở mới ảnh hưởng gì tới chủ quyền Việt Nam?


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Hoạt động buôn bán tại cửa sông Ka Long đổ ra Vịnh Bắc Bộ, khu vực nằm giữa thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc)


11 tháng 3 2024


Trung Quốc mới đây chính thức tiết lộ đường cơ sở mới, nêu rõ yêu sách lãnh thổ của mình ở phía bắc Vịnh Bắc Bộ, khu vực chung với Việt Nam.


Tuyên bố này được đưa ra trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi đầu tháng này. Qua đó, Trung Quốc giới thiệu bảy điểm cơ bản mới mà khi được kết nối sẽ tạo thành đường cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của mình ở Vịnh Bắc Bộ.


Vịnh Bắc Bộ nằm ngoài khơi bờ biển Bắc Bộ của Việt Nam và Nam Trung Quốc.


Năm 2004, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận vạch ra ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ.


Cả hai bên đều coi thỏa thuận này là công bằng. Tuy thế, các xung đột trên Biển Đông vẫn xảy ra giữa hai nước do vẫn còn mơ hồ về ranh giới ở khu vực bên ngoài cửa vịnh.


Những mâu thuẫn này, theo Bắc Kinh, giờ sẽ được giải quyết thông qua một quy trình phân định mới, chính là đường cơ sở mới với bảy điểm nói trên.


Trung Quốc nói rằng đường cơ sở mới này không ảnh hưởng đến quyền lợi Việt Nam hay bất cứ nước nào, mà thậm chí còn góp phần thúc đẩy hợp tác hàng hải giữa nước này và các nước liên quan.


Cùng lúc, Trung Quốc lâu nay vẫn duy trì yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông với "bản đồ đường chữ U".


Việt Nam cần làm gì để không ‘há miệng mắc quai’?


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Ngư dân là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên từ các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhiều ngư dân Việt Nam thậm chí đã thiệt mạng trong những cuộc đụng độ ngoài khơi với tàu Trung Quốc.


Trên trang EurAsian Times, Shashank S. Patel, một nhà phân tích địa chính trị theo dõi chặt chẽ các hoạt động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đánh giá: “Vịnh Bắc Bộ, nơi chứng kiến nhiều thỏa thuận biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam trong ba thập kỷ từ 1974 đến 2004, chiếm hơn một nửa diện tích vùng biển Việt Nam. Việc Trung Quốc tuyên bố một đường cơ sở mà nhìn trên bản đồ có vẻ lấn lướt như vậy sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn đến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và vùng biển tranh chấp.”


Ông cũng nói rằng việc Trung Quốc đơn phương đưa ra đường cơ sở mới này là nỗ lực để hạn chế các đòi hỏi về quyền lợi của Việt Nam tại vùng EEZ của chính Việt Nam. Trung Quốc cũng sẽ giành nhiều quyền tiếp cận hơn tới các ranh giới trên biển, qua đó ngăn chặn sự can thiệp của phương Tây đối với các vấn đề ở Vịnh Bắc Bộ.


Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), các quốc gia ven biển được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý (22,22 km), vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa kéo dài tới 350 hải lý.


Tuy nhiên, Vịnh Bắc Bộ có chiều rộng tối đa không quá 180 hải lý.


Thực tế này dẫn đến sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của cả Trung Quốc và Việt Nam trong vùng vịnh. Do đó, toàn bộ vùng vịnh phải chịu các yêu sách chồng chéo của cả hai bên, theo EurAsian Times.


“Đường cơ sở mới sẽ mang lại hơn 60% diện tích biển cho chính quyền Trung Quốc, vi phạm trắng trợn Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS)," ông Patel nói thêm.


Ngoài ra, đường cơ sở mới có thể giúp Trung Quốc cản trở quyền tự do hàng hải, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp và đường ống cũng như các nỗ lực bồi đắp đảo của Việt Nam.


Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có động thái chính thức nào trước nước đi mới của Trung Quốc.


Trên trang Facebook cá nhân, ông Song Phan - một nhà nghiên cứu Biển Đông sống tại Úc – nhận định rằng phần đường cơ sở mới vẽ này dựa trên một số điểm cơ sở ở các đảo rất xa bờ, nên sẽ đẩy đường ranh ngoài của lãnh hải Trung Quốc ra xa thêm ngoài biển.


Do hai nước Việt-Trung đã đàm phán và ký kết thỏa thuận phân giới biển ngày 12/12/2000 nên đường này – như vậy - sẽ không ảnh hưởng đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của cả hai, trừ khi Trung Quốc dựa vào đường mới này để đòi thương lượng lại.


Tuy nhiên, do đường cơ sở quá xa bờ, kéo theo đường biên lãnh hải lấn xa ra biển, nên “chắc chắn ảnh hưởng đến các quyền liên quan khác của tất cả các nước, gồm Việt Nam”.


Ví dụ như quyền tự do hàng hải, quyền đặt cáp/ống ngầm, khảo sát khoa học…


“Lưu ý rằng VIệt Nam cũng còn phần bờ biển từ đảo Cồn Cỏ chạy cho tới biên giới Việt-Trung chưa vẽ đường cơ sở và đường cơ sở từ đảo Phú Quý tới tới đảo Thổ Chu cũng không thât phù hợp với UNCLOS,” ông Song Phan chỉ ra trong phân tích của mình.


Nguồn hình ảnh, FB Song Phan


Chụp lại hình ảnh, Phần đường cơ sở mới của Trung Quốc (màu đỏ ở rìa phía đông vịnh Bắc Bộ). Đường cơ sở của Việt Nam vẫn còn thiếu ở phần Vịnh Bắc Bộ.


"Luật biển Việt Nam 2012 đặt UNCLOS và luật quốc tế lên trên nhưng đến nay vẫn chưa điều chỉnh phần đường cơ sở này và hoàn chỉnh đường cơ sở cho toàn bộ bờ biển.


"Không chỉnh đường cơ sở đoạn này, Việt Nam rất khó phản đối Tàu ‘cộng’ trong vụ này vì 'há miệng mắc quai’,” nhà nghiên cứu Song Phan viết.


++++++++++++++++++++++++++++++


Đường cơ sở mới của Trung Quốc 'nguy hiểm' thế nào mà Việt Nam lên tiếng?


Nguồn hình ảnh, TTCP


Chụp lại hình ảnh, Bà Phạm Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam


14 tháng 3 2024


Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa đưa ra phản ứng chính thức trước việc Bắc Kinh công bố đường cơ sở mới ở Vịnh Bắc Bộ.


Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 14/3, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã đưa ra phản ứng của Việt Nam trước hành động xác lập đường cơ sở mới ở Vịnh Bắc Bộ của Trung Quốc.


Việt Nam nói gì?


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói rằng Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này, trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.


"Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ ký năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc và UNCLOS 1982," bà Phạm Thu Hằng nói.


Bà Hằng cũng nhắc lại Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ mà Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết vào ngày 25/12/2000, có hiệu lực vào ngày 30/6/2004.


Hiệp định này có ý nghĩa xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mỗi nước trong vịnh Bắc Bộ.


Đại diện Bộ Ngoại giao nói với báo chí rằng, các quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.


Đồng thời, bà Hằng cũng khẳng định Việt Nam bảo lưu quyền và lợi ích pháp lý của mình theo luật pháp quốc tế, cũng như quan điểm đã nêu tại tuyên bố ngày 6/6/1996 của Chính phủ Việt Nam liên quan đến tuyên bố ngày 15/5/1996 của Chính phủ Trung Quốc công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc.


Trả lời BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, nhà phân tích chính trị, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam là "ổn" với tình hình hiện tại.


Theo ông Hợp, Trung Quốc vẽ lại đường cơ sở là việc làm "vi phạm với luật pháp quốc tế và sai với các thảo thuận song phương đã có".


Hôm nay 14/3 cũng là ngày kỷ niệm 36 năm xảy ra vụ đụng độ tại bãi Gạc Ma giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến 64 người lính Việt Nam tử trận. Đây là sự kiện mà nhiều người, trong đó có các tướng lĩnh Việt Nam và sau này là truyền thông trong nước, gọi là "cuộc thảm sát".


Vào khoảng một tháng trước, khi được hỏi về quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng lặp lại tuyên bố "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" nhưng không nhắc đến sự hy sinh của 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa.


Trung Quốc đã làm gì khiến Việt Nam phản ứng?


Hồi đầu tháng này, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc giới thiệu bảy điểm cơ bản mới mà khi được kết nối sẽ tạo thành đường cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Vịnh Bắc Bộ.


Vịnh Bắc Bộ nằm ngoài khơi bờ biển Bắc Bộ của Việt Nam và Nam Trung Quốc.


Năm 2004, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận vạch ra ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ.


Cả hai bên đều coi thỏa thuận này là công bằng. Tuy thế, các xung đột trên Biển Đông vẫn xảy ra giữa hai nước do vẫn còn mơ hồ về ranh giới ở khu vực bên ngoài cửa vịnh.


Những mâu thuẫn này, theo Bắc Kinh, giờ sẽ được giải quyết thông qua một quy trình phân định mới, chính là đường cơ sở mới với bảy điểm nói trên.


Trung Quốc nói rằng đường cơ sở mới này không ảnh hưởng đến quyền lợi Việt Nam hay bất cứ nước nào, mà thậm chí còn góp phần thúc đẩy hợp tác hàng hải giữa nước này và các nước liên quan.


Trung Quốc lâu nay vẫn duy trì yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông với "bản đồ đường chữ U".


Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói rằng Trung Quốc vẽ lại đường cơ sở là "nhằm chiếm biển".


Để thực hiện yêu sách mới này của mình, theo Tiến sĩ Hợp, Trung Quốc sẽ "lại chơi bài dùng chiến thuật vùng xám tại thực địa".


"Họ sẽ cho tàu chiến tuần tra và đuổi tàu Việt Nam cũng như các tàu khác ra khỏi các vùng đã được phân định trước đây nhưng giờ lại bị đường cơ sở mới tác động. Và Trung Quốc sẽ ngang nhiên khai thác phần thềm lục địa hay mặt biển ở những vùng mà trước đây vốn là của Việt Nam."


Tiến sĩ Hợp phân tích rằng, động thái mới nhất của Bắc Kinh thậm chí còn "vượt qua ranh giới vùng xám".


"Vẽ lại đường cơ sở là một hành động chiến thuật vùng xám, mục đích Trung Quốc là muốn đàm phán lại. Và đàm phán lại thì việc đã rồi," chuyên gia từ Hà Nội kết luận.


Chụp lại video, 'Cộng đồng chung vận mệnh' được cho sẽ mối bận tâm lớn của ông Tập Cận Bình khi thăm Việt


Chiến thuật vùng xám (grey zone tactics operations) là hình thức xung đột có cường độ chậm được Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều hơn trong năm qua để khẳng định các yêu sách của mình ở Biển Đông.


Việt Nam và Philippines thường xuyên là mục tiêu của các hoạt động như vậy.


Trong chiến thuật này, theo tác giả Collin Koh, các tình huống "vùng xám" thường bao gồm: 1. Sự việc đã rồi; 2. Sự mơ hồ mang tính răn đe; 3. Chiến tranh hỗn hợp (ủy quyền).


Sự việc đã rồi là việc Trung Quốc xây dựng và củng cố các công trình quy mô lớn ở Biển Đông, dẫn đến sự thay đổi vĩnh viễn hiện trạng. Khi đó, các nước đối thủ sẽ không thể đảo ngược tình thế trừ phi họ phá hoặc chiếm các tiền đồn nhân tạo này, mà điều đó có nghĩa là bước vào một cuộc xung đột vũ trang toàn diện với Bắc Kinh.


Trên trang EurAsian Times, Shashank S. Patel, một nhà phân tích địa chính trị theo dõi chặt chẽ các hoạt động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đánh giá việc Trung Quốc tuyên bố một đường cơ sở mà nhìn trên bản đồ "sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn đến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và vùng biển tranh chấp”.


Ông Patel nói rằng việc Trung Quốc đơn phương đưa ra đường cơ sở mới này là nỗ lực để hạn chế các đòi hỏi về quyền lợi của Việt Nam tại vùng EEZ của chính Việt Nam. Trung Quốc cũng sẽ giành nhiều quyền tiếp cận hơn tới các ranh giới trên biển, qua đó ngăn chặn sự can thiệp của phương Tây đối với các vấn đề ở Vịnh Bắc Bộ.


Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), các quốc gia ven biển được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý (22,22 km), vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa kéo dài tới 350 hải lý.


Tuy nhiên, Vịnh Bắc Bộ có chiều rộng tối đa không quá 180 hải lý.


Thực tế này dẫn đến sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của cả Trung Quốc và Việt Nam trong vùng vịnh. Do đó, toàn bộ vùng vịnh phải chịu các yêu sách chồng chéo của cả hai bên, theo EurAsian Times.


Tình hình trên Biển Đông hiện tại


Vào ngày 28/2, Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), chương trình thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, trụ sở ở Mỹ), đã công bố báo cáo mới về hoạt động của tàu dân binh Trung Quốc ở Biển Đông.


AMTI dẫn nguồn hình ảnh vệ tinh của Planet Labs cho thấy trong năm 2023, tàu dân binh Trung Quốc thường xuyên lui tới chín thực thể ở quần đảo Trường Sa. Dữ liệu của AMTI cũng kết luận lực lượng dân binh Trung Quốc năm 2023 đã hoạt động với tần suất "tích cực hơn bao giờ hết".


Trung bình có 195 tàu dân binh được nhìn thấy vào bất kỳ ngày nào trong năm 2023, tăng 35% so với lần theo dõi của AMTI về lực lượng tàu dân binh trong khoảng thời gian 12 tháng từ năm 2021-2022.


Vào ngày 20/2, dữ liệu từ trang Marine Traffic cho thấy tàu hải cảnh 5901 của Trung Quốc bật Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) tại vị trí gần bãi Tư Chính của Việt Nam và hiện diện tại khu vực trong nhiều ngày.


Tới ngày 29/2, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh bãi ngầm Tư Chính là một phần của thềm lục địa Việt Nam và được xác lập hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982.


Bà Hằng nói Việt Nam "kiên quyết phản đối mọi hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam", nhưng trong tuyên bố không nhắc gì đến hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này.


Ngày 20/1, Việt Nam cũng đã bày tỏ sự "quan ngại" về những cẳng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thuộc quần đảo Trương Sa.


Hà Nội kêu gọi "các bên liên quan kiềm chế, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông".


Hồi cuối tháng 1, Việt Nam và Philippines đã ký Bản ghi nhớ về phòng ngừa và quản lý sự cố tại Biển Đông và hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển.


++++++++++++++++++++++++++++++


Đối phó Trung Quốc trên Biển Đông: Việt Nam cần 'rõ ràng, sòng phẳng' như Philippines?


Nguồn hình ảnh, BBC/Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Căng thẳng gần đây dâng cao giữa Trung Quốc và Philippines tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông


27 tháng 6 2024


Trung Quốc tiếp tục có những động thái leo thang thông qua các quy định và hành động thực địa mới nhất trên Biển Đông. Để đối phó, Philippines có phương pháp tiếp cận minh bạch. Việt Nam có nên áp dụng phương cách tương tự?


Mới nhất là quy định cho phép cảnh sát biển (hải cảnh) Trung Quốc bắt và giam giữ người nước ngoài "xâm phạm hoặc có hành vi hỗ trợ xâm phạm" với thời gian lên tới 60 ngày, có hiệu lực từ ngày 15/6.


Quy định này là một phần trong chiến lược dùng luật pháp Trung Quốc để áp đặt cho cả vùng Biển Đông.


Liệu quy định mới nhất có thể tiếp tục tạo rủi ro cho ngư dân Việt Nam hay không?


'Rủi ro tương đối thấp'


Tiến sĩ Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), cho rằng rủi ro là "tương đối thấp" cho Việt Nam.


Vào ngày 25/6, ông nhận định với BBC News Tiếng Việt:


"Xét về sự mù mờ của cụm từ 'lãnh hải hoặc vùng biển thuộc tài phán quốc gia' thì cảnh sát biển Trung Quốc được quyền bắt giữ người nước ngoài, bao gồm ngư dân, ở các vùng biển nằm bên trong bản đồ đường 10 đoạn."


"Cho đến nay, bên cạnh những gì chúng ta chứng kiến hồi tuần rồi giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đến Bãi Cỏ Mây, chúng ta chưa thấy Trung Quốc có bất kỳ hành động nào liên quan đến việc áp những quy định mới này nhằm vào quốc gia Đông Nam Á khác. Do đó, những rủi ro tiềm tàng là tương đối thấp cho Việt Nam."


Trong cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba vào hôm 11/6 ở Hà Nội, khi đề cập vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh hai bên cần "kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển cũng như tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của nhau, tích cực tìm kiếm biện pháp xử lý thỏa đáng phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982".


Tiến sĩ Collin Koh nhận định: "Hiện nay dường như Bắc Kinh không muốn chọc giận Hà Nội bằng những hành động hung hãn nhằm vào ngư dân Việt Nam. Họ không muốn làm điều đó trong thời điểm đang bận tay với Philippines và vì vậy họ không muốn tạo thêm mặt trận khác trên Biển Đông."


Ngoài ra quy định này, Việt Nam còn đang đối phó với lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương thường niên của Trung Quốc, ban hành từ năm 1999 đến nay, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5 đến 16/9.


Việt Nam thường xuyên lặp lại lời phản đối lệnh cấm của Trung Quốc, gọi đó là hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông và tuyên bố lệnh cấm "không có giá trị".


Việt Nam nên theo đuổi chính sách minh bạch của Philippines?


Nguồn hình ảnh, Lực lượng Vũ trang Philippines


Chụp lại hình ảnh, Một hình ảnh do Philippines công bố có cảnh đối đầu giữa hải cảnh nước này với Trung Quốc


Trong ASEAN, Philippines là nước cứng rắn nhất đối với Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông trong bối cảnh họ đang thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ.


Bãi Cỏ Mây có tên quốc tế là Second Thomas Shoal, Trung Quốc gọi là Nhân Ái Tiêu, còn Philippines gọi là Kulumpol ng Ayungin.


Trong những tháng qua, đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines trong các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt tại Bãi Cỏ Mây. Mới đây nhất là khi lực lượng hải cảnh Trung Quốc bị cáo buộc đã lên tàu hải quân Philippines và tấn công binh sĩ nước này bằng gươm và dao.


Có thể thấy, trái với người tiền nhiệm Rodrigo Duterte (2016-2022) được xem thân Trung Quốc, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. cho thấy cách tiếp cận khác biệt rõ rệt khi công khai trước quốc tế chiến lược vùng xám mà Trung Quốc áp dụng trong tranh chấp trên Biển Đông.


Tướng Jonathan Malaya, Trợ lý Tổng giám đốc Hội đồng An ninh Philippines, từng gọi cách tiếp cận của nước này là "sự minh bạch có kiểm soát", trong khi người phát ngôn Cảnh sát biển Philippines gọi đây là "sự minh bạch mang tính kiên quyết".


Trong một bài viết trên chuyên trang Fulcrum hôm 6/5, các chuyên gia nhận định chiến lược "gọi tên và bêu xấu" này là di sản nổi bật có từ thời Tổng thống Benigno Aquino III (2010-2016).


Với chiến lược ngoại giao này, ông Benigno Aquino III đã thúc đẩy vụ kiện lịch sử của Philippines nhằm vào Trung Quốc hồi năm 2013, yêu cầu Tòa Trọng Tài Thường Trực xác định rằng yêu sách chủ quyền "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh là vô hiệu và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).


Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 21 ở Singapore và ngày 31/5, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nói rằng nếu có một công dân Philippines chết vì hành động có chủ đích của Trung Quốc, Manila sẽ coi đó là gần với "hành động chiến tranh" và sẽ đáp trả thích đáng.


Trong khi đó, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Romeo Brawner Jr., nói quân đội Philippines không muốn khơi mào chiến tranh.


"Mục tiêu của chúng tôi là trong lúc tiến hành tiếp tế cho quân đội thì phải ngăn chặn chiến tranh xảy ra," ông nói.


Nguồn hình ảnh, Ezra Acayan/Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu hải quân Philippines vào ngày 4/5 khi con tàu này thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho binh lính đồn trú tại Bãi Cỏ Mây


Về cách tiếp cận này của Philippines, Tiến sĩ Collin Koh đánh giá với BBC News Tiếng Việt:


"Với việc đặt trọng tâm hiện tại là giải quyết Philippines trên Biển Đông, tôi cho rằng Trung Quốc không muốn gây xích mích không cần thiết trong mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á khác, ít nhất là với Indonesia, Malaysia và Việt Nam."


"Hơn nữa, Trung Quốc muốn bêu tên Philippines như là một kẻ dị biệt, cùng lúc đó, họ tăng cường luận điệu rằng họ đã kiểm soát tranh chấp và không để xảy ra xung đột nào với các nước khác trong Đông Nam Á," Tiến sĩ Collin Koh đánh giá.


Philippines đã mời các phóng viên quốc tế, bao gồm BBC, lên tàu để chứng kiến cảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu của họ tại bãi cạn Scarborough, một bãi san hô nhỏ cách bờ biển Philippines 220 km về phía tây mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.


Vậy Việt Nam có nên làm theo chiến lược minh bạch của Philippines hay không?


"Dựa theo những gì tôi biết về thông tin tình báo nguồn mở, tôi hiểu rằng hải cảnh Trung Quốc đã thường xuyên hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, giống như trong vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia. Chắc chắn, Hà Nội không cần phải bắt chước điều mà Manila thực hiện với chiến lược minh bạch của mình."


Tuy nhiên, ông cho rằng chiến lược công khai minh bạch này mang lại bài học cần thiết cho Việt Nam, gợi ý về cách nên thực hiện để đáp trả hành động của Trung Quốc.


"Sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua việc Trung Quốc xâm phạm đặc quyền kinh tế của một quốc gia. Việt Nam vẫn cần lên tiếng công khai phản đối hành động xâm phạm của Bắc Kinh và Việt Nam cần duy trì việc tuần tra thường xuyên để đảm bảo các lợi ích về năng lượng và khai thác hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của mình," ông nói.


Vào ngày 16/5, trả lời BBC News Tiếng Việt về việc liệu Việt Nam có thể cứng rắn như Philippines hay không, Đại tá Raymond M. Powell từ Đại học Stanford, người thường xuyên theo dõi hoạt động tàu của Trung Quốc trên Biển Đông, đánh giá Philippines tiếp tục cho thấy chiến lược vùng xám của Trung Quốc đang "dễ bị tổn thương" trước sự soi xét của chính phủ các nước, khi các nước này "dũng cảm" công khai trước quốc tế.


"Chiến dịch minh bạch ngày càng mạnh mẽ của Manila nhắm đến hành động cưỡng ép trên Biển Đông của Trung Quốc rõ ràng đã khiến Bắc Kinh rơi vào thế bất lợi, và các quốc gia khác cũng nên cẩn trọng nghiên cứu tính hiệu quả và xem có thể sao chép ở lĩnh vực và khu vực nào khác hay không."


Liệu Việt Nam có thể làm giống Philippines trong vấn đề Biển Đông hay không, nhà nghiên cứu Song Phan từ Úc nhận định hôm 16/5 với BBC News Tiếng Việt:


"Có lẽ không chỉ Việt Nam mà các bên liên quan đồng lòng đối phó với Trung Quốc kiểu Philippines sẽ là điều rất tốt. Tuy nhiên, do điều kiện và tính toán riêng của mỗi nước nên khó làm được như vậy. Việt Nam phụ thuộc nặng về kinh tế, nhất là về chính trị, lại tiếp giáp với Trung Quốc trên đất liền. Malaysia thì chính quyền hiện nay đang 've vuốt' Trung Quốc, Indonesia chỉ có tranh chấp một phần về vùng đặc quyền kinh tế, không có tranh chấp đảo/đá..."


Chụp lại video, Trung Quốc va chạm Philippines ở Bãi Cỏ Mây: Hà Nội - Bắc Kinh - Washington nói gì?


++++++++++++++++++++++++++++++++


Biển Đông: 'Trung Quốc âm mưu chia rẽ, Việt Nam và Philippines nên đoàn kết'


Nguồn hình ảnh, BBC/Virma Simonette


Chụp lại hình ảnh, Các tàu cảnh sát biển Trung Quốc bám theo tàu Philippines trên Biển Đông


6 tháng 5 2024


Philippines và Việt Nam nên củng cố hợp tác nhằm bảo vệ lợi ích chung trước những "hoạt động cưỡng ép" của Trung Quốc ở Biển Đông, tờ Inquirer của Philippines tường thuật lại nhận định của các học giả tại một viện nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.


Cả Philippines và Việt Nam đều có tranh chấp gay gắt với Bắc Kinh liên quan đến yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.


Vào tháng 1/2024, trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên trong năm, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã đến Việt Nam và ký kết một thỏa thuận hợp tác an ninh hàng hải.


Tiến sĩ Lori Forman từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (DKI APCSS, Mỹ) nói rằng sự hợp tác giữa Philippines và Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa.


"Cho dù tồn tại những khác biệt về ngôn ngữ và hệ thống chính trị, hai quốc gia có chung những lợi ích cốt lõi, tạo nền tảng vững chắc cho sự hợp tác," Inquirer trích lời bà Forman.


Giáo sư Alexander L Vuving từ DKI APCSS nhận xét Việt Nam và Philippines là hai quốc gia dễ bị tổn thương bởi chính sách "chia để trị" của Trung Quốc.


"Là những quốc gia nhỏ hơn, Philippines và Việt Nam nên hợp tác để giảm bớt sự chênh lệch quyền lực với Trung Quốc. Hai nước có thể chia sẻ kinh nghiệm và các cách thức hiệu quả nhất để chống lại hành động cưỡng ép," ông Vuving nói.


Vào tháng 1/2024, Giáo sư Vuving từng chia sẻ với BBC News Tiếng Việt:


“Theo tôi nhận định thì cho đến nay, lợi ích của Trung Quốc là không có chiến tranh ở Biển Đông. Vì 40% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đi qua con đường hàng hải trên Biển Đông. Hậu quả cuộc chiến tranh trên Biển Đông là khôn lường, không đơn thuần là xung đột Việt Nam với Trung Quốc hay Philippines với Trung Quốc. Đám lửa có thể bùng lên tới mức không ai kiểm soát được.”


“Do đó, chiến lược tốt nhất của Trung Quốc là ‘tằm ăn dâu’, tức là dần dần đẩy đuổi Việt Nam và Philippines… rồi biến thành điều gọi là ‘bình thường mới’, và dần dần ép các nước chấp nhận thực tế mới của Trung Quốc. Đây là chiến lược tương đối hữu hiệu của Trung Quốc.”


“Và trong chiến lược này, Trung Quốc đã sử dụng mọi lực lượng. Đi trên tuyến đầu là hải cảnh (cảnh sát biển), rồi dân quân biển, các loại tàu chấp pháp khác. Hải quân thì ở xa hơn, nằm ở các căn cứ.”


'Mưu đồ chia rẽ' từ Trung Quốc


Nguồn hình ảnh, Ezra Acayan/Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Va chạm giữa tàu Philippines và tàu cảnh sát biển Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas) vào đầu tháng 3/2024


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro và Cố vấn An ninh Quốc gia Eduardo Ano vào hôm 5/5 đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila về "mô hình mới" nhằm quản lý tình hình Bãi Cỏ Mây (Second Thomas).


Cả hai khẳng định đây là "mưu đồ chia rẽ Philippines" và để lôi kéo sự quan tâm của công chúng khỏi hành động khiêu khích mới nhất mà Bắc Kinh nhằm vào các tàu Philippines.


Trước đó, vào ngày 18/4, một người phát ngôn tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila cho biết hai bên đã thống nhất về một "mô hình mới" để quản lý căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây vào đầu năm 2024, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.


Phía Philippines vào cuối tháng 4/2024 đã bác bỏ tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc, theo Reuters.


Ông Teodoro khẳng định Bộ Quốc phòng Philippines "không biết và cũng không tham gia vào bất kỳ thỏa thuận nội bộ nào với Trung Quốc" đồng thời nhấn mạnh quan chức bộ này không trao đổi với bất kỳ quan chức Trung Quốc nào kể từ năm 2023.


"Bất kỳ sự ám chỉ nào cho rằng Bộ Quốc phòng Philippines tham gia vào 'mô hình mới' là một mưu đồ quỷ quyệt của Trung Quốc thông qua đại sứ quán của họ tại Manila," Inquirer dẫn tuyên bố của vị bộ trưởng quốc phòng.


Ông Eduardo Ano khẳng định ông "chưa nói chuyện trực tiếp hay gián tiếp với bất kỳ quan chức nào của Đại sứ quán Trung Quốc về bất kỳ vấn đề nào" ngoài việc thảo luận về các hoạt động tiếp tế hợp pháp của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.


Bộ Ngoại giao Philippines đã lên án việc Trung Quốc lan truyền "thông tin sai lệch và những lời bóng gió" nhằm vào các quan chức Philippines, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh ngừng hành động này và quay trở lại đối thoại về Biển Đông.


Bộ Ngoại giao Philippines cho biết những hành động của Trung Quốc "tạo ra sự hoang mang trong công chúng Philippines và đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các vấn đề thực sự do các tuyên bố vô căn cứ cũng như các hành động bất hợp pháp và hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Philippines."


"Đây là một hành động thao túng tinh vi," Inquire dẫn lời Ngoại trưởng Enrique Manalo.


Động thái gần đây của Trung Quốc


Nguồn hình ảnh, BBC/Virma Simonette


Chụp lại hình ảnh, Ngư dân tiếp cận tàu để nhận viện trợ từ Tuần duyên Philippines


Hôm 30/4, phóng viên BBC đã có mặt trên con tàu BRP Bagacay của Tuần duyên Philippines khi tàu này bị các tàu của Trung Quốc áp sát.


Trong lúc tàu BRP Bagacay đang tiến về bãi cạn Scarborough, một đảo san hô nhỏ cách bờ biển Philippines 220 km về phía tây mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền, thì bị đội tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công.


Một con tàu khác trong đoàn tàu chở hàng tiếp tế cho ngư dân Philippines cũng bị hư hỏng nặng sau khi hứng chịu 10 trận phun nước trực tiếp từ vòi rồng.


Những cuộc chạm trán này đã trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn kể từ khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ủy quyền cho lực lượng tuần duyên thách thức sự hiện diện của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp một cách mạnh mẽ hơn nhiều so với trước đây.


Ngày 7/4, Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tuần tra trên biển và trên không tại Biển Đông, cùng ngày mà Mỹ, Philippines, Nhật Bản và Úc diễn tập "hoạt động phối hợp trên biển" cũng tại khu vực này.


Trước đó không lâu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tại tỉnh Quảng Tây vào hôm 4/4.


Tại đây, ông Vương Nghị đã kêu gọi phía Việt Nam quản lý đúng đắn những khác biệt, thúc đẩy hợp tác hàng hải và tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông để giải quyết xung đột.


Đồng thời ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo người đồng cấp rằng Việt Nam phải cảnh giác để không tham gia vào các "bè phái" nhằm phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.


Lời ông Vương Nghị được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam và Philippines vừa có thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước, cũng như có “giao thiệp” và hợp tác với các cường quốc khác về các vấn đề liên quan đến Biển Đông.


Trong những năm qua, Bắc Kinh đã triển khai hàng trăm tàu cảnh sát biển trên khắp Biển Đông để tuần tra những nơi họ tuyên bố chủ quyền, bất chấp Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 đã khẳng định rõ ràng rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Cuộc đời - Sự nghiệp - Di sản


Chụp lại hình ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường được gọi là “người đốt lò vĩ đại”


19 tháng 7 2024


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Thông tin này đã được Đảng Cộng sản Việt Nam công bố. Việt Nam sẽ tổ chức quốc tang.


Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, "sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108".


Ông Trọng qua đời ở tuổi 80.


Nguyên nhân ông Nguyễn Phú Trọng qua đời được Đảng Cộng sản Việt Nam công bố là "do tuổi cao, sức yếu".


Sức khỏe ông đã suy giảm trong nhiều năm qua.


Cuối năm 2023 và 2024, ông liên tục vắng mặt trong các sự kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước.


Vào năm 2019, ông từng một lần "gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe", mà có thông tin nói là đột quỵ, khi ông đang có chuyến công tác tại tỉnh Kiên Giang.


Hồ sơ sức khỏe


Sức khỏe của ông Trọng đã nhiều lần trở thành tâm điểm của dư luận.


Hồi năm 2018, khi kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước, ông Trọng nói:


“Trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn. Bác Hồ đã từng nói, khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp; điều đó cũng không có gì lạ trong khi năng lực, hạn chế của tôi là rất rõ mà tuổi tác lại lớn rồi.”


Vào ngày 14/4/2019, ông Trọng - khi đó là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - được cho là bị đột quỵ trong chuyến công tác tại tỉnh Kiên Giang.


Sau 10 ngày từ khi có tin đồn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng mới lên tiếng: "Cường độ làm việc cao đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng."


Về phần mình, có đôi lần Tổng Bí thư Trọng nói ông không khỏe lắm.


Khi tái đắc cử nhiệm kỳ ba của tổng bí thư "vô tiền khoáng hậu" vào tháng 2/2021, ông Trọng nói trong cuộc họp báo sau khi bế mạc Đại hội 13 rằng: "Bây giờ tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành.”


Tháng 10/2019, ông Trọng chia sẻ với các cử tri tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14 là "năm nay 75 rồi, cũng đang là bệnh nhân”.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng không ít lần thừa nhận mình không được khỏe


Đầu năm 2024, ông Trọng đã vắng mặt trong hai tuần liền và bỏ lỡ một số sự kiện ngoại giao quan trọng. Thời điểm đó đã nảy sinh đồn đoán về tình hình sức khỏe của ông.


Hãng tin Bloomberg ngày 12/1 đã dẫn lời hai quan chức giấu tên của Việt Nam nắm vấn đề về sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết ông Trọng đã nhập viện.


Tới ngày 15/1/2024, ông Trọng xuất hiện trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội khóa 15.


Một số video về cuộc họp Quốc hội quay cận cảnh vị tổng bí thư cho thấy ông đi lại khó khăn. Cụ thể, khi đứng lên chào các đại biểu, ông Trọng phải bấu ghì vào bàn và đồng thời được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngồi cạnh đỡ lên thì mới đứng dậy được.


Sau cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 vào ngày 13/3, ông Trọng tiếp tục vắng mặt nhiều ngày hồi tháng 4 và 5, kể cả trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch nước Tô Lâmvà Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.


Trong tháng sáu, ông xuất hiện tại hai sự kiện: cuộc họp lãnh đạo chủ chốt vào chiều 12/6 và đón Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/6, rồi sau đó vắng mặt đến thời điểm qua đời.


Báo Nikkei đánh giá vào ngày 18/7: "Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6, những hình ảnh ông Trọng do hãng thông tấn Nga chụp trông ốm yếu hơn trước, có thể do tác dụng phụ của thuốc."


Chiến dịch 'đốt lò' của ông Trọng


Là một nhà lý luận, suốt đời làm công tác Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được nhắc tới nhiều trong vai trò là người khởi xướng và dẫn dắt công cuộc chống tham nhũng, còn gọi là “đốt lò”, với mục tiêu làm trong sạch đảng.


Khởi điểm chính thức của chiến dịch “đốt lò” là một cuộc bỏ phiếu của đảng vào năm 2012. Theo đó, ông Trọng đã thành công nhận được ủng hộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chuyển giao việc phòng chống tham nhũng từ Văn phòng Chính phủ sang một ban do đảng lập ra và quản lý, tức "Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng”.


Trước đó, ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc bấy giờ là thủ tướng, giữ chức Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.


Có thể nói, bức tranh chính trị Việt Nam vào thời điểm năm 2012 cho thấy sự ly khai khi quyền lực của chính phủ trở nên mạnh hơn, từ thời ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải và đỉnh điểm là ông Nguyễn Tấn Dũng.


Quyền lực chuyển từ Văn phòng Trung ương Đảng sang Văn phòng Chính phủ với thực trạng nhiều Ban Đảng đã phải giải thể hoặc sáp nhập.


Một nhà quan sát giấu tên nhận định với BBC rằng, đây là thời điểm mà bức tranh chính trị Việt Nam có dấu hiệu ly khai của các phe phái khi Đảng suy yếu: phe chính phủ, phe quân đội, phe công an và thế lực chính quyền địa phương trỗi dậy.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng, người được coi là “một tín đồ chân chính của Đảng” - theo cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ David Brown và thậm chí, ông còn được xem là “người cộng sản cuối cùng” - khi đó có thể đã lo lắng đến sự tồn vong của Đảng Cộng sản mà ông tôn thờ.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Ông Trọng đã dẫn dắt một chiến dịch chống tham nhũng vô tiền khoáng hậu của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến cả những người thân cận nhất của ông cũng sụp đổ


Theo một số nhà quan sát giấu tên, xét bề dày kinh nghiệm và con người của ông Nguyễn Phú Trọng, dễ hiểu vì sao ông lại khai hỏa một chiến dịch đốt lò với quy mô và cường độ chưa từng thấy trước đó.


Những “củi tươi” ban đầu là các quan chức chính quyền địa phương và trung ương đến các tướng lĩnh, sĩ quan công an và quân đội trước đó được miễn trừ nhưng đứng trước chiến dịch đốt lò của ông Trọng đều không thể thoát thân.


“Thời điểm chiến dịch đốt lò bắt đầu, ông Trọng đã thành công loại bỏ ông Dũng để kiểm soát phe chính phủ. Tiếp đó, ông Trọng đánh tới phe chính quyền địa phương bằng việc bắt bớ một dây lãnh đạo địa phương như Đà Nẵng, TP HCM, khiến những địa phương khác phải dè chừng," một nhà quan sát trong số này nói.


Sau đó, vụ án Vũ Nhôm - các công ty bình phong lo kinh tài cho phía công an với sự chống lưng của các thứ trưởng, trung tướng và tổng cục tình báo cũng bị lôi ra xét xử.


Các cựu Tư lệnh Vùng cảnh sát biển như Lê Xuân Thanh, cựu thiếu tướng Lê Văn Minh liên quan đường dây buôn lậu xăng dầu cũng bị đưa ra ánh sáng.


Những Tư lệnh, cựu Đô đốc Hải quân, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng như ông Nguyễn Văn Hiến cũng bị xử lý.


Vụ xử hai nhân vật tên tuổi như Đinh La Thăng Trịnh Xuân Thanh cũng đều là những vụ án điển hình. Ông Thăng trở thành ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam bị truy tố và kết án tù về tội tham nhũng.


Tiếp đó là hàng loạt bộ trưởng, quan chức cấp cao như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông như Trương Minh Tuấn và người tiền nhiệm Nguyễn Bắc Son đều bị truy tố với cùng tội danh "nhận hối lộ".


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị truy tố trong chiến dịch “Đốt lò” của ông Trọng


Người ta thường biết đến ông Trọng với những phát ngôn hùng hồn, cứng rắn về chiến dịch chống tham nhũng như “không vùng cấm, không ngoại lệ” hay “lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”.


Người đứng đầu Đảng Cộng sản không chỉ nói suông mà ông thực sự ban hành các chính sách và quy định chống tham nhũng nội bộ, ví dụ Quy định 102-QĐ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2017.


Quy định nêu rõ rằng "tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời". Quyết liệt hơn, Quy định này còn nói rằng ngay cả các quan chức thuộc Đảng đã qua đời vẫn có thể bị xử lý kỷ luật nếu vi phạm của họ đặc biệt nghiêm trọng.


Nhiều quan chức, lãnh đạo cấp cao đã phải “chịu trách nhiệm người đứng đầu” về vị trí của mình trong quá khứ, thậm chí là hơn 10 năm trước như trường hợp của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.


Có một số người đã về hưu nhưng một ngày đẹp trời lại bị “réo tên” và bị cách hết các chức vụ trong Đảng do những sai phạm trong quá khứ, như trường hợp cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy, cựu Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Hải.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Trong hai năm qua, đã có ba nhân vật trong “Tứ Trụ” mất chức


Hồi đầu năm 2023, báo The Economist của Anh đánh giá chiến dịch 'Đốt lò' (báo dùng nguyên văn tiếng Việt - "dot lo" - Blazing Furnace) đã góp phần cải thiện thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng chống tham nhũng quốc tế.


The Economist gọi đây là chiến dịch mang dấu ấn của ông Nguyễn Phú Trọng.


Tuy thế, bài trên The Economist (Cleaning the House) trích Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, một nhà quan sát chính trị Việt Nam, đánh giá rằng các quan chức nay sợ hãi, không dám ký các giấy tờ dự án, khiến đầu tư khu vực công giảm hoặc ngưng tiến độ. Thậm chí tiền thu từ thuế cũng giảm ở Việt Nam.


Nhìn vào phát triển trung hạn của Việt Nam, tờ báo Anh nhận định:


"Nếu ông Trọng muốn Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình năm 2030 thì cần phải làm sao để các quan chức trung thực có thể thông qua dự án mà không sợ bị bắt."


Một nghiên cứu từ trước đã chỉ ra hiện tượng chống tham nhũng ở Việt Nam là "trách nhiệm chung nhưng không ai chịu trách nhiệm chính", khiến kinh tế khó vận hành trong lúc chống tham nhũng vẫn luôn nóng.


Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam bị xem là có tính hệ thống chứ không thuần túy là chuyện đạo đức.


Tiểu sử ông Nguyễn Phú Trọng


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Suốt sự nghiệp của mình, ông Nguyễn Phú Trọng được coi là nhà lý luận xuất sắc của Đảng Cộng sản


Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội trong một gia đình bần nông và là con út trong số bốn anh chị em.


  • 1957- 1963: Học trường phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
  • 1963-1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • 12/1967-7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu, Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).
  • 7/1968-8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971); bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
  • 8/1973-4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế-Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
  • 5/1976-8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.
  • 9/1980-8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
  • 9/1981-7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) tại Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
  • 8/1983-2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985-12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988-12/1991).
  • 3/1989-4/1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
  • 5/1990-7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
  • 8/1991-8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
  • 01/1994-đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 7, 8, 9, 10, 11, 12.
  • 8/1996-02/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
  • 12/1997-đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 8, 9, 10, 11, 12.
  • 2/1998-1/2000: Phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng.
  • 8/1999-4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.
  • 3/1998-8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998-11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001-8/2006).
  • 1/2000-6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa 12, 13, 14.
  • 5/2002-đến nay: Đại biểu Quốc hội các khóa 11, 12, 13, 14, 15.
  • 6/2006-7/2011: Chủ tịch Quốc hội khóa 11, 12, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
  • 1/2011-đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Bí thư Quân ủy Trung ương.
  • 2/2013 đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
  • 8/2016-đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.
  • 10/2018: Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa 14, được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.

+++++++++++++++++++++++++++++


'Ngoại giao cây tre': từ Đổi mới đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


Nguồn hình ảnh, Getty Images


27 tháng 7 2024


"Ngoại giao cây tre" được đánh giá là một trong những di sản nổi bật về đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực ra, đây là một chủ trương đã đi vào thực tiễn trước thời ông Trọng rất lâu.


Khái niệm "ngoại giao cây tre" lần đầu tiên được ông Trọng đưa ra hồi năm 2016.


Kể từ đó, khái niệm này thường xuyên được sử dụng để gọi đường lối đối ngoại mà giới lãnh đạo Việt Nam đánh giá là "rất đặc sắc và độc đáo".


Hà Nội từ trước tới nay thường tuyên bố muốn "làm bạn với tất cả các nước" và thực hiện chính sách quốc phòng "bốn không", với "đường lối đối ngoại đa phương, uyển chuyển" như hình tượng cây tre - vừa cứng chắc, vừa mềm dẻo, vừa linh hoạt: cứng chắc về mặt nguyên tắc, linh hoạt về cách thức, về chiến thuật thực hiện.


Đây chính là phương châm mà ông Hồ Chí Minh đã nói trong giai đoạn chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời: "Dĩ bất biến ứng vạn biến". Lấy cái bất biến là độc lập dân tộc (và chủ nghĩa xã hội) để ứng phó với vạn biến của tình hình thế giới.


Trước khi qua đời hôm 19/7, ông Trọng đã kịp đi những bước đi mang tính cột mốc chỉ riêng trong ba tháng cuối năm 2023.


Tháng 9/2023, Việt Nam đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, hai nước nâng cấp mối quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện.


Tháng 12/2023, Hà Nội đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhất trí xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai" với Bắc Kinh sau nhiều năm lảng tránh.


Ông Nguyễn Phú Trọng đã tự hào nói rằng nền ngoại giao cây tre của Việt Nam "ngày càng được quốc tế thừa nhận rộng rãi", truyền thông Việt Nam dẫn lời ông vào ngày 19/12/2023.


Một số nhà quan sát trong nước và quốc tế, trong khi đó, lại có những cái nhìn đa chiều hơn về chiến lược này.


Chụp lại video, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời và khoảng trống quyền lực


'Ngoại giao cây tre' có trước thời ông Trọng


Tên gọi “ngoại giao cây tre” có thể được chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ra và được tuyên truyền mạnh mẽ dưới thời ông Trọng, nhưng thực ra đường lối đối ngoại “làm bạn với tất cả các nước” đã có một lịch sử lâu dài.


Sau Chiến tranh Việt Nam và tiếp theo là sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, Việt Nam dần mở cửa từ chủ trương Đổi mới.


Bước ra từ chiến tranh và cấm vận, trong bối cảnh thế giới hai cực dần dịch chuyển sang đa cực, giới lãnh đạo Việt Nam nhận thấy rằng không thể bám vào một phe như trước, khi mà Liên Xô thì đã tan rã, còn Trung Quốc thì vừa đánh nhau với Việt Nam và còn nhiều mâu thuẫn không thể hóa giải về chủ quyền lãnh thổ. Thế nên, Hà Nội đã chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa theo phương châm “thêm bạn bớt thù”.


Tại Đại hội 7 (tháng 6/1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.”


Hội nghị Trung ương 3, khóa 7 (tháng 6/1992) đã ra nghị quyết chuyên đề về công tác đối ngoại, đề ra chủ trương mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa..., trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, bảo vệ và phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc.


Đây chính là kim chỉ nam cho đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ đó đến nay, mà sau này được cụ thể hóa và truyền thông rầm rộ dưới tên gọi “ngoại giao cây tre” như là một phát kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.



Chủ trương này thể hiện trên thực tiễn với nhiều sự kiện nổi bật từ thập niên 1990 đến nay: Việt Nam gia nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, xác định lại quan hệ với Nga và các nước Đông Âu thời hậu xã hội chủ nghĩa, tăng cường quan hệ với Trung Quốc, tham gia các diễn đàn đa phương quốc tế.


Đường lối này, qua mỗi kỳ đại hội, càng được nâng cao và đi vào chi tiết hơn.


Chẳng hạn, Đại hội 10 (tháng 4/2006) xác định “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”.


Từ đó, danh sách các nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam ngày càng nhiều và đa dạng: Trung Quốc (2008), Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Nam Hàn (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023) và Úc (2024).


Có thể thấy, “ngoại giao cây tre” về thực chất là một chủ trương của Đảng Cộng sản đã đi vào thực tiễn từ rất lâu trước khi ông Trọng lên lãnh đạo đảng.


Chủ trương này là một sản phẩm đã có mặt trên thị trường, đã được sử dụng, đến thời ông Trọng thì nó được gắn cho một thương hiệu - “ngoại giao cây tre” - và tuyên truyền mạnh mẽ.


'Linh hoạt, kiên định nhưng thiên về ứng phó'


Khang Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Khoa học Chính trị của Đại học Boston, nói với BBC hôm 25/7 rằng chính sách ngoại giao cây tre của ông Trọng "dĩ nhiên là có điểm yếu".


Ông Khang Vũ phân tích:


"Việt Nam không có đồng minh quân sự và không rõ có nước nào sẵn lòng giúp Việt Nam bảo vệ lợi ích khi có xung đột vũ trang.


"Tuy nhiên, điểm yếu này thực sự không phải là quá lớn, khi ngoại giao cây tre giúp Việt Nam tránh một cuộc chiến tranh không cần thiết ngay từ đầu, làm giảm sự cần thiết đối với một đồng minh quân sự trong thời bình.


"Nếu Việt Nam đủ quan trọng với các cường quốc, thì họ vẫn sẽ giúp Việt Nam khi Việt Nam cần kể cả khi Việt Nam vẫn giữ vững trung lập.


"Chính sự trung lập này giúp các cường quốc yên tâm là Việt Nam sẽ không làm tổn hại lợi ích của họ."


Bàn về việc quốc tế có thật sự "thừa nhận rộng rãi" nền ngoại giao cây tre của Việt Nam như ông Trọng nói hay không, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM, nhận định với BBC vào cuối năm 2023:


"Các đánh giá về ngoại giao cây tre của Việt Nam chủ yếu do các học giả Việt Nam trong và ngoài nước nghiên cứu và phổ biến qua các bài viết và phát biểu, không nhiều các học giả nước ngoài chú ý đến vấn đề này."


"Việc 'đề cập' hay 'nói đến' (mention) và 'thừa nhận' (recognise) là hai chuyện khác nhau.


"Đề cập chưa hẳn là thừa nhận và thừa nhận nhiều khả năng mang hàm ý rằng đã đề cập.


"Các học giả quốc tế, theo quan sát của tôi, ưa thích thuật ngữ 'hedging' (phòng bị nước đôi) hay 'balancing' (cân bằng) hơn."


Ông Sáng nói rằng để quốc tế thừa nhận thì Việt Nam cần chú ý hơn đến các hoạt động mang tính thực tiễn, bên cạnh phổ biến chính sách này qua đường truyền thông, tránh "vừa đề ra chính sách rồi lại tự khen hoặc nghĩ là quốc tế khen mình".


Khen chính sách ngoại giao cây tre của ông Trọng "uyển chuyển" nhưng "kiên định về nguyên tắc", Tiến sĩ Sáng đồng thời lưu ý rằng trong nền hòa bình mong manh hiện nay, khi các quốc gia luôn dè chừng lẫn nhau và không phải lúc nào cũng thực tâm trong đối thoại, thì "ngoại giao cây tre" dễ bị hiểu là thiên về "ứng phó" (bị động) thay vì hành động có tính chủ động - nhất là thể hiện vai trò lãnh đạo trong các thể chế khu vực.


'Không phù hợp trong thời đại mới'


Giáo sư Alexander L Vulving từ Hoa Kỳ, bình luận với BBC nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam hồi cuối năm 2023, nói rằng chính sách "ngoại giao cây tre" chỉ phát huy tác dụng thời hậu Chiến tranh Lạnh.


Trong thời kỳ mới, với "tranh chấp Đông-Tây mới - Mỹ và phương Tây một bên, Trung Quốc và Nga một bên," thì công thức ngoại giao này "không phải là giải pháp hữu hiệu," ông nói.


"Gió to, gió lớn thế này, thì tre sẽ không chịu được, bật gốc, chắc phải dùng biện pháp khác.


"Nói một cách hình tượng là cây tre Việt Nam hoàn toàn có thể bị con gấu trúc Trung Quốc gặm nhấm dần dần. Việt Nam phải tìm phương cách khác," nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Mỹ nói với BBC.


Bàn về viễn cảnh hợp tác Việt-Trung, Giáo sư Vuving nói rằng ông "không lạc quan" vì có một số hợp tác mà theo ông lợi cho Trung Quốc hơn là Việt Nam.


Ông nêu ví dụ về đất hiếm, Việt Nam chỉ khai thác và cho xuất khẩu thô giá rẻ trong khi Trung Quốc nắm mọi công nghệ chế biến, như vậy Việt Nam sẽ thiệt thòi và trở nên phụ thuộc hơn vào Trung Quốc.


'Mềm mại, linh hoạt nhưng phải thực chất'


Một học giả khác từ Mỹ, Giáo sư Zachary Abuza từ Trường Đại học National War College nói rằng ông "không thấy ấn tượng" trước "ngoại giao cây tre" của Việt Nam vì "chỉ mang tính biểu tượng".


Ông nói ông quan tâm nhiều hơn đến "thực chất của các mối quan hệ".


Ông nói với BBC vào cuối năm 2023:


"Việt Nam đã nhận được nhiều lời tán dương cho nền ngoại giao cây tre.


"Cá nhân tôi thì không thấy ấn tượng từ các cuộc họp thượng đỉnh và tầm quan trọng của hệ thống thứ bậc đối tác ngoại giao đơn phương của phía Việt Nam.


"Chúng chỉ mang tính biểu tượng và tôi quan trọng về bản chất thực sự các mối quan hệ này hơn."


Xem xét "thực chất của các mối quan hệ" giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế, tác giả Thục Quyên từ Đức, trong một bài viết gửi BBC hồi tháng 9/2023, bình luận:


"Cây tre Việt Nam có trụ được trong gió bão hay không xét cho cùng là nhờ cái gốc vững hay không, và đây là vấn đề nội trị, là năng lực làm việc của bộ máy do Đảng Cộng sản lãnh đạo."


Một số sự kiện gần đây


Ngày 20/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Hà Nội, hội đàm với Chủ tịch nước Tô lam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Đây là lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng của ông Trọng trước khi qua đời vào ngày 19/7/2024.


Chuyến thăm này đã vấp phải chỉ trích của nhiều nước, trong đó có Mỹ.


"Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình," người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói hôm 17/6/2024.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội vào tháng 6/20/2024.


Từ ngày 12-13/12/2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.


Với tổng thời gian ở Việt Nam gần 30 giờ đồng hồ, lãnh đạo Trung Quốc đã có một lịch trình dày đặc.


Dịp này, hai nước đã nhất trí xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc".


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 12/12/2023.


Từ 10-11/9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Trong khoảng 24 giờ ở Việt Nam, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có các hoạt động ngoại giao dày đặc.


Trong dịp này, ông Trọng đã hội đàm với ông Joe Biden và hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tổng thống Mỹ Joe Biden trong lễ đón do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 10/9/2023.


Từ 27-28/2/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đóng vai trò nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn lần hai.


Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã tới Việt Nam để tham dự hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội.


Ông Trump đã gặp ông Nguyễn Phú Trọng trong dịp này.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Donald Trump vào ngày 27/2/2019.


image006Tổng thống Donald Trump và Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày 27/2/2019 tại Hà Nội.


Tháng 11/2023, Việt Nam và Nhật Bản đã nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.


Ông Trọng thăm chính thức Nhật Bản lần đầu tiên vào tháng tháng 9/2015 trên cương vị tổng bí thư. Chuyến thăm diễn ra sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á năm 2014.


Trong chuyến thăm nói trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Abe Shinzo đã thông qua Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự ngày 15/9/2015.


Từ 22-23/1/2013, ông Trọng thăm chính thức Vương quốc Anh trên cương vị tổng bí thư.


Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Vương quốc Anh, đánh dấu kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Vương quốc Anh và ba năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược.


Chuyến thăm được báo chí Việt Nam đánh giá là đã thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện thực hóa các nội hàm của quan hệ Đối tác Chiến lược.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Thủ tướng Anh David Cameron tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


Ngày 7/7/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phá vỡ thông lệ khi tiếp người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú trọng tại Phòng Bầu Dục.


Trong suốt thời gian trước đó, các cơ quan ngoại giao Việt Nam đã có một chiến dịch vận động phía Mỹ để chuyến thăm của ông Trọng diễn ra và ông được đón tại Nhà Trắng.


Từ tiền lệ này, ông Trọng đã có nhiều hoạt động với vai trò của nguyên thủ quốc gia trên thực tế.


Ông đã có các cuộc điện đàm với Tổng thống Joe Biden và đã đón tiếp ông Biden tại Hà Nội.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục


++++++++++++++++++++++++++++++++


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ngôi vị quyền lực: cuộc hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


30 tháng 7 2024


Nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam khi liên tiếp làm tổng bí thư ba nhiệm kỳ chưa từng có tiền lệ thì cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng được coi là nhân vật quyền lực số 1 trước thềm Đại hội 12.


Một nhà quan sát giấu tên từ Hà Nội nói với BBC rằng, từ sau Đại hội 12 vào tháng 1 năm 2016, quyền lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng gia tăng khi loại trừ thành công đối thủ chính trị lớn nhất - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


"Việc loại trừ Thủ tướng Dũng không chỉ giúp Đảng giành lại quyền lực từ tay chính phủ mà còn là phát súng khai hỏa chiến dịch chống tham nhũng, chống xa rời lý tưởng và chống diễn biến trong nội bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một cơ quan mà ông Dũng đã thao túng suốt nhiều năm."


Thời kỳ Đảng Cộng sản suy yếu


Trước Đại hội Đảng 2016, bức tranh chính trị Việt Nam dường như có dấu hiệu ly khai khi quyền lực của chính phủ trở nên mạnh hơn, từ thời ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải và đỉnh điểm là ông Nguyễn Tấn Dũng.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền từ năm 2006-2016 và ông thực sự được giới quan sát chính trị, chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là nhân vật quyền lực số 1.


Năm 2015, trước thềm Đại hội 12, trên trang Nghiên cứu quốc tế, tác giả Lê Hồng Hiệp từng nói về sức ảnh hưởng của ông Dũng đến Ban chấp hành Trung ương là rất lớn, khi mô tả cơ quan này "phần đông bao gồm các quan chức thuộc chính phủ và các quan chức lãnh đạo cấp tỉnh thành, những người mà quyết định bổ nhiệm của họ đều được đưa ra hoặc chịu nhiều tác động bởi ông Dũng".


"Ông Dũng có vai trò quan trọng trong phân bổ ngân sách nhà nước đến các chính quyền địa phương cũng như mối quan hệ tốt giữa ông và giới doanh nghiệp. Ông còn có ưu thế đối với Bộ Quốc phòng và đặc biệt là Bộ Công an (nơi ông từng giữ chức thứ trưởng)," Tiến sĩ Hiệp viết.


Còn ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales (Úc), từng nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng vào thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Văn phòng Chính phủ, bao gồm cả cố vấn cho thủ tướng, đã trở nên quyền lực hơn phe đảng về mặt chính sách, ngân sách và nguồn nhân lực.


"Trước Đổi mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có nhiều Ban Đảng song song với các bộ trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Theo thời gian, số lượng các ban này phải giải thể và sáp nhập. Quyền lực của thủ tướng mở rộng đến các tỉnh do ông kiểm soát ngân sách của họ và Đảng thất thế."


Nhiều ban Đảng đã phải giải thể hoặc sáp nhập và nhiều ứng cử viên do Trung ương Đảng sắp xếp về làm bí thư thành ủy các thành phố lớn đều thất cử.


Trong cuốn hồi ký mang tên Không gì là không thể: Sự hòa giải của Mỹ với Việt Nam (Nothing is Impossible: America's Reconciliation with Vietnam), Đại sứ Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 2014-2017 Ted Osius viết về cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2015 và nhận định ông Dũng là người "đứng trên chóp kim tự tháp chính trị của Việt Nam được một thập niên, là nhân vật quyền lực thực thụ tại Việt Nam sau Tổng Bí thư Lê Duẩn".


Một nhà quan sát chính trị giấu tên nhận định với BBC:


"Nền chính trị Việt Nam có dấu hiệu ly khai của các phe phái khi Đảng suy yếu: phe chính phủ, phe quân đội, phe công an và thế lực chính quyền địa phương. Mô hình xã hội chủ nghĩa bị đe dọa, có nguy cơ sụp đổ nên ông Trọng - người mang sứ mệnh then chốt là xây dựng Đảng - phải có nhiệm vụ thâu tóm quyền lực về lại tay Đảng."


Chụp lại video, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời và khoảng trống quyền lực


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Ngoài vấn đề quyền lực nằm trong tay chính phủ thì cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó cũng là một mối lo ngại.


Theo lời nhận định của Giáo sư Carl Thayer, cựu Thủ tướng Dũng là chính trị gia "Việt Nam là trên hết" chứ không phải "Đảng là trên hết" như ông Trọng.


Cựu nhân viên ngoại giao David Brown nói với BBC rằng, ông Dũng có "tính cách và nhân sinh quan rất khác biệt với ông Trọng và ông Trọng đã từng cảnh báo: chính ông Dũng và những thân hữu vô kỷ cương của ông ta đang làm suy yếu tính chính danh của Đảng".


Tính chính danh ở đây tức là niềm tin của dân chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng, rằng Đảng xứng đáng cầm quyền vì Đảng có câu trả lời chính xác cho những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt thời điểm đó.


"Ông Trọng, lúc bấy giờ đang trong nhiệm kỳ tổng bí thư đầu tiên, đã rất tức giận trước thái độ bàng quan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với các thông tin về chuyện lem nhem của thuộc cấp. Ông Dũng đáp lại bằng cách phớt lờ các chỉ thị của Bộ Chính trị mà ông không ưa và vào năm 2015 đã vận động để thay thế ông Trọng ở vị trí lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam," ông David Brown viết trên tờ Asia Sentinel.


Nguồn hình ảnh, AFP/GETTY IMAGES


Chụp lại hình ảnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Một nhà quan sát chính trị giấu tên nói với BBC rằng ông Trọng là một lãnh đạo quan liêu cộng sản điển hình, "tức ngoài Đảng ra, không có trời, không có đất". Đảng thống lĩnh, lãnh đạo tuyệt đối với ông Trọng là một hằng số không thể thay đổi nên ông ta luôn nỗ lực loại bỏ những mối đe dọa làm xói mòn quyền lực của Đảng.


Theo người này, mối đe dọa trước hết ở đây là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhất là khi ông Dũng - người có sức hút và phong thái của một lãnh đạo - đã thể hiện chủ nghĩa cá nhân quá mức giữa hệ thống chính trị mà cốt lõi là tập thể lãnh đạo.


Ngoài ra, các chuyên gia, trong đó có Giáo sư Carl Thayer, còn cho rằng ông Dũng đã phớt lờ nạn tham nhũng và để các doanh nghiệp bành trướng. Ông Dũng còn tỏ ra thân Mỹ và chống Trung Quốc.


Tháng 5/2014, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở Biển Đông, Thủ tướng Dũng đã phát biểu: "Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông" - một câu nói đã làm phật lòng "người anh em cộng sản".


"Và việc ông Dũng để cho con gái mình là bà Nguyễn Thanh Phượng lấy doanh nhân Việt kiều Nguyễn Bảo Hoàng, con trai một sĩ quan chế độ cũ, cũng gây nhiều lo ngại. Những đồng chí trong Đảng sợ ông Dũng thân Mỹ, gây căng thẳng không cần thiết với Trung Quốc sẽ dẫn đến bất ổn chính trị cho Việt Nam," một nhà quan sát chính trị nói với BBC.


Nguồn hình ảnh, MANDEL NGAN/AFP/Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) bắt tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Sunnylands ngày 16 tháng 2 năm 2016 ở Rancho Mirage, California


Đại sứ Ted Osius viết trong hồi ký của mình với sự đánh giá cao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những đổi mới:


"Vị thủ tướng này đã từng sẵn sàng mạo hiểm trong quá khứ khi xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ với Hoa Kỳ và những ván bài đó đã cho kết quả, nhất là vào năm 2014 khi Trung Quốc uy hiếp Việt Nam bằng cách đặt một giàn khoan dầu ngoài khơi Việt Nam. Những ủy viên Bộ Chính trị chống một mối quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ hiện đang ngày một lép vế.


"Ông Dũng chứng minh rằng ông đã đúng trong việc phát triển quan hệ với một cường quốc ở xa để cân bằng với kẻ sát kề biên giới Việt Nam," ông Osius viết trong hồi ký.


Vị đại sứ cũng viết rằng ông Dũng khao khát đưa Việt Nam trở thành một trong những thành viên đầu tiên của TPP, vì theo ông Dũng, TPP tốt cho các lãnh đạo và nhân dân Việt Nam vì nó sẽ ngăn Trung Quốc khóa cứng tương lai nền kinh tế Việt Nam.


Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, trong đó có ông David Brown, nhận định rằng có lẽ chính những đổi mới và việc xích lại gần Mỹ của ông Dũng khiến nhiều người trong Trung ương Đảng e ngại:


"Hơn nữa, ông Dũng là một người có đầu óc thực dụng khi nói đến những mục tiêu của Trung Quốc, tôi cho rằng, ông ta ít ôm mộng về chủ nghĩa cộng sản và thiên về chủ nghĩa thực dụng hơn (điều mà ông Trọng gọi là 'tự diễn biến')."


Nhà quan sát giấu tên nói với BBC rằng, với việc chính phủ cầm quyền và Thủ tướng Dũng trở thành nhân vật quá quyền lực, ông Trọng đã khai hỏa chiến dịch đốt lò và nhiều người cho rằng, đây không chỉ là cuộc chiến thanh lọc những quan tham, những người (đa phần dưới trướng ông Dũng) chệch khỏi đường lối mà nó một phần trong chiến dịch lớn hơn - để xây dựng Đảng theo khuôn mẫu mà ông Trọng cho là lý tưởng.


"Chính nguy cỡ đổ vỡ trật tự khi các cơ cấu như chính phủ, quân đội, công an và chính quyền địa phương có xu hướng ly khai khỏi vòng kiềm tỏa của Đảng, mới đích thị là mối bận tâm lớn nhất của ông Trọng."


Nước cờ của Giáo sư Nguyễn Phú Trọng


Chụp lại video, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Sau Hồ Chí Minh, Trường Chinh, ngang Lê Duẩn'


Nhiều học giả, nhà báo, giới quan sát phương Tây cũng nhận định rằng kết quả của Đại hội 12 thực sự là một màn "lật ngược thế cờ" khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hưu còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục vị trí quyền lực của mình.


Sự "cao tay" của vị giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng lại không chỉ nằm trong những ngôn từ phừng phực lửa về chiến dịch đốt lò mà còn nằm ở những quy định mà ông đã khôn khéo lồng ghép để Ban Chấp hành Trung ương Đảng duyệt.


Để hiểu về ông Trọng, không thể bỏ qua việc ông là giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng và ông thực sự đã dùng chính thế mạnh của mình để loại đối thủ số 1 trước Đại hội 12 năm 2016 là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Cụ thể, ông Trọng đã lồng ghép vào Quyết định 244-QĐ/TW những điều để có thể gạt ông Dũng ra ngoài. Quyết định 244 do chính ông ký vào năm 2014 và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua về việc ban hành quy chế bầu cử trong Đảng. Trong đó, Điều 13 nêu rằng:


"Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị."


Giáo sư Carl Thayer giải thích với BBC vào thời điểm đó:


"Ông Trọng đã thắng thế nhờ vào việc thay đổi các nghị quyết khiến cho ông Dũng không thể nào tự ứng cử vào chức vụ cao hơn. Với quy định mới, ông Dũng phải chấp nhận danh sách các ứng cử viên được Ban Chấp hành Trung ương Đảng duyệt và được Bộ Chính trị thông qua."


Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM AFP


Chụp lại hình ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nhà quan sát chính trị giấu tên thì kiến giải thêm với BBC rằng ông Trọng khi đó đã thuyết phục thành công Bộ Chính trị để loại ông Dũng khỏi danh sách đề cử, như cách ông đã làm khi cố gắng kỷ luật ông Dũng vào Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10/2012.


Thời điểm đó, ông Trọng đã thông báo Bộ Chính trị bỏ phiếu nhất trí kỷ luật "một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị", không nêu đích danh.


Nhưng Ban Chấp hành Trung ương Đảng - cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng - đã quyết định không kỷ luật người này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gọi nhân vật này là "đồng chí X" và sau đó công chúng biết được đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Quay trở lại Đại hội Đảng 12 - kỳ bầu cử được đánh giá là kịch tính nhất. Thủ tướng Dũng đã không nằm trong danh sách do Trung ương đề cử nhưng ông Dũng lại được đoàn đại biểu "giới thiệu thêm" ngoài danh sách và là người nhận được nhiều đề cử nhất.


Tuy nhiên, Quy chế bầu cử 244 mà ông Trọng đã ký thì ghi rõ rằng, tất cả ủy viên trung ương khóa 11, nếu không được Trung ương Đảng giới thiệu tái cử, thì tới Đại hội 12, dù được đại biểu các đoàn giới thiệu tiếp, thì cũng phải từ chối.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp Quốc hội cuối cùng của ông Dũng trước khi về hưu vào tháng 4 năm 2016


Cuối cùng, ông Dũng xin rút khỏi danh sách đề cử bổ sung. Không rõ lý do ông Dũng rút tên vào phút 89 nhưng trong hồi ký của mình, Đại sứ Ted Osius viết rằng ông Dũng đã xoay xở để có được những lời đảm bảo rằng gia đình ông không phải lãnh hậu quả:


"Ngay trước Đại hội Đảng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị phế truất, bị đẩy ra khỏi Bộ Chính trị trong một loạt thủ đoạn hậu trường. Vị tổng bí thư lặng lẽ và ít tiếng tăm Nguyễn Phú Trọng gây ngạc nhiên cho hầu hết các nhà quan sát với các nước đi của ông.


"Ông Dũng hẳn cũng ngạc nhiên như mọi người. Là một trong những lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, ông đã xoay xở để có được những sự đảm bảo rằng gia đình của ông sẽ không phải lãnh hậu quả. Ông thoái về miền Nam và ông Trọng bắt đầu loại ra khỏi Đảng bất kỳ ai mà ông coi là quá trung thành với ông Dũng.


"Một sự xoay chuyển chính trị chấn động đã diễn ra, và một lần nữa Đảng, chứ không phải chính phủ, nắm quyền kiểm soát một cách vững chắc tại Việt Nam," ông Osius viết.


Đại hội 12 đã chính thức kết thúc sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và quyền lực lần nữa về tay Đảng.


Trong phiên họp Quốc hội cuối cùng, phát biểu với tư cách là thủ tướng trước khi về hưu vào tháng 4/2016, ông Dũng đã nhắn nhủ: "Chúc các đồng chí và chúc tôi luôn, kỳ này nghỉ chính sách ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng làm người tử tế."


++++++++++++++++++++++++++++


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời: Tại sao ông Tô Lâm là ứng viên kế nhiệm hàng đầu?


23 tháng 7 2024


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời giữa nhiệm kỳ, ai sẽ kế nhiệm? Nhiều chú ý đang đổ dồn vào Chủ tịch nước Tô Lâm.


Giáo sư Alexander L Vuving tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) ngày thứ Sáu 19/7 đánh giá rằng ông Tô Lâm "đang đứng trước cơ hội lớn nhất" để kế nhiệm ông Trọng.


David Hutt, nhà nghiên cứu từ Viện Trung Âu về Nghiên cứu châu Á (CEIAS), ngày 19/7 có chung nhận định.


"Ông Tô Lâm dường như là một sự thay thế. Ông Phạm Minh Chính không thể vừa làm thủ tướng vừa làm tổng bí thư được. Vì vậy, ông Tô Lâm sẽ có thêm 16 tháng tới để giành lợi thế trước Đại hội Đảng lần thứ 14.


Nhưng từ giờ tới đó nhiều diễn biến có thể xảy ra và ai cũng có quân bài tủ, điều này còn phụ thuộc vào việc ông Tô Lâm có thể giữ đủ đồng minh hay không. Tôi cũng muốn nhắc lại là đã từng có suy nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thua ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tranh đua quyền lực vào năm 2016," nhà nghiên cứu David Hutt nói với BBC.



Chủ tịch nước kiêm nhiệm tổng bí thư?


Nguồn hình ảnh, VLADIMIR SMIRNOV/POOL/AFP/Getty Images)


Chụp lại hình ảnh, Chủ tịch nước Tô Lâm (thứ hai từ trái) trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội vào ngày 20/6/2024


Vào ngày 18/7, khi ra thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã phân công ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.


Chủ trì các công việc của Đảng vốn là quyền hạn của tổng bí thư.


Giáo sư Zachary Abuza từ Trường National War College, thuộc Đại học National Defense (Mỹ), nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng thông báo ngày 18/7 là một cách nói nhằm xác nhận hoặc hợp thức hóa việc ông Tô Lâm giữ các chức năng của tổng bí thư trong thời gian còn lại trước Đại hội 14 vào tháng 1/2026.


Trên thực tế thì ông Tô Lâm sẽ đóng vai trò như quyền tổng bí thư trong thời gian còn lại của khóa 13, hướng tới Đại hội 14.


"Việc Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giúp củng cố sức mạnh của ông Tô Lâm, thế nên ông ta đang ở một vị trí rất mạnh để kế nhiệm ông Trọng trong lâu dài. Trong khoảng thời gian từ nay đến Đại hội 14, có thể thấy ông Tô Lâm sẽ vừa đảm đương chức vụ tổng bí thư vừa kiêm chủ tịch nước. Điều này trao cho ông ta quyền lực rất to lớn."


"Tôi nghĩ thông báo của Bộ Chính trị gần như cho thấy có sự đồng thuận về việc ông Tô Lâm sẽ chính thức trở thành tổng bí thư vào Đại hội 14 và họ chỉ đang đẩy nhanh quy trình này trong thời kỳ xảy ra bất ổn chính trị chưa từng có. Khi mà ông Tô Lâm đang tìm kiếm quyền lực, ta có thể thấy 44% ủy viên Bộ Chính trị được bầu vào tháng 1/2021 đã bị loại."



Thách thức nào cho ông Tô Lâm?


Nguồn hình ảnh, JUNG YEON-JE/AFP/Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Theo Quy định 214 năm 2020 của Bộ Chính trị, ở thời điểm hiện tại, chỉ có Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính đủ tiêu chuẩn để đảm đương chức tổng bí thư


Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính là hai người đã làm trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị và đang trong nhiệm kỳ thứ hai.


Theo Quy định 214 của Bộ Chính trị, tính ở thời điểm hiện tại, chỉ có Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính đủ tiêu chuẩn để đảm đương chức tổng bí thư do đã làm ít nhất là trọn một nhiệm kỳ ủy viên Bộ Chính trị.


Trong một bài viết ngày 19/7 trên trang Asia Sentinel, ông David Brown, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam, viết:


"Hiện chỉ còn một người có khả năng ngáng đường ông Tô Lâm trở thành tổng bí thư, đó là Thủ tướng Phạm Minh Chính."


"Cả ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính đều có thời gian công tác đáng kể trong Bộ Công an, nhưng điều này không khiến họ trở thành đồng minh. Ông Phạm Minh Chính đã rời Bộ Công an để làm bí thư tỉnh Quảng Ninh và sau đó giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trước khi được bổ nhiệm làm thủ tướng chính phủ vào tháng 5/2021.


Trong khi đó, ông Tô Lâm là thứ trưởng Bộ Công an từ năm 2010 đến năm 2016, rồi làm bộ trưởng cho tới khi được bầu làm chủ tịch nước vào tháng 5/2024."


Tới thời điểm Đại hội 14, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cũng đã làm trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị, tức thõa mãn Quy định 214 cho chức danh tổng bí thư.


Theo thông lệ, tổng bí thư là người đã hoàn thành một nhiệm kỳ trong "Tứ Trụ" hoặc thường trực Ban Bí thư. Tới thời điểm Đại hội 14, chỉ có ông Phạm Minh Chính đáp ứng tiêu chí này (ông Tô Lâm mới vào "Tứ Trụ" giữa kỳ). Nhưng có lẽ trong bối cảnh thiếu người như hiện nay, các thông lệ có thể được bỏ qua.


Quy định 214 còn nêu "trường hợp đặc biệt" cho chức danh tổng bí thư, có thể hiểu là dành cho các ứng viên thiếu một (hoặc một số) tiêu chuẩn theo quy định. Trường hợp này sẽ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định. Khi vấn đề đưa ra Ban Chấp hành Trung ương, nghĩa là cần có sự đồng thuận của khoảng 180 ủy viên Trung ương Đảng. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi ứng viên phải có uy tín để nhận được sự tín nhiệm của số đông.



Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?


Điều 26 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 quy định quy trình bầu tổng bí thư như sau (trích nguyên văn):


  • Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị. Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.
  • Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
  • Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
  • Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
  • Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
  • Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.


Vào ngày 18/7, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales, nhận định với BBC News Tiếng Việt về diễn biến sắp tới:


"Tổng bí thư, hoặc người đang giữ quyền tổng bí thư, phải đề cử người kế nhiệm. Tình hình hiện tại không rõ ràng."


Giáo sư Carl Thayer đánh giá ông Tô Lâm sẽ phải "học nhiều" để có kinh nghiệm nếu muốn trở thành tổng bí thư.


"Ở Úc, chúng tôi có câu nói rằng ông ấy phải gắn biển số 'xe tập lái' để cảnh báo mọi người rằng đây là một công việc mới và hãy tránh xa ông ấy. Ở vị trí bộ trưởng (Công an), ông Tô Lâm có quyền lực trực tiếp. Ông không cần phải kêu gọi sự đồng thuận. Ông Nguyễn Phú Trọng từng giữ chức chủ tịch Quốc hội và từng phải thông qua luật với 500 đại biểu Quốc hội (tức phải tìm sự đồng thuận).


"Còn ông Tô Lâm, đây là nhiệm kì thứ ba của ông ấy trong Trung ương Đảng và nhiệm kỳ thứ hai trong Bộ Chính trị. Ông ấy sẽ là một phần của quy tắc hoạt động của Bộ Chính trị, một thuật ngữ khoa học chính trị về xây dựng sự đồng thuận và lãnh đạo tập thể. Và đó sẽ là mảnh đất mới đối với ông Tô Lâm.


Đó là công tác xây dựng sự đồng thuận mà ông ấy phải học hỏi, bởi vì hồi còn làm bộ trưởng Công an, ông ấy chỉ việc ban mệnh lệnh xuống.


Nhưng bây giờ ông Tô Lâm phải hoạt động như một phần của một tập thể. Ông ấy đã và đang ở trong tập thể đó, nhưng (trước khi làm chủ tịch nước thì) chưa từng ở trong “Tứ Trụ”. Vì vậy, đây sẽ là một bài học kinh nghiệm cho ông Tô Lâm trong thời gian hơn một năm tới."


Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời hồi tháng 9/2018, ông Nguyễn Phú Trọng đã kiêm nhiệm hai chức vụ là tổng bí thư và chủ tịch nước cho đến Đại hội 13 hồi đầu năm 2021.


Nhận định về khả năng ông Tô Lâm có thể kiêm nhiệm hai chức vụ này sau Đại hội 14, Giáo sư Zachary Abuza cho biết đây cũng là một khả năng.


"Tôi nghĩ ông Tô Lâm rất thích trường hợp của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Tập Cận Bình vừa là tổng bí thư, vừa làm chủ tịch nước, đại diện hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế và tôi cho rằng Tô Lâm sẽ làm điều tương tự. Ông Tô Lâm dường như yêu thích các chuyến công du quốc tế. Ông mới đi Campuchia, Lào và được cho sẽ đi Trung Quốc trong thời gian tới."


Giáo sư Zachary Abuza cho rằng nếu là tổng bí thư, ông Tô Lâm sẽ là một lãnh đạo "mang tính thực dụng" hơn ông Trọng vì với xuất thân trong ngành công an, ông không phải là một nhà tư tưởng cộng sản và sẽ nhấn mạnh đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam để duy trì "tính chính danh" của Đảng Cộng sản trong người dân.


Về phần mình, Giáo sư Alexander L Vuving có chung quan điểm khi cho rằng ông Tô Lâm là người theo chủ nghĩa thực dụng:


"Ông Nguyễn Phú Trọng là một người đi dây lão luyện nhưng cũng là một nhà tư tưởng cộng sản. Ông ấy kiên định đối với một số nguyên tắc mà bản thân đã tôn thờ. Không giống ông Trọng, ông Tô Lâm là một người theo chủ nghĩa thực dụng. Ông Tô Lâm sẽ tiếp tục 'chiến dịch đốt lò' nếu điều đó trao cho ông ấy một công cụ chính trị uy quyền hơn. Ông Tô Lâm sẽ tiếp tục 'ngoại giao cây tre' cho đến khi nào bối cảnh quốc tế mang đến lý do thuyết phục khiến ông thay đổi cách tiếp cận đó."


"Phát triển kinh tế là một trong những ưu tiên của ông Tô Lâm nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ trong nhu cầu củng cố quyền lực của mình. Giới đầu tư có thể đặt cược vào giới lãnh đạo coi lĩnh vực doanh nghiệp là ưu tiên, nhưng họ nên biết ai mới nắm thực quyền trong quốc gia này," ông nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày thứ Bảy 20/7.


++++++++++++++++++++++++++


Việt Nam nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực giữa Biển Đông


Nguồn hình ảnh, VGP


Chụp lại hình ảnh, Đoàn đại biểu Việt Nam trao cho đại diện Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông


18 tháng 7 2024


Hôm 17/7 (giờ Mỹ), đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).


Đại sứ Đặng Hoàng Giang - trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc - cùng phái đoàn của Bộ Ngoại giao do ông Trịnh Đức Hải, Đại sứ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, làm trưởng đoàn - đã chính thức nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).


Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng ra Tuyên bố về việc đệ trình nêu trên.


Theo đó, quy trình này được thực hiện dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.


Theo đó, khi quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven biển cần phải nộp đệ trình về các thông tin và dữ liệu liên quan để Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc xem xét và ra khuyến nghị về ranh giới của thềm lục địa mở rộng.


Đây là lần đệ trình thứ ba của Việt Nam.


Năm 2009, Việt Nam đã nộp đệ trình riêng về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực Bắc Biển Đông và đệ trình chung với Malaysia về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý đối với khu vực Nam Biển Đông.


Trong công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres về đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông, Việt Nam một lần nữa khẳng định việc nộp đệ trình này sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.


Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh, Một tàu cá Việt Nam ở gần đảo Lý Sơn


Lần đệ trình trước đó có gì?


Năm 2009, tại phiên họp toàn thể lần thứ 24 của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc tại New York, "đại diện Chính phủ Việt Nam đã trình bày Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía Bắc Biển Đông".


Cũng tại phiên họp được tổ chức trong hai ngày 27 và 28/8/2009, đại diện Việt Nam và Malaysia còn trình bày Báo cáo chung Việt Nam-Malaysia về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý ở khu vực phía Nam Biển Đông.


Việt Nam và Malaysia đã gửi các hồ sơ đăng ký riêng và chung hồi đầu tháng 5 cùng năm, trước thời hạn mà LHQ đặt ra.


Hồ sơ của hai nước đã nhanh chóng bị Trung Quốc phản đối.


Một ngày sau khi Việt Nam nộp hồ sơ, đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm tới cho Tổng thư ký Ban Ki-moon yêu cầu "không xem xét".


Về phần mình, tuy Trung Quốc khi đó không gửi báo cáo đăng ký, nhưng kèm công hàm tới LHQ là bản đồ của Trung Quốc, mà Việt Nam tuyên bố là đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông".


Tại phiên trình bày, trưởng đoàn Việt Nam đã nhấn mạnh rằng báo cáo đã được thực hiện theo đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và khoa học của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc.


Trưởng đoàn Việt Nam đồng thời khẳng định việc xây dựng và đệ trình báo cáo của Việt Nam lên ủy ban là phù hợp với UNCLOS 1982, không ảnh hưởng đến vấn đề phân định biển và lập trường của các nước liên quan đến tranh chấp về lãnh thổ và biển.


Việt Nam cũng tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhắc lại chủ trương giải quyết bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.


Tuy Việt Nam đề nghị Liên Hợp Quốc sớm thành lập các tiểu ban để xem xét báo cáo của Việt Nam, Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa chỉ xét đăng ký cho vùng bị tranh chấp nếu tất cả những nước trong tranh chấp đồng thuận.


Tuy nhiên, để đạt được đồng thuận là điều rất khó, nếu không nói là không thể làm được.


Thí dụ đơn cử khu vực Bắc Biển Đông nơi có quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.


Tiến sĩ Ian Storey, lúc bấy giờ là chủ biên tạp chí Đông Nam Á Đương đại (Contemporary Southeast Asia) thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) đặt tại Singapore, nói với BBC trong một phỏng vấn vào năm 2009: "Hiện Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo này, và Bắc Kinh thậm chí còn không chấp nhận đề cập tới chủ quyền của bất cứ nước nào khác tại đây."


"Nhưng Việt Nam cũng không bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình tại Hoàng Sa. Vấn đề Hoàng Sa, theo tôi, sẽ mãi mãi không bao giờ giải quyết nổi."


Theo UNCLOS 1982, mỗi nước ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa là 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước đó.


UNCLOS cũng quy định là nếu thềm lục địa của nước ven biển kéo dài ra xa hơn 200 hải lý thì nước đó có đặc quyền khai thác tài nguyên dưới đáy biển trong một vùng bên ngoài 200 hải lý gọi là thềm lục địa mở rộng.


Phạm vi thềm lục địa mở rộng mà các nước đăng ký không khỏi có chỗ chồng lấn, phát sinh bất đồng và tranh chấp.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'sau Hồ Chí Minh, Trường Chinh, ngang Lê Duẩn'


Chụp lại hình ảnh, Từ trái qua (hàng trên trước): Các tổng bí thư trong thời gian gần đây: Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng


26 tháng 7 2024


Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 13 kỳ đại hội với 12 tổng bí thư và chủ tịch đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những nhà lãnh đạo cao nhất tại vị lâu nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Chủ tịch Hồ Chí Minh là người duy nhất đã giữ chức chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ tháng 2/1951 đến 9/1969.


Tính sau năm 1986, ông Nguyễn Phú Trọng là người giữ chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều nhiệm kỳ nhất, đồng thời phá lệ cả về giới hạn số nhiệm kỳ và giới hạn tuổi tác.


Thời gian lãnh đạo đảng


So với các đời tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, từ khi Đảng lên cầm quyền từ năm 1945 đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng là người giữ chức vụ tổng bí thư lâu thứ nhì, tức 13 năm (từ năm 2011 đến năm 2024), chỉ sau ông Lê Duẩn là 26 năm (từ năm 1960 đến năm 1986).


Trường hợp Tổng Bí thư Lê Duẩn có một số điểm cần lưu ý: Từ năm 1960-1976, ông là bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi trong một giai đoạn lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam). Trong đó, giai đoạn 1960-1969, vị trí của ông trong đảng đứng dưới vị trí chủ tịch đảng của ông Hồ Chí Minh.


Có thể thấy, do tên gọi của chức danh và tính chất của chức danh có một số thay đổi qua từng thời kỳ, nên nếu lấy tiêu chí lãnh đạo cao nhất của đảng để so sánh thì sẽ có khác biệt so với chức danh tổng bí thư/bí thư thứ nhất.


Theo tiêu chí này, ông Nguyễn Phú Trọng xếp thứ ba về thời gian giữ chức vụ cao nhất trong đảng, cụ thể như sau:


  • Ông Hồ Chí Minh: làm chủ tịch và tổng bí thư đảng từ năm 1951 đến khi qua đời là năm 1969, tổng cộng 18 năm. Sau khi ông Hồ Chí Minh qua đời, chức chủ tịch đảng bị bãi bỏ.
  • Ông Lê Duẩn làm bí thư thứ nhất và tổng bí thư từ năm 1960 đến khi mất vào năm 1986, tổng cộng 26 năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 1960 đến 1969, chức vụ cao nhất là chủ tịch đảng do ông Hồ Chí Minh nắm giữ. Do đó, xét thời gian giữ cương vị cao nhất của đảng, thì cách tính hợp lý nhất đối với ông Lê Duẩn là từ năm 1969 đến 1986, tức 17 năm.
  • Ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ tổng bí thư từ tháng 1/2011 đến tháng 7/2024, tổng cộng 13 năm.


Điểm đáng lưu ý là ba nhân vật giữ chức vụ đứng đầu đảng lâu nhất đều chết khi đang tại vị.


Ông Nguyễn Phú Trọng đã được bầu vào Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 8 (tháng 12/1997).


Như vậy, ông Trọng đã có 27 năm là ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan gồm những nhân vật quyền lực nhất trong hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 được tổ chức vào năm 1976 sau khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Đảng Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đảng, ông Lê Duẩn được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, đảm nhận cương vị bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 


Tại Đại hội Đảng lần thứ 4 (năm 1976) và lần thứ 5 (năm 1982) của Đảng, ông Lê Duẩn được bầu giữ chức tổng bí thư.


Ông Trường Chinh giữ cương vị tổng bí thư tổng cộng 16 năm, nhưng thời gian đảng cầm quyền chưa đầy 12 năm, tức từ năm 1945 đến 1956 và nửa cuối năm 1986.


Cùng với ông Hồ Chí Minh và ông Trường Chinh, ông Nguyễn Phú Trọng là một trong ba người duy nhất đã từng có lúc kiêm cả hai chức vụ đứng đầu Đảng và nhà nước.


Ông Nguyễn Phú Trọng là người cao tuổi nhất giữ chức vụ đứng đầu Đảng (80 tuổi) và từng kiêm cả hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước.


Ông Trường Chinh giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1981 đến năm 1987 (tương đương với Chủ tịch nước hiện nay).


Ông Trường Chinh kiêm cả hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước trong thời gian ngắn hơn ông Nguyễn Phú Trọng. Giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12/1986, ông giữ chức tổng bí thư thay cho Tổng Bí thư Lê Duẩn, người đã qua đời khi đang tại nhiệm.


Như vậy, ông Trường Chinh đã kiêm nhiệm hai chức vụ này vào nửa cuối năm 1986, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng kiêm cả hai chức vụ này trong thời gian từ ngày 23/10/2018 đến 5/4/2021 sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21/9/2018 và trước khi bàn giao chức chủ tịch nước cho ông Nguyễn Xuân Phúc.



'Chỉ sau Hồ Chí Minh và Trường Chinh'


Giáo sư Alexander L Vuving tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) ngày thứ Ba 23/7 đánh giá với BBC News Tiếng Việt rằng, nếu xét về hai tiêu chí quan trọng nhất của một người làm quan là liêm khiết và chí công vô tư thì ông Trọng "có thể sánh ngang với Hồ Chí Minh và Nguyễn Văn Linh và hơn các tổng bí thư khác".


"Ngoài ra, bản thân ông Trọng là nhà lý luận, nên về mặt này, ông chỉ kém Hồ Chí Minh và Trường Chinh, ngang hàng với Lê Duẩn và hơn các tổng bí thư còn lại," Giáo sư Vuving nhận định.


Trước đó, vào ngày 19/7, bà Mai Trương, Phó giáo sư khoa học chính trị từ Đại học Marquette (Mỹ), đánh giá với BBC News Tiếng Việt "di sản lớn nhất của ông Trọng có lẽ là chiến dịch chống tham nhũng".


"Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, rất nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam đã chia sẻ hình ảnh của ông kèm những lời vĩnh biệt, cho thấy sự kính trọng và yêu mến rất lớn đối với ông.


Theo tôi, một trong những lý do chính của sự tôn trọng này là do ông có một đời sống cá nhân trong sạch. So với nhiều lãnh đạo khác, ông Trọng ít khi có bê bối cá nhân. Tôi đã phỏng vấn nhiều người dân bình thường và cả những người có địa vị trong xã hội. Rất nhiều người trong số họ cho rằng ông Trọng thật sự là một lãnh đạo không tham nhũng, một trong số hiếm hoi các cán bộ cấp cao thực sự sạch sẽ."


Sinh năm 1944, ông Nguyễn Phú Trọng đã sống qua khoảng thời gian của hai cuộc chiến tranh với Pháp (1945 - 1954) và Mỹ (1955 - 1975), trong đó thời Pháp thì ông còn nhỏ.


Ông Nguyễn Phú Trọng được kết nạp Đảng vào năm 1967, làm tổng biên tập Tạp chí Cộng sản trong 5 năm, rồi làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan phụ trách công tác lý luận của Đảng từ tháng 11/2001 đến 8/2006.


Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, thuộc Đại học National Defense (Mỹ) ngày 25/7 cho rằng ông Trọng đã tạo dấu ấn cá nhân trong Bộ Chính trị mà những người tiền nhiệm của ông không có được.


"Ông Trọng là một nhà tư tưởng cộng sản trọn đời và chỉ có 5 năm ở vị trí không chuyên trách về đảng, đó là chức chủ tịch Quốc hội."


"Trong Bộ Chính trị có cơ chế lãnh đạo tập thể nhưng ông Trọng có nhiều quyền lực cá nhân hơn xét về bề dày công tác và tuổi tác," ông đánh giá.


'Nhốt quyền lực'


Nguồn hình ảnh, NHAC NGUYEN/AFP/Getty Image


Chụp lại hình ảnh, Màn hình có chương trình phóng sự về Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội vào ngày 22/7


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế” khi đề cập đến công tác kiểm soát quyền lực.


Cụ thể vào tháng 12/2020, ông Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 như sau:


“Mọi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; lạm dụng, lợi dụng quyền lực cũng phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. Nói phải nhốt quyền lực trong lồng cơ chế là với ý nghĩa như vậy.”


Giáo sư Alexander Vuving đánh giá, về mặt thực hành, ông Trọng "không phải là một nhà tổ chức tốt".


"Ông Trọng muốn 'nhốt quyền lực trong lòng cơ chế' nhưng chính ông lại phá cơ chế trong nhiều vấn đề, đặc biệt là khi ở lại thêm một nhiệm kỳ thứ ba lúc đã tuổi cao sức yếu. Việc phá vỡ cơ chế này của ông đã tạo nên một cuộc khủng hoảng trong vấn đề chuyển giao quyền lực trong Đảng."


Việc ông Trọng làm thêm nhiệm kỳ thứ ba từ Đại hội 13 (năm 2021) là trái với Điều lệ Đảng đang có hiệu lực.


"Ông đặt ra các quy định, tiêu chuẩn trong đảng để lái tình hình theo hướng ông muốn, nhưng cuối cùng chính ông lại bị các quy định, tiêu chuẩn đó trói chân, trói tay, cản trở mong muốn của ông. Ngoài ra, ông cũng không giỏi trong việc chọn người, chọn đúng người và bảo vệ đồng minh."


Đánh giá về tính nhạy bén với thời cuộc, Giáo sư Alexander Vuving đưa ra so sánh về ông Trọng với những người tiền nhiệm:


"Một đức tính quan trọng của người làm chính trị là sự nhạy bén với thời cuộc, với tình thế. Điều này rất khó so sánh vì thiếu mẫu số chung. Ông Trọng cảm nhận được nỗi bức xúc của người dân về nạn tham nhũng và kiên quyết giương cao ngọn cờ chống tham nhũng. Nhưng ông lại không dựa vào dân mà dựa vào chính quyền để chống tham nhũng vì ông muốn 'diệt chuột' nhưng lại có mối lo lớn hơn là 'làm vỡ bình'. Đây là nguyên nhân chính khiến công cuộc 'đốt lò' của ông không bao giờ đạt được kỳ vọng."


Chụp lại video, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời và khoảng trống quyền lực


Xét về mặt đối ngoại, theo Giáo sư Vuving, ông Nguyễn Phú Trọng đã "tương đối nhạy bén".


Về đối ngoại, theo Giáo sư Vuving, ông Trọng đã tương đối nhạy bén với tình thế sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 và đã có quyết sách linh hoạt như trong quan hệ với Mỹ, gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau này là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…


"Tuy nhiên, ông Trọng đã không đánh giá hết tầm quan trọng của các diễn biến mới trong quan hệ quốc tế cũng từ khoảng năm 2013, khi Trung Quốc bắt đầu sáng kiến Vành đai Con đường và xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, những diễn biến cho thấy sự chấm dứt của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh," Giáo sư Vuving nói.


Nhìn vào những người tiền nhiệm của ông Trọng, Giáo sư Zachary Abuza đánh giá ông Nguyễn Văn Linh "đóng một vai trò quan trọng và nổi bật", khi là tổng bí thư đầu tiên của sự nghiệp Đổi mới được đề ra tại Đại hội lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986).


Ông Nguyễn Văn Linh đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào tháng 12/1987 và đặt nền móng cho phong trào công nhân và công đoàn. Ông đã đảm nhiệm chức chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1980.


"Tôi nghĩ xét trên nhiều phương diện, ông Nguyễn Văn Linh vẫn là nhân vật tạo được sức ảnh hưởng nhất trong quá trình khởi xướng sự nghiệp Đổi mới của đảng," Giáo sư Zachary Abuza đánh giá.


Còn về ông Nông Đức Mạnh, Giáo sư Zachary Abuza cho rằng nhà lãnh đạo này đã tạo sự đồng thuận cao trong đảng mà người kế thừa là ông Nguyễn Phú Trọng đã không thể thực hiện được.


"Tôi nghĩ ông Nông Đức Mạnh đã tạo những nền tảng kinh tế vĩ mô cho sự phát triển thật sự ấn tượng của Việt Nam trong một thập kỷ vừa qua," ông nói.


+++++++++++++++++++++++++++


Tổng bí thư, Chủ tịch nước: 'Không nhân nhượng vấn đề chủ quyền'


Hà NộiLãnh đạo Đảng, Nhà nước nhấn mạnh phải giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng không nhân nhượng vấn đề lãnh thổ, độc lập, chủ quyền. 


Sáng 15/10, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình (Hà Nội) trước kỳ họp cuối năm của Quốc hội.


Trước nhiều ý kiến quan tâm, lo lắng của cử tri về tình hình biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bày tỏ xúc động và cho biết, tại hội nghị Trung ương 11, ông và Ban chấp hành Trung ương đã dành một ngày nghe báo cáo về vấn đề biển Đông để "có thông tin, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao".


Advertisement


Ông phân tích, Việt Nam đang xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp trên trường quốc tế. Đơn cử hồi tháng 6, 192/193 nước đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Tuy nhiên, mỗi khu vực, địa bàn có sự phức tạp, nhạy cảm riêng, đặc biệt là vấn đề lãnh thổ, biên giới, biển đảo. 


Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn giữ hai nguyên tắc là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, nhưng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. "Xử lý mối quan hệ này không đơn giản. Nặng về bên nào đều bị phê phán", ông nói với cử tri. 


image008Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Giang Huy 


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng khẳng định, dựa trên nguyên tắc "tất cả phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc", Việt Nam sẽ "không bao giờ nhân nhượng trước những vấn đề thuộc về chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ". 


Ông cũng kêu gọi cử tri cảnh giác với những quan điểm cực đoan về vấn đề biển Đông, bởi sự kích động sẽ gây chia rẽ giữa lãnh đạo và nhân dân là điều "rất nguy hiểm".


"Thái độ của Đảng rất dứt khoát, kiên quyết, khôn khéo, nhưng có những việc không thể nói công khai. Làm sao để đất nước yên bình nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền mới là giỏi", Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói và cho rằng đây là vấn đề cần có tầm nhìn chiến lược. 


Trước đó, cử tri Nguyễn Mạnh Hảo (Ba Đình) bày tỏ, tình hình biển Đông đang được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm, lo lắng. Bởi thời gian gần đây, Trung Quốc ngang nghiên đưa tàu khảo sát địa chất và các tàu hộ tống vào hoạt động trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và dư luận thế giới.


"Nhân dân rất mong Đảng, Nhà nước, Quốc hội có những quyết sách về vấn đề biển Đông hiện nay và những năm tiếp theo", ông Hảo nói. 


Cùng chung nỗi lo này, cử tri Nguyễn Văn Đoàn (quận Ba Đình) cho rằng, vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là "cuộc đấu tranh gian khó, phải sử dụng sức mạnh tổng hợp". 


"Bằng chứng lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ Việt Nam là nước đã sớm xác lập chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa", ông Đoàn nói.


Từ đầu tháng 7 đến nay, nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 Trung Quốc liên tục vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).


Việt Nam đã nhiều lần phản đối hành động của Trung Quốc, khẳng định các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của Việt Nam là sự vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm UNCLOS. Viết Tuân


++++++++++++++++++++++++++++++++


Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Trọng và Tổng thống Trump


VOA 27/02/2019

https://www.voatiengviet.com/a/toan-van-phat-bieu-cua-chu-tich-trong-va-tong-thong-trump/4806133.html

image009

Tổng thống Donald Trump và Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.


Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư - Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Donald Trump ngày 27/2/2019 tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội:


TBT-CT Nguyễn Phú Trọng: Xin trân trọng chào đón Tổng thống Donald Trump và phái đoàn Hoa Kỳ đến Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai.


Tôi xin cảm ơn Hoa Kỳ và Triều Tiên đã chọn Việt Nam làm nơi tổ chức sự kiện có ý nghĩa lớn này. Mặc dù thời gian khá ngắn, nhưng chúng tôi luôn nỗ lực hết sức. Và các cơ quan hữu quan của chúng tôi tại Việt Nam đã và đang thực hiện tất cả các chuẩn bị cần thiết để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sự thành công của cuộc họp rất đặc biệt này.


Thưa Ngài Tổng thống, tôi xin phép hỏi cảm nghĩ của ngài kể từ khi ngài đến Việt Nam, ngài có cảm nghĩ gì không khí ở Việt Nam?


TT Trump: Thưa ngài Chủ tịch, xin cảm ơn Ngài rất nhiều. Thật tuyệt vời, đây là một vinh dự lớn cho tôi. Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt nhất từ nhân dân nước Mỹ. Đất nước của chúng tôi, cũng như đất nước của Ngài, đang tiến triển rất tốt, rất tốt. Nền kinh tế của chúng tôi hiện có lẽ tốt hơn trước đây; nếu Ngài nhìn vào con số thất nghiệp và các chỉ số đều cho thấy rất tích cực so với trước đây.


Tôi cũng đã chứng kiến những nỗ lực của ngài – và rất rất tự hào về những gì Ngài đã làm. Và tôi rất tự hào là vào năm ngoái đã có dịp đã đến đây - chúng ta đã có một cuộc họp tuyệt vời. Chúng ta đã có một cuộc họp với rất nhiều đại diện. Và một số trong số họ hôm nay cũng có mặt ở đây.


Và kể từ cuộc gặp đó, chúng ta đã thực hiện rất nhiều giao dịch thương mại. Và tôi biết ngày hôm nay, trong đó có Boeing và một vài hãng khác, chúng ta sẽ ký một số thỏa thuận thương mại rất lớn, trong đó quý vị đặt mua nhiều sản phẩm khác nhau từ Hoa Kỳ, điều mà chúng tôi đánh giá rất cao. Cũng giống như với nhiều quốc gia khác, chúng tôi đang giảm thâm hụt mậu dịch một cách rất đáng kể.


Nhưng tôi rất trân trọng sự hiếu khách của quý vị. Đó thực sự là một điều đặc biệt. Sau khi chúng tôi rời chuyên cơ Air Force One vào đêm qua và đi xe về các con phố, và tôi nhận thấy tất cả các tòa nhà đang được xây dựng và Việt Nam đang phát triển vượt bậc như thế nào.


Và như Ngài đã biết, một điều rất quan trọng là tối nay chúng tôi có một bữa cơm tối rất trọng đại, và các cuộc gặp với Triều Tiên và Chủ tịch Kim. Và cả hai chúng tôi đều cảm thấy rất vui khi thực hiện hội nghị thượng đỉnh rất quan trọng này tại Việt Nam bởi vì quý vị thực sự là một minh chứng về thành tựu nhờ có tư duy đúng.


Thay mặt cho đất nước Hoa Kỳ, tôi muốn cảm ơn Ngài rất nhiều vì đã tổ chức thượng đỉnh này và hy vọng những điều tuyệt vời sẽ diễn ra sau cuộc họp của chúng tôi. Nhưng rất nhiều điều tốt đẹp đang diễn ra trước đây và đó là việc ký kết các thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ. Và chúng tôi đánh giá cao về vấn đề này.


Xin cảm ơn ngài Chủ tịch. Xin Cảm ơn ngài.

02 Tháng Bảy 2024(Xem: 982)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines
14 Tháng Năm 2024(Xem: 1527)
TỪ ĐỘNG TÁC CỦA BẮC KINH Ở SANDY CAY và SABINA SHOAL
12 Tháng Tư 2024(Xem: 1638)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA