Bãi cạn Sabina & Scarborough: Tuần tra Philippine và Hải cảnh Trung Quốc đối đầu

20 Tháng Tám 20247:47 SA(Xem: 618)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-SOUTH CHINA SEA - THỨ BA 20 AUG 2024


Bãi cạn Sabina & Scarborough: Tuần tra Philippine và Hải cảnh Trung Quốc đối đầu


Bãi cạn Sabina, nằm cách đảo Palawan của Philippines 140 km về phía tây.

image015

Tàu Trung Quốc và Philippines va chạm nhau gần bãi cạn Sabina, đôi bên đổ lỗi cho nhau


Bắc Kinh và Manila lại đổ lỗi cho nhau về một vụ va chạm mới xảy ra hôm nay 19/08/2024 giữa các tàu mang cờ hiệu Trung Quốc và Philippines. Vụ va chạm xảy ra tại khu vực gần bãi cạn Sabina Shoal mà đôi bên đang tranh chấp ở Biển Đông.


RFI 19/08/2024 / Thùy Dương


image018Ảnh minh họa: Tuần duyên Philippines trên tàu BRP Cabra theo dõi các tàu Trung Quốc thả neo tại Bãi Sa Bin (Sabina Shoal), Biển Đông. Ảnh chụp ngày 27/04/2021. AFP – HANDOUT


Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, dẫn lời phát ngôn viên lực lượng hải cảnh Trung Quốc, theo đó: “Bất chấp nhiều cảnh báo từ phía Trung Quốc, tàu 4410 của Philippines đã cố tình đâm vào tàu 21551 của Trung Quốc”.


Vụ việc xảy ra gần bãi cạn Sabina, nằm cách đảo Palawan của Philippines 140 km về phía tây, vào 3h24 sáng 19/08/2024, giờ địa phương (19h24 ngày 18/08, giờ quốc tế).


Theo hải cảnh Trung Quốc, tàu Philippines hành động “thiếu chuyên nghiệp và nguy hiểm” và “hải cảnh Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp kiểm soát tàu Philippines theo đúng luật pháp”.


Trong khi đó, theo AFP, Manila nhận định đây là hành động thù địch đầu tiên của Bắc Kinh tại khu vực này, nơi cả Trung Quốc và Philipines đều triển khai tàu tuần duyên từ vài tháng nay. Philippines lo ngại Trung Quốc chuẩn bị xây đảo nhân tạo tại bãi cạn Sabina.


Đề Đốc Jay Tarriela, phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Philippines, cho biết tàu Trung Quốc đâm 2 lần vào tàu Philippines : cú va chạm đầu tiên đã gây ra một lỗ thủng trên thân tàu Philippines BRP Bagacay. Cú va chạm thứ hai đã làm móp méo thân tàu và hư hỏng lan can bảo vệ của tàu. Manila đã công bố những hình ảnh tàu Philippines bị hư hại. Tuần duyên Philippines cũng cho biết thêm là một tàu khác của Philippines cũng bị va chạm thủng một lỗ rộng 1,1m ở thân tàu, ống xả của tàu cũng bị hỏng. Một đoạn phim chiếu trên đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc cũng cho thấy tàu Trung Quốc đâm vào phía sau tàu Philippines.


Tân Hoa Xã cho biết tàu tuần duyên Philippines sau đó đã đi vào vùng biển quanh Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây) vào khoảng 6 giờ sáng nay. Bãi Cỏ Mây là nơi có một đơn vị đồn trú nhỏ của Philippines đóng trên một tàu quân sự mắc cạn, cách đảo Palawan phía tây Philippines khoảng 200 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 1.000 km. Đây là nơi xảy ra các vụ va chạm giữa tàu thuyền Trung Quốc và Philippines trong những tháng gần đây, trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh yêu sách ở Biển Đông.


https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240819-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-t%C3%A0u-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-philippines-va-ch%E1%BA%A1m-nhau-g%E1%BA%A7n-b%C3%A3i-c%E1%BA%A1n-sabina-%C4%91%C3%B4i-b%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%95-l%E1%BB%97i-cho-nhau


Scarborough: Mỹ chỉ trích TQ trong vụ va chạm với tuần duyên Philippines


Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hôm qua 19/08/2024, đã lên án mạnh mẽ “những hành động nguy hiểm” của Trung Quốc đối với các tàu Philippines ở Biển Đông, sau vụ va chạm giữa tuần duyên nước này và hải cảnh Trung Quốc ở gần bãi cạn Scarborough.


RFI 20/08/2024


image020Ảnh chụp ngày 09/12/2023, do tuần duyên Philippines công bố: Một tàu hải cảnh Trung Quốc (P), phun vòi rồng vào tàu của Văn phòng quản lý nguồn hải sản và đánh bắt thủy sản, thuộc bộ Nông Nghiệp Philippines, khi con tàu này tiến gần bãi cạn Scarborough, nơi có tranh chấp chủ quyền, tại Biển Đông. AP


Phan Minh


Tuyên bố của Washington khẳng định Hoa Kỳ sát cánh cùng đồng minh Philippines và lên án những hành động nguy hiểm của Trung Quốc khi “thực hiện các hành động liều lĩnh, cố tình va chạm với hai tàu tuần duyên Philippines khiến những tàu này bị hư hỏng cấu trúc và gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn trên tàu”.


Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và chấm dứt hành vi nguy hiểm và gây bất ổn.


Đồng thời, Washington tái khẳng định Điều IV của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines, ký kết vào năm 1951, sẽ được kích hoạt khi lực lượng vũ trang hay các thiết bị quân sự của Philippines, bao gồm cả lực lượng tuần duyên nước này, bị tấn công ở bất kỳ đâu trên Biển Đông.


Chính quyền Manila, hôm nay 20/08, đã chỉ trích lực lượng hải cảnh Trung Quốc không thiện chí trong việc xây dựng lòng tin ở Biển Đông. Phó đô đốc hải quân Philippines Alexander Lopez, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc về hành vi cố ý quấy rối và xâm phạm của Trung Quốc” đối với chủ quyền và quyền chủ quyền của Philippines ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế các hành động gây hấn và tuân thủ luật pháp quốc tế.


Phía Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc của Manila và cho rằng tuần duyên Philippines đã hành động một cách “thiếu chuyên nghiệp và nguy hiểm”.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Trung Quốc bị nghi xây thêm đảo nhân tạo ở Biển Đông


VN-EXPRESS


Thứ hai, 13/5/2024, 14:09 (GMT+7)


Philippines thông báo phát hiện tàu Trung Quốc có dấu hiệu bồi đắp, xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Sabina trên Biển Tây, nên điều tàu giám sát.


Người phát ngôn Cảnh sát Biển Philippines (PCG) Jay Tarriela ngày 13/5/2024 thông báo lực lượng này sẽ duy trì hiện diện thường xuyên gần bãi cạn Sabina để đảm bảo Trung Quốc không thể tiến hành các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo nào tại đây.


Sabina là thực thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, nhưng Trung Quốc coi đây là thực thể thuộc yêu sách chủ quyền đối với Nam Sa, tên gọi mà Bắc Kinh sử dụng để chỉ quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.


image022Cảnh sát biển Philippines theo dõi tàu Trung Quốc gần bãi cạn Sabina vào năm 2021. Ảnh: PCG


Ông Tarriela cuối tuần trước cho hay PCG đã triển khai tàu BRP Teresa Magbanua đến bãi cạn


Sabina từ ngày 15/4/2024, sau khi giới chức nước này phát hiện nhiều đống san hô bị nghiền nát được đổ lên bãi cạn, dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tìm cách bồi đắp thực thể này.


PCG phát hiện 34 tàu dân quân biển của Trung Quốc cũng xuất hiện trong khu vực, được hộ tống bởi tàu hải quân, trực thăng và 4 tàu hải cảnh.


Ông nói Philippines sẽ không "nhún nhường" và "tiếp tục thực thi hiệu quả" tuyên bố chủ quyền của Manila đối với bãi cạn bằng cách luân phiên triển khai tàu duy trì hiện diện tại đây.


Francel Margareth Padilla, người phát ngôn quân đội Philippines, hôm nay cho biết các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở Sabina "đã bị ngăn chặn" sau hoạt động giám sát của PCG. Padilla cho hay tàu Trung Quốc hiện diện gần Sabina trong 26 ngày liên tục.


"Mọi hoạt động cải tạo đảo ở bãi cạn đã chấm dứt. Dù PCG vẫn phát hiện thợ lặn ở khu vực này, chúng tôi đã ngăn chặn hoạt động cải tạo đảo quy mô lớn", bà Padilla nói.


Tàu BRP Teresa Magbanua, dài hơn 96 m, là tàu tuần tra lớn nhất trong biên chế PCG. Con tàu được Nhật chuyển giao cho Philippines năm 2022, trong khuôn khổ thỏa thuận tăng cường năng lực an toàn hàng hải giữa hai nước.


image024Vị trí bãi cạn Sabina, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 75 hải lý (gần 140 km) về phía tây. Đồ họa: GMA


Tarriela nhận định việc Trung Quốc triển khai dân quân biển, hải cảnh, tàu nghiên cứu và hải quân đến gần bờ biển Palawan là diễn biến "gây lo ngại, đe dọa chủ quyền và gây thiệt hại đáng kể đối với môi trường biển" Philippines.


Giới chức Trung Quốc chưa bình luận về tuyên bố của quân đội và cảnh sát biển Philippines.


Trong vài tháng qua, Philippines đã nhiều lần cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát nguy hiểm hoặc phun vòi rồng vào tàu PCG hoạt động trên Biển Đông.


Các vụ chạm trán liên tục giữa lực lượng chấp pháp biển hai nước đang khiến khu vực và quốc tế lo ngại căng thẳng leo thang mất kiểm soát và dẫn đến hậu quả nguy hiểm.


Trung Quốc từ năm 2011 đã bồi đắp trái phép 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo và tiến hành các hoạt động quân sự hóa.


Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên quyết phản đối các hành vi vi phạm chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


image026Quá trình Trung Quốc bồi đắp trái phép 7 thực thể ở Trường Sa giai đoạn 2011-2021. Đồ họa: Việt Chung


XEM THÊM:


Manila nên canh phòng tọa độ quyết tử Ajungin


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12343/manila-nen-canh-phong-toa-do-quyet-tu-ajungin

02 Tháng Bảy 2024(Xem: 1135)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines
14 Tháng Năm 2024(Xem: 1750)
TỪ ĐỘNG TÁC CỦA BẮC KINH Ở SANDY CAY và SABINA SHOAL
12 Tháng Tư 2024(Xem: 1912)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA