Cựu TT Clinton chỉ trích Trung Quốc ỷ “lớn” hiếp “nhỏ”

27 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 17364)

RFI Thứ bảy 26 Tháng Bẩy 2014

Cựu Tổng thống Clinton chỉ trích Trung Quốc về chính sách Biển Đông
image003 

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - Reuters

Thanh Hà

Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.

Theo bản tin trên mạng của địa chỉ Fortune.com, dự hội nghị được Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, tại Quảng Châu, hôm 25/07/2014, cựu tổng thống Mỹ chỉ trích Trung Quốc về cách cư xử với các nước láng giềng trên hồ sơ Biển Đông.

Cựu lãnh đạo Hoa Kỳ không đồng ý với việc « Trung Quốc chủ trương giải quyết song phương với những quốc gia bất đồng (…) cho dù đó là những nước nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều », như là Việt Nam hay Philippines.

Cựu tổng thống Clinton nhấn mạnh : nước Mỹ « không quan tâm đến giải pháp mà Bắc Kinh chọn lựa để giải quyết tranh chấp (chủ quyền tại Biển Đông). Nhưng Bắc Kinh phải lựa chọn một giải pháp mà các quốc gia nhỏ như Việt Nam hay Philippines không bị lấn át » do Trung Quốc là một nước lớn.

Trước đó, trả lời đài truyền hình CNN, Bill Clinton đã tuyên bố ông chủ trương, giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở vùng Biển Đông và Hoa Đông trong khuôn khổ đa phương. Có như vậy các nước nhỏ mới không khỏi bị uy hiếp.

Theo giới quan sát, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã gián tiếp chỉ trích Trung Quốc "ỷ lớn ăn hiếp bé", khi biết rằng, trong thời kỳ giữ chức Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton cựu đệ nhất phu nhân Mỹ không được Bắc Kinh ưa thích.

Trung Quốc cấm phát hành cuốn hồi ký của bà Clinton. Hai chương trong cuốn sách này đề cập đến chính sách xoay trục về châu Á của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngoài ra trong quyển hồi ký, bà Hillary còn thường xuyên chỉ trích chính quyền Bắc Kinh vi phạm nhân quyền./

+++++++++++++++++

Giải mã quan điểm của Nga đối với vấn đề Biển Đông

Nguyễn Thiện Nhân Chủ nhật, 20/07/2014, 07:22 (GMT+7)

(Biển đảo) - Theo tờ DWNews, Nga im lặng trong vấn đề Biển Đông là bởi họ vẫn cần Trung Quốc trong vấn đề Syria và Crimea nhưng lợi ích của Nga ở đây không hề nhỏ và nhất định sẽ không để Trung Quốc “lộng hành”

image004

Chiến hạm Nga thăm Việt Nam

Im lặng nhưng không “bất động”

Trong bài viết mới đây, tờ World Affairs (Các vấn đề thế giới) khẳng định, mặc dù đến nay Nga vẫn giữ thái độ im lặng trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng thực tế Nga không hề “án binh bất động” như nhiều người lầm tưởng.

Theo bài báo, mới đây Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã ký thỏa thuận thăm dò ở 2 lô dầu khí nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, ngoài khơi biển Nha Trang. Điều đáng nói là thương vụ này được ký ngay trước khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam.

Trước đó, ngày 19/6, Đại sứ Việt Nam tại Nga đã gửi thư tuyên bố Nga có quyền ưu tiên ở Vịnh Cam Ranh, nơi đặt cảng quân sự quan trọng của Việt Nam. Ngoài ra, hôm 20/6, biên đội gồm 3 tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương của Nga cũng đã kết thúc chuyến thăm quân cảng Cam Ranh.

Bình luận về những hành động này, tờ DWNews cho rằng rất có thể Nga bí mật ủng hộ và ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

“Rõ ràng là Việt Nam đang nắm trong tay một con bài rất quan trọng là cảng và vịnh Cam Ranh. Trong tài liệu “Ý tưởng chính sách ngoại giao Nga” được công bố vào tháng 2/2013, Nga tuyên bố, mục tiêu trước năm 2020 phải khởi công xây dựng cảng hàng không mẫu hạm theo mô hình mới ở nước ngoài, và địa điểm nước này tâm đắc nhất chính là vịnh Cam Ranh của Việt Nam”, tờ DWNews viết.

Lợi ích quốc gia là tối thượng

Mặc dù trong mấy năm gần đây, đã xuất hiện một số tin tức nói rằng Nga rút khỏi các kế hoạch khai thác ở Biển Đông. Thậm chí, tháng 4/2012, khi Trung Quốc và Philippines bùng nổ tranh chấp ở đảo Hoàng Nham/bãi cạn Scarborough, Nga còn công khai ủng hộ Trung Quốc chỉ trích các quốc gia ngoài khu vực can dự vào Biển Đông.

image005

Nga cũng từng nhiều lần lên tiếng nói rõ lập trường của chính phủ nước này không can thiệp vào xung đột ở Biển Đông. Nhưng thực chất là do Nga đang cần sự phối hợp của Trung Quốc trong nhiều vấn đề như Ukraine, Syria…Tuy nhiên, từ những bước tiến nhỏ của Nga trong vấn đề Biển Đông có thể thấy, Nga sẽ không bao giờ buông Biển Đông cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm.

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố quan hệ Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử, nhưng cùng với việc Trung Quốc ngày càng tiến tới “giấc mộng Trung Hoa” đã trở thành áp lực lớn kiềm chế Mỹ, khi đó vì lợi ích an ninh chung giữa Trung Quốc và Nga trong việc cùng ứng phó với Mỹ sẽ sụp đổ. Hơn nữa, việc Mỹ, Nga cùng đối phó với Trung Quốc không phải là không xảy ra.

Cân nhắc từ lợi ích thực tế, mặc dù hiện nay vấn đề Biển Đông ngày càng căng thẳng do có sự can dự của quốc gia ngoài khu vực, song thực chất của xung đột ở Biển Đông là xung đột của lợi ích dầu mỏ. Theo số liệu đã được khảo sát, thăm dò ở Biển Đông, trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên ở đây là khoảng 30 tỷ tấn, trữ lượng băng cháy khoảng 70 tỷ tấn, cho nên không hề nói quá khi gọi Biển Đông là vùng vịnh Persian thứ hai.

Hiện nay ở Biển Đông có tổng cộng hơn 1380 giếng dầu, trong số này Việt Nam chiếm đa số. Năm 2013, ngành sản xuất dầu khí ở Biển Đông chiếm 30% GDP của Việt Nam, hơn 50% nguồn thu tài chính của Việt Nam là từ thu nhập từ dầu khí, và tỉ lệ này có thể sẽ tăng trong tương lai.

Đối với Mỹ, Biển Đông rõ ràng là bức bình phong bao vây Trung Quốc, hơn thế nữa, vùng Biển này còn là vũ khí sắc bén để Mỹ lũng đoạn nguồn năng lượng. Sở dĩ Mỹ có thể độc chiếm vị trí dẫn đầu không chỉ vì sức mạnh quân sự của nước này, mà còn ở sự lũng đoạn đối với ngành tiền tệ, năng lượng và lương thực. Việc nắm chắc nguồn cung dầu mỏ khiến sự phục hồi kinh tế Mỹ có được nguồn năng lượng giá rẻ, trong khi đối thủ kinh tế của nước này lại phải chịu phí tổn nhiều hơn để có được dầu mỏ. Mỹ không chỉ có thể khống chế được khu vực sản xuất dầu thô mà còn có thể thao túng giá cả dầu thô. Biển Đông với vị thế trở thành vịnh Persian thứ hai, cũng khiến Mỹ phải khống chế.

Trong giai đoạn hiện nay, Nga vẫn là một quốc gia có vai trò quyết định đối với thị trường năng lượng, điều Mỹ cần đó là giá dầu tăng và lợi ích quốc gia của Nga và Mỹ là đồng nhất. Do đó, trong vấn đề Biển Đông, Nga tuyệt đối không phải là bạn của Trung Quốc.

image006

Bộ trưởng Quốc phòng Nga trong chuyến thăm Việt Nam (Tháng 3/2013)

“Một ngày trước chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, Nga và Việt Nam đã ký kết thỏa thuận khai thác dầu khí ở Biển Đông. Điều này thể hiện nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào ở Biển Đông là “bữa tiệc thịnh soạn” mà Nga không thể bỏ lỡ. Truyền thông Nga từng cho biết, lợi ích của nước này ở Biển Đông chính là các mỏ khí tự nhiên với trữ lượng có thể lên tới 20 – 30 triệu tấn”, tờ DWNews bình luận./

Việt Nam sẽ dùng Cam Ranh “dụ” Nga can thiệp Biển Đông?

Nguyễn Thiện Nhân Chủ nhật, 22/06/2014, 09:20 (GMT+7)

(An ninh Quốc phòng) - Báo Trung Quốc lo ngại về hoạt động hợp tác dầu khí, hợp tác quốc phòng tăng cường giữa Việt-Nga trong bối cảnh Trung Quốc đang xâm lược vùng biển Việt Nam.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 21 tháng 6 đăng bài viết nhan đề “Việt Nam không thể tự đối đầu Trung Quốc, muốn lấy vịnh Cam Ranh làm mồi nhử Nga can thiệp Biển Đông” xuyên tạc về quan hệ hữu nghị Việt-Nga.

image007

Hình ảnh về vịnh Cam Ranh của Việt Nam

Theo bài viết, súng trường tự động AK-47 do Liên Xô chế tạo từng được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam, đã giúp người Việt Nam chống lại có hiệu quả sự xâm lược của người Mỹ, hiện nay Việt Nam lại muốn “mượn sức” của Nga.

Bài viết cho rằng, Đại sứ Việt Nam tại Nga ngày 19 tháng 6 đã “gửi thư” cho phía Nga, cam kết Nga có quyền ưu tiên ở vịnh Cam Ranh – một quân cảng quan trọng của Việt Nam, trong khi đó biên đội 3 tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga vào ngày 20 tháng 6 cũng đã kết thúc tiếp tế hậu cần ở vịnh Cam Ranh.

Trước đó, tại Đối thoại Shangri-La 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tuyên bố “vịnh Cam Ranh hoan nghênh tất cả các khách thương mại và quân sự”, điều này cũng được truyền thông Mỹ xem như là “cành ô liu” chìa ra cho tàu chiến Mỹ. Đại sứ mới ở Việt Nam do Tổng thống Mỹ đề cử kêu gọi Mỹ “xem xét hủy bỏ lệnh cấm bán và chuyển nhượng vũ khí sát thương cho Việt Nam”.

image008

Tàu ngầm diesel-điện Hà Nội lớp Kilo của Hải quân Việt Nam, mua của Nga. Đến năm 2016, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm với 6 chiếc thuộc lớp Kilo, hiện hải quân Việt Nam đã biên chế 2 chiếc.

Báo Trung Quốc xuyên tạc cho rằng, để “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, Việt Nam không tiếc lấy vịnh Cam Ranh để “lôi kéo” Nga, Mỹ, điều này đã đem lại lợi ích thực tế cho Nga, Mỹ, nhưng đồng thời cũng được xem là “mồi câu”.

Đối với vấn đề này, báo Trung Quốc dẫn lời “học giả” Trung Quốc giấu tên võ đoán, lên giọng cho rằng, bất kể là “lôi kéo Nga kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông” hay có được vũ khí tiên tiến của Mỹ, “Việt Nam đều sẽ không được toại nguyện”.

Nga có quyền ưu tiên ở vịnh Cam Ranh

Hãng Itar-Tass Nga ngày 19 tháng 6 cho biết, trong cuộc họp báo về “Ngày văn hóa Việt-Nga” cùng ngày, Đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn cho biết, hai bên Nga-Việt đang đàm phán thành lập công ty liên doanh cung cấp dịch vụ bảo trì cho các loại tàu dân dụng và quân dụng.

Khi nói về vịnh Cam Ranh, Đại sứ Phạm Xuân Sơn cho biết: “Một phần vịnh Cam Ranh là dân dụng, một phần khác là căn cứ quân sự. Trong tình hình tuân thủ thỏa thuận cần thiết, tàu chiến nước ngoài có thể đi vào khu vực này, nhưng chúng tôi có thể công khai nói, Nga có quyền ưu tiên ở đây. Hợp tác quân sự với Nga rất quan trọng”.

image009

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Theo luận điệu phỏng đoán của bài báo, gần đây, tỷ lệ xuất hiện trên truyền hình Nga của Đại sứ Phạm Xuân Sơn rất cao. Báo Nga ngày 19 tháng 6 có bài viết nhan đề “95% vũ khí của Việt Nam mua từ Nga” cho rằng, khi trả lời phỏng vấn, Đại sứ Phạm Xuân Sơn cho biết, Việt-Nga không chỉ có rất nhiều hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ, mà còn có hợp tác quan trọng trên các lĩnh vực như xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, sản xuất máy bay trực thăng.

Hai bên đã hoàn thành đàm phán về việc phía Nga mua 49% cổ phần của Công ty dầu khí Việt Nam. Những công ty dầu khí lớn của Nga tiến hành thăm dò và khai thác ở thềm lục địa Việt Nam gồm có: Gazprom, Rosneft Oil, Lukoil và Zarubezhneft.

Báo Trung Quốc dẫn lời cái gọi là “học giả Nga” giấu tên phân tích cho rằng, Việt Nam không thể độc lập đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề “tranh chấp lãnh thổ”, vì vậy muốn “lôi kéo” Nga vào khu vực này, như vậy có thể làm “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông.

Đối với vai trò của Nga trong tranh chấp Biển Đông, Đại sứ Phạm Xuân Sơn ngày 19 tháng 6 cho rằng, Việt Nam chủ trương cùng Trung Quốc căn cứ vào luật pháp quốc tế, thông qua biện pháp hòa bình giải quyết tất cả bất đồng. Ông đặc biệt nhấn mạnh lập trường khách quan của Nga trong vấn đề “tranh chấp lãnh thổ” Việt-Trung.

image010

Ngày 16 tháng 6 năm 2014, bên lề Hội nghị Dầu khí Thế giới (WPC) lần thứ 21 tại Moscow - Liên bang Nga, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chứng kiến Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam Đỗ Văn Hậu ký biên bản ghi nhớ với ông Igor Sechin, Chủ tịch Tập đoàn Rosneft và ông Sergey Kudryasov, Tổng giám đốc Tập đoàn Zarubezhneft về mở rộng cơ hội hợp tác tại các lô 125 – 126, một số lô mở và các lô hợp đồng khác tại Bể Phú Khánh, thềm lục địa Việt Nam.

Đại sứ Phạm Xuân Sơn nói: “Việt Nam tán thành lập trường của Nga, căn cứ vào lập trường này, tất cả tranh chấp đều cần căn cứ vào luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, giải quyết thông qua hòa bình”.

Trong khi đó, trang mạng Rusnews ngày 15 tháng 4 từng đưa tin về thể hiện lập trường từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga: “Nga theo dõi chặt chẽ tình hình hiện nay ở Biển Đông. Nga hy vọng các bên có thể giữ kiềm chế, thông qua đàm phán giải quyết bất đồng”.

Theo báo Trung Quốc, truyền thông và học giả Nga rất quan tâm đến quan hệ Việt-Trung. Khi đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, “Đài tiếng nói nước Nga” cho rằng, cuộc đàm phán không đạt được tiến triển rõ rệt, nhưng hai bên đã đạt được đồng thuận “tiếp tục tiến hành tiếp xúc trên lĩnh vực này”.

Chuyên gia Vinogradov, Viện Viễn Đông, Viện khoa học Nga cho rằng: “Giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không hoàn toàn gián đoạn liên hệ, đặc biệt là ở cấp cao. Nếu không thể giải quyết vấn đề, ít nhất cũng có thể làm dịu xung đột. Ngoài ra, Hà Nội và Bắc Kinh cũng đều phải xem xét đến lòng dân của nước mình”.

image011

Ngày 16 tháng 6 năm 2014 tại Moscow - Liên bang Nga, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng chứng kiến lễ ký bản ghi nhớ hợp tác giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Rosneft và Tập đoàn Zarubezhneft Nga

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc tìm hiểu thông tin trên báo chí Việt Nam và để ý đến một số thông tin về quan hệ Việt-Nga, gồm có: “Hợp tác quốc phòng là lĩnh vực trọng điểm của quan hệ Việt-Nga”, “Việt-Nga tổ chức đối thoại cấp Thứ trưởng Quốc phòng lần đầu tiên”, “quan hệ hợp tác trên nhiều phương diện giữa Việt-Nga đạt được tiến triển tích cực”…

Theo tờ báo này, hợp tác quốc phòng giữa Việt-Nga còn có cử đoàn đại biểu thăm nhau, đào tạo nhân viên và hải quân, nghiên cứu chiến lược, giao lưu kỹ thuật quân sự. Khai thác dầu khí ở Biển Đông là “quan trọng hàng đầu” của hợp tác Việt-Nga.

Ngày 18 tháng 6, cổng điện tử của Chính phủ Việt Nam đăng hình ảnh cho biết, Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Zarubezhneft và Rosneft Nga ký kết bản ghi nhớ tiến hành hợp tác thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.

Đài tiếng nói Việt Nam cho biết, ngoài doanh nghiệp Nga, còn có các công ty dầu khí lớn quốc tế như công ty Exxon Mobil Mỹ, công ty Oil & Natural Gas Ấn Độ tiếp tục hợp tác với Việt Nam.

image012

Một giếng dầu của Việt Nam trên Biển Đông.

+++++++++++++++++++

Ô. Nguyễn Thanh Sơn: tân Đại sứ VN tại Nga

 image013

Ông Nguyễn Thanh Sơn (thứ 5 từ phải sang).

Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vừa được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bổ nhiệm trong đó có  ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga. Ông Nguyễn Thanh Sơn người rất giỏi tiếng Nga, tiếng Anh; việc nhà nước VN bổ nhiệm ông Sơn làm Đại sứ tại Nga đáp ứng chặt chẽ mối quan hệ “chiến lược” hiện nay giữa VN và Nga.

Vào tháng Tư vừa qua, ông Nguyễn Thanh Sơn với vai trò Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đã điều hành tốt đẹp chiến dịch “Hải trình 3” khởi hành từ chiến hạm HQ571 đưa 200 người Việt khắp nơi trên thế giới và đông đảo giới truyền thông báo chí trong nước - hải ngoại đi thăm viếng hàng chục hải đảo chủ quyền VN thuộc quần đảo Trường Sa.
image014 

12 Tháng Tám 2014(Xem: 17402)
Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18138)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20082)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 18031)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17878)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16323)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16479)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15304)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17867)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15173)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22618)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17333)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15567)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15113)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16763)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16327)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17578)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16684)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19649)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17470)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.